Ngành chip toàn cầu đối mặt "cú sốc Trung Quốc"

conlon_gamtoi

Senior Member

Một “cú sốc Trung Quốc” đang xảy đến với ngành công nghiệp chip thế giới bởi hoạt động sản xuất quá mức những con chip đời cũ của quốc gia này đang khiến giá chip giảm xuống mức thấp khó tin...​

Dây chuyền sản xuất của một công ty bán dẫn tại tỉnh Giang Tô. Trung Quốc - Ảnh: Reuters

Dây chuyền sản xuất Chip của một công ty bán dẫn tại tỉnh Giang Tô. Trung Quốc - Ảnh: Reuters

Ông Marco, giám đốc bán hàng của 1 nhà sản xuất thiết bị chip Đức tại châu Á, đã trải qua cú sốc như vậy khi nhận được mức giá tấm wafer SiC mà các nhà cung cấp Trung Quốc đưa ra.

“Mới chỉ 2 năm trước, một tấm wafer SiC 6 inch từ nhà sản xuất hàng đầu thế giới Wolfspeed có giá 1.500 USD. Nhưng giờ đây, các công ty Trung Quốc đang chào bán sản phẩm tương tự với giá chỉ 500 USD hoặc thấp hơn”, ông Marco chia sẻ với tờ báo Nikkei Asia. “Thật khó tưởng tượng điều này có thể xảy ra”.

TỐC ĐỘ PHÁT TRIỂN CHÓNG MẶT

Wafer SiC là một vật liệu đầu vào quan trọng để sản xuất chất bán dẫn điện áp cao sử dụng lĩnh vực hàng không vũ trụ, xe điện, turbine và cơ sở hạ tầng trung tâm dữ liệu. Ngoài vấn đề giá cả, ông Marco cũng ngạc nhiên về tốc độ phát triển chóng mặt và giành thị phần nhanh chóng của các nhà cung cấp Trung Quốc.

Vị trí dẫn đầu thị trường wafer SiC củaWolfspeed đang bị các công ty Trung Quốc đe dọa - Ảnh: Reuters
Vị trí dẫn đầu thị trường wafer SiC của Wolfspeed đang bị các công ty Trung Quốc đe dọa - Ảnh: Reuters

Tốc độ phát triển chóng mặt đó là kết quả từ nỗ lực mạnh mẽ của Bắc Kinh trong thúc đẩy xây dựng chuỗi cung ứng ở những lĩnh vực bị Mỹ siết xuất khẩu, cụ thể là chất bán dẫn phức hợp như SiC và các con chip đời cũ quan trọng.

Theo khảo sát với giám đốc điều hành của nhiều doanh nghiệp trong ngành, công ty Guangzhou Summit Crystal Semiconductor của Trung Quốc hiện bán tấm wafer SiC 6 inch với giá dưới 500 USD. Trong khi đó, TankeBlue, nhà cung cấp chính của công ty Infineon Technologies, bán sản phẩm này với giá 800 USD. Đây chỉ là 2 trong số hàng chục doanh nghiệp Trung Quốc dù ít tiếng tăm nhưng đang cạnh tranh gay gắt ở phân khúc này.

Cho tới năm 2022, công ty Mỹ Wolfspeed vẫn dẫn đầu thị trường wafer SiC. Nhưng chỉ trong 3 năm, các doanh nghiệp Trung Quốc bắt đầu cạnh tranh gay gắt và giành được chỗ đứng. Trong tháng này, giá cổ phiếu Wolfspeed chỉ giao dịch ở dưới mức 6 USD, giảm 96% so với mức đỉnh thiết lập vào năm 2021 - thời điểm thế giới rơi khan hiếm chip chưa từng thấy.

Ông Gregg Lowe, người điều hành Wolfspeed trong 7 năm, đã nghỉ việc vào cuối năm ngoái giữa lúc tình hình tài chính của công ty ngày càng xấu đi. Các nhà sản xuất wafer SiC khác như Rohm của Nhật Bản cũng báo lỗ ròng các quý liên tiếp từ giữa năm 2024.

