Nangtruocgio
Senior Member
Tâm sự nặng nề. Thương mẹ.
Đúng cái thời gian tuổi già nghỉ ngơi, tuổi tưới cây buổi sáng, uống ly trà buổi chiều, tuổi ngắm diều chiều tối.
Vậy mà mọi thứ đảo lộn sau khi thằng con trai út sinh bé nhỏ đầu lòng. Sau 6 tháng, khi vợ bắt đầu đi làm lại, thì bà nội bắt đầu ra chăm cháu. Thắm thắt vậy mà cũng 6 tháng rồi.
5 tháng trôi qua thật êm đềm, nhưng dạo gần đây, vợ và mẹ tôi lại phát sinh chuyện:
Chuyện thứ nhất: Vợ tôi nấu cháo gà và bảo xương gà đem hầm. Cuối cùng, bà đút cháo cho cháu lại phát hiện xương gà nhỏ li ti trong chén cháo. Hôm đó về, tôi mới nói: "Sao em nấu cháo mà xương không lọc kỹ, nguy hiểm lắm." Vậy mà vợ phán ngay: "Đút cháo mà không biết vớt xương à?"
Câu nói này thật sự làm tôi sững người, vì bà nội là người đút cháo cho bé. Tôi đi làm, nên buổi trưa bà lo phần ăn cho cháu. Thế là mẹ và vợ cãi nhau. Tôi đưa cái hình miếng xương cho vợ xem: mảnh xương chỉ 1–2mm, nhọn hoắt. Thì vớt kiểu gì được? Cuối cùng, chuyện cũng tạm lắng.
Chuyện thứ hai: Lần này là nấu cháo xương heo, và cũng y như cũ, xương hầm lâu bể ra. Trong cháo đầy xương nhỏ. Bà nội nói với tôi, tôi tức quá, góp ý với vợ thì lại khóc lớn. Lần trước đã thế, lần này vẫn vậy. Mẹ và vợ bên ngoài cười nói, nhưng tôi nghĩ bên trong chẳng ai vui vẻ.
Chuyện thứ ba: Nồi cơm hâm nóng nguội, hai mẹ con ( mẹ và vợ ) hơn thua nhau. Mẹ trách: "Hai vợ chồng chắc đuổi khéo bà về sớm!" Mẹ cũng đã sắp xếp lịch về vào thứ Hai tuần sau.
Tối đến, tôi nằm tâm sự với vợ: "Em hơn thua với mẹ làm gì. Mẹ ra đây chăm con, cực khổ. Việc gì đáng cãi thì hãy cãi, còn chuyện nhỏ nhặt thì đừng để mẹ buồn."
Vậy mà vợ tôi phán luôn: "Mẹ chăm con cực, chứ em thì sướng hả? Anh biết gì đâu."
Thật lòng, tôi cũng làm đủ việc nhà: tối ăn cơm xong dọn chén, rửa chén, giặt đồ, phơi đồ; cuối tuần lau nhà, trông con, chơi với con. Vợ tôi thì sáng dậy sớm nấu cháo, chuẩn bị cơm cho tôi mang đi làm, trưa chạy về, thiếu giấc ngủ trưa. Nhưng mỗi lần cãi nhau, thì như thể tôi không làm gì cả, mọi việc đều đổ hết lên vợ.
Chuyện nhà cửa, tôi vừa xây nhà, mẹ ra ở mà thấy bà buồn quá. Cả ngày trông cháu chắc cũng chán lắm. Tối đến, mẹ có chút rảnh vì hai vợ chồng thay nhau trông con, nhưng bà cũng chẳng biết làm gì ngoài xem tivi. Bà không biết xài điện thoại, chỉ mở "Bạn muốn hẹn hò" xem đến chừng 9 giờ thì lủi thủi: "Con ơi tắt điện, mẹ đi ngủ."
Niềm vui của mẹ giờ chỉ quanh quẩn cái tivi. Nhìn mẹ xa lạ trông chính ngồi nhà của con trai mình, đôi mắt buồn hẳn. Tối nay, vợ và mẹ cãi nhau nữa, mẹ lại buồn. Đôi mắt bà nhìn cháu, như chứa cả nỗi lòng. Tôi cũng buồn quá. Viết ra những dòng này để nhẹ lòng hơn.
Cả một đời chăm lo cho con, đến tuổi già lại lo chăm cháu. Nhà của con mãi là nơi xa lạ với mẹ. Nhà của mẹ lại là nơi để con tìm về một chốn bình yên.
