Người Việt quá xem thường sức khỏe thần kinh

Có thống kê nào so sánh tỷ lệ Hậu chấn tâm lý của lính Mỹ và lính Việt Nam không nhỉ .Tôi thấy bên Mỹ báo đài vụ đó ghê lắm. Vn thì chẳng thấy mấy (hoặc do tôi chưa thấy) :embarrassed:
Ở Việt Nam thời đó đói rã họng, chiến tranh xong kiếm cái ăn đã là may ở đó mà đòi quan tâm tới sang chấn tinh thần hả thým. Thậm chí bảo đảm rất nhiều người không đủ trình độ để biết nó tồn tại luôn.
 
E thấy mấy nước phát triển, hay tiệm cận sức khỏe tinh thần họ rất coi trọng, mỗi người có bác sĩ tâm lí riêng, trường học cũng có nhưng dân mình cứ nhắc đến thần kinh lại cười cợt, kiểu xem thường, cho đến lúc nặng rồi cũng ko đi khám thử thiết nghĩ nên bỏ mấy tiết học xàm xí ra làm vài buổi học tư vấn tâm lí cho học sinh thì thiết thực hơn

Hôm qua cũng nói vs thằng bạn
Nó cũng k chú ý lắm mấy vấn đề này
Thực ra nó cũng đang gặp vấn đề tâm lý :)
Có thể cái tôi nó quá cao nên nó đề phòng

Gửi từ Xiaomi M2101K7AG bằng vozFApp
 
Nếu bị ám ảnh, rối loạn tâm lý gì gì đó (nói chung tâm thần) thì KHÔNG ĐƯỢC tập thiền nhé! Rất nguy hiểm. Trước kia tôi cũng ngồi thiền cho vui mà giờ bỏ hết.

Nói chung Thiền thích hợp cho những người lo toan, bận bịu, sống nhanh, cạnh tranh, hỷ nộ ái ố, hối hả... và những tính cách xấu nhè nhẹ. Chứ nếu tâm lý, tâm thần có vấn đề thì kiêng tập. Lý do cũng đơn giản thôi, Thiền nói tiếng Tây là Mediatation, tức sự tập trung. Khi tâm thần, càng yên tĩnh, càng tập trung tư tưởng nhìn vào chính mình, càng chết. Tôi ko phải bác sỹ tâm thần ko biết chữa thế nào, nhưng nói chung là không nên. Có lẽ nên tránh ngồi 1 mình, nghĩ một cái gì lung quá, tránh trầm tư mặc tưởng... nên tham gia vào các việc giao lưu, vận động nhè nhẹ vui vẻ cho quên.
Thiếu hụt về tâm lý thì phải lần ngược lại quá khứ tuổi thơ của mình rồi đối diện với nó, tập trung nhìn vào chính mình, chứ làm mấy cái khác chỉ là trị ngọn ko trị được gốc, tạm quên chứ quên sao được chẳng lẽ định sống suốt đời với nó, càng trốn tránh thì càng nặng hơn thôi. Lúc đang đỡ thì đối diện với sự thật đi, lên cơn thì nốc thuốc rồi đối diện sự thật tiếp mới chữa gốc rễ được. À đây là ý kiến của 1 người bị thiếu hụt tâm lý mức độ nhẹ thôi nhé ông mà nặng xem tham khảo thôi ko làm thật xảy ra vấn đề j lại đổ lỗi
 
Thiếu hụt về tâm lý thì phải lần ngược lại quá khứ tuổi thơ của mình rồi đối diện với nó, tập trung nhìn vào chính mình, chứ làm mấy cái khác chỉ là trị ngọn ko trị được gốc, tạm quên chứ quên sao được chẳng lẽ định sống suốt đời với nó, càng trốn tránh thì càng nặng hơn thôi. Lúc đang đỡ thì đối diện với sự thật đi, lên cơn thì nốc thuốc rồi đối diện sự thật tiếp mới chữa gốc rễ được. À đây là ý kiến của 1 người bị thiếu hụt tâm lý mức độ nhẹ thôi nhé ông mà nặng xem tham khảo thôi ko làm thật xảy ra vấn đề j lại đổ lỗi
Cái đó ngta gọi là liệu pháp Freud!

