thảo luận Những cuốn sách gây khó hiểu nhất mọi thời đại

20210f9bf8b8-9248-45ad-b4b7-602a68a4874d.jpg
Cuốn này thực ra không quá khó hiểu mà có 2 vấn đề, nằm ở trình độ người tiếp thu và trình độ người dạy. Nếu người dạy có trình độ và người học tư duy một chút thì thấy nhiều cái rất sát với đời thực và có thể vận dụng được.
K.Marx, một ông Do Thái cực kỳ thông minh mà mấy anh vozer mà dám chê ? Riêng bộ Tư Bản của Marx bọn Tây có thằng đọc gần chục lần để hiểu nó, mấy ông VN được bao nhiêu ông đọc quá 3 lần mà đòi chê kiến thức của Marx.
 
Chỉ có dốt mới đọc sách này.
Tui học ở Mỹ không có học mấy cái nhảm nhí này. Thời gian đọc sách khoa học kỹ thuật như Relativity, Thermodynamics, Quantum Mechanics... còn bổ ích hơn, không thì đọc sách về American politics
5ubGaWm.png
thế là chửi bao thế hệ đại học ở vịt rồi
 
5ubGaWm.png
thế là chửi bao thế hệ đại học ở vịt rồi
Nên mới đào tạo ra một đám dốt đó, đất nước khoa học kỹ thuật kém phát triển mà ngạo nghễ ảo tưởng. Thay vì đọc sách khoa học kỹ thuật thì toàn đọc mấy sách nhảm như cuốn đó, ngôn tình, self help...
Nói đừng buồn mấy cái sách vậy không có đáng để tui chùi đít nữa (sợ dơ đít)
 
Đọc mấy sách về KHKT cần có kiến thức mới hiểu được chứ anh khùng, chứ không thì đọc kinh còn ổn không
Chỉ cần trình độ toán, lý, hoá, sinh, kỹ thuật... đại học là đủ hiểu rồi.
Giờ tui đọc mấy sách khoa học kỹ thuật đều hiểu hết chỉ cần đọc theo thứ tự trình độ
 
Chỉ cần trình độ toán, lý, hoá, sinh, kỹ thuật... đại học là đủ hiểu rồi.
Giờ tui đọc mấy sách khoa học kỹ thuật đều hiểu hết chỉ cần đọc theo thứ tự trình độ
theo t cái loại sách kia giống như định hình về cách làm ng cho trẻ mới lớn hoặc mới đọc chữ ấy. Nội dung không sâu, kiến thức thì ít bài học cũng ít nốt.
Nhưng mà hỡi ơi, sách đó dễ đọc dễ thẩm thấu nên nhiều ng mới thấy hay. Còn sách KHKT khó hỉu bỏ xừ hoạ may có cuốn "300 bài code dành cho thiếu nhi" =((
 
Cuốn này ô nào tư duy rập khuôn thì rất dễ học, nhưng có chút tư duy phản biện học rất ức chế vì nhiều vde ko thể tranh luận giải đáp thẳng thừng trên lớp dc, ngay cách đặt vde cũng đã áp đặt, chẳng hạn 1 đề thi học kỳ: Tại sao nói chủ nghĩa ml là tiền đề kim chỉ nam cho hành động của Đảng là đúng đắn?
Đồng ý với anh vụ rập khuôn, Tôi bị đuổi đủ combo: Lớp cảm tình Đ (hình như năm lớp 10 hay 11) vì vấn đề "Tư Bản giãy chết" do thầy đéo trích đủ câu của Lenin mà chỉ nói vế đầu. Lớp Marx I vì cho rằng thầy giảng sai "giá trị thặng dư", Marx II thì ko nhớ vì sao bị đuổi. Lớp Tư Tưởng bị đuổi vì Thầy gíao kể chuyện giả sử " VN chỉ có 2 dòng họ đáng dc tôn trọng là Hồ và Lê, 2 lần lập triều Đại..."
, tôi có nói lại đại ý là Lê Hoàng với Lê Lợi đéo liên qua gì nhau, Lê Lợi còn là người Mường, khai quật mộ còn phát hiện cái khố. Họ Hồ cũng mất nước vì ko được lòng dân chúng này kia các kiểu. Hồ Thơm thì anh dũng nhưng đốt phá cũng ko ít, công tội cũng còn phải xét thêm. Lớp Đường Lối bị đuổi vì tranh luận với thầy vụ "Nhân Văn-Giai Phẩm", thầy đứng về phe NV-GP cãi ko lại nên đuổi.
 
