thảo luận Nhận định dòng tiền sau đại dịch để chọn hướng đầu tư cho 1 năm tới

Bonapart

Senior Member
Trong 2 năm đại dịch, hầu hết các nước bơm tiền để cứu trợ nền kinh tế. Vậy nên bây giờ khi tình hình dịch gần như đã được kiểm soát, nền kinh tế ổn định trở lại, thì đã bắt đầu xuất hiện dấu hiệu lạm phát tăng cao. Nhà nước đã bắt đầu đưa ra các chính sách siết chặt dòng tiền để kìm hãm lạm phát. Tiêu biểu như 2 vụ đánh anh Quyết FLC và anh Dũng THM, rồi tăng lãi suất ngân hàng... Để chọn được kênh đầu tư đúng đắn trong giai đoạn này, mình nghĩ chúng ta cần quan sát xem dòng tiền sẽ dịch chuyển từ đâu sang đâu. Dưới đây là nhận định cá nhân của mình về một số kênh đầu tư.

1. Chứng khoán
"Hãy sợ hãi khi người khác tham lam". Trong thời gian đại dịch, dòng tiền nhàn rỗi được đưa vào chứng khoán khiến cho thị trường tăng trưởng nóng, VNINDEX tăng từ 649.1 vào tháng 3/2020 đến đỉnh 1536.45 vào tháng 1/2022, tăng 137% sau 2 năm. Sau khi số lượng tài khoản chứng khoán mở mới đạt kỷ lục vào tháng 3/2022, thị trường dump một mạch từ đầu tháng 4 đến hiện tại. Nguyên nhân chính vẫn là sau đại dịch, dòng tiền được rút ra khỏi thị trường chứng khoán để chuyển hướng sang sản xuất kinh doanh. Cộng thêm những chính sách và những vụ bắt bớ các tay lái F1 của Nhà nước, có thể tốt cho vĩ mô về dài hạn, nhưng trong giai đoạn ngắn hạn này chắc chắn sẽ cộng hưởng làm cho thị trường bước vào thời kỳ downtrend. Bài học từ quá khứ, mỗi khi thị trường tăng trưởng nóng xong sẽ bước vào giai đoạn downtrend mất khoảng tầm 2 năm, trước khi hồi phục trở lại.
  • Lần 1 downtrend từ tháng 6/2001 đến tháng 10/2003
  • Lần 2 từ 3/2007 đến 2/2009
  • Lần gần nhất là từ 4/2018 đến 3/2020
Vậy liệu lần này sẽ điều chỉnh từ tháng 1/2022 đến hết năm 2023 chăng? Không ai có thể đoán chính xác được. Chỉ biết rằng trước mắt sẽ có 2 cản cứng là 1150 và 1000, chúng ta cần quan sát phản ứng của thị trường và điều chỉnh chiến lược của mình thôi.
Cá nhân mình thì tin là VNINDEX sẽ trở về mốc 1000 trước khi kết thúc năm 2023. Và khi đó, không cần biết thị trường lao dốc tiếp hay không, mình sẽ bắt đầu DCA.

2. Bất động sản
Tương tự chứng khoán, BĐS cũng là một kênh tăng trưởng nóng trong thời gian qua. Bây giờ mình cảm tưởng thị trường như một quả bóng khổng lồ đang chuẩn bị xì hơi. Nhà nước cũng đang có động thái siết chặt BĐS. Vì vậy nên mình tin BĐS đầu cơ chắc chắn sẽ bị bán tháo trong giai đoạn tới, có thể sẽ làm cho giá BĐS giảm một chút. Nhưng rõ ràng là nhu cầu mua để ở vẫn đang rất nhiều, vậy nên giá sẽ không bị giảm sốc như thời 2011-2012.
Nhìn chung, dòng tiền cũng sẽ rời khỏi thị trường BĐS. Nhưng dù sao thì BĐS vẫn là một kênh an toàn, có thể trong thời gian tới không tiếp tục tăng nóng nhưng nếu có tiền nhàn rỗi vứt vào đấy thì không bao giờ sợ lỗ.

3. Gửi ngân hàng
Lãi suất gửi ngân hàng bắt đầu tăng cao để hút dòng tiền về, giúp kiềm chế lạm phát. Hiện tại một số ngân hàng nhỏ đã tăng lãi suất lên đến 7.6%, dự báo có thể tăng nữa trong thời gian tới. Báo cáo của các ngân hàng cho thấy, dòng tiền cũng đang ồ ạt chuyển dịch vào tiền gửi. Nếu như bạn không đủ tự tin để lướt sóng chứng khoán trong giai đoạn downtrend, hoặc vốn không dày để đầu tư BĐS, thì mình nghĩ gửi ngân hàng cũng là một kênh tạm trú an toàn.

