Người vay mua nhà ở xã hội sốc vì lãi suất đột ngột tăng

Gửi thấp lắm fen , nên lãi vay mới thấp.
Bên này chỉ khuyến khích mang tiền đi đầu tư sản xuất kinh doanh chứ chả ai gửi bank cả.
Có gửi bank cũng là ủy thác đầu tư.
Bank ăn từ đó hoặc từ vay tín dụng, vay tiêu dùng.
Bên này tuy ko dùng tín dụng mạnh như Mẽo nhưng tiêu cũng ác lắm.
Mua nhà, xe, đồ đạc toàn credit hết. Nhà xe thì còn có lãi suất chứ mấy cái kiểu vay tiêu dùng toàn 0% thì dân cứ tiêu tẹt.
Ví dụ tôi mua Tivi, bàn ghế, giường tủ, đồ đạc công nghệ máy tính Macbook này nọ mấy tháng trc sắm mới 1 phát hết 300 man :)).
Lãi 0% kệ mẹ cưa thế trả dần đến khi hết :)

Với dân bên này khoái cổ phiếu và tín dụng. Già trẻ lớn bé máu cổ phiếu lắm. Cả cổ Mẽo luôn
Quý anh cho hỏi là bên đó dân dc chơi chứng quốc tế à
 
Tưởng ngân hàng chính sách không tăng lãi mà cũng tăng à?
Vay này lãi suất tính theo giai đoạn, mỗi giai đoạn do chính phủ quyết định mức lãi chứ không phải cố định hết thời gian vay đâu.
Gói vay mua, xây nhà thời gian lên đến 25 năm, lãi cứ 4,8 thì lại ngon quá.
Chính phủ đâu có ngơ tới mức ấy.
Chỉ là tôi thấy mức lãi cho hộ nghèo vay mà tới 6,6% thì cũng hơi khó cho hộ nghèo.
 
Vậy tiền đâu ra mà bank cho vay fen?
Lãi âm thì gửi tiền vào bank làm gì.
Thường thì có 2 nguồn hoặc ngân hàng trung ương bơm tiền hoặc người dân gửi, còn cái nữa là chứng khoán nhưng số này không đáng kể. Người dẫn vẫn để vì còn nhu cầu thanh toán, nó cũng âm khá thấp nên với người đang đi làm có thu nhập không thành vấn đề. Nhưng mặt trái của ls âm là nó giết chết dần chết mòn người già về hưu ở nhật, những đồng lương hưu + tiết kiệm của họ bị bào bòn dần do chi phí phát sinh ngày càng lớn, đặc biệt là y tế khi tuổi già. Ở nhật không thiếu cảnh con cái 60-70t chăm sóc cho bố mẹ hơn 90t, chi phí chăm sóc y tế cho bố mẹ và cả bản thân họ thành gánh nặng về tài chính. Thêm cú lãi suất âm bào mòn nốt tiết kiệm của họ đúng là 2 cú đấm của xã hội vào họ cùng lúc. Giờ thêm phát thứ 3 là thúc đẩy lạm phát để lấy động lực tăng trưởng thì không rõ người già ở nhật sẽ như thế nào ? Trước xem tài liệu nói về tình trạng trên, nhiều người lao động ở giai đoạn 80-90 giờ về hưu thì rất nhiều người bị tình trạng lương hưu và tiền tiết kiệm thấp do tuổi trẻ họ đầu tư cho con cái khá nhiều, những người này thường để tiền trong nhà chứ không gửi ngân hàng.
Có nhiều người dự tính sau khi bố mẹ họ qua đời thì họ cũng sẽ tự bỏ cuộc sống vì cảm thấy bế tắc. Anh thủ tướng Abe bị một số người dân ghét cũng có lí do cả. Cả một đời cống hiến, đầu tư cho con cái phát triển để cống hiến cho xã hội rồi khi về già ôm gánh nặng chăm sóc bố mẹ lớn tuổi, lại còn bị xã hội hút máu qua cái lãi suất âm. Nói chung là các đồng râm cũng chuẩn bị dần tinh thần cho tương lai đi, học theo mấy thằng này thì dễ đi vào vết xe đổ của chúng nó lắm, kể cả bên phương tây cũng vậy, cứ nghĩ về hưu là an nhàn thì bao người trả giá rồi đấy, tốt nhất là chịu khó tích lũy tài sản cho tuổi già phòng thân mới yên tâm được, chứ trông chờ vào xã hội thì có khi nó thấy mình là gánh nặng nó tìm cách giảm bớt :shame:
 
