Nghịch lý chuyện học sinh nghiên cứu khoa học

Học sinh chỉ dừng lại ở ý tưởng thô sơ, giáo viên làm thay, có nơi đến 70%, thậm chí cắt nhỏ đề tài nghiên cứu thạc sĩ, tiến sĩ và thay tên đổi họ cho học sinh... là thực tế trong nghiên cứu khoa học kỹ thuật ở trường phổ thông.

Cuối tháng 11, Sở GD-ĐT TP.HCM ra hướng dẫn mới triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học và tổ chức cuộc thi khoa học kỹ thuật (KHKT) cấp TP dành cho học sinh (HS) trung học đến các trường THCS, THPT. Theo đó, Sở GD-ĐT đưa ra 22 lĩnh vực dự thi với những nội dung chuyên sâu như: khoa học động vật (hành vi, tế bào, gien và di truyền…), khoa học xã hội và hành vi (điều dưỡng và phát triển, tâm lý, tâm lý nhận thức…), y sinh và khoa học sức khỏe (chẩn đoán, điều trị, phát triển và thử nghiệm dược liệu, sinh lý học và bệnh lý học), kỹ thuật cơ khí (kỹ thuật hàng không và vũ trụ, kỹ thuật dân dụng…), sinh học tế bào và phân tử, năng lượng vật lý…

Theo quy định, mỗi dự án dự thi có một giáo viên (GV) đang công tác tại đơn vị có HS dự thi bảo trợ. Ngoài người bảo trợ, dự án dự thi có thể thêm người hướng dẫn khoa học là các nhà khoa học chuyên ngành thuộc các trường ĐH, viện nghiên cứu, cơ sở khoa học công nghệ và có thể là cha, mẹ, người thân của HS.
Nghịch lý chuyện học sinh nghiên cứu khoa học - ảnh 1

Quá sức với học sinh​

Để có cái nhìn rõ nét hơn về bức tranh HS thực hiện dự án KHKT ở trường phổ thông, phóng viên Báo Thanh Niên phải đảm bảo việc ẩn danh các chia sẻ từ GV, những người trong cuộc, có kinh nghiệm hướng dẫn và phụ trách các dự án KHKT của HS.

Về 22 lĩnh vực dự thi KHKT, một GV của Q.Bình Tân nói: “Một số lĩnh vực như khoa học động vật, y sinh và khoa học sức khỏe, kỹ thuật y sinh, sinh học tế bào và phân tử… là quá sức đối với HS. Chưa kể phòng thí nghiệm ở các trường phổ thông chưa đạt chuẩn cho nghiên cứu khoa học hàn lâm”.

Đồng thời, GV này nói thêm nhiều HS không có khả năng nghiên cứu khoa học hàn lâm, nhất là bậc THCS; thậm chí chưa biết đưa ra một giả thuyết khoa học thì làm sao viết đề cương nghiên cứu để triển khai dự án? “Còn với GV, nhiều người tốt nghiệp cao học nhưng vẫn chưa biết cách viết một bài báo khoa học tầm 4 - 5 trang giấy. Trường tôi có 60 thạc sĩ nhưng chỉ có 2 GV đã từng viết bài báo khoa học đăng trên tạp chí chuyên ngành”, GV này phân tích.

“Kiến thức không có mà yêu cầu nghiên cứu thì hết sức xa vời”!​

Tương tự, một thạc sĩ có nhiều năm tham gia phụ trách công tác nghiên cứu KHKT tại TP.Thủ Đức cũng nói các lĩnh vực đề tài nghiên cứu mà cuộc thi đưa ra theo hướng chuyên sâu chứ không đi theo lĩnh vực đối tượng môn học. Ví dụ như lĩnh vực y khoa hay khoa học xã hội hành vi… tương ứng với hoạt động nghiên cứu ở bậc ĐH nhiều hơn là với HS phổ thông.

