thảo luận Nghệ nhân Việt tiết lộ 5 nguyên tắc "vàng" để pha tách trà ngon

alt0125

Member

Nghệ nhân Văn hóa nghệ thuật Ẩm thực Trà Việt Nam Nguyễn Cao Sơn cho biết, khi pha trà, phải biết mình đang pha trà gì và tuân thủ các nguyên tắc "Nhất thủy, nhị trà, tam pha, tứ ấm, ngũ quần anh".​


Nghệ nhân Nguyễn Cao Sơn - người đã lan tỏa giá trị trà Việt ra thế giới với nhiều giải thưởng trong cuộc thi "Trà quốc tế năm 2019" tại Pháp. Ông so sánh cuộc sống giống như cách pha trà: "Hãy đun sôi cái tôi của bạn, làm bay hơi mọi lo lắng, pha loãng mọi buồn phiền, lọc đi mọi sai lầm và bắt đầu thưởng thức sự hạnh phúc".

Nghệ nhân Việt tiết lộ 5 nguyên tắc vàng để pha tách trà ngon - 1

Nghệ nhân Nguyễn Cao Sơn: "Trà là thức uống dung dị, một chén trà ngon sẽ giúp bạn suy nghĩ thấu đáo, chuẩn bị tinh thần cho những dự định, công việc".

Nghệ nhân Nguyễn Cao Sơn cho biết, để có tách trà ngon phải tuân thủ 5 nguyên tắc: "Nhất thủy - nhị trà - tam pha - tứ ấm - ngũ quần anh", áp dụng nguyên tắc này vào việc pha trà sẽ tạo nên một thức uống tuyệt vời, ý nhị, đầy tinh tế.

Nước pha trà
Nước pha trà được coi là quan trọng nhất, trà nên pha bằng nước đầu nguồn, tinh khiết, nước giếng khơi ở những vùng đá ong. Còn trên vùng núi cao phải ưu tiên nước khe. Cầu kỳ hơn nữa, người ta còn sử dụng nước sương còn đọng lại trên lá sen mỗi buổi sớm mai, sau đó đun bằng ấm đất trên lò để pha trà.
Chọn loại trà
Việc chọn trà có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định tách trà đó thơm ngon, đượm vị hay không.
Có 2 loại trà phổ biến hiện nay đó là trà tươi và trà khô. Trà xanh tươi có hương vị chan chát, xen chút ngọt ở đầu lưỡi, nước trà xanh và hương thơm rõ rệt. Trà khô có ưu điểm dễ bảo quản, dễ ướp hương, lại có thể tạo vị trà đậm đà, khó quên.
Nghệ nhân Cao Sơn cũng cho biết thêm, nếu pha trà hương hoa thì pha ở 85 độ C, phải đun sôi, để nguội còn 85 độ C rồi pha. Pha trà không ướp các loại hoa ở nhiệt độ 90 độ C.

Pha trà
Sau khi tráng trà, nhanh chóng rót một lượng nước sôi vừa đủ để đảm bảo sau khi chia cho mọi người mà vẫn còn 1 lượng nước cốt ngập trà là được. Sau đó đậy nắp ấm rồi tiếp tục rót nước sôi lên nắp ấm để ấm giữ được nhiệt ổn định cho trà
Nghệ nhân Việt tiết lộ 5 nguyên tắc vàng để pha tách trà ngon - 2
Sau khi pha, đợi khoảng 2 - 3 phút để trà đủ chín rồi rót trà ra chén.
Trước khi rót, sắp xếp các chén sát vào nhau thành một vòng khép kín. Lưu ý chỉ rót đến 3/4 chén chứ không nên rót đầy quá.
Ấm pha trà
Ấm pha trà ngon nên là loại ấm được làm từ đất hồng sa, đất tử sa, đất dãy Hoàng Liên Sơn… Bởi chúng đảm bảo giữ được hương vị trà lâu nhất, đồng thời thể hiện giá trị văn hóa lâu đời trong nghệ thuật thưởng trà Việt Nam. Tuy nhiên, sử dụng ấm gốm, sản xuất ở làng gốm Bát Tràng dùng để pha cũng rất ngon.
Nghệ nhân Việt tiết lộ 5 nguyên tắc vàng để pha tách trà ngon - 3

Trước khi pha cần dùng nước sôi để tráng bình, ấm và chén trà. Tất cả được thực hiện trên thuyền trà, sử dụng gắp tre để lấy trà giúp giữ vệ sinh.

