Những công ty lỗ tiền tỷ vì bắt hụt đáy cổ phiếu HPG

Build Back Better

Senior Member

Từng được ví như "cổ phiếu quốc dân", nằm trong danh mục khuyến nghị của các công ty chứng khoán, hiện cổ phiếu HPG đã xuống đáy 2 năm, khiến không ít doanh nghiệp nắm giữ thua lỗ.​

Báo cáo kết quả kinh doanh quý III của Công ty cổ phần Đầu tư CMC (mã chứng khoán: CMC) cho thấy doanh thu tăng nhẹ so với cùng kỳ nhưng lỗ hơn 240 triệu đồng. Khoản dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư tăng của đơn vị này tăng tới 98%, lên gần 9 tỷ đồng.
CMC là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, lắp ráp, kinh doanh phụ tùng ô tô với vốn điều lệ hơn 45 tỷ đồng. Nhiều quý gần đây, bên cạnh hoạt động ở mảng kinh doanh chính, công ty này vẫn dành nhiều tiền cho đầu tư chứng khoán.
Với riêng cổ phiếu HPG, công ty này trích lập hơn 5,2 tỷ đồng, tương đương cho mức giảm 36% đối với cổ phiếu này.
Một đơn vị khác cũng "bắt hụt đáy" HPG là Công ty cổ phần đá Hóa An (mã chứng khoán: DHA). Lợi nhuận quý III của công ty giảm mạnh so với nền thấp cùng kỳ năm ngoái do phải trích lập dự phòng khoản mục đầu tư vào cổ phiếu HPG.
Những công ty lỗ tiền tỷ vì bắt hụt đáy cổ phiếu HPG - 1

"Cổ phiếu quốc dân" HPG khiến cho không ít doanh nghiệp thua lỗ (Ảnh: Hòa Phát).
Hóa An đã đầu tư hơn 80,3 tỷ đồng vào cổ phiếu HPG, tương ứng 2,64 triệu cổ phiếu. Công ty trích lập hơn 24,1 tỷ đồng cho cổ phiếu HPG trong số hơn 88 tỷ đồng đầu tư chứng khoán.
Công ty cổ phần Nhà Đà Nẵng (mã chứng khoán: NDN) cũng "ôm" lượng lớn cổ phiếu HPG và tạm lỗ. Công ty đã bỏ gần 240 tỷ đồng mua cổ phiếu của Hòa Phát trong quý II. Tuy nhiên, giá trị hợp lý hiện chỉ còn 212 tỷ đồng.
Không chỉ nhà đầu tư cá nhân vào doanh nghiệp, nhiều công ty chứng khoán cũng "ngậm đắng nuốt cay" khi nắm giữ cổ phiếu HPG.
Công ty cổ phần Chứng khoán Trí Việt (mã chứng khoán: TVB) nắm giữ HPG với giá gốc tại thời điểm 30/9 lên đến gần 200 tỷ đồng dưới dạng tài sản tài chính sẵn sàng bán (AFS). TVB đang phải "gồng lỗ" HPG khi khoản đầu tư này âm gần 91 tỷ đồng.
Các khoản lỗ/lãi tạm tính trong danh mục AFS chưa phản ánh vào kết quả kinh doanh và chỉ được ghi nhận khi công ty bán hoặc chuyển sang danh mục FVTPL. Nếu khoản đầu tư này được ghi nhận, số lỗ của Trí Việt có thể còn tăng thêm so với mức lỗ 6,2 tỷ đồng trong quý III.
Những công ty lỗ tiền tỷ vì bắt hụt đáy cổ phiếu HPG - 2

Diễn biến giá cổ phiếu HPG từ đầu năm (Nguồn: Tradingview).
Công ty cổ phần Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cũng lỗ hơn 30 tỷ đồng với riêng cổ phiếu HPG, tương ứng 37,5% trên giá gốc gần 80 tỷ đồng. Quý III, VDSC thu về hơn 24 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm tới 67% so với cùng kỳ năm ngoái.
HPG từng tăng giá mạnh giai đoạn 2020-2021, giúp các nhà đầu tư nắm giữ dài hạn nhân nhiều lần tài khoản.
Đà tăng giá cũng giúp giá trị vốn hóa tập đoàn liên tục lập đỉnh và lọt top các công ty niêm yết được định giá lớn nhất sàn chứng khoán.

https://dantri.com.vn/kinh-doanh/nh...at-hut-day-co-phieu-hpg-20221031021128632.htm
 
Giờ bắt đáy con này đc chưa ae
hB8nmx5.png
ông đồng nghiệp cũ tôi bắt kha khá lúc nó 5x
qZV215Z.png
qZV215Z.png
qZV215Z.png
 
Giờ bắt đáy con này đc chưa ae
hB8nmx5.png
ông đồng nghiệp cũ tôi bắt kha khá lúc nó 5x
qZV215Z.png
qZV215Z.png
qZV215Z.png
Bắt đáy là hành động của tổ chức, còn cá nhân thì k nên, trừ khi fen tầm cỡ tư duy và nhiều tiền như Búp phét, còn k thì thôi
 
Cầm HPG lúc lên +40 %, bán 1 nửa, đến khi chỉ còn +15 % thì dứt áo ra đi. Bán cả danh mục bán hết MBB, FPT, HPG, SSI, rút hết 120 tr ra khỏi thị trường. May năm rồi cũng có việc, ko lại dồn hết vào. Tài khoản đỉnh điểm vốn 200 triệu, đối với mình to vl. Lúc thấy éo ai cũng hỏi chứng khoán + 1 cú sập 1 tẹo là biết đến lúc té rồi. Không té thì giờ bao công sức đổ xuống sông dù bị mất lãi ngược 20 tr . He he
 
Back
Top