thảo luận Nguyên nhân thực sự khiến Trung Quốc phải quay 'Tây du ký 1986'

1mgm1

Senior Member
Bản 'Tây du ký' của Nhật Bản năm 1978 hot rần rần đã tạo ra sức ép, buộc đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc phải bắt tay thực hiện bản 'Tây du ký' 1986.

Bản Tây du ký của Nhật Bản năm 1978 hot rần rần
Bản Tây du ký của Nhật Bản năm 1978 hot rần rần

Bộ tiểu thuyết Tây du ký là một trong Tứ đại danh tác của Trung Quốc, sau khi được chuyển thể thành phim cũng đã được làm lại rất nhiều lần. Nhưng trong lòng nhiều khán giả mộ điệu, bản phim Tây du ký năm 1986 là bản kinh điển nhất, xuất sắc nhất.

Nhưng có lẽ điều mà nhiều người không biết đến, sở dĩ có sự xuất hiện của bản phim Tây du ký năm 1986 là vì sự xuất hiện của bản phim Tây du ký của Nhật Bản quay năm 1978.

Phải biết rằng, Tứ đại danh tác của Trung Quốc không chỉ nổi tiếng trong nội địa Trung Quốc mà còn được biết đến nhiều ở ngoại quốc.Ví dụ như ở Nhật Bản, họ rất yêu thích hai tác phẩm Tây du kýTam quốc diễn nghĩa.

Tác phẩm đầu tiên của Tây du ký trên màn ảnh Nhật cũng không phải là bản năm 1978 mà từ trước đó rất lâu, Nhật Bản cũng đã cho ra đời không dưới 6 bộ phim có liên quan đến Tây du ký. Chỉ có điều những phim đó không được nổi tiếng cho lắm. Hơn nữa, nội địa Trung Quốc cũng đã từng có bộ phim điện ảnh về động Bàn Tơ trong Tây du ký.

Tạo hình của ba thầy trò Đường Tăng trong Tây du ký năm 1978 của Nhật Bản
Tạo hình của ba thầy trò Đường Tăng trong Tây du ký năm 1978 của Nhật Bản
Bản Tây du ký năm 1978 của Nhật Bản khi ra đời đã nổi tiếng khắp nơi, hơn nữa còn được phát sóng trên kênh truyền hình của Trung Quốc. Sau khi xem phiên bản này, rất nhiều khán giả Trung Quốc đã bày tỏ sự không hài lòng. Họ cho rằng tại sao người Trung Quốc không tự chuyển thể thành phim các tác phẩm văn học Trung Hoa?

Ngoài việc không thích phiên bản do Nhật làm, các khán giả Trung Quốc còn không thể chấp nhận vai Đường Tăng do một nữ diễn viên thủ vai trong bản phim Tây du ký 1978.

Người đóng vai Đường Tăng là Masako Natsume, là một nữ diễn viên vô cùng xinh đẹp trong làng giải trí Nhật Bản. Việc cô thủ vai Đường Tăng, vốn là nam giới, được cho là không được thành công bởi những đặc điểm vốn có của nữ giới vẫn rất rõ rệt.

Đường Tăng trong phiên bản của Nhật do nữ cải nam trang
Đường Tăng trong phiên bản của Nhật do nữ cải nam trang
Dù không được đánh giá cao trong việc dùng nữ diễn viên đóng vai Đường Tăng, thế nhưng như tiền lệ sẵn có, các bản phim của Nhật sau này cũng thường để nữ đóng vai Đường Tăng. Dần dà việc này trở thành một "tiêu chí độc đáo" trong các phim Tây du ký do Nhật sản xuất.

Tôn Ngộ Không trong phiên bản Nhật Bản năm 1978 có hình tượng khá thân thiện, hoàn toàn không giống khỉ.
Tôn Ngộ Không trong phiên bản Nhật Bản năm 1978 có hình tượng khá thân thiện, hoàn toàn không giống khỉ.
Tru Bát Giới lại trông giống...
Tru Bát Giới lại trông giống... "đầu bếp khỉ" nhiều hơn là giống một chú heo
Sau khi du nhập vào Trung Quốc, bản phim này chỉ phát sóng được ba tập đã bị ngừng chiếu vì có nhiều chi tiết không được khán giả chấp nhận. Ví dụ như Đường Tăng dùng nụ hôn để chữa trị vết thương cho đồ đệ, có quan hệ mập mờ với đồ đệ... Cũng chính vì thế, sau khi phim bị ngừng chiếu, càng có nhiều khán giả Trung Quốc yêu cầu Trung Quốc nên có những bộ phim trong Tứ đại danh tác của chính mình.

Dẫu bị người Trung Quốc phản đối, bản phim Tâu du ký 1978 của Nhật làm vẫn tạo được tiếng vang. Và điều này đã tạo nên áp lực cho những nhà làm phim Trung Quốc. Dưới áp lực từ nhiều phía, đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc đã quyết định làm bộ phim Tây du ký do Dương Khiết làm đạo diễn với sự hóa thân vô cùng xuất sắc của dàn diễn viên từ chính đến phụ.

