Người mẹ Ireland mong tìm ba mẹ ruột cho con gái gốc Việt 6 tuổi

Build Back Better

Senior Member

Ròng rã 6 năm qua, bà Karen, người phụ nữ Ireland với mái tóc bạch kim óng ả, vẫn miệt mài trên hành trình tìm lại gia đình ruột cho cô con gái nuôi 6 tuổi Kahlia.​



Sẽ không biết trả lời con thế nào​

Ở tuổi 47, thời gian như bỏ quên bà Karen Farrell khi vẻ ngoài xinh đẹp như "búp bê" còn bên trong là trái tim nhân hậu và quảng đại. Bà nhớ như in ngày 6.7.2018, khi chính thức nhận nuôi bé Phạm Thùy Lan Nhi. Cô bé chào đời tại Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM), trước đó vào 15.7.2016 bị bỏ lại và được nuôi dưỡng tại Trung tâm nuôi dưỡng, bảo trợ trẻ em Gò Vấp. "Tôi đã luôn muốn nhận nuôi một đứa con", bà nhớ lại.
Người mẹ Ireland mong tìm ba mẹ ruột cho con gái gốc Việt 6 tuổi  - Ảnh 1.

Năm 2018, bà Karen sang VN nhận nuôi bé Lan Nhi
NVCC
Lần đầu tiên thấy Lan Nhi, Karen chắc chắn rằng cô bé ấy sẽ là con gái của mình vì cảm nhận được một mối liên kết đặc biệt. Cuộc đời của Lan Nhi chính thức sang một trang mới tươi sáng hơn ở thủ đô Dublin của Ireland, với cái tên Kahlia mà mẹ nuôi đặt cho. "Kahlia, một từ xuất xứ từ tiếng Hawaii có nghĩa là "mong ước từ lâu của tôi". Chính phủ VN thật tuyệt vời và tất cả những người trong trại trẻ mồ côi cũng vậy, tôi không biết dùng từ nào để cảm ơn họ cho hết!", người mẹ xúc động.
5 tháng sau khi nhận nuôi con, bà Karen nói rằng bản thân cảm thấy sẽ tốt hơn nếu Kahlia biết gia đình ruột thịt của mình. Nhận thấy con là một cô bé thông minh và nhạy cảm nên người mẹ sợ rằng một thời điểm nào đó khi lớn, Kahlia sẽ đặt nhiều câu hỏi về cội nguồn của mình và bà không thể trả lời. Đó là điều làm trái tim người mẹ đau đớn. "Kahlia rất tự hào là người VN và tôi khuyến khích con tìm hiểu về văn hóa cội nguồn. Chúng tôi có nhiều người bạn VN ở Ireland bởi có một cộng đồng người Việt rất lớn sống ở đây, họ tốt bụng và thân thiện. Kahlia xứng đáng được biết con đến từ đâu và cha mẹ con là ai, mọi đứa trẻ đều như vậy. Gia đình chúng tôi ở Ireland - ông bà, chị gái, cháu gái và cháu trai của tôi rất biết ơn mẹ ruột của Kahlia vì giờ đây chúng tôi có Kahlia như một phần của gia đình và con bé rất được yêu thương. Chúng tôi là gia đình may mắn nhất trên thế giới vì có con bé", bà Karen trải lòng.
Người mẹ Ireland mong tìm ba mẹ ruột cho con gái gốc Việt 6 tuổi  - Ảnh 2.

Với cái tên mới, Kahlia sống trong tình thương của mẹ nuôi

Chờ một phép màu​

Ròng rã nhiều năm, Karen vẫn không thôi hy vọng trên hành trình tìm kiếm ấy, từ việc tra thông tin trên "ngân hàng DNA" đến việc nhờ sự hỗ trợ của mạng xã hội nhưng vẫn chưa có kết quả.
Biết được kiến trúc sư Đỗ Hồng Phúc (27 tuổi, ngụ TP.HCM), người hỗ trợ các trường hợp người nước ngoài tìm kiếm nhân thân, bà Karen đã chủ động liên lạc và nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình.
Anh Phúc cho biết theo giấy tờ nhận nuôi được người mẹ gìn giữ cẩn thận, mẹ ruột Kahlia khi đó khai tên Phạm Thị Thùy Dương, địa chỉ ở Phú Thọ Hòa (P.Phú Thọ Hòa, Q.Tân Phú). Theo đó, bà Dương sinh năm 1986, làm nghề uốn tóc. Dù anh đã đến địa chỉ này để xác minh, nhưng không có kết quả. "Tôi sẽ cố gắng hết sức trong khả năng của mình để giúp đỡ 2 mẹ con. Hy vọng với những manh mối ít ỏi, phép màu sẽ xảy ra. Tôi tin là chỉ cần không bỏ cuộc, thì chắc chắn sẽ có kỳ tích. Mong rằng ai có thông tin về gia đình Kahlia, hãy liên hệ tôi qua số điện thoại 0569305323. Vô cùng biết ơn!", vị kiến trúc sư bày tỏ.
Người mẹ Ireland mong tìm ba mẹ ruột cho con gái gốc Việt 6 tuổi  - Ảnh 3.


