Nguyên nhân khiến Trung Quốc khó vực dậy tăng trưởng kinh tế

Xmen_pro

Senior Member

Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng không giống như bất kỳ cuộc khủng hoảng nào khác kể từ khi mở cửa với thế giới - theo nhận định của tờ báo New York Times...​

Ảnh minh họa - Ảnh: Bloomberg.

Ảnh minh họa - Ảnh: Bloomberg.
Cuộc khủng hoảng bất động sản kéo dài đã khiến người tiêu dùng Trung Quốc trở nên thận trọng và doanh nghiệp nước này lo lắng. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng không giống như bất kỳ cuộc khủng hoảng nào khác kể từ khi mở cửa với thế giới - theo nhận định của tờ báo New York Times.
Năm 2004, khi Trung Quốc đang nổi lên thành một thế lực kinh tế toàn cầu, một nhóm nhà nghiên cứu của nước này bắt đầu tiến hành một cuộc khảo sát toàn quốc định kỳ 5 năm một lần. Trong cuộc khảo sát, người Trung Quốc được hỏi họ có khá giả hơn về mặt tài chính so với trước đó 5 năm. Kết quả cho thấy tỷ lệ trả lời “có” trong cuộc khảo sát 5 năm sau đó đã tăng lên so với lần khảo sát trước, và tiếp tục tăng vào năm 2014, đạt mức cao 77%. Nhưng trong cuộc khảo sát vào năm ngoái, tỷ lệ đưa ra câu trả lời “có” đã giảm còn 39%.
Cuộc khảo sát cho thấy một thực tế mới: nền kinh Trung Quốc đang đương đầu khủng hoảng. Sự phục hồi sau đại dịch Covid-19, vốn được kỳ vọng mang lại sức sống mới cho nền kinh tế nước này, rốt cục không đáp ứng được mong đợi.
NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ DOANH NGHIỆP CÙNG “THẮT CHẶT HẦU BAO”
Mấy năm trước, Bắc Kinh quyết tâm “cai” nền kinh tế khỏi sự phụ thuộc vào một thị trường bất động sản tăng trưởng quá nóng - lĩnh vực trước đó đã giữ vai trò là nguồn của cải tiết kiệm lớn nhất của nhiều hộ gia đình, cũng như nguồn lực tài chính quan trọng cho hệ thống ngân hàng và chính quyền các địa phương. Các biện pháp siết chặt kiểm soát bất động sản của Trung Quốc đã dẫn tới hệ quả là hàng loạt doanh nghiệp địa ốc suy sụp, để lại những khoản nợ khổng lồ, các dự án đầu tư rơi vào ngưng trệ, căn hộ không bán được và vô số việc làm bị mất.
Trong bối cảnh như vậy, người tiêu dùng Trung Quốc - vốn dĩ có thói quen tiết kiệm - càng hạn chế chi tiêu hơn. Chưa kịp “hoàn hồn” sau các biện pháp chống dịch hà khắc, doanh nghiệp Trung Quốc lại buộc phải giảm lương và cắt giảm nhân sự. Hàng triệu sinh viên mới tốt nghiệp gia nhập thị trường việc làm phải đối mặt với triển vọng công việc bấp bênh. Chưa kể, dân số Trung Quốc đã giảm 2 năm liên tiếp. Tại một quốc gia mà phần đông người dân chỉ quen với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và điều kiện sống ngày càng đi lên, niềm tin đang trên đà suy giảm.
Năm 2006, Sherry Yang mở công ty chuyển về biển hiệu quảng cáo ở tỉnh Tứ Xuyên. Trong vòng vài năm, Yang nhận được nhiều đơn hàng đến nỗi 16 nhân viên và máy móc của công ty phải hoạt động suốt ngày đêm. Nhưng sau đại dịch, hoạt động kinh doanh không thể phục hồi hoàn toàn. Mùa hè năm nay, tình hình càng xấu thêm, với doanh thu của tháng 7 giảm 70% so với cùng kỳ năm ngoái. Yang cho biết có cảm giác như lĩnh vực kinh doanh nào cũng đang gặp khó và chẳng ai chi tiêu cả.
