thảo luận [NGHIÊN CỨU] Góc nhìn về WEB 3.0

calongtong28

Junior Member
Hello anh em, do topic cũ không lường trước được giới hạn của hình ảnh trong một post, nên để có thể thuận tiện cho anh em đọc mình xin phép được lập lại topic mới. Nhờ mod xem xét xóa giúp em topic cũ.
Link topic cũ: https://voz.vn/t/nghien-cuu-goc-nhin-ve-web-3.534549/

Hello các thím trên Forum VOZ.
Em sẽ không dài dòng mà đi thẳng vào vấn đề luôn.
Nhiều thím hoạt động trên Internet hoặc xem truyền hình thời gian gần đây chắc hẳn cũng đã ít nhất 1 lần được nghe qua thuật ngữ Web 3.0 hoặc Web 3. Nhưng Web 3 thật sự là gì và nó hoạt động ra sao thì có lẽ rất nhiều người vẫn chưa hình dung ra được.

Web_3_0_Avatar.jpg



Hôm nay, sau một thời gian nghiên cứu, em muốn chia sẻ với các thím góc nhìn về Web 3 của em và mong rằng nó có thể sẽ giúp cho các thím hiểu rõ hơn về xu hướng công nghệ mới này. Ngoài ra, em cũng rất mong các ý kiến đóng góp mang tính xây dựng, bàn luận liên quan đến tương lai của Web 3 của các anh, chị, em trong và ngoài Forum :D
Về bố cục thì hiện tại sẽ bao gồm 6 chủ đề:
  • 2 chủ đề đầu sẽ nói về Tổng quan và Tình hình của Web 3.
  • 4 chủ đề sau thì sẽ nói về Cơ sở hạ tầng của Web 3 và các dự án trong nằm các cơ sở hạ tầng đó.
  • Có thể sẽ phát sinh thêm chủ đề để nghiên cứu sâu rộng hơn.
Mỗi ngày em sẽ đưa ra 1 luận đề nhỏ trong chủ đề và viết vào các Spoiler trong các post từ #2 đến #11 của topic này. Rất mong nhận được sự ủng hộ và xây dựng của các thím, anh, chị, em Vozer :D
 
Để có thể hiểu rõ hơn về Web3 thì trước tiên ta hãy tìm hiểu xem hai thế hệ trước là Web1 và Web2 là gì?
  • Web1, còn được gọi là Static Web, là giai đoạn đầu tiên của World Wide Web (viết tắt là www), được phát minh bởi Nhà khoa học máy tính người Anh là Tim Berners-Lee, kéo dài khoảng từ năm 1997 đến năm 2005.

    web1 la gi.png


    Ở giai đoạn sơ khai này, các trang web mà con người sử dụng chỉ là các trang web tĩnh, không có sự tương tác, người dùng chủ yếu tiếp nhận bằng cách đọc thông tin bằng văn bản một chiều từ người tạo nên nội dung và những người sáng tạo nội dung này cũng rất hạn chế. Dữ liệu và nội dung được cung cấp từ các tệp tĩnh chứ không phải từ các cơ sở dữ liệu lớn như hiện nay.

    giao dien web1.png


  • Web2, còn được gọi là Participatory Web và Social Web, là giai đoạn web mà chúng ta đang sử dụng hiện nay. Khái niệm Web2 còn được Tim O’Reilly định nghĩa bằng 7 đặc tính sau đây:
    • Web có vai trò là nền tảng
    • Khai thác trí tuệ cộng đồng
    • Dữ liệu đóng vai trò quan trọng
    • Kết thúc của Chu kỳ phát hành phần mềm
    • Thời đại của mô hình lập trình nhẹ
    • Phần mềm không chỉ chạy trên 1 thiết bị
    • Trải nghiệm người dùng đa dạng hơn
Web 2.0 Tim O'Reilly la gi.png


Thế hệ web này được nhen nhóm phát triển từ những năm 2000, tạo ra một không gian Internet nơi mà những người dùng có thể tương tác với Internet, nghĩa là anh em không chỉ được tiếp nhận thông tin ở nhiều dạng (văn bản, hình ảnh, video) từ Internet mà anh em còn có thể sáng tạo thông tin và đưa ngược nó lên không gian mạng. Nhờ vào các nền tảng công nghệ lớn như Youtube, Facebook, Twitter,... mà trải nghiệm của người dùng trên Web2 trở nên trực quan và đa dạng hơn nhiều.