Đúng cái thời gian tuổi già nghỉ ngơi, tuổi tưới cây buổi sáng, uống ly trà buổi chiều, tuổi ngắm diều chiều tối.
Vậy mà mọi thứ đảo lộn sau khi thằng con trai út sinh bé nhỏ đầu lòng. Sau 6 tháng, khi vợ bắt đầu đi làm lại, thì bà nội bắt đầu ra chăm cháu. Thắm thắt vậy mà cũng 6 tháng rồi.
5 tháng trôi qua thật êm đềm, nhưng dạo gần đây, vợ và mẹ tôi lại phát sinh chuyện:
Chuyện thứ nhất: Vợ tôi nấu cháo gà và bảo xương gà đem hầm. Cuối cùng, bà đút cháo cho cháu lại phát hiện xương gà nhỏ li ti trong chén cháo. Hôm đó về, tôi mới nói: "Sao em nấu cháo mà xương không lọc kỹ, nguy hiểm lắm." Vậy mà vợ phán ngay: "Đút cháo mà không biết vớt xương à?"
Câu nói này thật sự làm tôi sững người, vì bà nội là người đút cháo cho bé. Tôi đi làm, nên buổi trưa bà lo phần ăn cho cháu. Thế là mẹ và vợ cãi nhau. Tôi đưa cái hình miếng xương cho vợ xem: mảnh xương chỉ 1–2mm, nhọn hoắt. Thì vớt kiểu gì được? Cuối cùng, chuyện cũng tạm lắng.
Chuyện thứ hai: Lần này là nấu cháo xương heo, và cũng y như cũ, xương hầm lâu bể ra. Trong cháo đầy xương nhỏ. Bà nội nói với tôi, tôi tức quá, góp ý với vợ thì lại khóc lớn. Lần trước đã thế, lần này vẫn vậy. Mẹ và vợ bên ngoài cười nói, nhưng tôi nghĩ bên trong chẳng ai vui vẻ.
Chuyện thứ ba: Nồi cơm hâm nóng nguội, hai mẹ con ( mẹ và vợ ) hơn thua nhau. Mẹ trách: "Hai vợ chồng chắc đuổi khéo bà về sớm!" Mẹ cũng đã sắp xếp lịch về vào thứ Hai tuần sau.
Tối đến, tôi nằm tâm sự với vợ: "Em hơn thua với mẹ làm gì. Mẹ ra đây chăm con, cực khổ. Việc gì đáng cãi thì hãy cãi, còn chuyện nhỏ nhặt thì đừng để mẹ buồn."
Vậy mà vợ tôi phán luôn: "Mẹ chăm con cực, chứ em thì sướng hả? Anh biết gì đâu."
Thật lòng, tôi cũng làm đủ việc nhà: tối ăn cơm xong dọn chén, rửa chén, giặt đồ, phơi đồ; cuối tuần lau nhà, trông con, chơi với con. Vợ tôi thì sáng dậy sớm nấu cháo, chuẩn bị cơm cho tôi mang đi làm, trưa chạy về, thiếu giấc ngủ trưa. Nhưng mỗi lần cãi nhau, thì như thể tôi không làm gì cả, mọi việc đều đổ hết lên vợ.
Chuyện nhà cửa, tôi vừa xây nhà, mẹ ra ở mà thấy bà buồn quá. Cả ngày trông cháu chắc cũng chán lắm. Tối đến, mẹ có chút rảnh vì hai vợ chồng thay nhau trông con, nhưng bà cũng chẳng biết làm gì ngoài xem tivi. Bà không biết xài điện thoại, chỉ mở "Bạn muốn hẹn hò" xem đến chừng 9 giờ thì lủi thủi: "Con ơi tắt điện, mẹ đi ngủ."
Niềm vui của mẹ giờ chỉ quanh quẩn cái tivi. Nhìn mẹ xa lạ trông chính ngồi nhà của con trai mình, đôi mắt buồn hẳn. Tối nay, vợ và mẹ cãi nhau nữa, mẹ lại buồn. Đôi mắt bà nhìn cháu, như chứa cả nỗi lòng. Tôi cũng buồn quá. Viết ra những dòng này để nhẹ lòng hơn.
Cả một đời chăm lo cho con, đến tuổi già lại lo chăm cháu. Nhà của con mãi là nơi xa lạ với mẹ. Nhà của mẹ lại là nơi để con tìm về một chốn bình yên.