Yang phải giảm số nhân viên xuống còn 6, và vài người trong số này chỉ lướt điện thoại cả ngày vì không có đủ việc để làm. “Đây là năm khó khăn nhất kể từ khi công ty thành lập”, Yang nói với New York Times.
Tiêu dùng - lĩnh vực mà Chính phủ Trung Quốc đã xác định là một động lực tăng trưởng quan trọng - vẫn còn yếu trong toàn bộ nền kinh tế.
Alibaba, công ty thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc, cho biết doanh thu bán hàng trong lĩnh vực mua sắm trực tuyến của công ty tại thị trường trong nước đã giảm 1% trong mùa xuân năm nay. Theo Maoyan - một công ty cung cấp dữ liệu giải trí - doanh thu phòng vé phim hè của Trung Quốc đã giảm gần một nửa so với năm ngoái. Bộ Nông nghiệp Mỹ hồi tháng 8 dự báo người tiêu dùng Trung Quốc sẽ giảm mua thịt lợn và chuyển sang mua thịt bò rẻ hơn do áp lực kinh tế.
Một số công ty nước ngoài từng đổ xô vào Trung Quốc để đón làn sóng tiêu dùng dâng cao hiện đang rút lui khỏi thị trường này. Tháng trước, nhà bán lẻ sản phẩm làm đẹp Sephora, một công ty con trong tập đoàn hàng xa xỉ LVMH của Pháp, ra thông báo rằng họ sẽ cắt giảm việc làm vì “thị trường đầy thách thức”. Hãng công nghệ Mỹ IBM sắp đóng cửa hai trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) tại Trung Quốc.
MỐI LO NỢ NẦN
Nỗ lực ứng phó của các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đều gặp trở ngại, vì họ không thể dựa vào giải pháp cơ bản đã từng phát huy hiệu quả trong quá khứ. Trong nhiều năm, chính quyền địa phương đã vay tiền để đầu tư vào các dự án phát triển hoành tráng, giúp người dân có việc làm và lĩnh vực xây dựng bùng nổ, ngay cả khi cơ sở hạ tầng lớn như vậy thực chất không phải là điều cần thiết.
Tổng số nợ từ các khoản vay như vậy đã lên tới hơn 7 nghìn tỷ USD. Với mối quan ngại của giới đầu tư về hệ thống tài chính của Trung Quốc, thời kỳ vay mượn tràn lan để xây dựng cơ sở hạ tầng phù phiếm đó khó sớm quay trở lại.
Chính phủ Trung Quốc đã phát đi tín hiệu cảnh báo bằng cách hạn chế quyền truy cập dữ liệu về thị trường và nền kinh tế. Năm ngoái, Trung Quốc dừng việc công bố số liệu thất nghiệp ở thanh niên sau khi con số này đạt mức cao kỷ lục. Nước này đã công bố dữ liệu này trở lại trong năm nay, nhưng sử dụng một phương pháp thống kê mới nhằm giảm con số.
Ngoài ra, để dập tắt những đồn đoán về một cuộc khủng hoảng kinh tế lớn, giới chức Trung Quốc đã cảnh báo một số nhà kinh tế không nên so sánh công khai giữa các vấn đề của Trung Quốc với sự sụp đổ của bong bóng bất động sản do nợ của Nhật Bản vào những năm 1980 - một nguồn áp lực đè nặng lên nền kinh tế đất nước mặt trời mọc trong suốt nhiều thập kỷ.
Tuy nhiên, khối nợ của Trung Quốc là điều khó có thể phớt lờ.
Khủng hoảng bất động sản Trung Quốc đã gây ra nhiều thiệt hại về tài sản thế chấp, nhưng nguy cơ vỡ nợ ở nước này được giảm thiểu nhờ hệ thống tài chính được kiểm soát chặt chẽ. Đáng lo hơn là việc Chính phủ nước này có thể có ít nguồn lực tài chính hơn để giữ cho tình hình không trở nên xấu hơn.
