thảo luận [NGHIÊN CỨU] Góc nhìn về WEB 3.0

Chủ đề 3: Cơ sở hạ tầng của Web3 và Các thành phần trong Lớp thứ 0 (Layer 0)

5. So sánh 2 dự án trên (Phần 2)


So sanh Cosmos va Polkadot 2.png


Khả năng tương tác
Cả 2 dự án này được xây dựng với concept là "Internet of Blockchain" với sứ mệnh kết nối các blockchain riêng lẻ lại. Nhưng 2 dự án với 2 thiết kế khác nhau sẽ mang lại những ưu nhược khác nhau.

Đối với Cosmos thì sử dụng cơ chế bridge mang tên là Inter-Blockchain Communication (IBC). Với cơ chế đó, Cosmos yêu cầu các Zone/Hub phải tích hợp IBC để có thể brigde tài sản qua lại lẫn nhau. Còn tính năng bridge tài sản ra ngoài các blockchain khác thì hiện tại đang được phát triển xây dựng

Đối với Polkadot thì lại sử dụng cơ chế khác mang tên là Cross-Chain Message Passing (XCMP). Đây là giao thức tin nhắn giúp cho các Parachain có thể giao tiếp một cách dễ dàng lẫn nhau với chi phí và độ trễ thấp, tuy nhiên, giao thức này chỉ mới được đưa vào trong bản cập nhật mới đây, cần thời gian để chứng minh hiệu quả thực của mình, nếu hiệu năng thực sự đúng như thiết kế thì công nghệ này sẽ tối ưu hơn so với IBC. Và tương tự như hệ sinh thái của Cosmos, Polkadot cũng có thể tương tác với các blockchain ngoài hệ thông qua các brigde chuyên dụng.

Quy mô phát triển hiện tại
Hiện tại, hệ sinh thái Cosmos có tất cả 46 Zones và có 44 Zones đang hoạt động (theo Map of Zones) đã kết nối IBC và có thể tương tác qua lại với nhau. Ngoài ra, có khoảng 200 dự án đang được xây dựng bằng bộ công cụ Cosmos SDK. Tổng vốn hóa thị trường của hệ sinh thái Cosmos là 70 tỷ đô (17/05/2022)

Còn đối với hệ sinh thái Polkadot thì hiện tại đang có khoảng 16 dự án đang chạy trên Relay Chain và khoảng hơn 150 dự án đang được xây dựng để có thể cắm vào các Parachain. Tổng vốn hóa thị trường của hệ sinh thái Polkadot là 20 tỷ đô (17/05/2022)
 

Chủ đề 3: Cơ sở hạ tầng của Web3 và Các thành phần trong Lớp thứ 0 (Layer 0)

5. So sánh 2 dự án trên (Phần 3)


So sanh Cosmos va Polkadot 3.png


Thiết kế Tokenomic
Tokenomic sẽ ảnh hưởng nhiều đến sự tăng trưởng của dự án. Thiết kế tốt sẽ giúp cho token của dự án được sử dụng hiệu quả, tạo cầu cho việc tăng giá của token và đem lại lợi ích cho các nhà đầu tư.

Với thiết kế Tokenomic của Cosmos thì token ATOM không được sử dụng cho toàn hệ sinh thái, chỉ được sử dụng để trả phí trong Cosmos Hub - là một Hub trong hàng nghìn Hub, ngoài ra, ATOM token còn được dùng để stake làm validator và trả thưởng. ATOM được thiết kế không có giới hạn số lượng token, số lượng token hiện tại là 286.370.297 ATOM (18/05/2022), với tỷ lệ lạm phát nằm ở khoảng 10%/năm.

Đối với Polkadot thì DOT token có use case rộng hơn so với ATOM, ngoài việc DOT được sử dụng để trả phí trong mạng lưới thì DOT là bắt buộc phải có để các blockchain có thể đấu giá (Crowndloan) và được cắm lên Relay Chain. Crowndloan và Staking làm Validator sẽ khiến cho lượng DOT token được lock chiếm phần lớn. DOT token cũng được thiết kế không có giới hạn số lượng token, số lượng token hiện tại là 1.194.197.367 DOT token, với tỷ lệ lạm phát nằm ở khoảng 10%/năm.

