kiến thức Những cuốn sách hay thanh niên nên đọc.

Không liên quan lắm nhưng cho em hỏi ở đây có bác nào có thông tin về dự án tổ chức hội sách và đặc biệt là phần chi phí không ạ?
 
Sao mình đọc cuốn Lược Sử Loài Người (hết phần 1, phần 2 (Cách mạng nhận thức, Cách mạng nông nghiệp)) cảm giác như tác giả có vẻ đưa nhiều ý kiến chủ quan của bản thân vào thế nhỉ?
 
Sao mình đọc cuốn Lược Sử Loài Người (hết phần 1, phần 2 (Cách mạng nhận thức, Cách mạng nông nghiệp)) cảm giác như tác giả có vẻ đưa nhiều ý kiến chủ quan của bản thân vào thế nhỉ?

giờ này còn tin thằng Harari có nổi một quan điểm ra hồn à bạn, vote drop trước khi đọc đến đoạn cuối nghe nó liêng thiêng về tương lai con người sẽ sống dựa máy móc, công nghệ (ừ thì cũng có thể là thật nhưng lập luận đưa ra nghe vẫn chối, lên đọc thời sự còn dễ thông và thực tế hơn)
 
1632663918764.png
Chết Bởi Trung Quốc *_Peter Navarro-Gregory W.Autry
Dịch giả: Lê Minh Thịnh
"...Với 16 chương, “Death by China” được chia làm hai phần chính, gồm lập luận cũng như dẫn chứng về hiểm họa TQ và lời kêu gọi một số hành động mà cả chính quyền, giới đầu tư lẫn người tiêu thụ Mỹ cần phải làm ngay, để có thể tránh được hiểm họa này. Hai tác giả Navarro và Autry lập luận rằng, Mỹ sẽ bị chết dưới tay TQ vì nhiều lý do. Thứ nhất, người tiêu thụ sẽ bị hàng hóa độc hại của TQ giết dần giết mòn; thứ hai, chính sách cạnh tranh bất chính của TQ tạo nên một loạt những “vũ khí” được sử dụng một cách có hệ thống để tiêu diệt nền kinh tế của các quốc gia khác, nhất là nền kinh tế Mỹ; thứ ba, biện pháp cho gián điệp xâm nhập vào nước Mỹ, ăn cắp bí mật quốc phòng cộng với việc ngày càng tăng ngân quỹ quốc phòng, sẽ khiến TQ chỉ trong vài năm nữa có thể đuổi kịp, rồi vượt qua Mỹ về sức mạnh quân sự; thứ tư, chính sách tìm đủ mọi cách để chế tạo ra hàng hóa với giá thành rẻ nhất, TQ sẽ hủy hoại môi sinh tàn tệ và nhanh chóng đến mức khó có thể nào cứu gỡ được...."
"...Vũ khí cuối cùng trong chính sách thâm độc của TQ là việc mà hai tác giả của “Death by China” gọi là “xâm lăng” hay “chiếm lãnh thuộc địa” khắp nơi bằng cách lạm dụng tự do mậu dịch để giành lấy tài nguyên của các quốc gia đang phát triển. Một kịch bản quen thuộc được Navarro và Autry vẽ nên: một ông TQ bụng phệ, mang ngân phiếu đến một quốc gia nghèo khó nào đó, và hứa sẽ cho quốc gia đó mượn một số tiền khổng lồ với tiền lời rẻ mạt để “giúp” xây cất đường sá hay canh tân quân đội. Đổi lại, quốc gia này chỉ cần làm hai điều rất nhỏ cho Bắc Kinh: trao hết quyền khai thác tài nguyên, đồng thời cho phép TQ được quyền bán những sản phẩm được chế tạo bởi chính những tài nguyên vừa khai thác được từ nước này cho người tiêu thụ quanh vùng. Những hợp đồng loại này biến quốc gia vừa ký kết cho TQ khai thác tài nguyên trở thành thuộc địa của họ. Cả thị trường cũng của TQ nốt...."
 
Sách in ít nhiều chủ yếu do lợi nhuận của bọn tòa soạn, in ra không ai mua thì in ít thôi, chứ liên quan gì đến quý hiếm. Thời nay kiến thức sách báo ngập tràn cả, chủ yếu có thời gian mà ngâm không thôi chứ.
Có ai có ví dụ sách gì "quý hiếm" không ?
Ok vozer luôn đúng :shame:
 
Sao mình đọc cuốn Lược Sử Loài Người (hết phần 1, phần 2 (Cách mạng nhận thức, Cách mạng nông nghiệp)) cảm giác như tác giả có vẻ đưa nhiều ý kiến chủ quan của bản thân vào thế nhỉ?
2 phần đầu mình cũng khó chịu vì tác giả hay đưa ý kiến chủ quan và phiến diện, nhưng cũng cho mình 1 góc nhìn mới so với những cái mình đã coi là đúng.
Mình đọc 2 phần sau cuốn hút hơn, bạn nên thử đọc thêm phần 3 xem có thấy gì khác ko, nếu ko thì drop thôi.
 