giao dien web2.jpg


Tuy nhiên, ở giai đoạn này, dữ liệu sẽ được lưu trữ ở các cơ sở dữ liệu tập trung tại các máy chủ của các nhà cung cấp dịch vụ mà ta sử dụng, điều này sẽ ẩn chứa nhiều rủi ro về xâm hại quyền riêng tư hoặc bị đánh cắp thông tin cá nhân. Thậm chí, còn có các cáo buộc các nhà cung cấp dịch vụ này sử dụng “miễn phí” thông tin của khách hàng để trục lợi, khiến cho người dùng không sử dụng thì bị tuột lại so với người khác nhưng nếu sử dụng thì lại lo lắng cho sự an toàn thông tin.
  • Vậy rồi Web3 là gì?
  1. Khái niệm Web3 được đưa ra lần đầu vào năm 2006 bởi W3C (Tổ chức tiêu chuẩn cho World Wide Web – được sáng lập bởi Tim Berners-Lee): “Semantic Web (Web3) cung cấp một framework chung cho phép dữ liệu được chia sẻ và tái sử dụng thông qua các ứng dụng, các công ty và các biên giới cộng đồng.”. Với khái niệm đó, W3C muốn định hướng Web3 trở thành một công cụ thông minh và tự động, nơi mà tất cả các dữ liệu sẽ được liên kết, chia sẻ với nhau và được xử lý bằng các công nghệ tiên tiến như AI (Trí tuệ nhân tạo) để có thể cung cấp kết quả tốt hơn phục vụ cho con người.
    Tuy nhiên, Web3 này hiện tại đang gặp rất nhiều khó khăn không chỉ về việc AI chưa sẵn sàng phục vụ con người mà còn vấn đề nằm ở dữ liệu để cung cấp cho các bộ máy xử lý. Mặc dù thời gian vừa qua cũng đã có một số ứng dụng tương tự khái niệm này xuất hiện (như Siri trên Iphone hoặc Alexa của Amazon) nhưng các dữ liệu đưa vào là do các nhà phát triển ứng dụng đó thu thập từ chính lượng người dùng lớn của họ. Việc này sẽ gây cản trở đối với sự phát triển của Web3 bởi vì các nguồn dữ liệu này sẽ bị kiểm soát bởi các công ty khác nhau, chúng sẽ không được “tự do” để có thể liên kết với nhau khi một ứng dụng Web3 nào đó cần. Ngoài ra, việc sợ bị rò rỉ thông tin hoặc thông tin bị sử dụng “miễn phí” sẽ khiến cho người dùng sợ hãi và không dám cung cấp thông tin cá nhân cần thiết cho các ứng dụng Web3, đặc biệt là những ứng dụng nhỏ được phát triển bởi các công ty không có tên tuổi trên thị trường.
  2. Định nghĩa Web3 của Gavin Wood (Co-Founder Ethereum, Founder Polkadot) được đưa ra vào năm 2014 khi thành lập Web3 Foundation với sứ mệnh là:
    Sứ mệnh của chúng tôi là cung cấp Web 3.0, một internet phi tập trung và công bằng, nơi người dùng kiểm soát dữ liệu, danh tính và số phận của chính họ.
    Như vậy, Web3 Foundation sẽ tạo ra một môi trường mà dữ liệu sẽ được phân tán, công bằng và sự kiểm soát, sử dụng dữ liệu đó sẽ nằm trong tay người dùng. Và tất nhiên, công nghệ Blockchain sẽ được sử dụng để thực hiện sứ mệnh này.

    web3 la gi WWW Gavin Wood.png
Với định nghĩa Web3 của ông Gavin Wood đã củng cố thêm cho khái niệm Web3 của ông Tim Berners-Lee và đưa Web3 trở thành tương lai có thể hiện thực hóa được, tạo ra một môi trường dữ liệu “tự do”, được khai thác và xử lý bởi các thuật toán AI giúp cho việc đáp ứng nhu cầu của người dùng toàn diện hơn, thông minh hơn và an toàn hơn.

