vinataba1
Senior Member
Thời gian gần đây, trên các nền tảng mạng xã hội xuất hiện tràn lan các 'podcast chữa lành'. Tuy nhiên, ngoài những bài đăng có nội dung chất lượng vẫn tồn tại song song các số podcast với ngôn ngữ tục tĩu, tiêu cực, công kích cá nhân.
Các podcast chữa lành nhận được lượng tương tác “khủng” trên mạng xã hội - Ảnh: Chụp màn hình
Biến tướng xu hướng chữa lành
Gõ cụm từ "podcast chữa lành" trên TikTok, hàng ngàn kết quả liên quan được nền tảng này cung cấp. Tuy nhiên, phần lớn nội dung của những video trên lại không "chữa lành", trái lại là những nội dung tiêu cực như chửi thề, tiêu cực, công kích...
Đa phần các số "podcast" trên dài khoảng 30 giây đến 1 phút, nhưng các nhà "sáng tạo nội dung số" lại liên tục chửi thề, dùng từ ngữ công kích người xem như: "Nếu mà bạn nói rằng cuộc đời như xxx thế rồi bạn đã có một lần rồi nhưng mà cuộc đời vẫn xxx"; "Ngày hôm nay của bạn có vui không, ngày hôm nay của mình như xxx".
Điều đáng nói, các video trên sau khi đăng tải đã trở thành "xu hướng" trên nền tảng TikTok, thu hút hàng chục nghìn lượt thả tim, hàng triệu lượt xem.
Chỉ là những sản phẩm dán mác chữa lành
Về nội dung của các video trên, bà Vũ Thị Oanh - chuyên gia về khoa học xã hội, cựu giảng viên Đại học Hồng Đức (tỉnh Thanh Hóa) - nhận định đây là những sản phẩm dán mác chữa lành, không đem lại hiệu quả đích thực đối với người gặp tổn thương tâm lý.
Thậm chí, những video trên còn khiến cho người nghe có những suy nghĩ tiêu cực, mất niềm tin vào những biện pháp điều trị thực sự.
"Có thể người lan truyền nội dung này chỉ nhằm mục đích giải trí. Nhưng những người thật sự có vấn đề về tâm lý khi nghe được nội dung này sẽ ngày càng cảm thấy bi quan, chán nản và mất niềm tin vào quá trình điều trị.
Ban đầu, họ tìm đến podcast chữa lành để mong tìm thấy sự an ủi, khích lệ. Nhưng không ngờ các vấn đề về tâm lý lại càng trầm trọng hơn, như tăng cảm giác lo âu, stress, thậm chí dẫn đến những hành vi bắt chước tiêu cực nếu nghe điều đó nhiều lần" - bà Vũ Thị Oanh phân tích.
Bạn Nguyễn Ngọc Linh Chi (22 tuổi, ngụ tại Hà Nội) chia sẻ câu chuyện bản thân: "Thời gian gần đây mình cảm thấy mất động lực và mông lung trong cuộc sống nên muốn nghe podcast chữa lành để vực dậy tinh thần. Tuy nhiên sau khi nghe xong, mình lại càng cảm thấy bản thân có rất nhiều thiếu sót, thua kém so với bạn bè đồng trang lứa, và lại càng tiêu cực hơn".
Nghe chửi thề tục tĩu trong podcast chữa lành, càng thêm bi quan, chán nản
Thời gian gần đây, trên các nền tảng mạng xã hội xuất hiện tràn lan các 'podcast chữa lành'. Tuy nhiên, ngoài những bài đăng có nội dung chất lượng vẫn tồn tại song song các số podcast với ngôn ngữ tục tĩu, tiêu cực, công kích cá nhân.
tuoitre.vn