Đa số các em thực hiện một số công đoạn khi đề tài định hình rồi chứ đòi hỏi HS phải tự nghiên cứu, tự tìm tòi, làm thử đúng sai… thì không có. Tính ra, mỗi đề tài có 10 phần thì giáo viên đóng góp đến 7 phần.
Hiệu trưởng một trường THCS tại Q.Bình Thạnh TP.HCM


Thạc sĩ này phân tích: “Có rất nhiều đề tài nghiên cứu chuyên sâu chất này chất kia trị bệnh ung thư nhưng khái niệm bệnh ung thư, đối với HS phổ thông chỉ hiểu là rối loạn cơ chế phân chia tế bào. Nhưng điều kiện cơ sở vật chất, kể cả ở bậc ĐH, để xem xét quá trình rối loạn phân chia tế bào dẫn đến cơ chế hình thành ung thư thì cũng chỉ là học theo lý thuyết, không đi chuyên sâu. Kiến thức không có mà yêu cầu nghiên cứu thì hết sức xa vời”.
Bên cạnh đó, GV một trường chuyên của TP.HCM thì cho rằng danh mục 22 lĩnh vực đề tài chia thành nhiều mảng là nghiên cứu, định hướng cho nghiên cứu sâu ở các bậc ĐH và sau ĐH. Riêng các lĩnh vực về khoa học tự nhiên và hệ thống nhúng, hệ thống phần mềm… thực sự đòi hỏi HS có sự hiểu biết sâu về lĩnh vực, các tư liệu chuyên ngành và các định hướng từ người hướng dẫn khoa học. Tuy nhiên để thực hiện việc này không phải tất cả HS đều làm được.
Nghịch lý chuyện học sinh nghiên cứu khoa học - ảnh 2
Những dự án khoa học kỹ thuật dự thi vòng chung kết cấp thành phố những năm học trước
T.H

GV, phụ huynh làm thay, HS học thuộc lòng​

Chính vì thực tế này mà GV ở Q.Tân Bình cho biết: “Hầu hết các đề tài nghiên cứu khoa học hàn lâm của HS là do GV can thiệp bằng cách làm thay, đi mua, sao chép từ các luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ hoặc người bảo trợ - cha mẹ HS, các nhà khoa học “ra tay”. Các em chỉ làm một vài công đoạn đơn giản, sau đó học thuộc lòng nội dung và đi thi”.

“Chạy đua vũ trang” trong các cuộc thi KHKT
Hầu hết GV đều khẳng định tính tích cực của hoạt động KHKT là giúp HS vận dụng kiến thức phổ thông vào trong điều kiện cuộc sống, có ý tưởng sáng tạo để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn. Tuy nhiên vấn đề hiện nay hoạt động này đang bị lạm dụng nên xảy ra việc “chạy đua vũ trang”. Vì thế mới có chuyện trường nhờ đến cả tiến sĩ tham gia thực hiện đề tài. Thậm chí từng có GV lấy đề tài nghiên cứu sinh tiến sĩ của mình cắt nhỏ ra thành dự án cho HS dự thi. Hay có HS đăng ký đề tài nghiên cứu sau đó mang lên nộp cuốn đề tài dày cộm, chỉn chu nhưng khi hỏi thì nói “của ba mẹ con nghiên cứu”.

“Tôi đã từng đi xem HS thi KHKT thì thấy rằng nhiều đề tài khoa học xã hội hành vi lọt vào vòng chung kết là quá sức so với các em. Tôi đọc nội dung dự án thấy HS viết theo phong cách ngôn ngữ khoa học không khác gì những nhà nghiên cứu chuyên nghiệp là có thể khẳng định đề tài không phải do HS làm. Còn nhiều đề tài do HS tự làm, GV chỉ hướng dẫn đúng nghĩa (không làm thay), mặc dù cũng ra sản phẩm nhưng thường đạt giải thấp hoặc không có giải”, GV một trường THPT tại Q.Bình Tân nói.

Hiệu trưởng một trường THCS tại Q.Bình Thạnh thừa nhận việc hỗ trợ của GV, người hướng dẫn chiếm khá cao trong quá trình thực hiện đề tài. HS tham gia đóng góp chỉ theo hình thức, GV cầm tay chỉ việc chứ không phải là chủ của đề tài. “Đa số các em thực hiện một số công đoạn khi đề tài định hình rồi chứ đòi hỏi HS phải tự nghiên cứu, tự tìm tòi, làm thử đúng sai... thì không có. Tính ra, mỗi đề tài có 10 phần thì giáo viên đóng góp đến 7 phần”, vị hiệu trưởng này nhận định.

Một GV có kinh nghiệm gần 7 năm hướng dẫn HS THPT ở Q.Bình Tân tham gia cuộc thi KHKT thẳng thắn: “Tôi phải can thiệp tầm 30% thì dự án của các em mới đạt giải. Tôi sửa cho HS từ lời nói đầu, tính mới của dự án, tính cộng đồng, phương pháp nghiên cứu… kể cả việc sắp xếp danh mục tài liệu tham khảo sao cho đúng quy định. Nếu tôi không cầm tay chỉ việc thì dự án không bao giờ đạt giải”.