giao dien web3.png
Theo góc nhìn từ nghiên cứu của mình, cách hoạt động của các thực thể tham gia sẽ thay đổi rất nhiều
  • Đối với nhà cung cấp dịch vụ (tương tự như Facebook, Google,...) thì không cần phải xây dựng các cơ sở dữ liệu lớn để lưu trữ thông tin người dùng mà chỉ tập trung vào việc phát triển các thuật toán, công nghệ để có thể phân tích các dữ liệu được nạp vào để có thể cung cấp các dịch vụ phục vụ người dùng tốt hơn. Các thuật toán này sẽ là các mã nguồn mở và được kiểm duyệt bởi các tổ chức kiểm toán như CertiK, Hacken,... để đảm bảo tính phân tán dữ liệu được nạp vào và xuất ra và đảm bảo các thuật toán đó hoạt động đúng đắn, hiệu quả.
  • Đối với người sử dụng dịch vụ, lúc này, sẽ có toàn quyền quyết định dữ liệu của mình, đòi hỏi họ phải thận trọng hơn trong việc sử dụng thuật toán dịch vụ đã được kiểm duyệt để tránh bị khai thác dữ liệu. Ngoài ra, người dùng sẽ phải KYC thông tin của mình trên một nền tảng Identity (như ONT, hoặc KILT trên Polkadot) để dữ liệu về cá nhân có thể nạp vào các thuật toán của ứng dụng. Tất nhiên, các dữ liệu KYC này sẽ được phân tán và mã hóa để giữ an toàn cho người dùng.
Lưu ý: Các dự án được nêu trên chỉ là ví dụ cho anh em hiểu, không mang ý nghĩa của một lời khuyên đầu tư.
SWOT là mô hình đánh giá dựa vào 4 tiêu chí: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội), Threats (Thách thức).
Strengths:
  • Công nghệ phi tập trung giúp cho dữ liệu được phân tán, tạo nên sự an toàn về dữ liệu của người dùng. Ngoài ra, công nghệ này còn giúp cho dữ liệu trở nên công bằng, không bị tập trung vào các hãng thương hiệu lớn và mọi nhà cung cấp dịch vụ đều có khả năng tiếp cận những dữ liệu đó.
  • Các thuật toán khi được tiếp cận các dữ liệu đó sẽ trở nên thông minh hơn và phục vụ con người hiệu quả hơn.
  • Giúp cho việc tham gia không gian mạng trở nên an toàn hơn và hạn chế sự kiểm soát, xâm phạm của nhà cung cấp dịch vụ lên người dùng.
  • Tạo nên sự dễ dàng, thuận tiện, an toàn khi thực hiện giao dịch với những người dùng lạ mặt trên không gian mạng
  • Khắc phục sự cố sập máy chủ khi dữ liệu được phân tán, không tập trung vào một cơ sở dữ liệu bị sập.
  • Tạo điều kiện để nhiều ý tưởng mới lạ có thể hiện thực hóa để phục vụ đời sống con người trong tương lai

    diem manh cua Web3.png
Weaknesses:
  • Tỷ lệ phạm tội có thể gia tăng bởi vì thiếu đi sự kiểm soát do dữ liệu và quyền được phân cho người dùng.
  • Dữ liệu là thành phần thiết yếu của Web3 cho nên cần phải có các công nghệ, thuật toán để khai thác và xử lý dữ liệu thật hiệu quả
  • Vì là phân quyền và không có sự kiểm soát của các tổ chức nên người dùng phải trang bị kiến thức để có thể tự bảo vệ tài sản và thông tin của mình

    diem yeu cua Web3.png
Opportunities:
  • Web3 đang nhận được sự quan tâm lớn không chỉ ở người dùng mà cả ở các tổ chức, quỹ đầu tư công nghệ lớn hiện nay
  • Công nghệ blockchain đã được phát triển một thời gian dài và đã có nhiều bước tiến để ứng dụng được vào Web3
  • Vấn đề bảo mật dữ liệu đang ngày càng được quan tâm khi trong thời gian qua, nhiều vụ kiện các tập đoàn công nghệ lớn như Facebook, Google,... thu thập thông tin người dùng bất hợp pháp. Đây sẽ là động lực thúc đẩy phát triển Web3
  • Các thiết bị công nghệ hiện nay đã rất phát triển và đa dạng, tạo cơ sở để Internet of Things (IoT) phát triển mà Web3 là trung tâm

    co hoi cua Web3.png
Threats:
  • Phát triển nền công nghiệp AI đủ mạnh để có thể xử lý dữ liệu và cho ra kết quả đáp ứng nhu cầu của người dùng
  • Giải quyết được các bài toán về khả năng mở rộng, tốc độ nhưng phải bảo mật của công nghệ Blockchain. Ngoài ra, phí mạng quá cao và không ổn định cũng là một bài trở ngại lớn đối với sự phát triển của Web3
  • Khái niệm Web3 còn mới và mơ hồ với đại đa số người dùng
  • Ngoài ra, còn có một số thuyết âm mưu cho rằng Web3 sẽ bị cản trở bởi một số thương hiệu cung cấp dịch vụ lớn bởi vì công nghệ này sẽ làm mất đi vị thế độc tôn mà họ đang nắm giữ.