CUỘC CHIẾN GIÁ KHỐC LIỆT

Wafer SiC là ví dụ điển hình về việc hỗ trợ và trợ cấp từ chính phủ đã giúp doanh nghiệp Trung Quốc nhanh chóng giành thị phần và thách thức vị trí của các công ty bán dẫn đầu ngành. Do hầu hết các thiết bị sản xuất mặt hàng này nằm ngoài phạm vi cấm xuất khẩu của Mỹ, Trung Quốc đã đạt được những bước tiến nhanh chóng nhờ ít nhất 688 tỷ nhân dân tệ (95 tỷ USD) cam kết hỗ trợ của chính phủ với ngành chip kể từ năm 2014.

"Đây là cuộc chiến giá khốc liệt với wafer SiC. Trung Quốc không chỉ sản xuất thừa SiC mà còn xây dựng một hệ sinh thái thiết bị và vật liệu hoàn chỉnh trong nước”, giám đốc điều hành của một nhà sản xuất thiết bị chip Đài Loan cho biết. "Họ không cần đến những công ty như Applied Materials để chế tạo con chip phức hợp”.

Với ngành chip, một mối lo ngại lớn nữa là tốc độ tăng công suất chip trưởng thành - thường là chip 28 namomet hoặc công nghệ cũ hơn - quá nhanh của Trung Quốc. Đây là con chip được dùng trong hầu hết mặt hàng điện tử, từ điện thoại, đồ gia dụng cho tới ô tô và thiết bị quốc phòng.

Theo ước tính của công ty IDC, công suất chip trưởng thành của Trung Quốc đáp ứng được 28% nhu cầu của thị trường toàn cầu trong năm nay và con số này có thể tăng lên 39% vào năm 2027.

“Ngành chip phải chuẩn bị tinh thần cho ‘cú sốc Trung Quốc’ tương tự như những gì xảy ra với ngành sản xuất tấm năng lượng mặt trời”, ông Charles Shi, nhà phân tích chip tại công ty quản lý tài sản Needham, nhận xét. “Chúng ta đã chứng kiến những dấu hiệu ban đầu của cú sốc ấy. Khi Trung Quốc dần dần chiếm lĩnh thị trường trong những năm tới, cú sốc này sẽ trở nên rõ ràng hơn và đẩy các nhà hoạch định chính sách tại Mỹ, châu Âu và Nhật vào tình thế khẩn cấp. Đây là nơi dẫn đầu thị trường ô tô và chip công nghiệp - hai lĩnh vực phụ thuộc vào con chip trường thành”.

..................................................................................................
 
Khi TQ tham gia vào tấm pin năng lượng mặt trời

Năm 2010
-Giá trung bình: Khoảng 2,00 USD/Watt (hoặc 2.000 USD/kW).

Năm 2020
  • Giá trung bình: Khoảng 0,20 - 0,40 USD/Watt (hoặc 200 - 400 USD/kW).
  • Theo báo cáo của IRENA, giá pin mặt trời đã giảm khoảng 82% từ năm 2010 đến năm 2020. Nguyên nhân chính là do sự mở rộng quy mô sản xuất, cải tiến công nghệ, và sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các nhà sản xuất Trung Quốc.

Hiện nay (2025)
  • Giá trung bình: Khoảng 0,10 - 0,20 USD/Watt (hoặc 100 - 200 USD/kW).
  • Các dự án quy mô lớn có thể đạt mức giá thấp hơn, khoảng 0,10 USD/Watt.
  • Đối với các dự án nhỏ hoặc lắp đặt dân dụng, giá có thể cao hơn một chút, khoảng 0,15 - 0,25 USD/Watt.
  • Giá tiếp tục giảm nhờ các tiến bộ công nghệ (như pin mặt trời hiệu suất cao PERC, TOPCon, HJT), quy mô sản xuất lớn hơn, và sự cạnh tranh toàn cầu.
 
