Nhiều bác sĩ BV Bạch Mai muốn đóng cửa phòng mạch để khám ngoài giờ tại viện

godz88

Senior Member

Hiện tại, hơn 2.000 bác sĩ, cán bộ nhân viên của Bệnh viện Bạch Mai tự nguyện đăng ký tham gia công tác khám chữa bệnh ngoài giờ. Dịch vụ này sẽ được chính thức triển khai từ ngày 1/8.​

Ngày 30/7, PGS.TS Đào Xuân Cơ, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), cho biết đơn vị này đã chuẩn bị xong công tác khám chữa bệnh ngoài giờ (17-21h hằng ngày), triển khai từ 1/8.
Phó giáo sư Cơ cho biết đến thời điểm hiện tại đã có 2.000 bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật y, cán bộ công nhân viên đăng ký tự nguyện (trong đó có hơn 500 bác sĩ lâm sàng, cận lâm sàng) làm thêm ngoài giờ hành chính.
“Trong số đó, nhiều giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ có chuyên môn tay nghề cao đăng ký tham gia khám chữa bệnh. Thậm chí, nhiều bác sĩ sẵn sàng đóng cửa phòng mạch riêng để làm ngay tại bệnh viện. Cơ quan sẽ có cơ chế chính sách phù hợp để bác sĩ yên tâm làm việc. Họ vừa được bảo vệ về pháp lý, quyền lợi tốt hơn cả phòng khám” - ông Cơ nói.
Các bác sĩ tham gia khám chữa bệnh ngoài giờ. Ảnh: Thế Anh.
Theo đó, bệnh viện bố trí đầy đủ phòng khám chuyên khoa tương tự trong giờ hành chính như nội tiết, tiêu hóa, cơ xương khớp, hô hấp, thần kinh, thận tiết niệu, tim mạch, truyền nhiễm, huyết học, hồi sức tích cực, sản, nhi, tai mũi họng, răng hàm mặt, mắt… Các phòng khám được bố trí tại nhà K1, thuận tiện cho việc di chuyển của người dân đến khám.
PGS.TS Vũ Văn Giáp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, chia sẻ có thời kỳ sau dịch Covid-19, đơn vị khó khăn, nhiều nhân viên của bệnh viện phải đi giao hàng, làm hàng mã, bán hàng online… để cân bằng cuộc sống và công việc. Ban lãnh đạo của bệnh viện đã đau đáu giải bài toán làm thế nào để cán bộ nhân viên của bệnh viện có thể tăng thu nhập bằng chính tay nghề của mình, còn người bệnh chấm dứt cảnh chờ đợi từ nửa đêm, vật vờ chờ được khám bệnh.
Khi nghị quyết về khám bệnh ngoài giờ được thông qua, Công đoàn bệnh viện đã tổ chức lấy ý kiến từ cán bộ, viên chức, người lao động đều nhận được sự ủng hộ. Chỉ 2 ngày, toàn bệnh viện có 2.045 người đăng ký và gửi danh sách về phòng Tổ chức cán bộ tham gia khám chữa bệnh ngoài giờ.

Về chi phí khám chữa bệnh, bệnh viện đã gửi công văn lên Bộ Y tế đề xuất có thể khám chữa bệnh BHYT ngoài giờ. Người bệnh có thẻ hoặc có giấy chuyển tuyến được hưởng BHYT. Các chiếu chụp, xét nghiệm máu, siêu âm… chỉ sau 2 giờ sẽ có kết quả. Người dân khám ngoài giờ hành chính nhưng giá dịch vụ y tế không thay đổi.

Quảng cáo

Toàn bộ hoạt động thu chi từ khám bệnh ngoài giờ chỉ dùng 1 phần nhỏ cho hoạt động vận hành, khấu hao máy móc còn lại tăng thêm thu nhập cho người lao động.

Mỗi ngày, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận bệnh nhân ngoại trú dao động từ 6.000-8.000 người và 4.000 bệnh nhân nội trú. Với số lượng bệnh nhân lớn, bệnh viện đã phải tổ chức khám chữa bệnh tăng ca, kíp, bố trí các hoạt động xét nghiệm, cận lâm sàng phù hợp.

Hiện 80% bệnh nhân đến khám chữa tại Bệnh viện Bạch Mai là từ tỉnh lẻ, vùng sâu, vùng xa, chỉ 20% là sống ở khu vực Hà Nội. Có giai đoạn từ năm 2022 đến nửa đầu năm 2023, bệnh viện thiếu thiết bị nên nhiều bệnh nhân phải thuê phòng trọ hoặc nằm vật vờ trong khuôn viên chờ được khám chữa bệnh. Hiện tại, hằng ngày từ 14-15h, các kết quả xét nghiệm, chiếu chụp đều được trả để bác sĩ hội chẩn và kê đơn thuốc. Điều đó giúp người bệnh hoàn tất khám trong ngày.

 
Cách này cũng hay, vừa đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh đang quá tải, vừa bố trí công việc cho y bác sĩ làm thêm có thêm thu nhập, vừa quản lý đảm bảo chất lượng khám chữa bệnh thay vì để khám tại nhà nhiều khi ko đảm bảo trang thiết bị và quy trình.

Nhiều lúc khám ngoài giờ phải đến phòng khám tư rồi khám rồi cũng phải hẹn lên bv xếp hàng làm xét nghiệm trong giờ, vài bv cái phòng cấp cứu ngoài giờ ko đủ tải.

