[Nhờ tư vấn pháp lý nhà đất] Cho vay có thế chấp sổ có an toàn không?

Chào các bác, trước giờ có bác nào cho người khác vay có thế chấp sổ hoặc rành pháp lý tư vấn giúp e.
E chốt lời từ crypto ra và đang được đề nghị cho vay và bên vay sẽ ra phòng công ký hợp đồng mua bán cho e, khi nào họ trả tiền thì e sẽ trả lại sổ cho họ.
1. Nếu hợp đồng mua bán ký và đóng thuế tại phòng công chứng xong và e là người cầm tất cả sổ, giấy tờ của phòng công chứng trả lại (lúc này chưa sang tên e) nếu e muốn sang tên (t/h người vay ko trả) thì có cần người vay tiền ký tên nữa ko hay 1 mình e có thể sang tên?
2. Cho vay kiểu cầm sổ này cho rủi ro gì cho e ko nếu có nhờ các bác dày dặn kinh nghiệm tư vấn giúp e ạ.
 
Last edited:
Chào các bác, trước giờ có bác nào cho người khác vay có thế chấp sổ hoặc rành pháp lý tư vấn giúp e.
E đang được đề nghị cho vay và bên vay sẽ ra phòng công ký hợp đồng mua bán cho e, khi nào họ trả tiền thì e sẽ trả lại sổ cho họ.
1. Nếu hợp đồng mua bán ký và đóng thuế tại phòng công chứng xong và e là người cầm tất cả sổ, giấy tờ của phòng công chứng trả lại (lúc này chưa sang tên e) nếu e muốn sang tên (t/h người vay ko trả) thì có cần người vay tiền ký tên nữa ko hay 1 mình e có thể sang tên?
2. Cho vay kiểu cầm sổ này cho rủi ro gì cho e ko nếu có nhờ các bác dày dặn kinh nghiệm tư vấn giúp e ạ.

Đất ở thành phố thì chơi kiểu này được, vì phòng công chứng nó không lôm côm. Đất ở tỉnh tôi chứng kiến vài vụ một sổ cầm vay được nhiều nơi rồi, lỗ hổng ở bên công chứng.
 
Đất ở thành phố thì chơi kiểu này được, vì phòng công chứng nó không lôm côm. Đất ở tỉnh tôi chứng kiến vài vụ một sổ cầm vay được nhiều nơi rồi, lỗ hổng ở bên công chứng.
dạ sau khi công chứng mua bán tại phòng công chứng tuy chưa sang tên e nhưng sổ và tất cả giấy tờ liên quan e cầm hết ạ.
 
dạ sau khi công chứng mua bán tại phòng công chứng tuy chưa sang tên e nhưng sổ và tất cả giấy tờ liên quan e cầm hết ạ.

Biết rồi, tới đây thì có thể tự đi đăng bộ sang tên mà không cần gặp chủ cũ. Xui xui thì bị Huyện vặn vụ thuế TNCN (khai cho đúng giá trị mua bán), phải làm lại hợp đồng công chứng thì lúc đó mới cần chủ cũ ra ký lại.

Nhưng mà cái tôi nói là lỗ hổng ở phòng công chứng, thỉnh thoảng tôi vẫn thấy có vụ một sổ làm hợp đồng mua bán cho vài người, tới khi đổ bể mới lòi ra.
 
Biết rồi, tới đây thì có thể tự đi đăng bộ sang tên mà không cần gặp chủ cũ. Xui xui thì bị Huyện vặn vụ thuế TNCN (khai cho đúng giá trị mua bán), phải làm lại hợp đồng công chứng thì lúc đó mới cần chủ cũ ra ký lại.

Nhưng mà cái tôi nói là lỗ hổng ở phòng công chứng, thỉnh thoảng tôi vẫn thấy có vụ một sổ làm hợp đồng mua bán cho vài người, tới khi đổ bể mới lòi ra.
thấy lãi suất 30%/năm ham quá và ko rành pháp lý, cảm ơn bác nhiều ạ
 
Hợp đồng vô hiệu do giả tạo (giả cách), quan hệ thực tế không phải chuyển nhượng mà là cho vay nên nếu sang tên bên kia vẫn có thể kiện yêu cầu tuyên bố hđ vô hiệu.
Vay lãi suất cao, nếu bên kia không phối hợp mà ra kiện tụng thì họ có thể yêu cầu điều chỉnh lãi về 20%/năm.
 