Đọc kỹ lại thì chả có vẹo gì. Hỗ trợ trong 5 năm năm 4.8% rồi còn đòi gì nữa.
Trong khi lạm phát bao nhiêu phần trăm ý nhỉ?
 
Vậy tiền đâu ra mà bank cho vay fen?
Lãi âm thì gửi tiền vào bank làm gì.

Doanh nghiệp Nhật nó gửi chứ đâu, doanh nghiệp Nhật một năm nó lãi hàng trăm tỷ $ nhưng không chịu tái đầu tư mà cứ vứt bank cất trữ rồi rình rình múc trái phiếu cp Nhật, Mẽo các loại, nợ nước ngoài lớn nhất của Mẽo toàn là DN Nhật mua đấy

Rồi tiền hưu trí của dân Nhật nữa, Nhật là nước dân số già nên mấy cái tiền hưu trí, tiền trợ cấp, bảo hiểm này nọ thì toàn để ở bank chứ ở đâu được

via theNEXTvoz for iPhone
 
Vậy tiền đâu ra mà bank cho vay fen?
Lãi âm thì gửi tiền vào bank làm gì.
Không âm đâu nhưng thấp lắm. Các nước phát triển thì dân có xài tiền mặt mấy đâu, qua Nhật chắc rất ít người trong túi có tiền mặt 100 đồng. Tất cả dân, doanh nghiệp….đều để tiền, trả lương, mua bán…qua bank hết nên nguồn tiền ở bank rất lớn. VN mình nếu mà định hướng tất cả giao dịch đều phải qua ngân hàng thì cũng sẽ có lãi xuất thấp như họ thôi :doubt:
 
lãi suất nhật bản cũng như phần lớn nước phát triển 1st world là từ 0% xuống âm (âm là anh gửi tiền còn mất tiền hàng năm trên khoản tiền gửi), lý do là xã hội họ khuyến khích người dân đem tiền đầu tư sản xuất (bằng cách góp vốn cổ phần hoặc mua cổ phiếu công ty niêm yết), giúp dòng vốn được lưu thông liên tục, chứ không phải chết dí trong ngân hàng.
Đến giờ vẫn có đứa tin chính sách lãi suất ảnh hưởng đến triển vọng đầu tư sản xuất chứ không phải tới từ nhu cầu hay sức mua à?
Chính sách lãi suất ảnh hưởng chủ yếu đến thị trường tài sản/tài chính chứ không phải nền kinh tế thực liên quan đến hoạt động sản xuất và tiêu dùng.
 
ai vay mua nhà chắc trợn mắt :(
lãi 6.6% thấp quá rồi, a còn đòi gì nữa, cầm sổ đỏ thế chấp giờ lãi còn >7% đấy anh. Không biết giờ muốn vay gói này thì phải hỏi chỗ nào ae nhỉ>?
 
Chú phỉnh năm nay thu gắt quá, quốc khố cạn kiệt rồi chăng?

via theNEXTvoz for iPhone
sau dịch thì lạm phát cả thế giới! Việt còn cao hơn mấy lần! Quốc khố cạn kiệt. Vàng như múa lửa, chứng rơi tự do, công an trị.
Sắp tới còn khốn đốn nữa

via theNEXTvoz for iPhone
 
2018 mình vay đã là 10.5% năm rồi, mà 6.6% đã kêu cao á?
Vay mua nhà tôi không rõ, chứ vay xây nhà là cũng trầy trật đấy.
Lúc đi vay thì vợ chồng anh phải có sổ đỏ đủ điều kiện xây nhà, cả 2 người không có ai có thu nhập tới mức phải chịu thuế thu nhập cá nhân, có giấy phép xây dựng nhưng nhà không được xây to quá bao nhiêu mét vuông gì đấy.