4. Trái phiếu
Tương tự gửi ngân hàng, trái phiếu cũng là một kênh ổn định. Nó có lãi suất cao hơn gửi ngân hàng một chút. Đây cũng sẽ trở thành một nơi trú ẩn an toàn trong thời gian tới.

5. Vàng
Sau khi đạt đỉnh 73,5 triệu đồng/lượng (vàng SJC) vào ngày 7/3/2022, vàng trở lại mốc 69tr và vẫn đang loanh quanh ở đó. Hiện tại thì chưa có dấu hiệu rõ rệt của dòng tiền chuyển sang mua vàng. Nếu giai đoạn tới xảy ra lạm phát thì vàng hứa hẹn là một kênh an toàn và có lợi nhuận ngắn hạn tốt nhất. Có thể sẽ tăng lên mốc 75tr không chừng. Tuy nhiên thì mình vẫn nghĩ vàng không phải là kênh đầu tư lâu dài hiệu quả, thế nên chỉ dành khoảng 10-20% tỷ trọng tài sản cho nó.

6. Crypto currency
Sau khi xảy ra BTC halving vào tháng 5/2020, BTC đã tăng trưởng ngoạn mục và đạt mốc 69k vào tháng 11/2021, kéo theo đó là sự tăng trưởng của cả thị trường. Tuy nhiên, bây giờ cũng đã là giai đoạn downtrend của BTC. Chu kỳ của BTC (gần như là chu kỳ của cả thị trường crypto currency) gắn liền với chu kỳ halving, như chúng ta đã biết là 4 năm một lần. Sau mỗi lần đạt đỉnh thì BTC giảm đến 85% giá trị. Như vậy lần này BTC sẽ giảm về 10k? Cũng không ai biết được.
Thị trường bây giờ đã rất khác, công nghệ PoW của BTC cũng đã trở nên lạc hậu. BTC đang dần trở thành vàng kỹ thuật số, một loại để lưu trữ giá trị hơn là trao đổi giá trị. Mình tin là các loại crypto currency khác sẽ dần thay thế BTC trong vai trò thanh toán. Cá nhân mình sẽ DCA những đồng đó khi BTC về đến giá 15 - 20k, và tiếp tục chờ đến lần halving tiếp theo.

Vậy nhận định của mọi người là như thế nào?
 
:D giải trí phết

Bối cảnh vĩ mô - P/E thị trường 2006, 2018 và hiện tại là hoàn toàn khác nhau.
Lãi suất gửi ngân hàng bắt đầu tăng cao để hút dòng tiền về, giúp kiềm chế lạm phát. Hiện tại một số ngân hàng nhỏ đã tăng lãi suất lên đến 7.6%, dự báo có thể tăng nữa trong thời gian tới. Báo cáo của các ngân hàng cho thấy, dòng tiền cũng đang ồ ạt chuyển dịch vào tiền gửi. Nếu như bạn không đủ tự tin để lướt sóng chứng khoán trong giai đoạn downtrend, hoặc vốn không dày để đầu tư BĐS, thì mình nghĩ gửi ngân hàng cũng là một kênh tạm trú an toàn.
Ngân hàng nhỏ tăng kh có nghĩa là các ông lớn cũng thế. Và định nghĩa an toàn ở đây là gì? Nếu an toàn = kh bị mất tiền, cho ông gửi 1 năm lãi 8% và sau khi trừ đi lạm phát thì ông lời hay lỗ?

https://baotintuc.vn/tai-chinh-ngan...o-nhat-de-hut-dong-tien-20220602151618719.htm
1654407567204.png
 
Ko bít từ đây đến cuối năm,lãi huy động có quay về 8%năm/ kỳ hạn 6 tháng, 12th thì 8.2-8.4 như tầm cuối Q2'20 ko nhỉ :D
 