    thach thuc cua Web3.png
 
Last edited:
Hiện nay, Web3 chỉ mới bước qua giai đoạn định hình và đang trong giai đoạn xây dựng những thứ ban đầu, một giai đoạn rất là sơ khai. Khái niệm này hầu như chỉ phổ biến ở những anh em tham gia trong giới crypto, một phần là do sự ảnh hưởng của Gavin Wood, một dev rất uy tín và nổi tiếng trên thị trường, còn các anh em ở lĩnh vực khác thì chỉ biết sơ đây là một thế hệ web mới tiên tiến hơn trong tương lai sẽ thay đổi thế hệ web hiện nay.

Và bởi vì vẫn đang còn ở giai đoạn sơ khai như vậy nên vẫn còn tồn tại nhiều bất đồng về bộ dạng tương lai của công nghệ này, đã có rất nhiều tranh cãi về khái niệm, cách thức hoạt động, tính ứng dụng, thậm chí còn có nhiều ý kiến tiêu cực cho rằng Web3 là chỉ là công cụ lừa đảo để thu hút tiền của các nhà đầu tư.

tranh cai web3.jpg


Theo quan điểm cá nhân của mình thì sự xuất hiện và phát triển ngày càng lớn mạnh của công nghệ blockchain cùng với như phân tích khái niệm ở phần 1, thì mình nghĩ công nghệ tương lai mang tên Web3 sẽ có thể hiện thức hoá được và sẽ thay đổi thói quen sử dụng công nghệ, mang lại nhiều lợi ích hơn cho con người.
Hiện nay các ứng dụng Web3 cũng đã xuất hiện len lõi trong đời sống công nghệ của chúng ta, nhưng chúng không xuất hiện mang theo tên Web3 cụ thể hoặc sự khác biệt của nó không quá lớn để chúng ta có thể nhận ra sự khác biệt.

Những ứng dụng mà mình nói đến có thể kể đến như Siri trên các sản phẩm của Apple, trợ lý ảo này ngày càng trở nên thông minh và mở rộng khả năng của mình hơn khi có thể hiểu và cung cấp các phản hồi thông minh hơn bằng cách phân tích các dữ liệu thu thập được từ mạng lưới của mình và chủ nhân. Ngoài ra, các ứng dụng như Facebook, Google cũng đã sử dụng dữ liệu thu thập từ người dùng để cung cấp các giải pháp tìm kiếm tốt hơn.

ung dung Web3 truyen thong hien nay.jpg


Còn trên không gian của Blockchain cũng đã xuất hiện nhiều ứng dụng của Web3 tuy nó chưa được toàn diện, như là các dApp Defi, chợ NFT, GameFi. Để sử dụng các ứng dụng này, anh em không cần phải đăng ký các thông tin cho nhà phát triển, chỉ cần đăng nhập ví và kết nối với ứng dụng là anh em đã có thể tham gia, mọi giao dịch hoặc có thể là các hoạt động (trong tương lai) sẽ được lưu lại trên mạng lưới blockchain và sẽ được sử dụng lại khi ứng dụng cần ở những lần sau.

ung dung web3 blockchain hien nay.jpg


Các ứng dụng này tuy còn mới sơ khai và chỉ mới mang lại lợi ích cho một nhóm người nhỏ. Tuy nhiên, sự xuất hiện của chúng là cần thiết để chúng ta có thể hình dung về cách hoạt động Web3, tạo bước tiền đề để các ứng dụng Web3 có thể phát triển và mở rộng hơn trong tương lai
Như mình đã trình bày ở trên, các bản "demo" đó đã cho chúng ta thấy được sự ứng dụng công nghệ AI và Blockchain như thế nào trong thế giới Web3. Tuy nhiên, các ứng dụng đó vẫn bị hạn chế rất nhiều về khả năng mở rộng và phát triển mạnh mẽ ra đời sống của con người, nguyên nhân chủ yếu theo mình là đến từ các nhược điểm của công nghệ Blockchain hiện tại. Cho nên, trong thời gian tới, những thứ mà Web3 cần phải phát triển là:

Thứ nhất,
cơ sở hạ tầng của công nghệ Blockchain. Hiện nay, các nhược điểm của các mạng lưới blockchain như tốc độ giao dịch, tắc nghẽn mạng lưới, khả năng mở rộng đã cản trở rất nhiều trong việc phát triển tính năng cho Web3. Đây chắc chắn sẽ là những vấn đề cần giải quyết nếu như muốn Web3 cũng như công nghệ Blockchain có thể phát triển trong tương lai.

phat trien co so ha tang web3.png


Thứ hai chính là sự kết nối, tương tác giữa các mạng lưới Blockchain lại với nhau. Hiện nay, các Blockchain đã và đang được sinh ra rất nhiều, mỗi Blockchain đều có lượng người dùng và ứng dụng riêng của mình, và với hiện trạng như vậy thì nguồn tài nguyên sẽ bị chia nhỏ ra khiến cho việc kết nối dữ liệu, tạo ra một hệ thống Metadata không thể thực hiện được, cản trở việc phát triển của Web3. Các giải pháp cho vấn đề như xuyên chuỗi (cross - chain) cũng đã có nhưng nó vẫn tồn tại các vấn đề về bảo mật cũng như tốc độ cần phải cải thiện, ngoài ra, còn có sự xuất hiện của các giải pháp Layer 0 (như hệ sinh thái của Polkadot và Cosmos) giúp kết nối các Layer 1 khác lại và cho phép các Blockchain này có thể giao tiếp được với nhau.

ket noi cac chain lai.jpg


Thứ ba, hệ thống dữ liệu lớn hay còn gọi là Metadata. Đây là hệ thống cần thiết để dữ liệu có thể được thu thập, luân chuyển và cung cấp cho các trung tâm xử lý dữ liệu của các ứng dụng. Hệ thống này phụ thuộc nhiều vào sự phát triển của công nghệ và các ứng dụng blockchain để có thể phân tán, lưu trữ dữ liệu một cách phi tập trung, đảm bảo cho việc chia sẻ dữ liệu hiệu quả và an toàn trên không gian mạng.

metadata cho web3.png


Cuối cùng là công nghệ Trí tuệ nhân tạo (AI). Đây là trung tâm xử lý và hiểu dữ liệu, để từ đó có thể cung cấp các giải pháp đáp ứng tốt hơn và mang tính cá nhân hoá hơn phục vụ cho người dùng. Hiện nay, công nghệ này cũng đã phát triển được một thời gian khá dài, có sự tham gia của nhiều ông lớn công nghệ và đạt được nhiều bước tiến mới, tuy nhiên, công nghệ này cần có nguồn dữ liệu lớn và thân thiện để các hệ thống xử lý trở nên thông minh hơn và hiểu nhu cầu của con người hơn

AI learning.jpeg
Hiện nay Web3 đã được đón nhận và phổ biến hơn ở giới công nghệ, đặc biệt là đối với các anh em trong giới Cryptocurrency. Cái nhìn về công nghệ này cũng đã rõ ràng hơn so với thời điểm 7 năm trước và hiện nay cũng đã có nhiều dự án xuất hiện để phát triển cơ sở hạ tầng cũng như là các ứng dụng Web3.

Web la gi.jpg


Cũng trong giai đoạn này, xuất hiện nhiều quỹ đầu tư các nguồn lực và tuyên bố hỗ trợ cho các start-up phát triển về Web3 bên cạnh các ông lớn công nghệ khác cũng đã có bộ phận riêng để làm việc này.

Một số ví dụ để anh em thấy:
  • FTX ra mắt Quỹ đầu tư mạo hiểm trị giá 2 tỷ đô la, tập trung vào hỗ trợ Blockchain, áp dụng Web3
  • OpenSea “Thâu Tóm” Dharma Labs để đầu tư vào hệ sinh thái Web3 và NFT.
  • “Gã khổng lồ” Bain Capital ra mắt quỹ đầu tư tiền mã hóa trị giá 560 triệu USD, đặc biệt quan tâm đến các dự án DeFi và Web3
  • Nexo ra mắt quỹ đầu tư trị giá 150 triệu USD đặt trọng tâm khai thác không gian Web3.
  • Avalanche công bố quỹ đầu tư thứ 2 trị giá 100 triệu USD, tập trung vào các sáng kiến phát triển nội dung trong lĩnh vực Web3.
  • Trình duyệt Opera tích hợp hàng loạt Blockchain mới, tuyên bố Web3 là trọng tâm phát triển.
  • Chính phủ bang Telangana của Ấn Độ công nhận các công ty khởi nghiệp blockchain Web 2.0 và Web 3.0
  • Ngoài ra, một số quỹ lớn cũng tham gia như: Hashed (200 triệu USD), Polygon và quỹ Seven Seven Six (200 triệu USD), Polkadot (993.286 DOT), Animoca Brands (130 triệu USD),...
Những ngày gần đây, từ khoá Web3 đã trở nên rất phổ biến ở những cộng đồng công nghệ. Web3 hay Web 3.0 đã không còn xa lạ trên thị trường blockchain và nhiều người cho rằng đây sẽ là một trend mới bùng nổ trên thị trường này, đặc biệt giai đoạn sau khi chúng ta chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của trend DeFi và GameFi.