Những yếu tố khác
Cơ chế đồng thuận:
  • Cosmos: Tendermint
  • Polkadot: Hybrid Consensus
Công cụ cho nhà phát triển
  • Cosmos: Cosmos SDK
  • Polkadot: Substrate
Cộng đồng
Cosmos

  • Telegram: 21 000 members, 2150 online
  • Twitter: 442 500 follows
  • Watchlist CMC: 618 548 watchlists
Polkadot
  • Telegram: 37 000 members, 2645 online
  • Twitter: 1 200 000 follows
  • Watchlist CMC: 1 403 013 watchlists
Ngoài ra, hệ sinh thái Polkadot còn có một mạng “thử nghiệm” tên là Kusama, đây sẽ là nơi để các nhà phát triển có thể thử nghiệm blockchain của mình trước khi đưa lên mạng chính là Polkadot. Thêm vào đó, đây cũng là nơi để thử nghiệm các công nghệ mới và phát hiện lỗi trong các mã nguồn.
 
Vậy là đã kết thúc Chủ đề 3, em sẽ tranh thủ up lên #4 để anh em theo dõi cho dễ nhé. Chủ đề 4 sẽ lên sóng nhanh thôi, chủ đề này sẽ nói về các dự án làm về Layer 1, em sẽ cố gắng tổng hợp các sự kiện thông qua việc giới thiệu từng dự án để anh em nào mới có thể hình dung tổng quan lịch sử của thị trường CryptoCurrency nhé.
 
Vậy là đã kết thúc Chủ đề 3, em sẽ tranh thủ up lên #4 để anh em theo dõi cho dễ nhé. Chủ đề 4 sẽ lên sóng nhanh thôi, chủ đề này sẽ nói về các dự án làm về Layer 1, em sẽ cố gắng tổng hợp các sự kiện thông qua việc giới thiệu từng dự án để anh em nào mới có thể hình dung tổng quan lịch sử của thị trường CryptoCurrency nhé.
bác có thể đưa ra 1 vd web3 và web2 không, mình đọc vẫn không hiểu web3 nó khác chỗ nào, trong khi mấy cái đó web2 cũng làm được bình thường khi tích hợp mấy cái ví crypto, thấy toàn nói web phân quyền, ko tập trung ... toàn mấy thuật ngữ blockchain mà ko thấy có vd trang web3 nào hết
 
bác có thể đưa ra 1 vd web3 và web2 không, mình đọc vẫn không hiểu web3 nó khác chỗ nào, trong khi mấy cái đó web2 cũng làm được bình thường khi tích hợp mấy cái ví crypto, thấy toàn nói web phân quyền, ko tập trung ... toàn mấy thuật ngữ blockchain mà ko thấy có vd trang web3 nào hết
Để ví dụ thì hiện tại chỉ có thể ví dụ là các sàn DEX là bác dễ hình dung nhất, nếu như bác có sử dụng qua nhiều sàn DEX khác nhau thì bác cũng biết là bác không cần phải tạo tài khoản ở những sàn khác nhau, chỉ cần connect ví thì bác có thể sử dụng, số dư trong ví cũng được tự động cập nhật.

Nếu những sàn đó ở Web2, ví dụ như sàn Binance và Gate, khi bác lần đầu tiên vào Gate thì bác phải tạo lại tài khoản mới => KYC => chuyển tài sản từ Binance qua rồi mới giao dịch được

Đó là ví dụ cho bác dễ hiểu, sau này sẽ còn nhiều ứng dụng khác của Web3 nữa
 
Để ví dụ thì hiện tại chỉ có thể ví dụ là các sàn DEX là bác dễ hình dung nhất, nếu như bác có sử dụng qua nhiều sàn DEX khác nhau thì bác cũng biết là bác không cần phải tạo tài khoản ở những sàn khác nhau, chỉ cần connect ví thì bác có thể sử dụng, số dư trong ví cũng được tự động cập nhật.

