Những chiếc xe hơi đầu tiên ở Việt Nam

TrenTungCaySo10

Senior Member
Lịch sử xe hơi Việt Nam gắn liền với một cái tên: Vincent Ippolito - người đã nhập về Đông Dương những chiếc xe đầu tiên và đóng góp quan trọng cho việc phát triển phương tiện vận chuyển mới này trong suốt hơn một phần tư thế kỷ.

Đi lại, trao đổi, buôn bán là những nhu cầu thiết yếu và con người sử dụng các phương tiện giao thông đường bộ và thủy, dùng sức người và thú, hay sức gió cho các thuyền buồm… ít nhất cho đến thế kỷ thứ 19.

Một ví dụ là ở châu Âu, dọc các kênh đào vẫn còn những con đường nhỏ song song để ngựa có thể kéo những chiếc sà lan chở hàng.

Chiếc xe hơi đầu tiên được nhà truyền giáo Bỉ dòng Tên Ferdinand Verbiest sáng chế năm 1672. Ông là người thân thiết của hoàng đế Khang Hi
Chiếc xe hơi đầu tiên được nhà truyền giáo Bỉ dòng Tên Ferdinand Verbiest sáng chế năm 1672. Ông là người thân thiết của hoàng đế Khang Hi

Kỹ sư Vincent Ippolito đang lái xe, ngồi cạnh là Ernest Outrey, ủy viên Quốc hội Pháp, đại diện Nam Kỳ
Kỹ sư Vincent Ippolito đang lái xe, ngồi cạnh là Ernest Outrey, ủy viên Quốc hội Pháp, đại diện Nam Kỳ

Phát minh quan trọng nhất của cuộc cách mạng công nghiệp tại châu Âu là máy hơi nước. Xe hơi xuất hiện trong bối cảnh này và là hậu duệ của những chiếc xe ngựa.

Nhưng nếu dựa vào định nghĩa xe tự chuyển động - chiếc ô tô (automobile) - thì xe đầu tiên lại xuất hiện ở châu Á.

Năm 1668, Ferdinand Verbiest, một nhà truyền giáo Bỉ dòng Tên ở Bắc Kinh, đã chế tạo một chiếc xe tự chuyển động nhờ một ấm nước đun sôi. Dù đó chỉ là một món đồ chơi, phát minh này đã gây cảm hứng cho những chiếc xe hơi vào giữa thế kỷ thứ 18. Từ "xe hơi" được bắt nguồn từ đó.

Tiếp theo là những chiếc xe có động cơ nhưng lại gặp khó khăn vì luật lệ buộc phải có một người cầm cờ chạy trước để tránh tai nạn cho khách bộ hành. Phải qua đầu thế kỷ 20, Pháp mới trở thành nơi sản xuất gần nửa tổng số xe hơi trên thế giới với các hiệu Peugeot, Renault, Penhard.

Khi xe hơi xuất hiện ở Sài Gòn​

Trong cuốn hồi ký của mình, một ký giả Pháp đã dựng lại một cách sống động đời sống của Sài Gòn vào những năm đầu thế kỷ 20.

Đó là hình ảnh của một cựu ca sĩ của Nhà hát Sài Gòn, bà Pauline Maillard, lúc đó là một doanh nhân nổi tiếng thường ngày đi dạo phố Catinat (Đồng Khởi) trên chiếc song mã tuyệt đẹp được kéo bởi những con ngựa trắng. Bà khẽ gật đầu chào những khách hàng quen thuộc.

Rồi một hôm chợt xe hơi xuất hiện.

Chứng nhân của sự kiện, nhà văn Jean Ajalbert, kể lại: "Năm 1900 tôi leo lên chiếc xe đầu tiên được nhập vào Sài Gòn. Ông Ippolito lái xe đến giao cho Toàn quyền và dự tiệc tối. Khi chúng tôi đến cổng thì hai lính tập bỏ trạm gác, vứt súng bỏ chạy trước chiếc xe quái quỷ tự chạy mà không có ngựa kéo".

