Ngàn đô vui cưới

Nhiều người Mỹ không được đi ăn cưới trong 2 năm qua giờ lẽ ra có thể vui vẻ vì lại có thể tiệc tùng, nếu số thiệp hồng họ nhận được không tới dồn dập, và nếu vật giá không tăng phi mã vì lạm phát cao.



Ngàn đô vui cưới - Ảnh 1.
Ảnh: Getty/Metro


Ước tính 2,6 triệu đám cưới sẽ diễn ra ở Mỹ trong năm 2022, so với 2,2 triệu hôn lễ hồi năm 2019.

Theo báo USA Today, 2022 là "năm cực kỳ tốn kém cho khách dự đám cưới" vì cuộc bùng nổ đám cưới - chủ yếu là các hôn lễ từ năm 2020 và 2021 bị hoãn đến nay - diễn ra đúng lúc lạm phát cao nhất trong 49 năm qua, khiến cái gì cũng tăng - từ chi phí đi lại, lưu trú đến tiền mua quà tặng, quần áo đi tiệc.

Nhưng chỉ số giá tiêu dùng không phải là tác nhân duy nhất khiến mùa vui lại có vạn điều sầu. Ngoài ngày trọng đại khi lễ cưới chính thức diễn ra, các cặp kết hôn ở Mỹ thường tổ chức thêm những sự kiện tiền đám cưới như tiệc riêng của cô dâu (bridal shower), tiệc chia tay đời độc thân (cô dâu chú rể làm riêng), tiệc tiễn khách (post-wedding brunch)... tất cả đều diễn ra trong thời điểm mà thời gian, năng lượng và tiền bạc trở nên quý giá hơn bao giờ hết với nhiều người.

"Hết lạm phát rồi ảnh hưởng của COVID lên tài khoản ngân hàng của chúng ta đã khiến rất nhiều người khốn đốn tài chính (...) nhiều người cũng không còn năng lượng thể chất và tinh thần [để tham dự sự kiện] như trước kia" - chuyên gia tâm lý trị liệu Landis Bejar, giám đốc dịch vụ tư vấn đám cưới AisleTalk, nói với Vox.

Theo CNN, các cặp đôi choáng váng vì ngân sách dự kiến cho đám cưới đã tăng đến 100% đang cố gắng tiết kiệm bằng mọi cách, và người chỉ có việc đi dự đám cưới cũng phải xoay xở như thế. 73% người được mời đám cưới tham gia một khảo sát gần đây của Hãng Credit Karma cho biết lạm phát đang ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng tham dự của họ; một số phải mượn nợ, sử dụng tiền tiết kiệm hoặc quyết định bỏ qua các lời mời.

Cũng theo hãng này, người Mỹ có kế hoạch dự trung bình 2,5 đám cưới trong năm nay và chi khoảng 1.000 USD/đám. Hơn 50% số người được khảo sát nói họ sẵn sàng chi nhiều hơn bình thường vì đã không được đi ăn cưới trong thời dịch giã.

Năm 2019, khách đi ăn cỗ cưới chi trung bình 430 USD/đám, theo trang WeddingWire. Năm nay con số chắc chắn sẽ tăng. Tạp chí Newsweek dẫn khảo sát trên 1.000 người của Amazon Handmade cho biết con số cuối cùng có thể lên đến 800 USD/đám cưới, với "sao kê" chi tiết: 123 đô cho chỗ ở, 117 đô quà tặng, 115 đô trang phục, 106 đô di chuyển, 102 đô cho tiệc độc thân, 86 đô làm tóc và trang điểm...

USA Today kể trường một cặp đôi dự kiến sẽ dự 8 đám cưới, đồng nghĩa với "84 giờ di chuyển trên ô tô và khoảng 5.000 USD tiền xăng, khách sạn, quần áo và [2 buổi] tiệc chia tay đời độc thân".

Bloomberg đưa ra một ví dụ còn kinh hoàng hơn: Issy Berkey, một nhân viên tư vấn tài chính 27 tuổi, dự tính sẽ đi 8/10 đám cưới được mời, tổ chức tại nhiều bang khác nhau và ở cả Canada, với tổng "thiệt hại" ước tính: 20.000 USD.

Ngàn đô vui cưới - Ảnh 2.
Ảnh: Washington Post


Chuyện tài chính của người đi ăn cỗ giữa thời bùng nổ đám cưới và lạm phát ở Mỹ được báo chí rất quan tâm, nhiệt tình mời các chuyên gia đăng đàn bày cách cho độc giả giải bài toán khó. Như Vox trấn an: "Rất may là bạn có thể bảo vệ thời gian và tiền bạc của mình trong mùa cưới mà không làm rạn nứt tình bạn - chỉ cần thật cẩn thận là được".