2. Cho vay kiểu cầm sổ này cho rủi ro gì cho e ko nếu có nhờ các bác dày dặn kinh nghiệm tư vấn giúp e ạ.
Cầm sổ đỏ này là rất rủi ro về mặt con người nhé bác, cần xem xét kỹ gia đình ngta (nhà kia mà nợ nần, hay là có thg con nghiện.... thì cứ gọi là xác định). Đến cuối cùng mà họ cứ chây ỳ ra ở đó thì bác cũng khó làm ăn gì đc lắm. Mình có người nhà làm cầm đồ, họ bảo tốt nhất là cầm tài sản như xe cộ, điện thoại... còn sổ đỏ, nhà đất thì thật sự là ko thơm lắm đâu... Nếu bác ko phải là ng rắn mặt, ko phải dân xh thì nên cân nhắc cẩn thận nhé. "Ăn cơm bò lo ngay ngáy"
 
Hợp đồng vô hiệu do giả tạo (giả cách), quan hệ thực tế không phải chuyển nhượng mà là cho vay nên nếu sang tên bên kia vẫn có thể kiện yêu cầu tuyên bố hđ vô hiệu.
Vay lãi suất cao, nếu bên kia không phối hợp mà ra kiện tụng thì họ có thể yêu cầu điều chỉnh lãi về 20%/năm.
ở phòng công chứng là mình làm hợp đồng mua bán xong mà sau đó bên vay vẫn có thể lật kèo tuyên bố hợp đồng đó là vô hiệu hả bác :eek:, còn vấn đề vay thì 2 bên thỏa thuận ngầm với nhau phòng công chứng ko biết gì cả đó bác
 
Cầm sổ đỏ này là rất rủi ro về mặt con người nhé bác, cần xem xét kỹ gia đình ngta (nhà kia mà nợ nần, hay là có thg con nghiện.... thì cứ gọi là xác định). Đến cuối cùng mà họ cứ chây ỳ ra ở đó thì bác cũng khó làm ăn gì đc lắm. Mình có người nhà làm cầm đồ, họ bảo tốt nhất là cầm tài sản như xe cộ, điện thoại... còn sổ đỏ, nhà đất thì thật sự là ko thơm lắm đâu... Nếu bác ko phải là ng rắn mặt, ko phải dân xh thì nên cân nhắc cẩn thận nhé. "Ăn cơm bò lo ngay ngáy"
về mặt pháp lý thì ko có gì đáng lo phải ko bác, sổ này là sổ đất để ko dạng đầu tư chứ ko phải sổ nhà ở mà lo việc đuổi ngta ra đường bác.
 
ở phòng công chứng là mình làm hợp đồng mua bán xong mà sau đó bên vay vẫn có thể lật kèo tuyên bố hợp đồng đó là vô hiệu hả bác :eek:, còn vấn đề vay thì 2 bên thỏa thuận ngầm với nhau phòng công chứng ko biết gì cả đó bác
Thì 2 bên có kiện nhau ở phòng công chứng đâu fen, hợp đồng vô hiệu do giả tạo chứ có phải do công chứng sai đâu.
Đó là fen hỏi về hậu quả pháp lý thì mình nói thế thôi, như hỏi cướp của có bị sao không, trả lời cướp của thì đi tù là trả lời hậu quả thôi, chứ chắc gì cướp xong đã bị bắt.
Về pháp lý, cái gì làm sai pháp lý, làm không đúng thực tế cũng để lại dấu vết cả fen, hậu quả thế nào còn tùy dấu vết để lại. Vay mượn kiểu này thiếu gì cách để giấu, nhưng sơ hở cũng lộ ra liền.
Nói đơn giản cái thấy được trước mắt là vay tiền thì sẽ không ra khỏi nhà, mua nhà mà không nhận nhà, sau này sang tên mới đi lấy nhà là không hợp lý. Trường hợp của fen đất hay nhà, ai quản lý thì mình không rõ.
 
