Ngủ đủ 8 tiếng nhưng vẫn mệt mỏi

Build Back Better

Senior Member
Nếu bạn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, uể oải dù đã ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm thì có thể do chất lượng giấc ngủ kém.



pexels_cottonbro_studio_6753829.jpg


Chất lượng giấc ngủ kém có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe. Ảnh: Sante Medical

Tiến sĩ William "Vaughn" McCall, trưởng khoa tâm thần và hành vi sức khỏe tại Trường Đại học Y khoa Georgia (Mỹ), cho biết: "Cảm giác của bạn khi thức dậy ngày hôm sau là thước đo tốt nhất để biết chất lượng giấc ngủ. Nếu cảm thấy sảng khoái thì bạn đã có giấc ngủ tuyệt vời”.


Nhưng nếu thường xuyên mệt mỏi trong ngày thì có thể bạn đã không ngủ đủ giấc hoặc chất lượng giấc ngủ kém. Bạn có thể khó rời khỏi giường vào buổi sáng hoặc cảm thấy uể oải, không tập trung vào buổi chiều.


Tin tốt là bạn có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ bằng một số cách khoa học.


Các chuyên gia cho biết hầu hết người trưởng thành cần ngủ 7-8 tiếng/đêm. Nghiên cứu mới đây cho thấy ngủ ít hơn 7 tiếng không chỉ khiến bạn mệt mỏi mà còn tăng nguy cơ mắc nhiều vấn đề sức khỏe thể chất và tinh thần. Tuy nhiên, chất lượng giấc ngủ không chỉ phụ thuộc vào thời gian ngủ.


Giấc ngủ có nhiều chu kỳ lặp đi lặp lại gồm 4 giai đoạn từ nông đến sâu. Khi bạn ngủ sâu, hormone và các chất khác được giải phóng để phục hồi và trẻ hóa các cơ quan của cơ thể, đồng thời não bộ loại bỏ các độc tố tích tụ trong ngày.


Trong giấc ngủ REM, giai đoạn mắt chuyển động nhanh và xuất hiện giấc mơ, não có thời gian biến ký ức ngắn hạn thành dài hạn và làm những cảm xúc tiêu cực biến mất.


Theo John Saito, bác sĩ về giấc ngủ và nhi khoa tại Children’s Health of Orange County, khoảng thời gian của mỗi giai đoạn chỉ có thể được đo chính xác trong phòng thí nghiệm với các thiết bị theo dõi sóng não, nhiệt độ cơ thể và các chỉ số khác về giấc ngủ.


"Người ngủ không thể tự đánh giá chính xác thời gian ngủ của mình", Saito nói.


Theo nghiên cứu của tiến sĩ McCall và đồng nghiệp trên tạp chí Scientific Reports, hiệu quả của giấc ngủ bằng thời gian thực sự ngủ chia cho thời nằm trên giường và nhân 100. Nếu kết quả khoảng 85% là tốt.


Điều đó có nghĩa để có được 7 tiếng ngủ thực sự thì có thể cần hơn 8 tiếng nằm trên giường. Mặc dù nhiều người nghĩ hiệu quả giấc ngủ giảm dần theo độ tuổi nhưng nghiên cứu cho thấy nó khá ổn định từ 30-60 tuổi.


Cách cải thiện chất lượng giấc ngủ​





Môi trường tối, yên tĩnh và mát mẻ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ. Ảnh: New York Times.

Khoa học đã chứng minh một số phương pháp giúp ngủ nhanh và hiệu quả hơn. Dưới đây là các phương pháp hữu ích được đề xuất bởi các chuyên gia giấc ngủ:


- Chọn thời gian ngủ phù hợp và cố gắng tuân thủ.


- Dành ít nhất 2 tiếng mỗi ngày vào sáng sớm để đi ra ngoài, ánh sáng ban ngày giúp thiết lập đồng hồ sinh học và tối ưu hóa chu kỳ thức-ngủ của bạn.


- Tránh nạp caffeine sau đầu giờ chiều.


- Không dùng thuốc lá, nicotin và cần sa.


- Dành ít nhất 20-30 phút mỗi ngày cho các hoạt động thể chất, như đi bộ, tập yoga hoặc nâng tạ.


- Tìm hiểu các phương pháp khoa học để nhận biết và quản lý căng thẳng.


- Tránh ngủ trưa muộn vào cuối buổi chiều.