Ngân hàng nhỏ tăng kh có nghĩa là các ông lớn cũng thế. Và định nghĩa an toàn ở đây là gì? Nếu an toàn = kh bị mất tiền, cho ông gửi 1 năm lãi 8% và sau khi trừ đi lạm phát thì ông lời hay lỗ?
Tôi nói "ngân hàng nhỏ đã tăng lãi suất lên đến 7.6%" nghĩa là tôi đang lấy mức lãi suất cao nhất trên thị trường làm ví dụ. Còn bank nhỏ hay bank lớn thì nó đều tăng lãi suất hết, đó là xu hướng chung trong giai đoạn này.
Còn an toàn mà tôi muốn nói là bỏ tiền vào bank lấy lãi 8% còn hơn là bỏ tiền vào chứng khoán để được "lỗ kép". Còn nếu anh có thể mang tiền tự đi đầu tư lấy lãi 20% thì đấy lại là phạm trù khác rồi.
 
cảm ơn bài viết của anh. Nó khá dài, nêu ra thực trạng khá nhiều, nhưng phần định hướng thì chưa rõ nét lắm :D
Về cái chuyện bơm hút tiền, ví dụ như Mỹ đi, Mỹ bơm tiền 2 năm 2020, 2021, thì hiện đang hút tiền về. Bơm thì phải hút. Mà bơm 2 năm thì ko thể hút trong 1 năm được. Nên nhiều anh kỳ vọng 6/2023 tình hình ổn định sáng sủa hơn thì tôi cho là hơi lạc quan :D
Chưa kể người ta dự báo 6/2023 mới bắt đầu suy thoái nặng ko phải là ko có lý do đâu. Câu chuyện Nga - Ukraine sẽ còn dài dòng lắm. Nga đang bị sa lầy rồi, mà rút ra thì lại mất mặt. Châu Âu thì thiếu khí đốt, hạn chế nhà máy để ưu tiên cho dân sinh, giá dầu giảm là do giảm "cầu", rồi OPEC lại cắt giảm sản lượng để giảm cung, từ đó cân bằng cung cầu mới đẩy giá khí đốt lên lại như đợt rồi. Mà khi sản xuất bị ngưng trệ, TQ thì phong tỏa, thì sắp tới sẽ lạm phát khá nhiều. VN quý 3 đợt rồi GDP tăng mạnh, nhưng chờ thêm 2,3 quý nữa đi, khi cái mức độ ảnh hưởng bắt đầu "thấm", cũng là lúc chúng ta bị ngưng trệ tình hình. VNI giảm cũng 1 phần vì lý do này. Tay to người ta nhìn được tương lai kinh tế ảm đạm, dòng vốn vay bị siết, đến hạn trái phiếu của các DN bị "nhòm ngó" thì kiểu gì cũng toang.
Rất nhiều người nói với tôi rằng chờ sang năm sau, khi room vay có lại, thì sẽ tiếp tục. Tôi không tin như thế. Room tín dụng trong 3 năm trở lại đây có xu hướng giảm qua các năm, và 2022 này là ảnh hưởng rõ rệt nhất. Các NHNN lớn như VCB, BIDV,... là cánh tay thực thi lệnh NHNN, và tôi nghĩ là sẽ có dạng như đăng ký cho các DN vay sản xuất, nhưng nguồn vốn cũng hết sớm thôi, kết hợp với ls tăng, năm sau sẽ còn khó khăn đối với cho vay trung dài hạn. Nhiều khi mới qua 2023 thì hết room sớm.
Chứng khoán thì chưa ổn định. Cái momen giảm đang tăng dần, và dự kiến phải 1,5 năm nữa mới ổn định (theo quan điểm cá nhân). Nhưng đây là cơ hội tốt cho nhà đầu tư dài hạn có kinh nghiệm. Giá cp giảm nhanh và rõ hơn BĐS, nên cơ hội cũng rõ ràng hơn cho ai muốn bắt đáy.
BĐS sẽ giảm thôi. Tôi từng trải qua đợt giảm 50% cách đây hơn chục năm, nghe chia sẻ từ 1 KH đại gia PMH nên tôi hiểu. Nhưng định hướng mua cái gì, mua giá nào là 1 câu chuyện, ko phải ai cũng thành công. Và BĐS chỉ trở lại khi dòng vốn dc khơi thông. Ít nhất 2024 mới tạm ổn (nói thế thôi chứ tôi cho là 2026 :D , lý do thì miễn bàn luận)
Hiện tại thì gửi tiết kiệm hoặc các kênh gửi ngắn. Ưu tiên là gửi ngắn ls cao. Đợt rồi nhiều người bị SCB ảnh hưởng nên hoang mang, chọn đơn vị uy tín như VCB, BIDV,... các bank lớn để gửi, an toàn. Tất nhiên, khẩu vị rủi ro của họ là an toàn thì đúng an toàn thật, nhưng hiệu quả ko có, vì bị lạm phát ăn vào tiền.
ở đây là đang bàn câu chuyện 1 năm tiếp theo và cái hiệu quả nhất, sao cho cân đối lợi nhuận - rủi ro. Hướng gửi tiết kiệm là 1 kênh đáng lưu ý. Tôi mới ủng hộ anh thớt topic gửi ls cao 3 tháng 9.3%. Nhiều anh muốn chọn an toàn mà ls cao thường lấy kỳ hạn trên 6 tháng tới 12 tháng. Cái này lại chưa hiệu quả vì trong thời gian gửi thì ls đã lên 1 đoạn dài. Nên gửi ngắn thôi, lấy ls cao, khi ls đã ở mức tốt nhất, thì mới nên gửi dài.
Đôi lời chia sẻ phương hướng đầu tư của tôi. Các anh nào có ý kiến thêm thì chia sẻ nhé.
 