Bà Alicia Garcia-Herrero, nhà kinh tế trưởng khu vực châu Á-Thái Bình Dương tại ngân hàng đầu tư Natixis, nhận định: “Hậu quả của cuộc khủng hoảng tài khóa này là tăng trưởng kinh tế yếu hơn”.
Bất ổn kinh tế đã khiến người có tiền tiết kiệm ở Trung Quốc và các nhà đầu tư nước ngoài đổ xô đi tìm những nơi an toàn để giữ tiền. Giá bất động sản tiếp tục lao dốc và chứng khoán Trung Quốc đang đuối so với hầu hết các thị trường lớn khác, bao gồm Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ.
Các quỹ nước ngoài đã chuyển sang bán ròng cổ phiếu Trung Quốc trong năm nay, và đây sẽ là năm đầu tiên khối ngoại thoái vốn khỏi thị trường chứng khoán Trung Quốc kể từ khi bắt đầu có dữ liệu này cách đây 1 thập kỷ. Từ đầu năm đến nay, cổ phiếu của khoảng 180 công ty Trung Quốc đã bị loại khỏi một chỉ số thị trường chứng khoán toàn cầu quan trọng, qua đó làm giảm sự hiện diện của các công ty Trung Quốc trong chỉ số này.
Cùng với đó, nhà đầu tư Trung Quốc đổ tiền vào vàng, góp phần đẩy giá vàng thế giới liên tiếp lập kỷ lục trong năm nay.
THẤT NGHIỆP Ở GIỚI TRẺ
Trung Quốc dự báo nền kinh tế nước này sẽ đạt mức tăng trưởng khoảng 5% trong năm nay, một tốc độ nhanh hơn hầu hết các nền kinh tế lớn khác, nhưng mục tiêu này đang bị nghi ngờ.
Xuất khẩu của Trung Quốc đang tăng kỷ lục - khiến thế giới tràn ngập xe điện, pin và thiết bị gia dụng do nước này sản xuất - đang là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Trung Quốc. Tuy nhiên, tình trạng dư cung cũng đang gây suy giảm khả năng sinh lời của các ngành sản xuất công nghệ cao mà Trung Quốc đặt hy vọng sẽ làm dịu bớt tác động của cuộc dịch chuyển không dễ dàng của mô hình kinh tế từ dựa vào bất động sản. Đồng thời, vấn đề dư thừa công suất của Trung Quốc cũng vấp phải phản ứng dữ dội từ ngày càng nhiều đối tác thương mại lớn của nước này.
Về phần mình, Trung Quốc tỏ ra xem nhẹ mối lo kinh tế. Trong một bài viết hồi tháng 4 trên truyền thông nhà nước, ông Jin Ruiting - Giám đốc Viện Kinh tế Quốc tế tại Học viện Nghiên cứu kinh tế vĩ mô Trung Quốc, cho rằng truyền thông và các chính trị gia phương Tây tiếp tục “làm ầm ĩ về những biến động kinh tế ngắn hạn của Trung Quốc” và “đơn phương phóng đại những vấn đề và thách thức của nền kinh tế Trung Quốc.”
Nhưng theo New York Times, những vấn đề cơ bản của kinh tế Trung Quốc vẫn còn đó.
Một số lượng lớn thanh niên Trung Quốc không có đủ công ăn việc làm. Tháng 7 năm nay, tỷ lệ thất nghiệp ở nước này trong độ tuổi từ 16 đến 24 đã tăng lên mức trên 17%, từ 13% trong tháng 6.
Winnie Chen tốt nghiệp đại học vào mùa hè năm nay ở thành phố Nam Xương với tấm bằng kiểm toán. Cô đã tham gia kỳ thi công chức vào tháng 3 nhưng không đậu, một phần do phải chọi với hàng trăm ứng viên khác cho mỗi vị trí ứng tuyển.
Sau đó, Chen bắt đầu tìm việc làm tại các công ty tư nhân. Cô đã nhắn tin cho 1.229 công ty trên một ứng dụng tìm việc làm và nộp đơn xin việc đến 119 công việc trong lĩnh vực kế toán, thương mại điện tử, truyền thông xã hội và các ngành khác. Cô cho biết, sau hàng chục cuộc phỏng vấn, cô đã nhận được một số lời mời làm việc - nhưng tất cả đều đi kèm những điều kiện “vô lý”.