Rao bán, trao đổi tràn lan trên mạng
Trong một nhóm công khai với hơn 25.000 thành viên có tên gọi Sáng tạo khoa học kỹ thuật được giới thiệu là nhóm của CLB Ươm mầm khoa học kỹ thuật phổ thông, hoạt động “giao thương” khá sôi động. Bên cung và cầu đều công khai nhu cầu cũng như sản phẩm đáp ứng.

Chẳng hạn một tài khoản ẩn danh gửi nhu cầu: “Cần một đề tài KHKT cho HS THPT đi thi cấp tỉnh. Yêu cầu đảm bảo chất lượng, tính ứng dụng thực tế”. Bên cạnh đó các chủ “shop” giới thiệu liên tục các mặt hàng với giá cả “phải chăng” và điện thoại liên hệ chi tiết: “Cần pass 2 dự án KHKT giá dưới 2 triệu”. Hay cụ thể hơn là có “Dự án khoa học hành vi, giá rẻ như cho. Đảm bảo mới mẻ, không trùng đề tài, đạt giải cao”…
https://thanhnien.vn/nghich-ly-chuyen-hoc-sinh-nghien-cuu-khoa-hoc-post1536750.html
 
Trong lúc thi thoảng mình còn hơi lú về trao đổi khoá của TLS thì mấy đứa cấp 3 đã chơi mấy cái AI ML ầm ầm rồi =((
 
Năm nào cũng thế. Cách đây 2 năm thì phải, cũng có 1 vozer lên tự hào khoe em trai mình tự làm mọi thứ trong cái đề tài đi thi, mình vào set kèo nhẹ phản biện với các vozer khác thôi, ko cần các giáo sư làm gì, thì lại đánh trống lảng rồi té. Nói thẳng luôn là đố các em trả lời được các câu hỏi "Tại sao" và "Như thế nào" về đề tài đấy.
 
toàn GV vẽ vời cho tụi nó bú thành tích chứ học sinh mà rành rọt khoa học đủ làm nghiên cứu chắc 1tr người được 10 người. Lên đại học, nơi toàn đứa giỏi thì lại khan hiếm vì không đú thành tích
à trừ trường T
 
toàn GV vẽ vời cho tụi nó bú thành tích chứ học sinh mà rành rọt khoa học đủ làm nghiên cứu chắc 1tr người được 10 người. Lên đại học, nơi toàn đứa giỏi thì lại khan hiếm vì không đú thành tích
à trừ trường T
Training 1 đứa làm Nc k khó :whistle: để có ý tưởng hay thì tầm nhìn khoa học đối với mấy em học sinh là cực hiếm :rolleyes: nhưng bù lại trong nghiên cứu thì duyên nó quan trọng thấy mịa luôn.:rolleyes: nếu đủ may mắn thì vẫn ra ý tưởng và có người hướng dẫn giỏi giúp hoàn thiện và thực hiện ý tưởng đó :rolleyes:

Gửi từ Xiaomi Redmi Note 8 bằng vozFApp
 
Năm nào cũng thế. Cách đây 2 năm thì phải, cũng có 1 vozer lên tự hào khoe em trai mình tự làm mọi thứ trong cái đề tài đi thi, mình vào set kèo nhẹ phản biện với các vozer khác thôi, ko cần các giáo sư làm gì, thì lại đánh trống lảng rồi té. Nói thẳng luôn là đố các em trả lời được các câu hỏi "Tại sao" và "Như thế nào" về đề tài đấy.
hahahaha tui từng là người được thầy tui (Sư phụ của tui) nhờ hướng dẫn 2 bé lớp 11 làm đề tài NCKH đây. Tui xin phép giữ kín những thông tin nha. Cho nên tui là người hiểu rõ nhất là chuyện này nên dẹp bỏ ngay chứ về cơ chế, lí thuyết tôi bỏ suốt cả ngày để tìm đọc nghiên cứu rồi giảng lại cho 2 bé đó. Nên tui đồng ý với ông nha, ông mà hỏi sâu 1 tí là mấy bé nó chả pik gì cả :))))
 
chỗ tui chả vậy, năm nào KHKT cũng có vài bà đề tài của GS/TS ném xuống cho hs đi thi. Trừ mấy bài cơ khí máy móc ra là của học sinh, còn lại nghiên cứu hóa sinh bla bla toàn là các vị ném xuống. Được cái là ban giám khảo còn tình người nên tụi nó ko bao giờ lên dc giải nhất
 
Back
Top