Nếu những sàn đó ở Web2, ví dụ như sàn Binance và Gate, khi bác lần đầu tiên vào Gate thì bác phải tạo lại tài khoản mới => KYC => chuyển tài sản từ Binance qua rồi mới giao dịch được

Đó là ví dụ cho bác dễ hiểu, sau này sẽ còn nhiều ứng dụng khác của Web3 nữa
mình dùng sàn dex rồi, nói như bác vậy trang pancake, bake là web3 à, nó là sàn dex vào swap cũng đâu cần tài khoản, nếu vậy web3 với web có gì khác nhau đâu, chỉ cần kết nối tới ví crypto, khi nào cần thanh toán hay chi trả gì thì trang web gọi tới ví xác nhận thôi
 
mình dùng sàn dex rồi, nói như bác vậy trang pancake, bake là web3 à, nó là sàn dex vào swap cũng đâu cần tài khoản, nếu vậy web3 với web có gì khác nhau đâu, chỉ cần kết nối tới ví crypto, khi nào cần thanh toán hay chi trả gì thì trang web gọi tới ví xác nhận thôi
Thì nó là Web3 đó bác, dữ liệu sẽ được lấy từ mạng blockchain và xác nhận cũng từ mạng blockchain. Nếu là Web2 thì dữ liệu sẽ lấy từ cơ sở dữ liệu của trang web mà bác đang sử dụng và xác nhận sẽ từ nhân viên của trang web đó (nhân viên ở đây có thể là người hoặc bot).
Điểm khác nhau nữa là bác sử dụng cùng 1 ví để có thể giao dịch ở cả 2 trang là Pancake và Bake. Còn ở Web2 thì tài khoản ở ACB bác không sử dụng ở Vietcombank được
 
Thì nó là Web3 đó bác, dữ liệu sẽ được lấy từ mạng blockchain và xác nhận cũng từ mạng blockchain. Nếu là Web2 thì dữ liệu sẽ lấy từ cơ sở dữ liệu của trang web mà bác đang sử dụng và xác nhận sẽ từ nhân viên của trang web đó (nhân viên ở đây có thể là người hoặc bot).
Điểm khác nhau nữa là bác sử dụng cùng 1 ví để có thể giao dịch ở cả 2 trang là Pancake và Bake. Còn ở Web2 thì tài khoản ở ACB bác không sử dụng ở Vietcombank được
nhưng như vậy có gì đặc biệt đâu mà ngta kêu cách mạng web3 thay đổi, mình thấy việc trang web nào tích hợp ví crypto vô là bình thường mà có gì đặc biệt đâu nhỉ,
 
nhưng như vậy có gì đặc biệt đâu mà ngta kêu cách mạng web3 thay đổi, mình thấy việc trang web nào tích hợp ví crypto vô là bình thường mà có gì đặc biệt đâu nhỉ,
Thì việc tích hợp ví crypto vào và sử dụng đã là ứng dụng Web3 rồi bác. Lúc đó thì theo lý thuyết dữ liệu về bác sẽ không còn bị kiểm soát bởi nhân tố người nữa mà sẽ là mạng lưới blockchain.
Còn việc thay đổi thì nó sẽ thay đổi thói quen sử dụng, người dùng sẽ chủ động hơn trong việc chọn dịch vụ mà mình sử dụng, không còn phụ thuộc vào những dịch vụ mà mình đang có như em đã có trình bày ở trên (ví dụ về ACB và Vietcombank)
 
Web3 tại sao cứ phải blockchain, phải phi tập trung, các công nghệ đó cũng có hạn chế và vấn đề của nó vậy...

Hi vọng khi diễn ra, Web3 là 1 cách mạng công nghệ gì đó lớn hơn, đặt trọng tâm vào IoT, reality, tính dễ dàng kết nối, tính an toàn của môi trường mạng, khả năng kiểm soát thông tin cá nhân...

Blockchain ko xấu, nhưng mình thấy nó quá là hype.
 
Hi vọng khi diễn ra, Web3 là 1 cách mạng công nghệ gì đó lớn hơn, đặt trọng tâm vào IoT, reality, tính dễ dàng kết nối, tính an toàn của môi trường mạng, khả năng kiểm soát thông tin cá nhân...
Bác nói đúng, Web3 không nhất thiết phải là blockchain, nhưng hiện tại bác thử cho em vài cách để có thể làm được những điều như bác nói xem.
Blockchain đúng thật là không xấu, chỉ có lòng tham của con người là xấu bác ạ
 
Back
Top