Người cùng thưởng trà

Theo quan niệm của người xưa, bạn trà tâm giao sẽ là người bạn tri kỉ, có thể chia sẻ mọi điều phiền muộn, vui sướng trong cuộc sống thường nhật. Rót trà ra mời bạn cũng cần lưu ý, phải mời người lớn tuổi nhất, sau đó mới đến những người trẻ tuổi hơn.
Khi chậm rãi nhấp ngụm trà nóng thơm hương sen, hay tận hưởng vị nhân nhẫn đăng đắng và ngắm sắc nước vàng óng ánh, dường như hơi thở cũng nhẹ nhàng hơn, đều đặn hơn từ bên trong.
Nghệ nhân Việt tiết lộ 5 nguyên tắc vàng để pha tách trà ngon - 4
Với Cao Sơn, trà không chỉ đơn thuần là thức uống, trà quyện vào nếp sống của ông. Sáng nào ông cũng dậy từ 5 giờ, thiền và uống trà rồi mới bắt đầu làm việc.

"Thử sắp xếp lại những bộn bề công việc, những đau khổ trong cõi tình, pha một ấm trà, mời bằng hữu cũng được, mà một mình cũng không sao. Chỉ là, khi đưa chén trà lên miệng, hãy nhìn thật sâu vào làn khói thơm nghi ngút đang tỏa ra từ miệng chén, biết đâu ta sẽ thấy những bí bách đời thường theo làn khói mà bay đi mất, nhường chỗ cho lắng đọng, thoải mái, yêu thương"

https://dantri.com.vn/van-hoa/nghe-...ng-de-pha-tach-tra-ngon-20210421195243149.htm
 
Cho gói lipton vào cốc rồi đổ thêm nước sôi = cốc trà ngon buổi tối :)

Yêu cầu của nghệ nhân khó quá. Mấy thằng tri kỷ của em éo thằng nào chịu thưởng trà với em. Mấy thằng mặt loz chỉ bú bia với energy drink là nhanh :(

Gửi từ Samsung SM-N960F bằng vozFApp
 
Xl làm màu.....
Nước pha trà được coi là quan trọng nhất, trà nên pha bằng nước đầu nguồn, tinh khiết, nước giếng khơi ở những vùng đá ong. Còn trên vùng núi cao phải ưu tiên nước khe. Cầu kỳ hơn nữa, người ta còn sử dụng nước sương còn đọng lại trên lá sen mỗi buổi sớm mai, sau đó đun bằng ấm đất trên lò để pha trà.
 
Giờ uống trà phải rót 1 ít nước sôi vào ấm rồi đổ đi xong mới đổ nước khác vào, trà uống vừa đỡ gắt vừa loại bỏ được 1 lượng chất bẩn trên lá trà, nước lại xanh hơn ko bị thâm

via theNEXTvoz for iPhone
 
Trà ngon theo như tìm hiểu của mình là nước xanh (giống nước luộc đỗ xanh nhưng nhạt hơn 1 chút) khi uống vị đầu là đắng, nhưng khi nuốt rồi, một lát sau thì có vị ngọt ở cổ họng, nhất là khi hít hơi vào thì cảm giác ngọt càng nhiều.
Nhưng mà ngon mấy mà uống có 1 mình thì chả cái đéo gì ngon. Muốn trà ngon thì phải có người uống cùng, uống xong chén trà rồi chém gió tình hình chính trị thế giới hoặc theo Trend vụ thành lập giải bóng đá có 12 đội mạnh đá với nhau ấy lúc đó nó mới vui :)
 
