kiến thức Những cuốn sách hay thanh niên nên đọc.

Mình là người thường xuyên đọc sách, voz qua next chủ thớt bị K.I.A nên mình lập lại thớt này để mọi người cùng chia sẻ các đầu sách hay nhé.

Hãy mua sách nếu có điều kiện để ủng hộ tác giả, nxb và người kinh doành sách nhé
  • Lược Sử Loài Người.
  • Chiến Tranh Tiền Tệ.
  • Tội ác và trừng phạt.
  • Bài giảng cuối cùng.
  • Lược sử vạn vật.
  • Giết con chim nhại.
  • Chuyện ở nông trại. (Trại Súc Vật)
  • 1984.
  • Đọc vị bất kì ai.
  • Ngày xưa có một con bò.
  • Nếu tôi được biết khi còn hai mươi.
  • Suối Nguồn.
  • Súng, Vi Trùng Và Thép.
  • Hai số phận - Jeffrey Archer
  • Không Gia Đình - Hector Malot
  • Cha giàu Cha nghèo
  • Cuốn theo chiều gió.
  • Hai Số Phận
  • Chiến Tranh và Hòa Bình
  • Bố Già
  • Mật Mã Da Vinci
U ám:
  • Kafka bên bờ biển.
  • Rừng Nauy (Norwegian Wood)
Sách văn học:
  • Người truyền ký ức (Lois Lowry)
  • Cuộc đời của Pi (Yann Martel)
  • Ông già và Biển cả (Ernest Hemingway)
  • Cá voi đỉnh núi (Lee Soon-won)
  • Người tình Sputnik (H.Murakami)
  • Bà Lão Idecghin (Maxim Gorki)
  • Những người khốn khổ (Victor Hugo)
  • Biên niên ký Chim vặn dây cót (H.Murakami)
  • Coraline (Neil Gaiman)
  • Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn (Mark Twain)
  • Khi hơi thở hóa thinh không (Paul Kalanithi)
  • Ruồi trâu (Ethel Lilian Voynich)
  • Sự im lặng của bầy cừu (Thomas Harris)
  • Sông Côn mùa lũ (Nguyễn Mộng Giác)
  • Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao
Sách thiền:
  • Nẻo về của Ý (Thích Nhất Hạnh)
  • Tự do đầu tiên và cuối cùng (J.Krishnamurti)
Sách tư duy - kinh tế - kỹ năng mềm:
  • Nghệ thuật tư duy rành mạch (Rolf Dobelli)
Sách khoa học:
  • Vũ trụ (Carl Sagan)
  • Những nhà khám phá (Daniel J.Boorstin)
  • Lược sử thời gian (Stephen Hawking)
Sách tự nhiên - nông nghiệp:
  • Cách mạng một cọng rơm (Mansanobu Fukuoka)

Sẽ cập nhật những gợi ý của mọi người trong thread....

bạn nào không tìm được ebook thì PM cho mình nhé hãy cho biết định dạng bạn cần
 
Last edited:
Em đọc cuốn Kafka bên bờ biển mà không hiểu gì mấy các thím ạ, dù đọc từ đầu đến cuối cuốn vl.
:beat_brick: Thím nào hiểu giải thích ý nghĩa của quyển này là gì cho em được không? :)
Quyển này mình đọc cũng phải 6 7 năm rồi, đọc 1 lần từ sáng đến tối mịt gần 12h đêm thì xong. sau đó bỏ đấy ko đọc nữa. h chỗ nhớ chỗ quên:tire:

Nội dung thì chắc bác cũng biết rồi. Dương Tường trong phần giới thiệu có nói quyển này giống như 1 cái nồi lẩu thập cẩm. Có thịt cá trứng rau củ quả trong nồi lẩu thì trong này cũng có vô số thứ linh tinh đc đưa vào. Tuy nhiên cuối cùng thì mục đích vẫn là để ăn cho no bụng.

Ý nghĩa thì rất phức tạp. Mình hiểu chỉ đc tầm 6 7 phần. Có thể viết hơi khó hiểu nên bác hãy đọc kĩ 1 chút

Để hiểu đc quyển này trước hết phải biết về Franz Kafka và Sigmund Freud, về văn học Nhật Bản, thần thoại Hy Lạp, tâm lí học, để có thể giải mã đc các biểu tượng rất nhiều lớp nghĩa chồng chéo nhau. Murakami chịu ảnh hưởng lớn từ 2 tay Freud và Kafka này. Nhân vật cậu bé Kafka và ông Nakata là 2 hình mẫu thể hiện những suy ngẫm về cuộc đời và văn chương phi lí của Franz Kafka. 2 tuyến nhân vật này cũng dc xây dựng dựa theo thuyết phân tâm học của Sigmund Freud trong đó Kafka Tamura đóng vai trò chính, Nakata là cái tôi thứ hai - bản ngã thứ hai. Hành trình của hai người này tưởng chừng tách biệt nhau và không hề liên hệ với nhau nhưng cuối cùng lại gặp nhau ở điểm cuối - đó là biểu tượng của quá trình phủ định và sự hợp nhất giữa 2 yếu tố tâm lí, hoặc sự hòa hợp của tính cách và hành vi, giữa linh hồn và thể xác, đạo đức cá nhân và xã hội.Đây cũng là những vấn đề cơ bản trọng tâm trong đời viết văn và những tác phẩm của Franz Kafka.