Tuy nhiên, với góc nhìn của mình, Web3 chắc chắn sẽ là công nghệ của tương lai và dựa vào những gì đã phân tích trước đó, sự phát triển của Web3 cũng chính là đánh dấu cho sự phát triển, tính ứng dụng của Blockchain. Nói trend Web3 thì cũng là nói đến trend Blockchain ở phạm trù rộng hơn mà các trend như DeFi, GameFi và các trend sắp tới sẽ là các trend có phạm trù nhỏ hơn nằm bên trong đó.

Ở những chủ đề sau, mình sẽ chia sẻ tới anh em về cơ sở hạ tầng của Web3, để từ cơ sở đó, mình có thể đánh giá những dự án, hạng mục nào đang nhận được sự quan tâm phát triển và dự đoán xu hướng (hay còn gọi là trend) tiếp theo của thị trường, để chúng ta có thể cùng nhau trở thành những người đầu tiên nắm bắt xu hướng và gặt về được lợi nhuận lớn nhất.
 
Last edited:
ủng hộ thơts nhé, có người tổng hợp một chỗ, khỏi mất công tìm kiếm rải rác :D
:D, càm ơn bác đã ủng hộ, bây giờ em sẽ lên tiếp chủ đề 2 trước, chủ đề 1 các thím chịu khó đọc lại post cũ em đưa trong #1 trước nhé, sắp tới có thời gian em sẽ cập nhật lại cho các thím
 
Tiếp sau Chủ đề 1 nói về Tổng quan về Web3 sẽ là Chủ đề 2 trình bày về Tình hình phát triển, xây dựng Web3 hiện tại.

CHỦ ĐỀ 2: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN, XÂY DỰNG WEB 3 HIỆN TẠI​

1. Web3 hiện tại đang ở giai đoạn sơ khai​

Hiện nay, Web3 chỉ mới bước qua giai đoạn định hình và đang trong giai đoạn xây dựng những thứ ban đầu, một giai đoạn rất là sơ khai. Khái niệm này hầu như chỉ phổ biến ở những anh em tham gia trong giới crypto, một phần là do sự ảnh hưởng của Gavin Wood, một dev rất uy tín và nổi tiếng trên thị trường, còn các anh em ở lĩnh vực khác thì chỉ biết sơ đây là một thế hệ web mới tiên tiến hơn trong tương lai sẽ thay đổi thế hệ web hiện nay.

Và bởi vì vẫn đang còn ở giai đoạn sơ khai như vậy nên vẫn còn tồn tại nhiều bất đồng về bộ dạng tương lai của công nghệ này, đã có rất nhiều tranh cãi về khái niệm, cách thức hoạt động, tính ứng dụng, thậm chí còn có nhiều ý kiến tiêu cực cho rằng Web3 là chỉ là công cụ lừa đảo để thu hút tiền của các nhà đầu tư.

1651676455633.jpeg


Theo quan điểm cá nhân của mình thì sự xuất hiện và phát triển ngày càng lớn mạnh của công nghệ blockchain cùng với như phân tích khái niệm ở phần 1, thì mình nghĩ công nghệ tương lai mang tên Web3 sẽ có thể hiện thức hoá được và sẽ thay đổi thói quen sử dụng công nghệ, mang lại nhiều lợi ích hơn cho con người.
 

CHỦ ĐỀ 2: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN, XÂY DỰNG WEB 3 HIỆN TẠI​

2. Các dự án Web3 hiện tại đang có

Hiện nay các ứng dụng Web3 cũng đã xuất hiện len lõi trong đời sống công nghệ của chúng ta, nhưng chúng không xuất hiện mang theo tên Web3 cụ thể hoặc sự khác biệt của nó không quá lớn để chúng ta có thể nhận ra sự khác biệt.