Thường là cho vay tối đa 500 triệu thôi, tài sản thế chấp là sổ đỏ.
Rồi làm xong móng người ta mới đến thẩm định để giải ngân lần 1 là 250 triệu, anh phải có hợp đồng thợ xây, hoá đơn xịn đối với các thứ anh mua để xây nhà như là xi măng, cát, sắt...
Khi anh sắp làm mái một thì mới giải ngân lần 2, anh lại phải cung cấp các hoá đơn liên quan như là dây điện, ống nước, sơn...
Rồi anh phải mở một cái sổ tiết kiệm mấy chục triệu ở đấy nữa.
Không hề thơm tí nào đâu, ăn được cái 4,8% ấy trầy trật, tính cho kỹ thì thực tế chi phí nó đội lên so với bình thường rất nhiều, và nếu cộng vào lãi thì sẽ là khá cao, lại còn tốn nhiều công nữa.

Hợp đồng cho vay ghi rõ là lãi suất theo kỳ, mức lãi mỗi kỳ do chính phủ quy định, có thể điều chỉnh lên xuống theo từng kỳ.
 
Vay mua nhà tôi không rõ, chứ vay xây nhà là cũng trầy trật đấy.
Lúc đi vay thì vợ chồng anh phải có sổ đỏ đủ điều kiện xây nhà, cả 2 người không có ai có thu nhập tới mức phải chịu thuế thu nhập cá nhân, có giấy phép xây dựng nhưng nhà không được xây to quá bao nhiêu mét vuông gì đấy.

Thường là cho vay tối đa 500 triệu thôi, tài sản thế chấp là sổ đỏ.
Rồi làm xong móng người ta mới đến thẩm định để giải ngân lần 1 là 250 triệu, anh phải có hợp đồng thợ xây, hoá đơn xịn đối với các thứ anh mua để xây nhà như là xi măng, cát, sắt...
Khi anh sắp làm mái một thì mới giải ngân lần 2, anh lại phải cung cấp các hoá đơn liên quan như là dây điện, ống nước, sơn...
Rồi anh phải mở một cái sổ tiết kiệm mấy chục triệu ở đấy nữa.
Không hề thơm tí nào đâu, ăn được cái 4,8% ấy trầy trật, tính cho kỹ thì thực tế chi phí nó đội lên so với bình thường rất nhiều, và nếu cộng vào lãi thì sẽ là khá cao, lại còn tốn nhiều công nữa.

Hợp đồng cho vay ghi rõ là lãi suất theo kỳ, mức lãi mỗi kỳ do chính phủ quy định, có thể điều chỉnh lên xuống theo từng kỳ.
Cái dòng in đậm tức là thu nhập ít tới mức không phải đóng thuế thu nhập cá nhân hay sao fen ? Chứ đi làm thuê thu nhập ổn định thì có ai tránh được thuế này đâu, trừ từ lúc phát lương rồi, fen giải thích giúp mình với.:ops:
 
Cái dòng in đậm tức là thu nhập ít tới mức không phải đóng thuế thu nhập cá nhân hay sao fen ? Chứ đi làm thuê thu nhập ổn định thì có ai tránh được thuế này đâu, trừ từ lúc phát lương rồi, fen giải thích giúp mình với.:ops:
Là ít hơn mức 11 triệu đấy.
 
Vay mua nhà tôi không rõ, chứ vay xây nhà là cũng trầy trật đấy.
Lúc đi vay thì vợ chồng anh phải có sổ đỏ đủ điều kiện xây nhà, cả 2 người không có ai có thu nhập tới mức phải chịu thuế thu nhập cá nhân, có giấy phép xây dựng nhưng nhà không được xây to quá bao nhiêu mét vuông gì đấy.