Nếu bạn muốn xem phong cách làm việc như bão táp phong ba, tốc độ thực hiện chính sách nhanh như Ánh sáng, hãy đến China và xem cách làm việc ở đó.
Ngay cả những sinh viên xuất sắc nhất của các nước khác du học từ Harvard, MIT, Yale, Stanford, Princeton, Ivy League, nếu sang China làm việc cũng chưa chắc đã chịu đựng nổi cường độ làm việc ở đây. Vì thực tế: Lương Vân Phong DeepSeek, Vương Hưng Hưng Unitree, Trương Chí Minh sáng lập ByteDance,... đều chỉ học ĐH trong nước mà ko cần du học Ivy League.

Nhân tiện DeepSeeek đang tuyển dụng kĩ sư lập trình AI. Lương 5,3 tỷ / năm. Ai dám tự tin phỏng vấn Pass, giơ tay:
1741058047532.png
 
Last edited:
Nếu bạn muốn xem phong cách làm việc như bão táp phong ba, tốc độ thực hiện chính sách nhanh như Ánh sáng, hãy đến China và xem cách làm việc ở đó.
Ngay cả những sinh viên xuất sắc nhất của các nước khác du học từ Harvard, MIT, Yale, Stanford, Princeton, Ivy League, nếu sang China làm việc cũng chưa chắc đã chịu đựng nổi cường độ làm việc ở đây. Vì thực tế: Lương Vân Phong DeepSeek, Vương Hưng Hưng Unitree, Trương Chí Minh sáng lập ByteDance,... đều chỉ học ĐH trong nước mà ko cần du học Ivy League.
Giờ đi du học chỉ có bọn gà mờ, mong có quốc tịch. Chứ giỏi cạnh tranh trong nước hết rồi, cạnh tranh ko lại ra nước ngoài vẫn săn đón. Mấy thằng TQ đi du học chỗ t lúc trước, toàn bọn có điều kiện mà học ko giỏi. Đi du học chủ yếu để ăn chơi là chính
 
Giờ đi du học chỉ có bọn gà mờ, mong có quốc tịch. Chứ giỏi cạnh tranh trong nước hết rồi, cạnh tranh ko lại ra nước ngoài vẫn săn đón. Mấy thằng TQ đi du học chỗ t lúc trước, toàn bọn có điều kiện mà học ko giỏi. Đi du học chủ yếu để ăn chơi là chính
ở trung quốc sinh viên những chuyên nghành về vật lý , toán, hóa học đa phần điều muốn học sao đại học ở Mỹ
 
Về mấy con MCU ghẻ của TQ Quan trọng là đáp ứng chuẩn chất lượng, hỗ trợ kĩ thuật cho nhà phát triển.
Trước làm mấy con mcu rẻ jack có vài ngàn 1 con của thằng WHC gì đó quên bà tên để giảm cost, tìm doc thì ít, ko ra nhưng hãng nó hỗ trợ tới nái, email cái vài tiếng sau nó đưa cả đống source mẫu cho xài luôn, có điều bộ SDK như cái qq + với nhiều lỗi bậy bạ không biết do đâu, thế là quay lại cái hố STM8.
 
Khi TQ tham gia vào tấm pin năng lượng mặt trời

Năm 2010
-Giá trung bình: Khoảng 2,00 USD/Watt (hoặc 2.000 USD/kW).

Năm 2020
  • Giá trung bình: Khoảng 0,20 - 0,40 USD/Watt (hoặc 200 - 400 USD/kW).
  • Theo báo cáo của IRENA, giá pin mặt trời đã giảm khoảng 82% từ năm 2010 đến năm 2020. Nguyên nhân chính là do sự mở rộng quy mô sản xuất, cải tiến công nghệ, và sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các nhà sản xuất Trung Quốc.