cảm ơn bài viết của anh. Nó khá dài, nêu ra thực trạng khá nhiều, nhưng phần định hướng thì chưa rõ nét lắm :D
Về cái chuyện bơm hút tiền, ví dụ như Mỹ đi, Mỹ bơm tiền 2 năm 2020, 2021, thì hiện đang hút tiền về. Bơm thì phải hút. Mà bơm 2 năm thì ko thể hút trong 1 năm được. Nên nhiều anh kỳ vọng 6/2023 tình hình ổn định sáng sủa hơn thì tôi cho là hơi lạc quan :D
Chưa kể người ta dự báo 6/2023 mới bắt đầu suy thoái nặng ko phải là ko có lý do đâu. Câu chuyện Nga - Ukraine sẽ còn dài dòng lắm. Nga đang bị sa lầy rồi, mà rút ra thì lại mất mặt. Châu Âu thì thiếu khí đốt, hạn chế nhà máy để ưu tiên cho dân sinh, giá dầu giảm là do giảm "cầu", rồi OPEC lại cắt giảm sản lượng để giảm cung, từ đó cân bằng cung cầu mới đẩy giá khí đốt lên lại như đợt rồi. Mà khi sản xuất bị ngưng trệ, TQ thì phong tỏa, thì sắp tới sẽ lạm phát khá nhiều. VN quý 3 đợt rồi GDP tăng mạnh, nhưng chờ thêm 2,3 quý nữa đi, khi cái mức độ ảnh hưởng bắt đầu "thấm", cũng là lúc chúng ta bị ngưng trệ tình hình. VNI giảm cũng 1 phần vì lý do này. Tay to người ta nhìn được tương lai kinh tế ảm đạm, dòng vốn vay bị siết, đến hạn trái phiếu của các DN bị "nhòm ngó" thì kiểu gì cũng toang.
Rất nhiều người nói với tôi rằng chờ sang năm sau, khi room vay có lại, thì sẽ tiếp tục. Tôi không tin như thế. Room tín dụng trong 3 năm trở lại đây có xu hướng giảm qua các năm, và 2022 này là ảnh hưởng rõ rệt nhất. Các NHNN lớn như VCB, BIDV,... là cánh tay thực thi lệnh NHNN, và tôi nghĩ là sẽ có dạng như đăng ký cho các DN vay sản xuất, nhưng nguồn vốn cũng hết sớm thôi, kết hợp với ls tăng, năm sau sẽ còn khó khăn đối với cho vay trung dài hạn. Nhiều khi mới qua 2023 thì hết room sớm.
Chứng khoán thì chưa ổn định. Cái momen giảm đang tăng dần, và dự kiến phải 1,5 năm nữa mới ổn định (theo quan điểm cá nhân). Nhưng đây là cơ hội tốt cho nhà đầu tư dài hạn có kinh nghiệm. Giá cp giảm nhanh và rõ hơn BĐS, nên cơ hội cũng rõ ràng hơn cho ai muốn bắt đáy.
BĐS sẽ giảm thôi. Tôi từng trải qua đợt giảm 50% cách đây hơn chục năm, nghe chia sẻ từ 1 KH đại gia PMH nên tôi hiểu. Nhưng định hướng mua cái gì, mua giá nào là 1 câu chuyện, ko phải ai cũng thành công. Và BĐS chỉ trở lại khi dòng vốn dc khơi thông. Ít nhất 2024 mới tạm ổn (nói thế thôi chứ tôi cho là 2026 :D , lý do thì miễn bàn luận)
Hiện tại thì gửi tiết kiệm hoặc các kênh gửi ngắn. Ưu tiên là gửi ngắn ls cao. Đợt rồi nhiều người bị SCB ảnh hưởng nên hoang mang, chọn đơn vị uy tín như VCB, BIDV,... các bank lớn để gửi, an toàn. Tất nhiên, khẩu vị rủi ro của họ là an toàn thì đúng an toàn thật, nhưng hiệu quả ko có, vì bị lạm phát ăn vào tiền.
ở đây là đang bàn câu chuyện 1 năm tiếp theo và cái hiệu quả nhất, sao cho cân đối lợi nhuận - rủi ro. Hướng gửi tiết kiệm là 1 kênh đáng lưu ý. Tôi mới ủng hộ anh thớt topic gửi ls cao 3 tháng 9.3%. Nhiều anh muốn chọn an toàn mà ls cao thường lấy kỳ hạn trên 6 tháng tới 12 tháng. Cái này lại chưa hiệu quả vì trong thời gian gửi thì ls đã lên 1 đoạn dài. Nên gửi ngắn thôi, lấy ls cao, khi ls đã ở mức tốt nhất, thì mới nên gửi dài.
Đôi lời chia sẻ phương hướng đầu tư của tôi. Các anh nào có ý kiến thêm thì chia sẻ nhé.
Cảm ơn anh đã chia sẻ góc nhìn của mình. Tôi cũng tự nhận là kiến thức về kinh tế vĩ mô của mình so với các anh tài trên voz này còn thua kém nhiều.
Vậy nên tôi chia sẻ nhận định của mình lên đây cũng để mong nhận về và học hỏi thêm những ý kiến đóng góp đáng quý như của anh.
 