 
Một phần không nhỏ là do thói quen tích trữ của cải của người dân (Á Đông) bị hủy hoại do các chính sách kiểm soát tài chính của chính phủ. Người dân không cảm thấy an toàn với các hoạt động tích trữ của mình nữa. Nhưng họ cũng không thể phù hợp với thói quen tiêu dùng tín dụng của dân tây phương.
Trừ khi hình ảnh các tiệm cầm đồ hoàn toàn biến mất khỏi văn hóa sống của người TQ. A, có thể là Việt Nam cũng nên.
 
2030 tăng trưởng GDP của cẩu quốc sẽ bị kéo về 3%, ngang với mẽo. Rồi nếu không giải quyết được bài toán già thì 2050 sẽ về dưới 2% dưới 1% như các nước khác.
NCtxRtQ.png
Nói cách khác: từ nay tới 2030 tàu tiếp tục thu gẹp khoảng cách quy mô nền kinh tế với mẽo, và cho tới tận 2050 vẫn tiếp tục nới rộng chênh lệch quy mô kinh tế với các nc khác trong g7 :)
 
Kinh tế siêu sản xuất, thế giới càng suy thoái càng bơm hàng hoá ra toàn cầu.
Doanh nghiệp vận hành lỗ và được chính phủ tài trợ bằng nợ vay lãi thấp, sau đó mang ngoại tệ về rồi tiếp tục in tiền để cân đối thặng dư.
Hoàn hảo và chống gió bão suy thoái đến mức này mà qua lời thằng lều lại như giãy chết.

Trong khi đó thì con hổ giấy đao lồng với core lõi phân lô bán nền đang loay hoay níu giữ fdi kẻo nó đi mất thì đéo biết xử lý đám nhân sự gia công thế nào. Kinh tế đình trệ, in năm covid in tiền cho cố nó ngấm vào đất, giờ chung cư nhà đất x 1,5 lần sau 2 năm. Lương thì 3 cọc 3 đồng làm ko đủ tiêu, chưa kịp lo cowm 3 bữa đã phải đóng thuế thu nhập.
Chết mẹ cười thằng lều báo
 
Nói cách khác: từ nay tới 2030 tàu tiếp tục thu gẹp khoảng cách quy mô nền kinh tế với mẽo, và cho tới tận 2050 vẫn tiếp tục nới rộng chênh lệch quy mô kinh tế với các nc khác trong g7 :)

Năm 2019 khoảng cách là 7k tỉ giữa China vs US, giờ khoảng cách là 10k tỉ, ba năm liên tục GDP TQ đi ngang, năm sau dự báo thấp mà Mỹ càng tăng nên khoảng cách sẽ càng rộng. Trừ khi tốc độ tăng trường của TQ tầm 5-6% mới có cơ hội thu hẹp và vượt Mỹ trong 10-20 năm nữa. Đến 20-30 năm sau mà không vượt là không bao giờ còn cơ hội trừ khi nổ WW 3.



Có về mức đó thì Đức hay Nhật cũng vẫn chả đuổi được tổng GDP

Anh so sánh buồn cười, Đức + Nhật thì quy mô thị trường kinh tế bằng kiểu gì TQ với hơn 1 tỷ dân ?. Thử cho Đức + Nhật 1 tỷ dân với đất rộng như TQ rồi hãy so sánh. Đức Nhật nó chỉ cần quy mô kinh tế 10k tỉ là quá tốt với tiềm năng phát triển rồi.
 