Trong " Hội chợ phù hoa'', người ta bám lấy bọn có của một cách rất tự nhiên. Nếu những người có tâm hồn đơn giản nhất thường quen nhìn sự thịnh vượng bằng con mắt có cảm tình. Vậy nếu người thường vẫn có cảm tình với đồng tiền thì những con người ưa phù hoa còn tha thiết với nó đến đâu? Thiện cảm của họ xổ ra vồ vập chào đón đồng tiền. Đồng tiền làm thức tỉnh nơi họ bao tình cảm mặn mà đối với người có của đáng yêu. Tôi biết một số người không chịu cho phép mình tự do chiếu cố giao thiệp với những kẻ không có chút thế lực địa vị gì trong xã hội. Họ chỉ chịu thả tình cảm của họ ra trong những cơ hội tốt.
- Hội chợ phù hoa-
 
Làm Đĩ*-Vũ Trọng Phụng
Theo cảm nhận "chủ quan" của một người đọc còn nhiều hạn chế về kiến thức, truyện thú vị ở hai luận điểm sau:
  1. Truyện theo xu hướng văn học tả thực. Tả lại hiện thực cuộc sống xã hội trong giai đoạn trước năm 1945 (~1936-khi đất nước đang đặt dưới chế độ cai trị thực dân Pháp), hoàn cảnh đẩy đưa khiến người phụ nữ "tân thời" sa ngã vào vòng xoáy của cuộc đời. Nhà xuất bản văn học có đưa ra lời bình khi đem tác phẩm này ra so sánh với "Đời mưa gió" Khải Thịnh để làm nổi bật lên hai tư tưởng nghệ thuật đó là : Nghệ thuật vị Nghệ thuật (Đời mưa gió) và Nghệ Thuật Vị Nhân Sinh (Làm đĩ).
  2. Truyện mang giá trị nhân văn và cho thấy sự dũng cảm của tác giả trong việc nhìn nhận thẳng thắn và gọi ra tên gọi tục của nghề làm gái là "Đĩ". Khuyến khích xã hội có cái nhìn cởi mở hơn về chuyện giáo dục giới tính. Nhu cầu tình dục cũng giống như ăn uống và ngủ, là nhu cầu sinh học của con người, cần thiết và cần được hiểu biết đầy đủ để tránh những sai lầm. Sai lầm của Huyền trong truyện là một sai lầm điển hình sinh ra từ quan niệm giáo dục sai lầm và tư tưởng hủ nho lý tưởng hoá và phi thực tế về tình dục của xã hội ta nói chung và xã hội "âu hoá" của VN thời điểm trước 45.

Ngoài ra mạch dẫn chuyện hơi dài dòng trong lối hành văn và mang đậm một tiểu thuyết được gò ép dưới tính chất khoa học và hướng đến chức năng giáo dục khai phóng nhiều hơn là một tiểu thuyết thông thường (nên hơi khó để hoà nhập vào mạch truyện). Nếu nói quá lên, chỉ cần đọc lời bình của NXB Văn Học là đã nắm hết cái cốt lõi của truyện, vốn dĩ đoạn tiểu thuyết sau cũng chỉ là dàn trải tình tiết tiểu thuyết hoá thôi + với tâm tư của tác giả và bút chiến của ông với các tờ báo và nhà văn đương thời hơn.


Hơn nữa, qua vài nét miêu tả thấp thoáng của tác giả, ta thấy VN dưới thời chế độ của Pháp cũng còn tương đối thoáng về mặt tư tưởng, dân ta được cử sang Pháp học hành, giao thương buôn bán trải dài từ Nam chí Bắc (có đường sắt Bắc Nam cho Huyền vào tìm Tân), dân ta có tính tự do hơn trong tư tưởng, thử nghiệm nhiều cái mới, dẫu buổi ban đầu còn nhiều hiểu lầm trong cái tính chất "âu hoá" đó. Nhưng đối với sự phát triển thì cần lắm những cái mâu thuẫn cũ mới như thế này vì mâu thuẩn mới sinh ra vận động, rồi vận động mới phát triển. Chuyện này cần tìm hiểu nhiều về giai đoạn lịch sử buổi bấy giờ để có cái nhìn rõ hơn tránh phiến diện.
 