Tình hình đầu tư kênh vàng hiện tại có hiệu quả ko các bác. E có ít tiền dư định vào vàng hoặc bđs mà ko biết nên vào hay chờ các bác nhỉ
 
Tình hình đầu tư kênh vàng hiện tại có hiệu quả ko các bác. E có ít tiền dư định vào vàng hoặc bđs mà ko biết nên vào hay chờ các bác nhỉ
BĐS đang đóng băng rồi thím. Còn vàng em ko có nhiều kinh nghiệm nên cũng không rõ.
 
Đô thì sao hả các bác, t thấy nhiều người tư vấn nên đầu tư vào $
$ tăng lên theo từng giờ, thấy các nước khác đồng tiền đều mất giá nhiều so với $, nhưng đồng VN vẫn mất giá ít, theo ý kiến cá nhân thời gian tới có thể $ vẫn lên. (Mọi thứ chỉ là dự đoán)
 
Tình hình đầu tư kênh vàng hiện tại có hiệu quả ko các bác. E có ít tiền dư định vào vàng hoặc bđs mà ko biết nên vào hay chờ các bác nhỉ
Tôi không dám khẳng định hiệu quả hay không, nhưng cá nhân tôi đang mua vàng đấy. Có vẻ như thời gian tới là của vàng :D nếu có thời gian, anh tham khảo giá vàng thế giới và giá vàng VN sẽ thấy, giá vàng VN đang có 1 cái gì đó "đỡ" giá.
 
Tròn 1 năm viết bài Nhận định thị trường này, xin phép được đá thớt này lên cho anh em vào chia sẻ tiếp.

Vào thời điểm dự đoán ngày 17/5/2022:
8-) Chứng khoán: VNINDEX đang ở mốc 1228 điểm
8-) Lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng: cao nhất 7.6%
8-) Vàng: 69tr/lượng
8-) BTC: $30.444

Sau một năm nhìn lại ngày 18/5/2023:
:p Chứng khoán: VNINDEX đã phá mốc 1000 điểm vào ngày 24/10/2022, hiện tại 1068 điểm và vẫn đang sideway
:p Lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng: đã từng có thời điểm vượt mốc 10%, hiện tại cao nhất vẫn hơn 9%
=(( Vàng: cả năm qua không biến động nhiều, giờ giảm nhẹ xuống mức 67tr/lượng
:p BTC: về đến mốc $15.476 vào ngày 21/11/2022, hiện tại đang ở mức $27.000
 
Last edited:
Back
Top