Cuốn này thực ra không quá khó hiểu mà có 2 vấn đề, nằm ở trình độ người tiếp thu và trình độ người dạy. Nếu người dạy có trình độ và người học tư duy một chút thì thấy nhiều cái rất sát với đời thực và có thể vận dụng được.
K.Marx, một ông Do Thái cực kỳ thông minh mà mấy anh vozer mà dám chê ? Riêng bộ Tư Bản của Marx bọn Tây có thằng đọc gần chục lần để hiểu nó, mấy ông VN được bao nhiêu ông đọc quá 3 lần mà đòi chê kiến thức của Marx.
Anh nói đúng mà hơi chung chung, mỗ xin phép bàn thêm tí.

Trước mỗ cũng có bàn luận chuyện này với một ông ở viện Goethe, Thì cơ bản dưới góc nhìn của 2 người hoàn toàn đối lập về suy nghĩ, nhưng cùng đồng ý làm do chương trình dạy tham vọng quá, nên ôm đồm nhiều thứ, thành ra việc giảng dạy như xây nhà từ nóc, mang tính giáo điều nhồi nhét, nhiều hơn là tạo cho SV một thế giới quan và phương pháp luận tường minh, theo như mục tiêu của chương trình. Chi tiết là:
1. Đầu tiên là kiến thức nền, việc dạy ngay lập tức Chủ nghĩa Duy Vật Lịch Sử cho SV là điều quá khó, vì nó có một quá trình phát triển lâu dài từ các triết gia Tiền Socrates đến những Chủ Nghĩa Duy Tâm Đức của Hegel, khối lượng kiến thức đồ sộ này dạy trong 45 tiết, thì dù SV loại A cũng khó mà hiểu được cơ bản, đừng nói là hiểu được ngọn ngành.
2. Triết học Marx được đón nhận khắp nơi, nhưng kinh tế chính trị của Marx thì còn nhiều điều phải bàn ,đặc biệt là bối cảnh lịch sử của học thuyết và sự phát triển của loại hình công ty cổ phần và Thuyết Tổng Cầu của Keynes, sau này còn là câu chuyện về ESOP, xoá nhoà ranh giới giữa nhân viên và ông chủ. Việc này đòi hỏi truyền thụ kiến thức phải cực kỳ cởi mở về tư duy để sinh viên tự nhận thấy sự khác biệt
3. Như anh có nói, GV dạy Marx đa phần ko hiểu Marx mà phần lớn mắc bệnh tôn sùng cá nhân,
bệnh tuyệt đối hoá, khi tuyệt đối hoá tư tưởng và đường lối của Marx vạch ra, trong khi bản thân Marx là người rất hoài nghi. Ông chỉ vạch ra sợi chỉ đỏ, còn vấn đề hình thành của sợi chỉ có thể sẽ diễn ra rất khác.
<Ví dụ điển hình là phương pháp đấu tranh giai cấp, ở VN chỉ được dạy duy nhất là bạo lực cách mạng (theo như phương pháp LX của Lenin), trong khi là Marx đã chỉ rõ phương pháp đấu tranh giành cho các nước dân chủ tiên tiến(Anh, Đức, Hà lan tại thời điểm đó) là hoàn khác.

4.Tầm nhìn và tư duy của Marx rất vỹ đại, tuy nhiên sự vỹ đại đi kèm với một mớ lộn xộn các trước tác. Nên rất nhiều tiểu luận thậm chí đối lập nhau vì lối viết của Marx mang đặc trưng của triết học cổ điển Đức, rất bay bổng mà nhiều biểu tượng (đặc biệt là các tiểu luận phản hồi lại các triết gia đương thời), niên việc diễn giải Marx rất khác nhau tại các nước.
 