Đến nay, cộng đồng hâm mộ phim Tây du ký vẫn tranh cãi đâu là bản Tây du ký nào kinh điển nhất lịch sử? Đa số đều cho rằng bản Tây du ký năm 1986 của đạo diễn Dương Khiết chính là bản phim kinh điển nhất, hay nhất. Thế nhưng cũng có một số người cho rằng bản của Nhật Bản làm năm 1978 mới là kinh điển nhất. Rốt cuộc, tại sao lại xuất hiện hai luồng ý kiến trái ngược này?

Hình ảnh kinh điển của phim Tây du ký 1986 do Trung Quốc sản xuất
Hình ảnh kinh điển của phim Tây du ký 1986 do Trung Quốc sản xuất
Với phiên bản Tây du ký 1986 của đạo diễn Dương Khiết, nhiều ý kiến cho rằng đây là phiên bản kinh điển nhất bởi bộ phim phù hợp với quan niệm xã hội, nhân sinh quan và giá trị quan. Đồng thời, tinh thần và ý thức của ê-kíp tuyên truyền trong phim cũng rất tiên tiến. Phiên bản này ngay cả đến hiện tại, cho dù có xem cả ngàn lần, cũng không thấy lỗi thời.

Còn phiên bản của Nhật lại khác xa so với nguyên tác, nhưng lại được một số người cho rằng đó là bản kinh điển nhất là bởi bộ phim khá thịnh hành ở châu Âu. Hơn nữa, người nước ngoài lại rất thích phiên bản này. Vì phiên bản này thực ra đã thực hiện nhiều sự cải biên, chỉnh sửa, lấy mục đích chính là giải trí.

Vốn dĩ giá trị của người châu Á và người phương Tây đã khác nhau, thế nên khi đối diện với hai giá trị quan khác nhau của hai phiên bản đương nhiên cũng xuất hiện những ý kiến khác nhau. Thêm vào đó, bản Tây du ký của Nhật Bản năm 1978 được phát sóng rộng rãi trên thế giới, cũng được coi là một phiên bản có sức ảnh hưởng lớn nhất.

Chính sự thành công của Tây du ký phiên bản Nhật năm 1978 đã thúc đẩy sự ra đời của Tây du ký phiền bản Trung năm 1986
Chính sự thành công của Tây du ký phiên bản Nhật năm 1978 đã thúc đẩy sự ra đời của Tây du ký phiền bản Trung năm 1986
Ngoài ra, phiên bản này còn được đầu tư rất nhiều, gấp 10 lần so với phiên bản của đạo diễn Dương Khiết. Khi ấy, để làm bộ phim này, phía Nhật đã đầu tư đến một một tỉ Yên. Thế nên các kỹ xảo trong phim cũng vô cùng đặc sắc.

Ngoài kỹ xảo ra, để quay bộ phim này, khi ấy các diễn viên và đạo diễn cũng đã đi khắp Nhật Bản để tìm cảnh thật cho phim chứ không phải hoàn toàn là đứng trước phông nền xanh rồi dựng kỹ xảo.

.....
https://cuoi.tuoitre.vn/giai-tri/ng...hai-quay-tay-du-ky-1986-2021031122615685.html
 
Đang hóng bản Tây du ký 2022. Nghe nói bản này ổn nhất trong các bản remake. Dàn diễn viên hoá trang không khác bản 1986 là mấy, chứ năm nào cũng xem đi xem lại bản 1986 phát ngán rồi :)
Diễn viên nữ không đẹp bằng, nhạc phim không biết sao. Bản 1986 quá nhiều nhạc hay, sợ sau này không bản nào có thể bằng được nữa.
Hi vọng diễn xuất ổn, và đừng đưa chuyện tình cảm kiểu ngôn tình vào.
 
Bản 1986 là tượng đài rồi, vô tiền khoáng hậu, so sánh làm gì nữa.
Từ diễn xuất, cảm xúc diễn viên tới nhạc phim.
Phim bây giờ diễn xuất cứng đơ, lạm dụng kỹ xảo. Xem lại các phim cũ mới thấy hay như thế nào :too_sad:

via theNEXTvoz for iPhone

86 hoàn hảo, cả background rừng núi hoang vu, chim kêu vượn hú,

trang phục, phố xá thì đúng thời đó.
 
Bản 86 kỹ xảo thô sơ mà vẫn hay hơn cái kỹ sao 2021 thật! Chính vì ko có tiền mua kỹ thuật 3D chỉ làm 2 D mà lại hay! Người lép kẹp khi biết hình lại hay thêm vẻ ma quái
E119D2E9-CE6D-4819-B8EA-5B30847E97BF.jpeg
 
Đang hóng bản Tây du ký 2022. Nghe nói bản này ổn nhất trong các bản remake. Dàn diễn viên hoá trang không khác bản 1986 là mấy, chứ năm nào cũng xem đi xem lại bản 1986 phát ngán rồi :)
Hóa trang giống thì được , chớ kỹ xão giống 1986 thì xin thôi =((
 
Back
Top