Vincent Ippolito: xe hơi, nhậu nhẹt và đấu súng​

Lịch sử xe hơi Việt Nam gắn liền với một cái tên: Vincent Ippolito - người đã nhập về Đông Dương những chiếc xe đầu tiên và đóng góp quan trọng cho việc phát triển phương tiện vận chuyển mới này trong suốt hơn một phần tư thế kỷ.

Ngược lại với Ajalbert, điều ta có thể chắc chắn: Ippolito không phải là người đầu tiên sở hữu xe tại Việt Nam. Trước đó, ở Sài Gòn đã có hai chiếc Serpollet - xe thực sự chạy bằng hơi nước - của hai người Pháp: kỹ sư Georges Hermenier, người đã xây dựng Nhà máy nước Sài Gòn và Louis Jacque, giám đốc một công ty xuất nhập khẩu và là chủ tịch Phòng thương mại Sài Gòn.

Đặt chân đến Hòn ngọc Viễn Đông vào năm 1900, Vincent Ippolito - viên kỹ sư người Pháp gốc Ý - đã mở ngay một công ty nhập khẩu xe hơi và xe đạp Peugeot dưới cái tên La Société d'automobiles Ippolito et Cie (Công ty xe hơi Ippolito) đặt tại đường Charner (Nguyễn Huệ) và Espagne (Lê Thánh Tôn). Cả công ty có được ba thợ máy người nước ngoài.

Ernest Outrey, vị quan Pháp đứng đầu Thủ Dầu Một và sau đó là thành viên Quốc hội Pháp, đại diện cho Nam Kỳ, là vị khách đầu tiên của công ty.

Ta có thể tìm thấy những tấm bưu ảnh chụp hình ông cùng Toàn quyền Đông Dương Paul Beau hay Ernest Outrey, quan chức Nam Kỳ. Ông là người có quan hệ rộng và được mô tả là dễ mến.

Vào đầu thế kỷ 20, cuộc sống thường ngày của những người Pháp tại Sài Gòn thực sự bắt đầu vào 6h chiều. Đó là lúc họ tụ tập chủ yếu ở những quán nước ở bốn góc đường Catinat (Đồng Khởi) cạnh nhà hát để uống rượu khai vị. Màn rượu khai vị có khi kéo dài đến 3h sáng.

Vincent Ippolito được biết đến là một tay ba hoa chích chòe, thường ngồi ở quán Continental để kể chuyện thêm mắm dặm muối. Rượu vào lời ra và những cuộc gây gổ xảy ra như cơm bữa. Đôi khi, đuối lý, họ tặng đối thủ một bạt tai như trời giáng. Và để gỡ thể diện, nạn nhân có quyền thách đấu súng để rửa nhục.

Đó là trường hợp của kỹ sư Ippolito, nạn nhân của sự nhục mạ công khai. Cuộc đọ sức được diễn ra ở ngoại ô Sài Gòn với hai nhân chứng cho mỗi bên. Suốt mấy chục năm đầu thế kỷ, chưa hề có một ai bị bắn chết vì chẳng ai muốn vào tù vì tội giết người, do đó hai bên dù không hẹn cùng nhắm trời xanh để bắn. Ippolito lại rơi nhằm trường hợp hy hữu là bị thương nhẹ ở vai.

Các tay săn bắn quý tộc và xe hơi​

Đầu thế kỷ 20, Sài Gòn có sức hút mãnh liệt đối với giới thượng lưu châu Âu, nào là các hoàng tử Đan Mạch, hầu tước, công tước… Đam mê chung của họ là săn bắn.

Chỉ cách chục cây số từ trung tâm thành phố là rừng rậm, đường sá chưa được mở mang nhiều. Họ di chuyển chủ yếu bằng đường sông hoặc nếu đường bộ thì được hưởng sự hỗ trợ của các nhà chức trách địa phương.

Báo La Nature, số đặc biệt về xe hơi ở Đông Dương
Báo La Nature, số đặc biệt về xe hơi ở Đông Dương

Trong tất cả nhóm đó, nhân vật nổi bật nhất là công tước de Montpensier, kẻ chuyên ném tiền qua cửa sổ. Ông đã sử dụng xe hơi để đi từ Sài Gòn qua Nam Vang, được xem là một chuyến phiêu lưu kỳ thú vì đường sá chưa được mở mang.