Last edited:
À mình đọc nó cứ gây lú lú, k nắm đc cái ý của tác giả á mà.
Truyện nói về tâm lý tuổi nổi loạn. Nhân vật chính kiểu bị tăng động ấy, nên nhiều khi rất nhạy cảm với 1 vấn đề gì đó, nhưng cũng không tập trung, hay suy nghĩ lan man và khó kiểm soát cảm xúc. Những đứa như thế thường dễ bị suy sụp tinh thần lắm. Cái giữ cho hắn không đi quá xa chính là cái ý nghĩ thiện lành về việc giữ cho những đứa trẻ khỏi bị rớt ra ngoài vực hay cụ thể hơn là những con vịt trong hồ nước. À hắn cũng yêu thương gia đình nhưng theo 1 cách riêng khá dị. Đây kiêủ kiểu như thế :))
 
Mỗ thấy rất nhiều bạn mỗ đánh giá cao cuốn này, về văn chương và nhân sinh.
Tôi đây kém cỏi. Đọc cuốn "Bên Phía Nhà Swannn" chưa đến 200 trang thì gấp sách lại anh ạ. Lần thứ hai tôi bỏ giữa chừng một cuốn sách, lần trước là Nhật Ký Kẻ Mị Tình – Soren Kierkegaard. Điểm chung của cả hai cuốn là tác giả đều theo trường phái chủ nghĩa hiện sinh. :burn_joss_stick:
 
Tôi đây kém cỏi. Đọc cuốn "Bên Phía Nhà Swannn" chưa đến 200 trang thì gấp sách lại anh ạ. Lần thứ hai tôi bỏ giữa chừng một cuốn sách, lần trước là Nhật Ký Kẻ Mị Tình – Soren Kierkegaard. Điểm chung của cả hai cuốn là tác giả đều theo trường phái chủ nghĩa hiện sinh. :burn_joss_stick:
Nếu muốn rõ ràng, ngọn ngành. Anh nên tìm hiểu chủ nghĩa hiện sinh từ sơ khởi của Dostoevsky với Nietzche, chủ yếu xây dựng thế giới quan trước thì sẽ dễ nhìn nhận hơn. Muốn hiểu Kierkegaard nên đọc Hegel, muốn hiểu Hegel nên đọc Kant, muốn nhận thức rõ Kant nên đọc Spinoza.

Ý tại ngôn ngoại. CN hiện sinh xuất phát từ sự mong muốn giải thoát của con người khỏi những ràng buộc về cả luân lý và lý tính. Nên nhiều phần, nhiều tác giả với văn chương bay bổng, đẩy sự tự do lên cao đến mức thành chủ nghĩa hư vô, chủ nghĩa vô chính phủ, tới mức tôn thờ chủ nghĩa cá nhân uỷ mị. Với một tư duy cởi mở và hoài nghi (đừng bao giờ tuyệt đối hoá điều gì), anh sẽ khám phá được nhiều điều thôi.

Không có ai kém cỏi cả anh ạ, "ở đâu có ý chí, ở đó có con đường"
 
Nếu muốn rõ ràng, ngọn ngành. Anh nên tìm hiểu chủ nghĩa hiện sinh từ sơ khởi của Dostoevsky với Nietzche, chủ yếu xây dựng thế giới quan trước thì sẽ dễ nhìn nhận hơn. Muốn hiểu Kierkegaard nên đọc Hegel, muốn hiểu Hegel nên đọc Kant, muốn nhận thức rõ Kant nên đọc Spinoza.

Ý tại ngôn ngoại. CN hiện sinh xuất phát từ sự mong muốn giải thoát của con người khỏi những ràng buộc về cả luân lý và lý tính. Nên nhiều phần, nhiều tác giả với văn chương bay bổng, đẩy sự tự do lên cao đến mức thành chủ nghĩa hư vô, chủ nghĩa vô chính phủ, tới mức tôn thờ chủ nghĩa cá nhân uỷ mị. Với một tư duy cởi mở và hoài nghi (đừng bao giờ tuyệt đối hoá điều gì), anh sẽ khám phá được nhiều điều thôi.

Không có ai kém cỏi cả anh ạ, "ở đâu có ý chí, ở đó có con đường"
Có vẻ khá gian truân anh nhỉ. Nhưng sẽ cố tôi, thực sự hứng thú với dòng văn học này, dù không hề dễ nuốt tí nào. :too_sad:
 
Back
Top