Ngăn chặn trục lợi bảo hiểm xã hội

iwilldie

Member
Trên thực tế, số người lao động đi rút bảo hiểm xã hội một lần những năm gần đây tăng mạnh. Thống kê của bảo hiểm xã hội Việt Nam, giai đoạn 2016-2021, toàn quốc có 4 triệu người được giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần, chưa tính số lượng người lao động do Bộ Quốc phòng và Bộ Công an giải quyết. Trung bình mỗi năm có trên 800.000 người rút bảo hiểm xã hội một lần. Số người hưởng bảo hiểm xã hội một lần ước tính trong năm 2022 là 895.500 người (tăng 3,7% so với cùng kỳ năm 2021). Tình trạng này là nguyên nhân để nhiều đối tượng lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân để mua bán sổ bảo hiểm xã hội. Theo quy định của pháp luật hiện hành, sổ bảo hiểm xã hội được cấp và giao cho từng người lao động giữ để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội và là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội, BHTN. Việc mua bán, chuyển nhượng hoặc cầm cố, thế chấp sổ bảo hiểm xã hội là các hành vi vi phạm pháp luật.

ngan chan truc loi bao hiem xa hoi
Đã xảy ra tình trạng mua bán sổ bảo hiểm xã hội gây hệ lụy rất lớn về lâu dài và thiệt hại đối với người dân
Hiện nay tình trạng thu gom, mua bán sổ bảo hiểm xã hội của công nhân, người lao động diễn ra cả trực tiếp và thông qua mạng xã hội. Anh Nguyễn Thanh Tùng (Đông Anh, Hà Nội) chia sẻ, gia đình anh đều làm công nhân lâu năm tại KCN và đóng bảo hiểm xã hội được gần 7 năm. Thời gian qua, thu nhập giảm, trong khi gia đình đang cần một khoản tiền để trang trải cuộc sống nên đã quyết định rút bảo hiểm xã hội một lần. Do được giới thiệu bán sổ bảo hiểm xã hội qua dịch vụ vừa nhanh gọn lại nhận được tiền nhanh nên anh đã liên hệ với dịch vụ thu mua sổ bảo hiểm xã hội trên mạng. Sau khi được hướng dẫn các thủ tục qua zalo thì bên dịch vụ cho người đến tận nơi thu sổ và trả tiền. Số tiền mà anh Tùng cầm về chỉ hơn 20 triệu đồng, thấp hơn nhiều so với giá trị sổ bảo hiểm xã hội mà anh đáng lẽ được hưởng. Theo ghi nhận tại một số diễn đàn mua bán Sổ bảo hiểm xã hội như hội "Thanh lý và cầm cố bảo hiểm xã hội", "Cầm và mua sổ bảo hiểm xã hội"... tình trạng mua bán, thanh lý sổ bảo hiểm xã hội khá phổ biến. Có rất nhiều dịch vụ được đăng tải trên mạng xã hội như: Hỗ trợ lãnh bảo hiểm xã hội trước hạn; Nhận lãnh tất tần tật các sổ lỗi, sổ trùng, sổ mượn, sổ sai tên, nghỉ ngang, nợ BH, sổ chưa chốt gộp... sổ có vấn đề không lãnh được. Hay nhận cầm bảo hiểm xã hội và thanh lý bảo hiểm xã hội; Hỗ trợ trực tiếp tại tiệm, cầm không công chứng, không ủy quyền; Tư vấn rõ ràng, giao dịch nhận tiền tại tiệm, trong vòng 5phút nhận tiền về...

Các đối tượng thường lợi dụng tâm lý ngại tới cơ quan bảo hiểm xã hội làm thủ tục nhận trợ cấp một lần trong khi cần tiền ngay của người lao động, các đối tượng mua lại sổ bảo hiểm xã hội của người bán với giá thấp, sau đó dùng sổ bảo hiểm xã hội này và giấy ủy quyền để nhận tiền trợ cấp một lần từ cơ quan bảo hiểm xã hội. Số tiền người bán sổ nhận được sẽ thấp hơn nhiều so với số tiền thực lĩnh từ cơ quan bảo hiểm xã hội.

Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, bảo hiểm xã hội các tỉnh cũng đã chủ động phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng, công an, lao động, công đoàn… cơ quan báo chí tại địa phương tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền đến đông đảo người lao động và nhân dân về các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; khuyến cáo không thực hiện mua bán sổ bảo hiểm xã hội, ký hợp đồng ủy quyền giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần, hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người khác nếu không có lý do chính đáng. Đồng thời cảnh báo đến người dân, người lao động để không bị lôi kéo, xúi giục bán sổ bảo hiểm xã hội và kịp thời phát hiện, tố giác các hành vi vi phạm.

Giám đốc Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội Phan Văn Mến cho biết, năm 2022, dịch Covid-19 vẫn ảnh hưởng tới mọi mặt đời sống, kinh tế - xã hội, hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều người dân và doanh nghiệp bị đình trệ, gây không ít khó khăn cho công tác thu, phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, BHYT, BHTN của ngành bảo hiểm xã hội nói chung và bảo hiểm xã hội thành phố nói riêng. Tuy nhiên, nhờ những nỗ lực vượt bậc, tổng số thu bảo hiểm xã hội, BHYT, BHTN năm 2022 vẫn đạt 54.193 tỷ đồng, tăng 5.218 tỷ đồng (tăng 10,7%) so với năm 2021, đạt 101,5% kế hoạch giao.

 
Mua bán đầy, do làm khó vụ rút 1 lần quá mà người khó khăn cần tiền nên họ phải bán cho cò để mau có tiền về quê nữa
 
Để chấn chỉnh nạn trục lợi đề nghị không cho người dân rút bảo hiểm nữa, đề nghị cấm luôn đi, ban ra thành cái luật dân ta cấm được rút tiền bảo hiểm luôn.
 
Để chấn chỉnh nạn trục lợi đề nghị không cho người dân rút bảo hiểm nữa, đề nghị cấm luôn đi, ban ra thành cái luật dân ta cấm được rút tiền bảo hiểm luôn.

Ban hành luật coi chừng đám vịt nó kêu đó. Cù nhây làm khó, để lâu cứt trâu hóa bùn cho đỡ mang tiếng :shame:
 
Mấy ông bảo hiểm thu thì nhiều nhưng chi ra thì í oẹ. Thà khỏi nộp, đưa thẳng tiền đó cho người lao động còn dễ chịu hơn.
Năm méo nào cũng nâng tuổi nghỉ hưu, đến khi nghỉ hưu tiền nhận còn chả bằng lãi ngân hàng.
 
có thằng đang dùng bhxh để trục lợi trên cả chục triệu người thì không thấy nói
 
Back
Top