Liệu pháp Freud khác với trầm tư mặc tưởng + tự đi tìm.

Liệu pháp Freud không đồng nghĩa với phủ định các liệu pháp sống vui khoẻ.

NÓI CHUNG:

1) Người nào sống bon chen, đua đòi, tấp nập quá... thì thử tập Thiền.

2) Người nào "tâm lý có vấn đề" thì cần cự tuyệt tập Thiền, lo sống tĩnh dưỡng kết hợp với vận động tích cực.

Nguyên nhân tâm lý thì có nhiều. Nhiều lúc không cần biết căn nguyên/nguyên nhân mà lo tập trị triệu chứng (kiêm hậu quả) đi đã
 
E thấy mấy nước phát triển, hay tiệm cận sức khỏe tinh thần họ rất coi trọng, mỗi người có bác sĩ tâm lí riêng, trường học cũng có nhưng dân mình cứ nhắc đến thần kinh lại cười cợt, kiểu xem thường, cho đến lúc nặng rồi cũng ko đi khám thử thiết nghĩ nên bỏ mấy tiết học xàm xí ra làm vài buổi học tư vấn tâm lí cho học sinh thì thiết thực hơn
Thì đúng rồi, ngay ở voz mà thớt này hơn năm rưỡi có mấy ai quan tâm đâu, còn chưa được đến 4 trang nữa.
Im đi thằng soyboy, bỏ triết học cộng sản ra thì đúng, chứ triết học là nhân sinh quan, là con đường để trả lời câu hỏi " tôi là ai" mắc gì bỏ, nó còn có thể chữa lành tinh thần theo một cách nào đó đấy.
"Tiết học" chứ ko phải "triết học", mắt mũi có vấn đề còn đi chửi nó.
 
Cái đó ngta gọi là liệu pháp Freud!

Liệu pháp Freud khác với trầm tư mặc tưởng + tự đi tìm.

Liệu pháp Freud không đồng nghĩa với phủ định các liệu pháp sống vui khoẻ.

NÓI CHUNG:

1) Người nào sống bon chen, đua đòi, tấp nập quá... thì thử tập Thiền.

2) Người nào "tâm lý có vấn đề" thì cần cự tuyệt tập Thiền, lo sống tĩnh dưỡng kết hợp với vận động tích cực.

Nguyên nhân tâm lý thì có nhiều. Nhiều lúc không cần biết căn nguyên/nguyên nhân mà lo tập trị triệu chứng (kiêm hậu quả) đi đã
theo t bất kì vấn đề nào của cảm xúc đều là những dấu hiệu mà cơ thể cảnh báo khi chúng ta gặp nguy hiểm, làm trái với bản năng được định hình trong mã gen. Cũng giống việc bị sốt khi cảm lạnh vậy, nếu ko khắc phục những nguyên nhân đấy mà cứ để sốt mãi (thay vì mặc áo ấm vào thì nốc thuốc hạ sốt và tiếp tục cởi trần hóng gió lạnh) thì cơ thể càng rệu rã => tương tự khi hệ thần kinh bị tác động mạnh trong thời gian dài sẽ tạo thành thương tổn ko thể phục hồi. Các liệu pháp sống vui vẻ như vận động, tương tác với xã hội đều là những việc thực sự đem lại giá trị, làm đúng theo bản năng của con người => tâm lý tốt hơn. Ý tôi muốn nói là không nên ôm tâm lý chạy trốn sự thật => bỏ qua các cảnh báo từ cơ thể => càng nặng hơn
 
Back
Top