Người cha lớn tuổi hơn người mẹ kể từ bình minh nhân loại

Các nhà khoa học sử dụng DNA của người hiện đại để ước tính độ tuổi thụ thai của các ông bố bà mẹ sống cách đây 250.000 năm.

Trong nghiên cứu đăng trên Nature, Richard Wang, nhà di truyền tiến hóa tại Đại học Indiana, Bloomington - và các đồng nghiệp đã sử dụng phần mềm để rà soát dữ liệu từ một nghiên cứu gồm khoảng 1.500 người Iceland và cha mẹ họ để theo dõi độ tuổi thụ thai và các thay đổi di truyền giữa ba thế hệ. Chương trình này học cách liên kết những đột biến nhất định và tần suất của chúng với độ tuổi và giới tính của cha mẹ. Sau đó, nhóm nghiên cứu áp dụng mô hình đã được huấn luyện này vào các bộ gen của 2.500 người hiện đại trên khắp thế giới để xác định đột biến xuất hiện ở những thời điểm khác nhau trong lịch sử nhân loại.

Bằng cách xác định thời điểm những đột biến này xuất hiện, nhóm nghiên cứu có thể vạch ra độ tuổi thụ thai trung bình của cha và mẹ trong hàng thiên niên kỷ qua. Cụ thể, các nhà nghiên cứu phát hiện 26,9 là độ tuổi thụ thai trung bình trong 250.000 năm qua. Nhưng khi phân tích thông tin này theo giới tính, kết quả cho thấy độ tuổi có con trung bình ở đàn ông là 30,7 - so với 23,2 ở phụ nữ. Những con số này dao động theo thời gian, nhưng mô hình cho thấy đàn ông luôn có con muộn hơn phụ nữ.

Đàn ông có con ở đột tuổi muộn hơn so với phụ nữ. Nguồn: eva.vn

Đàn ông có con ở độ tuổi muộn hơn so với phụ nữ. Nguồn: eva.vn

Theo Mikkel Schierup, nhà di truyền học quần thể tại Đại học Aarhus ở Đan Mạch, phát hiện này chỉ ra những yếu tố xã hội, chẳng hạn trong các xã hội phụ hệ, nam giới chịu áp lực phải xây dựng địa vị trước khi làm cha.

Nhà di truyền học quần thể Priya Moorjani tại Đại học California, Berkeley, cho biết mô hình này không tính đủ những yếu tố khác - bao gồm tiếp xúc môi trường - có thể ảnh hưởng đến việc khi nào đột biến xuất hiện. Điều này có nghĩa là đột biến do nhiều nguyên nhân khác nhau có thể bị quy kết một cách bất công cho độ tuổi của cha mẹ, nhiều khả năng làm sai lệch kết quả của những nghiên cứu như thế này, Moorjani và các nhà khoa học khác lập luận trong một bản thảo chưa qua bình duyệt được đăng vào tháng Sáu.

Wang cho biết, nghiên cứu của nhóm ông có tính tới một số yếu tố gây đột biến khác.
https://khoahocphattrien.vn/kham-ph...nh-minh-nhan-loai/20230117020747546p1c879.htm
 
vô lý, thời xưa tuổi thọ có 40-50t mà nam 30t nữ 23t là quá già rồi
ngay cả VN, thời xưa nam 17t 18t, nữ 12 13t mà
 
Thời nào thì múi mít cũng là chân ái. Mấy ông độc lạ gu mặn nên toàn chết sớm, gen ăn mặn khó di truyền.
 
Thời nào thì múi mít cũng là chân ái. Mấy ông độc lạ gu mặn nên toàn chết sớm, gen ăn mặn khó di truyền.
gu múi mít được truyền thừa chỉ định trong gene trội rồi, bọn simp lỏd, thích ăn mặn chỉ là gene lặn, vào thời kỳ xưa thì chết trong nốt nhạc, may mắn thời hiện đại tỷ lệ sinh và sống cao nên bọn này được thể sống lại nhưng vẫn luôn chỉ là 1 phần nhỏ của xã hội, cần phải xa lánh để bảo tồn nòi giống, đưa đám đó về lại trạng thái gene lặn
 
🦌🦌
Nhưng nữ giới sống thọ hơn!👧🙆 :(:confused:
Vì nam giới phải ra trận(warships),làm các việc nguy hiểm,liều lĩnh...!!! ⚠☠ :beat_plaster::shame:
 
nữ nhanh già hơn cho nên bậc cha ông toàn hướng theo kiểu lấy vợ kém tuổi,anh nào gu mặn thích chơi mẫu hạm về già nhìn buồn cười lắm
5gcj2yy.gif
 
nữ nhanh già hơn cho nên bậc cha ông toàn hướng theo kiểu lấy vợ kém tuổi,anh nào gu mặn thích chơi mẫu hạm về già nhìn buồn cười lắm
5gcj2yy.gif
đó là ngày xưa lao động chân tay . y tế lạc hậu . bây chừ phụ nữ 50 nhìn như 30
 
Back
Top