Last edited:
Thiếu giề, ví dụ chơi quyển Thú chơi sách của Vương Hồng Sển có chữ ký đề tặng của tác giả, đấu giá 35 triệu năm 2019 đó, cứ sách nào có giá vài triệu/ quyển thì có thể xếp vào dạng sách hiếm rồi, sách quý thì vài chục, vài trăm, nhưng mà không tính mấy quyển bản đặc biệt Đông A để trưng nhé

Muốn ngắm thêm sách quý, sách hiếm thì cứ vào mấy gr đấu giá sách mà hóng, hoặc follow ai đó chơi sách mà ngó, vì ai có sách quý lại không khoe, hihi

traosach-1576420515768961508697.jpg
bác ở HN hay sao đấy ạ, ko biết hay ra khu nào mua sách mà sưu tập đc mấy cuốn hay thế
 
bác ở HN hay sao đấy ạ, ko biết hay ra khu nào mua sách mà sưu tập đc mấy cuốn hay thế
Hehe, nhiều bác hỏi cái này, nhưng thực ra thì mua sách cũ không khó, quan trọng là mình đọc có gu, ở HN thì các bác có thể mua sách cũ ở dọc đường Láng, hoặc ra sách cũ Hà Thành Lê Thanh Nghị, hoặc sách cũ Gia Đình phố Hoa Lư, hoặc sách cũ Thăng Long, nhà sách Mão Đinh Lễ, tất cả các tiệm sách cũ này đều có fanpage. Mình cũng hay lê la các hội chợ sách cũ nữa, các hội chợ này sách có chất lượng thấp hơn bù lại giá rất rẻ và nếu có con mắt nhìn thì vẫn có thể chọn được đồ tốt, cá nhân mình không mua sách nếu chưa được đọc thử, vì vậy ít khi mua online, mình theo dõi các fanpage sách cũ là để lâu lâu vợt những cuốn mình nhắm sẵn mà chưa có thì giờ đi tìm, chứ không phải vu vơ thấy thì mua, tất nhiên mua sách nhiều khi cũng là cái duyên, nhưng nếu mình đọc sách không có gu thì duyên nào đến các bác cũng để trôi tuột hết thôi. Không thể kỳ vọng rằng có một nhà sách khổng lồ mà các bác đến nhặt bừa cuốn nào cũng là sách hay. Tiệm sách nào cũng là thượng vàng hạ cám phục vụ đủ mọi loại khách hàng, và các bác không thể đãi cát tìm vàng nếu không biết vàng khác cát chỗ nào được
Và nếu các bác càng có kiến thức về sách thì sẽ càng vợt được sách giá rẻ nếu chủ tiệm là con buôn không đọc sách. Ngược lại nếu chủ tiệm cũng là dân đọc sách thì đôi khi phải chấp nhận thò đầu ra cho họ chém, và đôi khi họ đọc kém hơn mình thì mình có thể vặt ngược lại họ :doubt:
 
Last edited:
Đây là một số tiệm sách cũ mình follow, follow để theo dõi nếu gặp sách đang tìm thì múc thôi chứ thường mình mua sách là phải ngắm tận tay
Nhà sách Mão:
https://www.facebook.com/nhasachmaodinhle/
Sách cũ Hà Thành:
https://www.facebook.com/225233230930040/
Sách cũ Thăng Long:
https://www.facebook.com/1831075700497091/
Sách cũ Gia Đình:
https://www.facebook.com/sachcu.truongthao/
Ngoài ra đi dọc đường Láng có rất nhiều tiệm sách cũ, tùy ý bạn ghé tiệm nào cũng được
Hội chợ sách cũ HN:https://www.facebook.com/khonggiansachcuhanoi/

Sơ sơ là như thế
Bonus thêm tấm ảnh đãi cát tìm vàng
:doubt:
FB_IMG_1632738918802.jpg
 
https://vnexpress.net/cau-be-10-tuoi-quyet-tam-doc-toan-bo-le-nin-toan-tap-4361239.html

Cậu bé 10 tuổi quyết tâm đọc toàn bộ Lê Nin toàn tập​

Đam mê lúc 6 tuổi, đến nay Biện Nguyễn Khôi Nguyên đã đọc hàng trăm cuốn sách lịch sử Việt Nam và thế giới, bắt đầu đọc bộ Lê Nin toàn tập.

...


trời ơi cái gì thế này =]]]]]]]]]]]]]

các bạn không có tuổi đòi so với em tôi
nhỏ đọc hết tiểu thuyết kinh điển, lớn làm MC và phải có một chút máu xạo lờ một tí thì đời mới thành công

cats.jpg
 
Back
Top