Đang định hỏi "rồi nhà chức trách quốc gia phía dưới nhìn vào đó học được gì" thì thấy #8
t5IcdBZ.png
 
Nói cách khác: từ nay tới 2030 tàu tiếp tục thu gẹp khoảng cách quy mô nền kinh tế với mẽo, và cho tới tận 2050 vẫn tiếp tục nới rộng chênh lệch quy mô kinh tế với các nc khác trong g7 :)
vẽ thì hay
dính cái bẩy già hoá thì thu hẹp kiểu gì
Tàu đã tận dụng dân số vàng để bức phá nhưng câu hỏi là gần 1 tỉ ông bà già trong tương lai sẽ được giải quyết ra sao
 
Kinh tế siêu sản xuất, thế giới càng suy thoái càng bơm hàng hoá ra toàn cầu.
Doanh nghiệp vận hành lỗ và được chính phủ tài trợ bằng nợ vay lãi thấp, sau đó mang ngoại tệ về rồi tiếp tục in tiền để cân đối thặng dư.
Hoàn hảo và chống gió bão suy thoái đến mức này mà qua lời thằng lều lại như giãy chết.

Trong khi đó thì con hổ giấy đao lồng với core lõi phân lô bán nền đang loay hoay níu giữ fdi kẻo nó đi mất thì đéo biết xử lý đám nhân sự gia công thế nào. Kinh tế đình trệ, in năm covid in tiền cho cố nó ngấm vào đất, giờ chung cư nhà đất x 1,5 lần sau 2 năm. Lương thì 3 cọc 3 đồng làm ko đủ tiêu, chưa kịp lo cowm 3 bữa đã phải đóng thuế thu nhập.
Chết mẹ cười thằng lều báo

Cả bài viết ( dịch ) chả có chữ đao lồng ở đâu cả mà anh nhận vơ vào làm gì .
Phát triển đến ngưỡng cực đại mà không phát động được cách mạng công nghiệp / công nghệ mới thì chậm lại thôi .
Mỹ từ khi tôi có nhận thức về thế giới thì liên tục dẫn dầu về cách mạng công nghệ
 
Cả bài viết ( dịch ) chả có chữ đao lồng ở đâu cả mà anh nhận vơ vào làm gì .
Phát triển đến ngưỡng cực đại mà không phát động được cách mạng công nghiệp / công nghệ mới thì chậm lại thôi .
Mỹ từ khi tôi có nhận thức về thế giới thì liên tục dẫn dầu về cách mạng công nghệ
anh bây giờ chắc gì đã có nhận thức đúng về bản chất kinh tế ?
Chẳng có cái tiến trình nào thoát khỏi đồ thị sin cả, nên có suy sẽ có thịnh, có thịnh thì phải suy.
Anh cho rằng mẽo đang dẫn đầu về cách mạng công nghệ ??? Tôi nói chưa chắc đâu, 1 thằng phát kiến, 1 thằng ứng dụng, cũng same nhau cả.
Thứ khiến cho tương lai bất định ko phải là thứ đang nhìn thấy ở hiện tại.
 
anh bây giờ chắc gì đã có nhận thức đúng về bản chất kinh tế ?
Chẳng có cái tiến trình nào thoát khỏi đồ thị sin cả, nên có suy sẽ có thịnh, có thịnh thì phải suy.
Anh cho rằng mẽo đang dẫn đầu về cách mạng công nghệ ??? Tôi nói chưa chắc đâu, 1 thằng phát kiến, 1 thằng ứng dụng, cũng same nhau cả.
Thứ khiến cho tương lai bất định ko phải là thứ đang nhìn thấy ở hiện tại.
đỉnh sin của anh ở 200 năm nữa thì sao
sin với sủng dễ thế thì anh đi bắt đáy bán đỉnh coin đi
 
Vừa xem xong thì vào voz thấy bài này. Ko biết thực sự bên TQ như clip hay nó chém gió để hút view mà xem thấy chán hẳn...Thế này thì kêu gọi đẻ kiểu gì.
 
Cả bài viết ( dịch ) chả có chữ đao lồng ở đâu cả mà anh nhận vơ vào làm gì .
Phát triển đến ngưỡng cực đại mà không phát động được cách mạng công nghiệp / công nghệ mới thì chậm lại thôi .
Mỹ từ khi tôi có nhận thức về thế giới thì liên tục dẫn dầu về cách mạng công nghệ
thằng tồ nâu nó lái về đông lào để khoá thớt đó.
 