Những ứng dụng mà mình nói đến có thể kể đến như Siri trên các sản phẩm của Apple, trợ lý ảo này ngày càng trở nên thông minh và mở rộng khả năng của mình hơn khi có thể hiểu và cung cấp các phản hồi thông minh hơn bằng cách phân tích các dữ liệu thu thập được từ mạng lưới của mình và chủ nhân. Ngoài ra, các ứng dụng như Facebook, Google cũng đã sử dụng dữ liệu thu thập từ người dùng để cung cấp các giải pháp tìm kiếm tốt hơn.

1651760616582.jpeg


Còn trên không gian của Blockchain cũng đã xuất hiện nhiều ứng dụng của Web3 tuy nó chưa được toàn diện, như là các dApp Defi, chợ NFT, GameFi. Để sử dụng các ứng dụng này, anh em không cần phải đăng ký các thông tin cho nhà phát triển, chỉ cần đăng nhập ví và kết nối với ứng dụng là anh em đã có thể tham gia, mọi giao dịch hoặc có thể là các hoạt động (trong tương lai) sẽ được lưu lại trên mạng lưới blockchain và sẽ được sử dụng lại khi ứng dụng cần ở những lần sau.

1651760663174.jpeg


Các ứng dụng này tuy còn mới sơ khai và chỉ mới mang lại lợi ích cho một nhóm người nhỏ. Tuy nhiên, sự xuất hiện của chúng là cần thiết để chúng ta có thể hình dung về cách hoạt động Web3, tạo bước tiền đề để các ứng dụng Web3 có thể phát triển và mở rộng hơn trong tương lai
 

CHỦ ĐỀ 2: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN, XÂY DỰNG WEB 3 HIỆN TẠI

3. WEB3 SẼ CẦN PHÁT TRIỂN NHỮNG GÌ TRONG THỜI GIAN TỚI

Như mình đã trình bày ở trên, các bản "demo" đó đã cho chúng ta thấy được sự ứng dụng công nghệ AI và Blockchain như thế nào trong thế giới Web3. Tuy nhiên, các ứng dụng đó vẫn bị hạn chế rất nhiều về khả năng mở rộng và phát triển mạnh mẽ ra đời sống của con người, nguyên nhân chủ yếu theo mình là đến từ các nhược điểm của công nghệ Blockchain hiện tại. Cho nên, trong thời gian tới, những thứ mà Web3 cần phải phát triển là:

Thứ nhất,
cơ sở hạ tầng của công nghệ Blockchain. Hiện nay, các nhược điểm của các mạng lưới blockchain như tốc độ giao dịch, tắc nghẽn mạng lưới, khả năng mở rộng đã cản trở rất nhiều trong việc phát triển tính năng cho Web3. Đây chắc chắn sẽ là những vấn đề cần giải quyết nếu như muốn Web3 cũng như công nghệ Blockchain có thể phát triển trong tương lai.

1.png


Thứ hai chính là sự kết nối, tương tác giữa các mạng lưới Blockchain lại với nhau. Hiện nay, các Blockchain đã và đang được sinh ra rất nhiều, mỗi Blockchain đều có lượng người dùng và ứng dụng riêng của mình, và với hiện trạng như vậy thì nguồn tài nguyên sẽ bị chia nhỏ ra khiến cho việc kết nối dữ liệu, tạo ra một hệ thống Metadata không thể thực hiện được, cản trở việc phát triển của Web3. Các giải pháp cho vấn đề như xuyên chuỗi (cross - chain) cũng đã có nhưng nó vẫn tồn tại các vấn đề về bảo mật cũng như tốc độ cần phải cải thiện, ngoài ra, còn có sự xuất hiện của các giải pháp Layer 0 (như hệ sinh thái của Polkadot và Cosmos) giúp kết nối các Layer 1 khác lại và cho phép các Blockchain này có thể giao tiếp được với nhau.

2.jpg


Thứ ba, hệ thống dữ liệu lớn hay còn gọi là Metadata. Đây là hệ thống cần thiết để dữ liệu có thể được thu thập, luân chuyển và cung cấp cho các trung tâm xử lý dữ liệu của các ứng dụng. Hệ thống này phụ thuộc nhiều vào sự phát triển của công nghệ và các ứng dụng blockchain để có thể phân tán, lưu trữ dữ liệu một cách phi tập trung, đảm bảo cho việc chia sẻ dữ liệu hiệu quả và an toàn trên không gian mạng.