Trà ngon theo như tìm hiểu của mình là nước xanh (giống nước luộc đỗ xanh nhưng nhạt hơn 1 chút) khi uống vị đầu là đắng, nhưng khi nuốt rồi, một lát sau thì có vị ngọt ở cổ họng, nhất là khi hít hơi vào thì cảm giác ngọt càng nhiều.
Nhưng mà ngon mấy mà uống có 1 mình thì chả cái đéo gì ngon. Muốn trà ngon thì phải có người uống cùng, uống xong chén trà rồi chém gió tình hình chính trị thế giới hoặc theo Trend vụ thành lập giải bóng đá có 12 đội mạnh đá với nhau ấy lúc đó nó mới vui :)
Tùy loại trà thôi, đâu phải trà nào cũng xanh, bạch trà, đại hồng bào, phổ nhĩ, toái ngân tử nước đâu ra màu xanh
 
Xl làm màu.....
Nước giếng khơi đun lên pha trà khô nước vàng hơn cả nước đái bò, còn nước ở suối thì đầy CaCO3. Theo tớ nước ngon phải là nước mưa (nhưng mà bây giờ nghe nói nước mưa cũng ô nhiễm rồi), nhớ những năm 96 đi chơi về khát nước ra bể uống ca nước mưa bao phê (vùng nông thôn ngày ấy nhà nào cũng có bể nước mưa tầm 3-4 khối) vừa để ăn vừa để tắm, mà trẻ con tắm nước mưa lại không bị rôm sảy..
 
Đêm rồi, trà chén gì nữa mấy fen. :angry:
Mình toàn chơi 2 gói trà túi lọc rồi cho vào bình giữ nhiệt. Chủ yếu uống đỡ buồn ngủ. :shame:
 
Tùy loại trà thôi, đâu phải trà nào cũng xanh, bạch trà, đại hồng bào, phổ nhĩ, toái ngân tử nước đâu ra màu xanh
hi hi mình chỉ biết mỗi trà móc câu Thái Nguyên thôi, còn mấy loại trà bạn nói mình chưa thấy, ý của mình đang nói là trà móc câu Thái Nguyên ấy.
 
Nước giếng khơi đun lên pha trà khô nước vàng hơn cả nước đái bò, còn nước ở suối thì đầy CaCO3. Theo tớ nước ngon phải là nước mưa (nhưng mà bây giờ nghe nói nước mưa cũng ô nhiễm rồi), nhớ những năm 96 đi chơi về khát nước ra bể uống ca nước mưa bao phê (vùng nông thôn ngày ấy nhà nào cũng có bể nước mưa tầm 3-4 khối) vừa để ăn vừa để tắm, mà trẻ con tắm nước mưa lại không bị rôm sảy..
ngày xưa về quê toàn uống nước mưa,chứ ở quê tôi ngày xưa làm gì đun nước uống,khát 1 uống nc mưa,2 là uống nc chè tàu của các cụ,thế nên cứ làm muôi nc mưa là mát đến tận rốn
 
Giờ uống trà phải rót 1 ít nước sôi vào ấm rồi đổ đi xong mới đổ nước khác vào, trà uống vừa đỡ gắt vừa loại bỏ được 1 lượng chất bẩn trên lá trà, nước lại xanh hơn ko bị thâm

via theNEXTvoz for iPhone
Trong phòng mình có mỗi mình uống kiểu đổ nước đầu đi cho nó bớt chát, bọn còn lại thì chầy cối rằng để cái nước đấy mới ngon, thế nên mình pha thì mình mới uống, mà mình toàn pha vừa hơi nhạt bọn kia thì đặc
rzCjxTh.jpg
 
hi hi mình chỉ biết mỗi trà móc câu Thái Nguyên thôi, còn mấy loại trà bạn nói mình chưa thấy, ý của mình đang nói là trà móc câu Thái Nguyên ấy.
trà kia là của tàu hết. như tôi thì hay uống long tỉnh với mao tiêm
 
Back
Top