Năm 2019 khoảng cách là 7k tỉ giữa China vs US, giờ khoảng cách là 10k tỉ, ba năm liên tục GDP TQ đi ngang, năm sau dự báo thấp mà Mỹ càng tăng nên khoảng cách sẽ càng rộng. Trừ khi tốc độ tăng trường của TQ tầm 5-6% mới có cơ hội thu hẹp và vượt Mỹ trong 10-20 năm nữa. Đến 20-30 năm sau mà không vượt là không bao giờ còn cơ hội trừ khi nổ WW 3.





Anh so sánh buồn cười, Đức + Nhật thì quy mô thị trường kinh tế bằng kiểu gì TQ với hơn 1 tỷ dân ?. Thử cho Đức + Nhật 1 tỷ dân với đất rộng như TQ rồi hãy so sánh. Đức Nhật nó chỉ cần quy mô kinh tế 10k tỉ là quá tốt với tiềm năng phát triển rồi.
năm 2019 tính theo sức mua, khoảng cách là 3k tỉ giữa china vs us, giờ là 7k tỉ. Tàu vượt mỹ từ tám hoánh nào rồi. Giờ nó kệ mẹ, cứ cố tình làm mất giá nội tệ để đẩy mạnh xuất khẩu, kê thằng mỹ sóc lọ với gdp tỉ giá rồi khóc lóc cạnh tranh không lành mạnh xong áp thuế. Con dân mỹ chịu, chứ nó cứ phá giá thì áp thuế nữa hàng mỹ vẫn chẳng cạnh tranh được về giá.
Giờ nó túc tắc chuyển đổi kinh tế tiêu dùng, chuyển sang sản xuất các hàng giá trị cao, đẩy các ngành giá trị thấp về mấy vùng nghèo kiểu châu phi, xây vành đai con đường. WW đánh nhau tòe mỏ để dành thị trường đây lại không tốn giọt máu mà thị trường tự chạy theo nó.
GIờ trừ khi nổ WW3 không thì sau này hết dầu mỏ, petrodollar thành giấy lộn thì mỹ thành third world chứ chẳng còn slot #2
 
năm 2019 tính theo sức mua, khoảng cách là 3k tỉ giữa china vs us, giờ là 7k tỉ. Tàu vượt mỹ từ tám hoánh nào rồi. Giờ nó kệ mẹ, cứ cố tình làm mất giá nội tệ để đẩy mạnh xuất khẩu, kê thằng mỹ sóc lọ với gdp tỉ giá rồi khóc lóc cạnh tranh không lành mạnh xong áp thuế. Con dân mỹ chịu, chứ nó cứ phá giá thì áp thuế nữa hàng mỹ vẫn chẳng cạnh tranh được về giá.
Giờ nó túc tắc chuyển đổi kinh tế tiêu dùng, chuyển sang sản xuất các hàng giá trị cao, đẩy các ngành giá trị thấp về mấy vùng nghèo kiểu châu phi, xây vành đai con đường. WW đánh nhau tòe mỏ để dành thị trường đây lại không tốn giọt máu mà thị trường tự chạy theo nó.
GIờ trừ khi nổ WW3 không thì sau này hết dầu mỏ, petrodollar thành giấy lộn thì mỹ thành third world chứ chẳng còn slot #2
Anh có nói quá không đấy. Với những gì mà mỹ sở hữu thì có thể mất slot #1 chứ xuống third world thì ếu bao giờ có chuyện đó :surrender: :surrender:
À không tính chiến tranh dùng nấm nhé :byebye:
 
Anh có nói quá không đấy. Với những gì mà mỹ sở hữu thì có thể mất slot #1 chứ xuống third world thì ếu bao giờ có chuyện đó :surrender: :surrender:
À không tính chiến tranh dùng nấm nhé :byebye:
thirdworld tôi nhại lời trump thôi chứ chẳng đến mức đó đâu. Cơ mà biết đâu trump đúng, khéo khi dollar không còn là đồng tiền của thế giới nữa, mỹ bất ổn tách ra chục nước thì thành thirdworld thật
zFNuZTA.png
 
Back
Top