3.png


Cuối cùng là công nghệ Trí tuệ nhân tạo (AI). Đây là trung tâm xử lý và hiểu dữ liệu, để từ đó có thể cung cấp các giải pháp đáp ứng tốt hơn và mang tính cá nhân hoá hơn phục vụ cho người dùng. Hiện nay, công nghệ này cũng đã phát triển được một thời gian khá dài, có sự tham gia của nhiều ông lớn công nghệ và đạt được nhiều bước tiến mới, tuy nhiên, công nghệ này cần có nguồn dữ liệu lớn và thân thiện để các hệ thống xử lý trở nên thông minh hơn và hiểu nhu cầu của con người hơn

AI learning.jpeg
 

CHỦ ĐỀ 2: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN, XÂY DỰNG WEB 3 HIỆN TẠI

4. Sự đón nhận của cộng đồng, quỹ đầu tư đối với Web3

Hiện nay Web3 đã được đón nhận và phổ biến hơn ở giới công nghệ, đặc biệt là đối với các anh em trong giới Cryptocurrency. Cái nhìn về công nghệ này cũng đã rõ ràng hơn so với thời điểm 7 năm trước và hiện nay cũng đã có nhiều dự án xuất hiện để phát triển cơ sở hạ tầng cũng như là các ứng dụng Web3.

Web la gi.jpg


Cũng trong giai đoạn này, xuất hiện nhiều quỹ đầu tư các nguồn lực và tuyên bố hỗ trợ cho các start-up phát triển về Web3 bên cạnh các ông lớn công nghệ khác cũng đã có bộ phận riêng để làm việc này.

Một số ví dụ để anh em thấy:
  • FTX ra mắt Quỹ đầu tư mạo hiểm trị giá 2 tỷ đô la, tập trung vào hỗ trợ Blockchain, áp dụng Web3
  • OpenSea “Thâu Tóm” Dharma Labs để đầu tư vào hệ sinh thái Web3 và NFT.
  • “Gã khổng lồ” Bain Capital ra mắt quỹ đầu tư tiền mã hóa trị giá 560 triệu USD, đặc biệt quan tâm đến các dự án DeFi và Web3
  • Nexo ra mắt quỹ đầu tư trị giá 150 triệu USD đặt trọng tâm khai thác không gian Web3.
  • Avalanche công bố quỹ đầu tư thứ 2 trị giá 100 triệu USD, tập trung vào các sáng kiến phát triển nội dung trong lĩnh vực Web3.
  • Trình duyệt Opera tích hợp hàng loạt Blockchain mới, tuyên bố Web3 là trọng tâm phát triển.
  • Chính phủ bang Telangana của Ấn Độ công nhận các công ty khởi nghiệp blockchain Web 2.0 và Web 3.0
  • Ngoài ra, một số quỹ lớn cũng tham gia như: Hashed (200 triệu USD), Polygon và quỹ Seven Seven Six (200 triệu USD), Polkadot (993.286 DOT), Animoca Brands (130 triệu USD),...
 

CHỦ ĐỀ 2: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN, XÂY DỰNG WEB 3 HIỆN TẠI

5. Web3 có phải là trend sắp tới của Crypto?

Những ngày gần đây, từ khoá Web3 đã trở nên rất phổ biến ở những cộng đồng công nghệ. Web3 hay Web 3.0 đã không còn xa lạ trên thị trường blockchain và nhiều người cho rằng đây sẽ là một trend mới bùng nổ trên thị trường này, đặc biệt giai đoạn sau khi chúng ta chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của trend DeFi và GameFi.

Web la gi.jpg


Tuy nhiên, với góc nhìn của mình, Web3 chắc chắn sẽ là công nghệ của tương lai và dựa vào những gì đã phân tích trước đó, sự phát triển của Web3 cũng chính là đánh dấu cho sự phát triển, tính ứng dụng của Blockchain. Nói trend Web3 thì cũng là nói đến trend Blockchain ở phạm trù rộng hơn mà các trend như DeFi, GameFi và các trend sắp tới sẽ là các trend có phạm trù nhỏ hơn nằm bên trong đó.

Ở những chủ đề sau, mình sẽ chia sẻ tới anh em về cơ sở hạ tầng của Web3, để từ cơ sở đó, mình có thể đánh giá những dự án, hạng mục nào đang nhận được sự quan tâm phát triển và dự đoán xu hướng (hay còn gọi là trend) tiếp theo của thị trường, để chúng ta có thể cùng nhau trở thành những người đầu tiên nắm bắt xu hướng và gặt về được lợi nhuận lớn nhất.
 
Back
Top