Người đàn ông ở Bình Dương hoại tử bàn chân, lộ gân cơ vì côn trùng

Build Back Better

Senior Member
Người bệnh bôi dầu nóng, dùng kim chích nặn mủ ở bàn chân sau tiếp xúc với kiến ba khoang. Vài ngày sau, chân sưng rộp, hoại tử, có mùi hôi, phải tiến hành phẫu thuật.
Thông tin trên được điều dưỡng Nguyễn Hoài Minh Châu chia sẻ tại Hội nghị khoa học 2022 tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP.HCM) vừa qua. Theo đó, bệnh nhân là người đàn ông 62 tuổi, ngụ tại Bình Dương, nhập viện vì sưng đau chân do kiến ba khoang.
Khai thác bệnh sử cho thấy, khi đang làm rẫy, người này bị kiến ba khoang bò lên mu bàn chân. Ông giết kiến và gãi, đến tối thấy sưng đau nên bôi dầu nóng.
Ngày hôm sau, vết thương xuất hiện các bóng nước nhỏ có mủ, đi lại khó chịu và đau. Người vợ lấy kim luộc nước sôi chích nặn mủ. Đến ngày thứ 3, chân bệnh nhân sưng to kèm bóng nước lớn, sốt, lạnh run nên lên TP.HCM và nhập viện.
Tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định, các bác sĩ nhận định ông bị viêm mô tế bào cẳng bàn chân do kiến ba khoang, điều trị kháng sinh. Những ngày sau đó, vết thương sưng nóng, sốt, chảy dịch vàng, có mô hoại tử đen. Việc sinh hoạt rất khó khăn vì bàn chân đau nhức, khó cử động, hoại tử da ở mặt bàn chân kích thước 15x20cm.
kien-3-khoang-censored-1124.jpg
Chân bệnh nhân phỏng rộp, hoại tử sau tiếp xúc với kiến ba khoang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Bác sĩ tiến hành hội chẩn chuyên khoa chấn thương chỉnh hình, quyết định phẫu thuật rạch áp xe viêm mô tế bào. Trải qua 4 ngày cắt lọc, vết thương vẫn còn thấm máu dịch tiết nhiều, hoại tử. Tình hình xấu hơn những ngày sau đó, cảm giác nóng và đỏ lan đến vùng háng. Vết thương bộc lộ rõ vùng gân cơ, tiếp tục được cắt lọc hoại tử cũng như điều trị kháng sinh.
"Nguyên nhân khiến tình trạng viêm mô tế bào nghiêm trọng là do độc tố pederin của kiến ba khoang mạnh gấp 12-15 lần nọc độc rắn hổ mang, tiếp xúc với da khiến mức độ tổn thương tăng cao và do sai lầm khi xử lý vết thương tại nhà", báo cáo viên cho hay.
Người bệnh được điều trị tại Khoa Chấn thương chỉnh hình, thực hiện ghép da, hồi phục và xuất viện sau đó. Trong suốt quá trình điều trị, các điều dưỡng có kế hoạch chăm sóc rõ ràng, chi tiết đã góp phần đưa đến thành công cho ca bệnh.
Theo các bác sĩ, khi kiến ba khoang bị giết, dịch trong cơ thể kiến tiết ra và gây ra viêm da tiếp xúc. Triệu chứng bao gồm đỏ da, phồng rộp, mụn nước, mụn bỏng, đau rát, để lâu tiến tới loét da, nhiễm trùng.

https://vietnamnet.vn/nguoi-dan-ong-bi-hoai-tu-ban-chan-lo-gan-co-chi-vi-kien-ba-khoang-2084871.html
 
kiến ba khoang thì bôi hồ nước, kem mát. ko làm trầy vết thương
sao lại bôi dầu nóng và trích mủ :beat_brick: toàn ngược thế này thì ko nặng mới lạ
 
Như này là cưa chân luôn hay sao mấy thím?
Người bệnh được điều trị tại Khoa Chấn thương chỉnh hình, thực hiện ghép da, hồi phục và xuất viện sau đó. Trong suốt quá trình điều trị, các điều dưỡng có kế hoạch chăm sóc rõ ràng, chi tiết đã góp phần đưa đến thành công cho ca bệnh.

Cán bụ đọc báo kiểu gì vại cán bụ :amazed:
 
Như này là cưa chân luôn hay sao mấy thím?
Người bệnh được điều trị tại Khoa Chấn thương chỉnh hình, thực hiện ghép da, hồi phục và xuất viện sau đó. Trong suốt quá trình điều trị, các điều dưỡng có kế hoạch chăm sóc rõ ràng, chi tiết đã góp phần đưa đến thành công cho ca bệnh.
 
Xưa bị con này nó vẽ bùa lên mặt, phồng rộp nát hết cả mặt nhưng mà chịu khó rửa bằng nước cất, bôi thuốc, da liền hết hở thì bôi thuốc chống sẹo giờ mặt bình thường không có vết luôn. Từ đó về sau con này nó bò lên người cũng không bị dộp như phỏng nữa, chỉ bị nổi mẫn đỏ, rát nhẹ vài hôm sau lên mầy mỏng lột ra là hết.
 
Bôi dầu, tự chọc bóng nước cảc kiểu rồi nó nhiễm trùng, kiểu này chắc là tụ cầu. Hên là nó vẫn ở chân chứ chưa lan thêm mấy chỗ khác.
 
Bôi linh tinh, lại còn tự chích mủ nữa thì chả trở nặng.
Tôi cũng bị dính kiến ba khoang 2 lần rồi. Ra hiệu thuốc mua thuốc về bôi 4-5 ngày là hết.
 
độc của nó mạnh gấp 12-15 lần nọc rắn hổ mang, sao ko chết nhỉ... mạnh về cái gì nhỉ.

Cơ chế khác nhau. Nọc pederin của kiến 3k gây viêm da, không ảnh hưởng đến tính mạng. Còn nọc của rắn làm tê liệt thần kinh trung ương, suy tuần hoàn ...
Có 1 vài báo nói con kiến 3k nếu chết khô sau 7-8 năm nọc của nó vẫn còn độc lực, chắc vì vậy người ta mới kêu nó độc gấp 15 lần nọc rắn hổ mang.

Gửi từ Xiaomi Redmi 8 bằng vozFApp
 
Last edited:
vẫn còn nhớ hồi năm 1 có thằng bạn ở lại ktx khu quân sự, xong cu cậu đập con kiến 3 khoang sao mà phải bôi thuốc xanh nửa cái lưng
j035VxU.png
 
Back
Top