Cùng mẹ đến VN trong lần nhận nuôi Kahlia, bà Karen cho biết mẹ con bà đều thích mọi thứ ở đất nước này. Họ nói rằng ở VN, mọi người rất thân thiện và nó thực sự giống như một ngôi nhà thứ hai. Theo kế hoạch, họ sẽ sang đây vào năm tới vì bà Karen nghĩ điều này thực sự quan trọng đối với Kahlia, khi con đã đủ nhận thức. Thời gian tới, người mẹ cho biết sẽ cho Kahlia sớm bắt đầu các lớp học tiếng Việt để không quên đi nguồn cội.

Bà Karen sống độc thân, nhận con nuôi. Người phụ nữ cười nói điều này là bình thường ở Ireland.

https://thanhnien.vn/nguoi-me-irela...on-gai-goc-viet-6-tuoi-185230314215544509.htm
 
cái loại đẻ con ra xong vứt thì ko đáng để tìm
sao ko bro... ai chê ba mẹ nghèo đâu... xã hội muôn hình vạn trạng... đâu phải ai cũng có cuộc sống hoàn hảo.... tìm được cội nguồn của bé thì thật là điều hạnh phúc cho bé rồi... dù cha mẹ bé có thể nào... sao voz nhiều comment toxic và hằn học thế nhỉ.
 
nghẹ cái nghề uốn tóc mà đi bỏ con là thấy điềm rồi. thôi chị Karen khỏi tìm cho đỡ đau lòng thêm
Không khéo tìm được bị quay sang vòi tiền đó chị Karen
đôi khi người ta không biết, cái quan niệm của người ta vẫn là nuôi con nhưng vẫn muốn cho con biết được nguồn gốc của nó, thế nhưng dân mình lại có quan niệm cứ người tây Auto giàu, xin tý tiền thì có sao...thế là...Giống như vụ Daughter in Da nang ấy, sau gia đình hỏi xin tiền nhiều quá cái bả cắt liên lạc luôn, tình cảm đâu không thấy, thấy toàn tiền bạc.
 
đôi khi người ta không biết, cái quan niệm của người ta vẫn là nuôi con nhưng vẫn muốn cho con biết được nguồn gốc của nó, thế nhưng dân mình lại có quan niệm cứ người tây Auto giàu, xin tý tiền thì có sao...thế là...Giống như vụ Daughter in Da nang ấy, sau gia đình hỏi xin tiền nhiều quá cái bả cắt liên lạc luôn, tình cảm đâu không thấy, thấy toàn tiền bạc.
Kể chi tiết chút vụ này được không bạn?
 
Kể chi tiết chút vụ này được không bạn?
Sau đó trong chuyến viếng thăm, gia đình nói cho Heidi biết rằng vì Heidi sống tại Mỹ nên họ trông đợi rằng Heidi nên thường xuyên gởi tiền về cho họ. Nghe qua điều này, Heidi sụp đổ và khi đó thì một người thân trong gia đình đã chê trách Heidi vì khóc lóc. Heidi được giải thích rằng đa số người Việt sống tại Mỹ đều gởi tiền về cho gia đình bên quê nhà. Nhưng Heidi không hiểu về gia đình Việt Nam của mình nên cho rằng gia đình đang tìm cách trục lợi từ mình. Heidi quyết định quay về Mỹ trước lịch trình, cảm thấy trống trải và xung đột cảm xúc nhiều hơn trước khi Heidi rời Mỹ.

Cuối phim, Heidi giải thích rằng sau lần thăm viếng đó cô ta bắt đầu nhận được thư của gia đình từ Việt Nam nhưng trong mỗi lá thư đều hỏi xin tiền. Cho đến giữa năm 2012, Heidi và mẹ mình đã không gặp lại nhau kề từ lần thăm viếng trước. Heidi chọn không liên lạc với gia đình Việt của mình bởi vì theo cô nếu tiếp tục liên lạc sẽ khiến cho Heidi đau đớn hơn.
https://web.archive.org/web/2012102...-daughter-from-danang-where-are-they-now.html
 
Theo kế hoạch, họ sẽ sang đây vào năm tới vì bà Karen nghĩ điều này thực sự quan trọng đối với Kahlia, khi con đã đủ nhận thức. Thời gian tới, người mẹ cho biết sẽ cho Kahlia sớm bắt đầu các lớp học tiếng Việt để không quên đi nguồn cội.
Cha mẹ Việt Nam ở nước ngoài có suy nghĩ được như bà này hay không nhỉ? Thấy f2, có khi f1 rưỡi thôi là đã tẩy trắng cho bằng sạch hết rồi.
 
Back
Top