Nghỉ không báo trước 30 ngày trong thời gian thử việc có phải bồi thường không các bác?

Hôm ký hợp đồng bác có ngồi đọc hợp đồng tỉ mỉ không? E thứ 3 tuần sau cũng đến công ty ký hợp đồng thử việc, mà đang thấy mông lung quá(công việc chính thức đầu tiên của e)
à ok bác, tại em làm được 1 tuần mà ko ưng lắm nên tính nghỉ, hợp đồng thì lúc mới vô nó cho kí rồi nên hơi lo 😅

via theNEXTvoz for iPhone

via theNEXTvoz for iPhone
 
Hôm ký hợp đồng bác có ngồi đọc hợp đồng tỉ mỉ không? E thứ 3 tuần sau cũng đến công ty ký hợp đồng thử việc, mà đang thấy mông lung quá(công việc chính thức đầu tiên của e)


via theNEXTvoz for iPhone
có bác, cứ đọc kỹ từng câu chữ, thấy chỗ nào lạ thì hỏi lại nhân sự

via theNEXTvoz for iPhone
 
Công ty em mới xin vào cho ký hợp đồng 6 tháng, trong đó có 1 tháng thử việc. Trong hợp đồng chỉ ghi là nếu nghỉ không đúng quy định thì sẽ không được thanh toán lương thưởng. Em lên mạng đọc thì thấy không có luật áp dụng cho người thử việc, vậy nếu em nghỉ ngang không báo trước thì chỉ không được thanh toán lương thôi chứ không bị bồi thường phải không các bác
2021c0e889e2-39f1-4bf0-91e2-f23ff077773d.png


via theNEXTvoz for iPhone
Căn cứ quy định tại Điều 35 Bộ luật lao động 2019 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021) thì NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:

(1) Nếu làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn thì phải báo trước ít nhất 45 ngày;

(2) Nếu làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng thì phải báo trước ít nhất 30 ngày.

(3) Nếu làm việc nếu làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng thì phải báo trước ít nhất 03 ngày.

(4) Nếu NLĐ làm ngành, nghề, công việc đặc thù đơn phương chấm dứt HĐLĐ thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:

- Nếu làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn hoặc HĐLĐ xác định thời hạn từ 12 tháng trở lên thì phải báo trước ít nhất 120 ngày;

- Nếu làm việc theo HĐLĐ đối với HĐLĐ có thời hạn dưới 12 tháng thì phải báo trước ít nhất bằng một phần tư (1/4) thời hạn của HĐLĐ.

Trong đó, các ngành, nghề, công việc đặc thù ở đây bao gồm:

+ Thành viên tổ lái tàu bay; nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay, nhân viên sửa chữa chuyên ngành hàng không, nhân viên điều độ, khai thác bay;

+ Người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp; Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;

+ Thuyền viên thuộc thuyền bộ làm việc trên tàu Việt Nam đang hoạt động ở nước ngoài; thuyền viên được doanh nghiệp Việt Nam cho thuê lại làm việc trên tàu biển nước ngoài;

+ Trường hợp khác do pháp luật quy định.

(5) Nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây thì NLĐ được đơn phương chấm dứt HĐLĐ ngay mà không cần phải báo trước:

- NLĐ không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận (trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của BLLĐ 2019);

- NLĐ không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn (trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 97 BLLĐ 2019);

- NLĐ bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;

- NLĐ bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

- Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại Khoản 1 Điều 138 BLLĐ 2019;

- NLĐ đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 BLLĐ 2019, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

- Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 BLLĐ 2019 làm ảnh hưởng đến việc thực hiện HĐLĐ.

Nếu cứng thì hỏi ... Cty dựa trên cơ sở pháp luật nào để PHẠT 5 LẦN LƯƠNG... coi trả lời ntn?
Quy định HĐ là sai Pháp luật điều khoản phạt
 
Back
Top