Những thập niên sau, đường bộ phát triển khá nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu đi lại và xe hơi trở thành một sự cạnh tranh đáng kể cho xe lửa. Bằng chứng là giá vé đường sắt đã phải giảm đáng kể để lôi kéo khách hàng.

Xe buýt ở Đà Nẵng. Nguồn: La Nature
Xe buýt ở Đà Nẵng. Nguồn: La Nature


Xe khách đầu tiên trên thế giới

Ý tưởng sử dụng xe để chở khách là của kỹ sư Vincent Ippolito: Ngày
24-10-1901 ông khánh thành tuyến chở khách Sài Gòn - Tây Ninh với hai chiếc Peugeot vừa được nhập cho mục đích này. Sài Gòn đi tiên phong trong lĩnh vực chuyên chở công cộng, trước cả Pháp (1903) và Hoa Kỳ (1904).

Đây là lần đầu tiên trên thế giới xe hơi được sử dụng cho việc chở khách. Sau Sài Gòn - Tây Ninh (106km), những tuyến đường được thêm vào là Biên Hòa, Bà Rịa, Vũng Tàu. Tiếp theo công ty của ông phụ trách luôn ngành bưu điện, chuyên chở thư từ và bưu kiện.

Ngày càng phát đạt, Công ty Ippolito mở rộng ngành kinh doanh, nhập xe hơi và xe đạp của Hãng Peugeot, bán lốp Hãng Michelin và giữa năm 1910, trước cả chuyến bay đầu tiên tại châu Á của viên phi công người Bỉ Charles Vanden Born, ông cho nhập chiếc máy bay đầu tiên của Đông Dương. Đó là chiếc máy bay của Hãng L. Blériot.

Trong lúc máy bay Blériot được nhập nguyên chiếc, Vanden Born chỉ mang theo đầu máy chiếc Farman II và thân máy bay được tạo dựng và lắp ráp tại Sài Gòn.

Hà Nội và chiếc xe hơi của bác sĩ Yersin​

Có lẽ chiếc xe hơi sớm nhất được biết đến ở Hà Nội là của bác sĩ Yersin.

Ngay từ năm 1902, toàn quyền Đông Dương cử ông phụ trách việc tổ chức trường y khoa đặt tại Hà Nội và ông đã giữ chức trưởng khoa suốt hai năm liền trước khi trở lại Nha Trang. Khi nhận nhiệm sở mới, ông đã mang theo một chiếc xe, có lẽ là chiếc đầu tiên được biết đến ở thủ đô Đông Dương.

Ngay từ đầu công ty xe của ông có chi nhánh ở Nam Vang và đầu thập niên 1920, công ty mở thêm ở Vĩnh Long và sớm được bán lại cho một người Hoa tưởng vớ được món bở.

Sau 26 năm sống ở Đông Dương, ông quyết định trở về Paris để giữ chức vụ trong công ty ở Pháp. Với vị kỹ sư này, Sài Gòn đã đi tiên phong trong việc sử dụng các phát minh ngành lưu thông đường bộ cùng lúc với châu Âu… Vincent Ippolito, một cái tên mà có lẽ hiếm người biết đến.

(Bài viết dựa trên tư liệu báo chí những năm đầu thế kỷ 20, qua các tờ Illustration, La Nature, Le Courrier saigonnais…)
https://cuoituan.tuoitre.vn/nhung-chiec-xe-hoi-dau-tien-o-viet-nam-20230113113621678.htm
 
Sài Gòn đi tiên phong trong lĩnh vực chuyên chở công cộng, trước cả Pháp (1903) và Hoa Kỳ (1904)
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm. Tụi thực dân với truyền giáo này cũng ít có ác với lịch sử của Nam kì thời đó lắm, may sao ông trời có mắt :byebye:

via theNEXTvoz for iPhone
 
Sài Gòn đi tiên phong trong lĩnh vực chuyên chở công cộng, trước cả Pháp (1903) và Hoa Kỳ (1904)
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm. Tụi thực dân với truyền giáo này cũng ít có ác với lịch sử của Nam kì thời đó lắm, may sao ông trời có mắt :byebye:

via theNEXTvoz for iPhone
Mày bị bại não à?
 
Back
Top