Thường là cho vay tối đa 500 triệu thôi, tài sản thế chấp là sổ đỏ.
Rồi làm xong móng người ta mới đến thẩm định để giải ngân lần 1 là 250 triệu, anh phải có hợp đồng thợ xây, hoá đơn xịn đối với các thứ anh mua để xây nhà như là xi măng, cát, sắt...
Khi anh sắp làm mái một thì mới giải ngân lần 2, anh lại phải cung cấp các hoá đơn liên quan như là dây điện, ống nước, sơn...
Rồi anh phải mở một cái sổ tiết kiệm mấy chục triệu ở đấy nữa.
Không hề thơm tí nào đâu, ăn được cái 4,8% ấy trầy trật, tính cho kỹ thì thực tế chi phí nó đội lên so với bình thường rất nhiều, và nếu cộng vào lãi thì sẽ là khá cao, lại còn tốn nhiều công nữa.

Hợp đồng cho vay ghi rõ là lãi suất theo kỳ, mức lãi mỗi kỳ do chính phủ quy định, có thể điều chỉnh lên xuống theo từng kỳ.
Tôi vay mua đất thì đơn giản hơn, liên hệ với thằng ku làm ngân hàng, cho nó 1 củ. Làm fake cái bảng lương bnhieu cũng dc, tiền về giải ngân 1 cục sau khi có sổ đỏ, ngân hàng giữ luôn sổ, tiền vay dc 75% giá trị đất. Lãi suất dư nợ giảm dần, gốc chia cho 120 tháng (vay 10 năm) lãi tính trên dư nợ giảm dần, vay 500tr sau 10 năm thì lãi cũng khoảng hơn 200 củ.
1723514022003.png
 
Ủa cái noxh này ko vay đc ko ta, vd giờ lương tôi có 11 chai 1 tháng nhưng tôi tích cóp dành dụm bao nhiêu lâu nay đc 1 mớ đủ rồi thì trả 1 lần hoặc trả theo tiến độ đc ko ? chứ đã nghèo còn vay để trả lãi cho è cổ àh
 
Tôi vay mua đất thì đơn giản hơn, liên hệ với thằng ku làm ngân hàng, cho nó 1 củ. Làm fake cái bảng lương bnhieu cũng dc, tiền về giải ngân 1 cục sau khi có sổ đỏ, ngân hàng giữ luôn sổ, tiền vay dc 75% giá trị đất. Lãi suất dư nợ giảm dần, gốc chia cho 120 tháng (vay 10 năm) lãi tính trên dư nợ giảm dần, vay 500tr sau 10 năm thì lãi cũng khoảng hơn 200 củ.
View attachment 2627069
Vay xây nhà nó mệt mỏi lắm, nghe thằng em nó kể thì còn nhiều thứ nữa mà tôi chưa nhớ ra để kể ở trên được.
Như là anh phải lập một bảng dự toán xây nhà chi tiết đến từng vật tư là cái ổ cắm điện, tổng dự toán không được vượt 1 tỉ.
Hoá đơn mua hàng không được dồn hết vào một loại vật tư mà phải chia ra mua ở nhiều món.
Rồi thì giải ngân bắt đầu giai đoạn đã làm xong móng, nếu có sự cố không vay được tiền nữa là vỡ trận vì không biết lấy đâu mấy trăm triệu để bù vào số tiền dự kiến vay tại ngân hàng.
Mấy hồ sơ vay hầu như người vay tiền không thể tự làm được, nó quá khó đối với người bình thường.
Tiền chi phí cho hoá đơn, để mở sổ tiết kiệm tại ngân hàng cũng làm lõm thêm 1 mớ.
Loanh quanh cầm được về để đắp vào cái nhà là hơn 400tr trong tổng mức được vay 500 triệu.
 
Back
Top