- Tránh các hoạt động gây căng thẳng vào buổi tối, chẳng hạn như đọc tin tức đáng lo ngại hoặc xem các bài đăng trên mạng xã hội, thảo luận vấn đề chính trị hoặc kiểm tra email công việc.


- Tắt hoặc giảm độ sáng tất cả đèn trong nhà trước khi ngủ một đến 2 tiếng.


- Tạo không gian ngủ tối, mát mẻ và yên tĩnh.

https://zingnews.vn/ngu-du-8-tieng-nhung-van-met-moi-post1373202.html
 
Ai thì ko không biết, với tôi thì hạn chế uống ca phê với trà ban đêm và chịu khó làm mệt hoặc tập thể dục mệt về ngủ ngon vcl.

Tôi 30 tuổi nhá, tôi mà ngủ vô giấc 1 phát có mà cháy nhà cũng éo hay.
 
Thức đêm ngủ bù không hiệu quả, dù ngủ tận 10~11 tiếng, có dùng melatonin và an thần, vì thế các phen cố gắng ngủ sớm, tôi thức khuya 7 năm rồi, rút ra nhiều bài học về giấc ngủ của bản thân, tôi ăn uống khoa học nhé, thể dục mỗi ngày luôn
 
bữa nghe ai nói ngủ đủ mà uể oải thì 1 là hở van tim nhẹ
2 là thở bằng miệng
3 là thở bị đứt quãng kiểu ngừng thở trong khi ngủ
 
Do công việc thường làm việc về đêm nên thường ngủ trễ, dậy sáng mai rất mệt. Các fen 10h tối là nên ngủ , khi nào quá 12h vẫn thức thì mai uể oải lắm
hB8nmx5.png

Mà dạo này mình hay khoảng 3 ngày lại mơ một lần, chả hiểu sao nữa
wRvOou9.png
 
có ai ngủ 1 mạch đc 8 tiếng luôn ko bị ngắt quãng bởi các tác động khác như mắc tiểu mắc ị ko nhỉ? tôi cố trước khi ngủ là hạn chế uống nước rồi nhưng tới tầm tiếng thứ 6 là bật dậy đi đái 1 cái mới đc
WawmAwM.png
 
có ai ngủ 1 mạch đc 8 tiếng luôn ko bị ngắt quãng bởi các tác động khác như mắc tiểu mắc ị ko nhỉ? tôi cố trước khi ngủ là hạn chế uống nước rồi nhưng tới tầm tiếng thứ 6 là bật dậy đi đái 1 cái mới đc
WawmAwM.png
Trừ khi đau bụng quá thì t mới dậy , chứ có báo thức vẫn ngủ như heo chết, 8 9 tiếng là bình thường
JGdqgzY.png

Thím chắc ngủ ko sâu, cố gắng trước khi ngủ thì đi vệ sinh.
hB8nmx5.png
Mà độ tuổi tầm 35 trở lên thì xuất hiện tình trạng này
 
Mình thì có trò ngủ theo chu kì, công nhận là khoẻ thật. Nếu sáng dậy 6h30 thì 0h30 ngủ là lí tưởng nhất dù chỉ ngủ 6 tiếng, không thì 2h đi ngủ sáng 6h30 dậy vẫn tỉnh táo nhưng mà cả ngày nó hơi lâng lâng khó tả do chỉ ngủ có 4,5h.

via theNEXTvoz for iPhone
 
2g sáng ngủ, 7g45 dậy đi làm.
Trưa về ngủ từ 12g40 tới 13g20 dậy đi làm.
Cuối tuần nướng bù.
 
có ai ngủ 1 mạch đc 8 tiếng luôn ko bị ngắt quãng bởi các tác động khác như mắc tiểu mắc ị ko nhỉ? tôi cố trước khi ngủ là hạn chế uống nước rồi nhưng tới tầm tiếng thứ 6 là bật dậy đi đái 1 cái mới đc
WawmAwM.png
Mình cũng có đợt bị.
Thím cứ uống nước bình thường trong ngày, tối trc khi ngủ 1-2 tiếng thì uống 1 chút thôi xem sao.
Nói chung cái này khó nói vl

via theNEXTvoz for iPhone
 
Tối ngủ 6h, trưa ngủ 30p là đủ.
Cơ bản phải ngủ sâu chứ ngủ mà kiểu lơ mơ nửa tỉnh nửa mơ thì như 9h cũng mệt
 
Back
Top