Tôi thấy cách này hay ko biết các vozer nghĩ sao :)
 
Tóm tắt: Giá dịch vụ không đổi so với trong giờ hành chính, nhưng phần lớn số tiền thu được sẽ chi cho nhân viên y tế. Với cách làm này thì đôi bên (bệnh nhân và y bác sĩ) cùng có lợi, nhưng chắc vướng "cơ chế" nên tới bây giờ mới bắt đầu làm.
 
Tóm tắt: Giá dịch vụ không đổi so với trong giờ hành chính, nhưng phần lớn số tiền thu được sẽ chi cho nhân viên y tế. Với cách làm này thì đôi bên (bệnh nhân và y bác sĩ) cùng có lợi, nhưng chắc vướng "cơ chế" nên tới bây giờ mới bắt đầu làm.
Cơ chế ở đây là dùng tài sản công không đúng mục đích
 
Thế nào là không đúng mục đích?
Tức là bệnh viện mục đích là khám chữa bệnh nhưng không khám chữa bệnh nữa mà là dùng để hát karaoke à?
mình nghĩ ỹ của thím ở trên là tài sản bệnh viện là của công sử dụng trong giờ hành chính đã quy định khám chữa bệnh, sử dụng tài sản khám chữa bệnh ngoài giờ gây hao mòn(?) tài sản nhanh hơn(?) nhà nước không tăng được nguồn thu nhưng vẫn phải chịu hao mòn về cơ sở vật chất (!!!) ko biết có đúng ko, hoặc quy định khám chữa bệnh với cơ sở y tế của nhà nước là theo khung giờ, chưa có quy định sử dụng ngoài giờ cho khám chữa bệnh thông thường, ko biết diễn giải vậy có đúng ko
 
mình nghĩ ỹ của thím ở trên là tài sản bệnh viện là của công sử dụng trong giờ hành chính đã quy định khám chữa bệnh, sử dụng tài sản khám chữa bệnh ngoài giờ gây hao mòn(?) tài sản nhanh hơn(?) nhà nước không tăng được nguồn thu nhưng vẫn phải chịu hao mòn về cơ sở vật chất (!!!) ko biết có đúng ko, hoặc quy định khám chữa bệnh với cơ sở y tế của nhà nước là theo khung giờ, chưa có quy định sử dụng ngoài giờ cho khám chữa bệnh thông thường, ko biết diễn giải vậy có đúng ko
Tất nhiên là nó không có quy định cho phép. Nhưng cũng không có quy định cấm. Nhưng vụ này nó là win-win nên tôi nghĩ nên ủng hộ.
 
mình nghĩ ỹ của thím ở trên là tài sản bệnh viện là của công sử dụng trong giờ hành chính đã quy định khám chữa bệnh, sử dụng tài sản khám chữa bệnh ngoài giờ gây hao mòn(?) tài sản nhanh hơn(?) nhà nước không tăng được nguồn thu nhưng vẫn phải chịu hao mòn về cơ sở vật chất (!!!) ko biết có đúng ko, hoặc quy định khám chữa bệnh với cơ sở y tế của nhà nước là theo khung giờ, chưa có quy định sử dụng ngoài giờ cho khám chữa bệnh thông thường, ko biết diễn giải vậy có đúng ko
Trong trường hợp này dù là ngoài giờ nhưng vẫn do bv quản lý nên khám chữa bệnh cũng phải theo quy trình của bv thì sẽ không bị lo thất thoát hao mòn, cứ sử dụng theo chỉ định đúng quy trình thì chả sao
 
Tôi nghĩ là không thơm. Khám ngoài tiền khám 200k thì mình ăn 200k. Khám BV tiền khám 200k mình ăn 20k 40k còn lại cũng đi vào túi cả bệnh viện. Chưa kể theo luật làm OT thì tăng thêm lương 50%. Này không biết có hay không.
Tóm lại tự làm chủ tự mở phòng mạch tự xét nghiệm siêu âm chụp chiếu là tốt nhất. Tiền ta tự ta biết thu chi.
 
win win thì ok thôi, chỉ khấu hao tài sản thiết bị thì phải tính thêm, chiếc khấu lại cho bệnh viện bao nhiêu % là được
 
Cái này chắc chỉ có bác sĩ ko có phòng mạch riêng làm thôi chứ ai có phòng mạch riêng rồi thì đăng kí làm gì:doubt: Hoặc là những ai thu ko đủ cho chi phí mặt bằng chẳng hạn
 
Cái này chắc chỉ có bác sĩ ko có phòng mạch riêng làm thôi chứ ai có phòng mạch riêng rồi thì đăng kí làm gì:doubt: Hoặc là những ai thu ko đủ cho chi phí mặt bằng chẳng hạn
Hahahaha. Tự nguyện hahahaha. Tôi đồng ý nhé. Hahahaha. Chỉ tiêu tự nguyển phải đạt nhé. Mỗi khoa chỉ dc 10-20 % slot ko tự nguyện tạm thời. Còn ai có ý kiến xin slot ko tự nguyện vĩnh viễn là cảnh cáo nha.
Ai phải kỳ cựu may ra có slot 10-20% ko thì cứ thế mà tự nguyện. Mệt voài coca.
Tính ra 1 buổi tự nguyện thế dc đâu 1m cộng thêm tiền vượt chỉ tiêu. Tuần chắc ngồi dc 0,5-2 buổi. Quá là to ở cái đất hn này. Bv tuyến cuối công tác chữa bệnh h hốt cả bệnh nhân sàng lọc. Quá đúng bài toán kinh tế. Xong r nhân lực chữa bệnh đã thiếu h chia ra khám bệnh. Toẹt vời
 
Back
Top