Nên làm hợp đồng uỷ quyền toàn phần.
Người chủ đất hiện tại uỷ quyền toàn phần qua cho bác. Rồi bác giữ hợp đồng đó sau tới kỳ tất toán mà bên Vay chưa trả tiền bác tự đi công chứng sang tên bác bằng hợp đồng toàn quyền đó.
Hợp đồng mua bán CÓ rủi ro ở khoản tiền khai khi mua bán, hình thức thanh toán tiền của bên mua (bác là bên mua) thanh toán cho bên chủ đất (bên bán) sau này tra ra không có khoản tiền nào được thanh toán vào ngày diễn ra hợp đồng mua bán đó thì rất mệt.
--
Uỷ quyền toàn phần khi đăng bộ qua tên bác bác sẽ chịu 2 lần thuế TNCN.
 
Thì 2 bên có kiện nhau ở phòng công chứng đâu fen, hợp đồng vô hiệu do giả tạo chứ có phải do công chứng sai đâu.
Đó là fen hỏi về hậu quả pháp lý thì mình nói thế thôi, như hỏi cướp của có bị sao không, trả lời cướp của thì đi tù là trả lời hậu quả thôi, chứ chắc gì cướp xong đã bị bắt.
Về pháp lý, cái gì làm sai pháp lý, làm không đúng thực tế cũng để lại dấu vết cả fen, hậu quả thế nào còn tùy dấu vết để lại. Vay mượn kiểu này thiếu gì cách để giấu, nhưng sơ hở cũng lộ ra liền.
Nói đơn giản cái thấy được trước mắt là vay tiền thì sẽ không ra khỏi nhà, mua nhà mà không nhận nhà, sau này sang tên mới đi lấy nhà là không hợp lý. Trường hợp của fen đất hay nhà, ai quản lý thì mình không rõ.
dạ này là đất trống dạng đầu tư, cám ơn bác e sẽ lưu ý vấn đề này
 
dạ đang 30% ạ ko biết là cao hay thấp nữa
Khuyên fen không nên, xưa mình đj với thầy lướt sóng đất suốt, mấy đứa mà lãi nào cũng chơi kiểu này thường nó là black list của ngân hàng rồi. Nó cũng chây ỳ các kiểu mệt mỏi, 30% không đủ công đi đòi. Còn dĩ nhiên nếu nhà có dân anh chị, nhắm không sợ thì tới. Cơ mà tôi nghĩ nó cũng lựa fen để vay rồi :LOL:)) Nếu bắt buộc vay cho vay khoảng 35-40% giá trị đất thôi, không hơn
 
Nên làm hợp đồng uỷ quyền toàn phần.
Người chủ đất hiện tại uỷ quyền toàn phần qua cho bác. Rồi bác giữ hợp đồng đó sau tới kỳ tất toán mà bên Vay chưa trả tiền bác tự đi công chứng sang tên bác bằng hợp đồng toàn quyền đó.
Hợp đồng mua bán CÓ rủi ro ở khoản tiền khai khi mua bán, hình thức thanh toán tiền của bên mua (bác là bên mua) thanh toán cho bên chủ đất (bên bán) sau này tra ra không có khoản tiền nào được thanh toán vào ngày diễn ra hợp đồng mua bán đó thì rất mệt.
--
Uỷ quyền toàn phần khi đăng bộ qua tên bác bác sẽ chịu 2 lần thuế TNCN.
dạ e sẽ lưu ý về việc thanh toán lúc mua bán tại phòng công chứng
 
dạ này là đất trống dạng đầu tư, cám ơn bác e sẽ lưu ý vấn đề này
Giao nhận đất là 1 phần thôi nha fen. Còn nhiều cái khác nữa mà thường khi ra tòa mới biết mình đã sơ hở ở đâu.
Lợi nhuận đi đôi với rủi ro thôi :D
1 là có máu mặt, 2 là có kinh nghiệm thì cân nhắc, chứ lỡ tranh chấp chắc phí thuê luật sư, tiền bạc, công sức theo đuổi vụ kiện nó quá tiền lãi nhiều đó :D
 
Back
Top