Người Việt 'nghiện' dịch vụ giao đồ ăn và mua hàng online

Resius

Senior Member
Phần nhiều người tiêu dùng Việt Nam tập trung vào các dịch vụ giao đồ ăn (60%) và mua hàng tạp hóa trực tuyến (54%).

Đó là dữ liệu mới được công bố từ báo cáo "Nền Kinh tế số Đông Nam Á" của Google, Temasek và Bain & Company. Báo cáo trên mới cập nhật xu hướng kinh tế số của 6 quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Năm nay, báo cáo cho thấy nền kinh tế số Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á, với tổng giá trị hàng hóa (GMV) dự kiến tăng 28% (từ 18 tỷ USD trong năm 2021 lên 23 tỷ USD năm 2022). Kết quả này có được nhờ sự tăng trưởng 26% của thương mại điện tử (TMĐT) so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo báo cáo, Việt Nam là một trong những quốc gia khôi phục các hoạt động “bình thường mới" một cách nhanh chóng sau đại dịch. TMĐT trở thành đầu tàu trong sự tăng trưởng của nền kinh tế số Việt Nam và có 90% người tiêu dùng kỹ thuật số dự định duy trì hay thậm chí gia tăng sử dụng các nền tảng TMĐT trong 12 tháng tới. Phần lớn người tiêu dùng tập trung vào các dịch vụ giao đồ ăn (60%) và mua hàng tạp hóa trực tuyến (54%).

anh-04-1101.jpg

Phần lớn người tiêu dùng Việt Nam tập trung vào dịch vụ giao đồ ăn. (Ảnh: Hoàng Hà)

Mặt khác, người dùng kỹ thuật số thành thị tại Việt Nam có mức tiếp nhận dịch vụ kỹ thuật số cao nhất, trong đó lĩnh vực TMĐT - thực phẩm - tạp hóa đứng đầu danh sách với tỷ lệ lần lượt là 96% - 85% - 85%.

Bà Stephanie Davis, Phó Chủ tịch Google châu Á Thái Bình Dương, phụ trách khu vực Đông Nam Á, cho hay, Việt Nam đứng đầu bảng xếp hạng năm nay với nền kinh tế kỹ thuật số có tốc độ phát triển nhanh nhất và TMĐT có tốc độ tăng cao nhất khu vực Đông Nam Á. Bất chấp những khó khăn hiện tại trên toàn cầu và khu vực, tổng giá trị hàng hóa (GMV) của Việt Nam đang trên đà chạm mức 50 tỷ USD vào năm 2025.

“Nền kinh tế số Việt Nam sẽ là điểm nóng tăng trưởng vì sở hữu dân số ngày càng đông và nguồn lao động công nghệ nội địa có tay nghề cao”, ông Fock Wai Hoong, Phó trưởng bộ phận Công nghệ & Người tiêu dùng và khu vực Đông Nam Á của Temasek, chung nhận định.

Báo cáo của Google, Temasek và Bain & Company còn đưa ra dự đoán, nền kinh tế kỹ thuật số của khu vực Đông Nam Á dự kiến sẽ tăng trưởng nhanh gấp đôi so với GDP ở hầu hết các quốc gia trong khu vực; có thể đạt tới 1.000 tỷ USD vào năm 2030 nếu khai thác tối đa tiềm năng.
https://vietnamnet.vn/nguoi-tieu-du...vu-giao-do-an-va-mua-hang-online-2075947.html
 
rẻ hơn nên mới mua chứ có sao nữa ? mấy thằng cửa hàng ko bán online mua bài khóc thuê ah ?
 
Rẻ hơn, tiện hơn, mã km tặng ngập mồm thì xài thôi
uq1dgnk.png

Ah mà đó là xưa chứ h bọn nó cắt cmn gần hết
Xv0BtTR.png
 
mịa ở VN đúng hài :) mua online ko thích thì trả đồ lại được. được bao real . giá cả open. mua ngoài shop ngoài chợ thì bịnói thách chém chặt ... :LOL:
Cái này mình trả lại thì mất phí ship mà. Do chính sách của shop cho trả lại thì mắc mớ gì kêu hài?
 
Cái này mình trả lại thì mất phí ship mà. Do chính sách của shop cho trả lại thì mắc mớ gì kêu hài?
ac ac. thì tôi nói được trả . thím hiểu ngược ý tôi:eek:
 
  • Ưng
Reactions: zas
ngày nào cũng tốn vài k cho 4 ly cafe the coffee house. Mã ngập mồm như thế tội gì không dùng mà phải lếch ra ngoài?
 
Đi mua tận nơi, sờ mó , nếm thử vẫn thích hơn
Chẳng qua có nhiều thứ bọn cửa hàng bán giá ảo ma quá
 
nhiều cái ra ngoài kiếm hoài không có, lên mạng đặt phát người ta ship đến tận giường.
 
Từ ngày đặt quần áo tàu nội địa nên t cũng bớt ra shop mua. Dm ghét cái bọn bán mà cứ ib, dù biết là để tránh cạnh tranh giá nhưng vẫn ghét. Hôm 10.10 vừa rồi săn dc đôi rebook c85 có 1tr3 rẻ hơn mua shop
 
Grab rất thích điều này.

Các món hàng < 1tr thì cấu thành giá luôn 15-30% dành riêng cho chi phí ship.
 
Mà từ hồi có bọn ship công việc cũng nhàn nhã đi nhiều
Giấy tờ tài liệu không phải cho nhân viên đi giao nữa, gọi ship cái là xong
 
Back
Top