Hiện nay (2025)
  • Giá trung bình: Khoảng 0,10 - 0,20 USD/Watt (hoặc 100 - 200 USD/kW).
  • Các dự án quy mô lớn có thể đạt mức giá thấp hơn, khoảng 0,10 USD/Watt.
  • Đối với các dự án nhỏ hoặc lắp đặt dân dụng, giá có thể cao hơn một chút, khoảng 0,15 - 0,25 USD/Watt.
  • Giá tiếp tục giảm nhờ các tiến bộ công nghệ (như pin mặt trời hiệu suất cao PERC, TOPCon, HJT), quy mô sản xuất lớn hơn, và sự cạnh tranh toàn cầu.
nói gì thì nói, nhờ tàu toàn dc xài hàng ngon rẻ. Lại nhớ xe tàu, kg nhờ nó thì giờ chắc h 1 con honda 6 cây vàng, nhờ tàu biết dc đt màn 120hz giá 5 6tr
 
Hàng hóa có phải trên trời rơi xuống đéo đâu? Mà do dân TQ cày sml mới có. Sx dư thừa thì giá đương nhiên giảm, đồng nghĩa vs công sức lao động của dân TQ bị định giá thấp đi. Trò spam hàng giá rẻ để chiếm lĩnh thị trường về cơ bản là con dao 2 lưỡi.
 
Hàng hóa có phải trên trời rơi xuống đéo đâu? Mà do dân TQ cày sml mới có. Sx dư thừa thì giá đương nhiên giảm, đồng nghĩa vs công sức lao động của dân TQ bị định giá thấp đi. Trò spam hàng giá rẻ để chiếm lĩnh thị trường về cơ bản là con dao 2 lưỡi.
thực ra cũng ko hẳn thế, dân số TQ là quá đông, mà đông thì phải đẻ ra việc để mà làm, cho dù là lãi rất ít, thậm chí huề vốn thì vẫn làm, chứ quá nhiều dân vô công rồi nghề sẽ dẫn tới bất ổn xã hội. Chưa kể đối với rất nhiều lĩnh vực, khi a spam đc hàng, giá rẻ thống lĩnh thị trường thì về dần dà, các đối thủ cạnh tranh sẽ ngắc ngoải, ko ít trong số đó sẽ phải rút lui khỏi thị trường và a sẽ chiếm lĩnh đc thị phần. 1 khi đã chiếm lĩnh đc thị phần và làm chủ cuộc chơi, có name a sẽ điều khiển đc thị trường, sẽ nâng đc giá lên. Tất nhiên đó cũng chỉ là lý thuyết nhưng ko phải lúc nào spam hàng giá rẻ cũng là con dao 2 lưỡi
 
gpu và cpu x86 là TQ ko sx được thôi, chứ các con chip khác thì TQ sẽ đè chết mấy hãng khác, giờ chip ram, ssd TQ rẻ như cho :sweat:
 
Hàng hóa có phải trên trời rơi xuống đéo đâu? Mà do dân TQ cày sml mới có. Sx dư thừa thì giá đương nhiên giảm, đồng nghĩa vs công sức lao động của dân TQ bị định giá thấp đi. Trò spam hàng giá rẻ để chiếm lĩnh thị trường về cơ bản là con dao 2 lưỡi.
Phải lấy ngắn nuôi dài thôi
15 năm trước không có người Việt Nam nào nghĩ hàng Trung Quốc là hàng chất lượng, phần lớn cho rằng của rẻ là của ôi. Vị thế của hàng Trung Quốc trong 15 năm qua (bao gồm thương hiệu Trung Quốc, sản xuất tại Trung Quốc, công nghệ Trung Quốc) trong mắt của người tiêu dùng giờ đã khác hẳn rồi
 

Thread statistics

Created
conlon_gamtoi,
Last reply from
[Ops],
Replies
224
Views
35,272
Back
Top