Điều đầu tiên được khuyên là đừng trách người mang thiệp hồng đến cho ta, dù họ có là người thứ 5 trong vòng 1 tuần đi nữa: Người ta quý và muốn mình chung vui, và đâu ai biết bạn đã nhận được bao nhiêu thiệp trước đó? Kế tiếp, theo chuyên gia về phép ứng xử Elaine Swann: không ai phải cảm thấy bắt buộc phải dự thứ mà họ không muốn; nếu không muốn, thì đừng.

Nhưng nếu buộc phải chọn chỉ đi vài trong số 10 đám cưới được mời, ta sẽ dựa vào tiêu chí nào? Hầu hết chúng ta không có thói quen xếp hạng tình bạn theo mức độ quan trọng, nhưng riêng với việc đi đám cưới, các chuyên gia khuyên rằng phải cân nhắc, đánh giá tất cả mọi thứ và những người có liên quan. Bejar gợi ý nên làm phân tích chi phí - lợi ích: đầu tiên là chi phí tài chính, kế đến năng lượng (sức lực) và cảm xúc.

Nếu buộc phải xác nhận không đến, nên báo càng sớm càng tốt, và tùy mức độ thân quen mà nói thẳng lý do là "tài chính không cho phép". Sau đại dịch, ai mà lại không thấu cảm hơn vì muôn nỗi khó khăn của người khác?

Chuyện ở nước ngoài không rõ có thành bài học tham khảo gì cho Việt Nam không, khi mùa cưới cũng đến và những vấn đề muôn thuở lại xuất hiện trên mặt báo: người được mời thì rầu rĩ vì cứ nhận được thiệp hồng từ người quen sơ sơ, băn khoăn đi bao nhiêu là đủ, còn người tổ chức thì than "lỗ" vì phong bì bé quá...

Chỉ biết hình như "giá thị trường" trung bình vẫn là "500k", mà hình như từ trước dịch cũng đã thế. Ai buồn ai vui với con số này, không cần phải nói.
https://cuoituan.tuoitre.vn/ngan-do-vui-cuoi-20221027091645732.htm
 
Ở Mỹ có cái kiểu vh vợ chồng lên 1 list đồ họ cần, rồi họ hàng bạn bè thân thiết có thể dựa vào đó mà mua món phù hợp với đk của bản thân

Thấy cái đó khá hay

Gửi từ Space_dark bằng vozFApp
 
Ở Mỹ có cái kiểu vh vợ chồng lên 1 list đồ họ cần, rồi họ hàng bạn bè thân thiết có thể dựa vào đó mà mua món phù hợp với đk của bản thân

Thấy cái đó khá hay

Gửi từ Space_dark bằng vozFApp
lắm đứa đc tặng đồ nó chửi vào mặt cho :D nó lại thích tiền
 
lắm đứa đc tặng đồ nó chửi vào mặt cho :D nó lại thích tiền

Ko đây là kiểu, cô dâu chú rể, lên 1 cái list những món mà mình cần ấy. Xong rồi dựa vào list đó thì họ chọn món để mua, chứ có phải là mua bậy bạ đâu

Gửi từ Space_dark bằng vozFApp
 
Ở Mỹ có cái kiểu vh vợ chồng lên 1 list đồ họ cần, rồi họ hàng bạn bè thân thiết có thể dựa vào đó mà mua món phù hợp với đk của bản thân

Thấy cái đó khá hay

Gửi từ Space_dark bằng vozFApp

Ko đây là kiểu, cô dâu chú rể, lên 1 cái list những món mà mình cần ấy. Xong rồi dựa vào list đó thì họ chọn món để mua, chứ có phải là mua bậy bạ đâu

Gửi từ Space_dark bằng vozFApp

Này dạng wishlist tụi kia đưa ra xong khách chọn cái nào thích hợp mà, sao tụi kia lại chửi được fency

Bởi vì tụi nó không dám hỏi thẳng tiền nên bày đặt wish list. Nó muốn 1 cái lò nướng, nhưng nó không thể viết rõ ràng là tao muốn lò hiệu này, mã này etc vì làm vậy như là vòi quà. thằng mua cũng mua cái vừa phải rồi cuối cùng có cái xài được cái không. Vài món thì trùng lặp vài món không có vì khách nó không rảnh mà ngồi thảo luận tao mua cái lò mày mua đống nồi niêu etc...

Mẽo Tây Mẽo ta gì tặng tiền là tụi nó sướng nhất, tao làm rồi nên khỏi cãi chi mất công.
 
Back
Top