Kafka Tamura sinh ra và lớn lên với lời nguyền giết cha và ngủ với mẹ - nguyên mẫu là phức cảm Oedipus - một trong những lý thuyết tâm lí nổi tiếng nhất của Sigmund Freud. Thuyết này giải thích về các hành vi vô thức, các cảm xúc và liên tưởng tiềm ẩn của trẻ vị thành niên cảm thấy có sự hấp dẫn giới tính đối với cha mẹ khác giới của chúng (trẻ nam thường quấn mẹ, trẻ nữ thường quấn bố), bắt nguồn từ sự hấp dẫn tính dục và khao khát chiếm hữu bẩm sinh của mỗi người. Mặc cảm này tuy đã bị kiềm chế nghiêm khắc bởi luân lí xã hội nhưng nó vẫn đc biểu hiện ra dưới 1 vài hành vi đơn giản, như trẻ em thường có xu hướng khó chịu (thù địch) với phụ huynh cùng giới, hoặc khi trưởng thành thường có xu hướng tìm kiếm bạn tình có 1 số đặc điểm trùng khớp về tính cách, hành vi hoặc vẻ ngoài giống như cha mẹ chúng.

Hành trình của Kafka Tamura rời nhà đi cũng là hành trình chống lại định mệnh, phản kháng sự bất công của số phận, của xã hội, chống lại lời nguyền mà người cha đã đặt ra cho mình. Tuy nhiên dù thế nào đi nữa thì lời nguyền gần như đã đc thực hiện. Đây cũng là 1 chi tiết mô phỏng hoàn toàn theo nguyên mẫu của Oedipus trong thần thoại Hy Lạp, cố gắng phản kháng định mệnh nhưng trong vô thức lại thực hiện nó theo cách ko ai ngờ tới. Với Oedipus đó là hậu quả phải gánh chịu vì người cha của ông ta đã xúc phạm thần linh, với Kafka Tamura đó là việc hoàn thành số mệnh và cũng là kết thúc của quá trình tìm kiếm bản ngã thực sự. Sự liên kết và trùng khớp nhau giữa 1 sự tích của thần thoại Hy Lạp và tác phẩm là 1 chủ đích, và là 1 phương pháp cơ bản của văn học huyền thoại hiện đại.

Ở thời điểm Nakata vô tình giết chết người đàn ông đội mũ trùm mặc áo khoác đen và ăn tim mèo sống (có thể chính là cha của Kafka Tamura) đó là lúc bản ngã tách đôi để mỗi yếu tố đi theo hướng trải nghiệm riêng biệt. Trải nghiệm nước đôi này của 2 người là sự biểu hiện mối liên hệ giữa cái tôi thứ 2 (vô thức - Nakata) và cái tôi bản thể (hữu thức - Kafka Tamura) [lưu ý rằng 2 cái tôi này đều là 1 sự minh họa cho hành trình tư tưởng của Franz Kafka]. Kafka Tamura là cái tôi hữu thức, vì sở hữu khả năng suy nghĩ và phân tích sâu sắc, chủ động về các vấn đề của mình, hiểu đc những gì mình làm. Nakata là cái tôi vô thức, vì đã già yếu ko hiểu chuyện và chỉ đơn thuần làm theo những gì bản thân thôi thúc. 2 cái tôi này có những trải nghiệm khác nhau, tách biệt nhau hoàn toàn, nhưng thực tế lại có những mối liên hệ ngầm với nhau trên suốt chặng đường phiêu lưu và cuối cùng đã gặp nhau ở điểm kết (biểu hiện của sự hợp nhất giữa lí trí và vô thức) trong tư tưởng của Franz Kafka.

Trải nghiệm của Kafka Tamura, ngoài ra còn là biểu hiện của 1 phức cảm khác - phức cảm Genji - lấy từ Truyện kể Genji 1 tác phẩm lớn và rất nổi tiếng của văn học trung đại Nhật bản - 1 thuật ngữ miêu tả cảm thức truyền thống văn hóa xã hội trong văn học Nhật, có phần tương tự như phức cảm Oedipes nhưng khó hình dung hơn. Kafka Tamura tôn trọng phụ nữ,ham muốn phụ nữ và đã ngủ với rất nhiều phụ nữ (có thể có cả chị gái và gần như chắc chắn là mẹ ruột _ Miss Saeki) là minh họa cho ước mơ chiếm hữu tất cả những bạn tình có đặc điểm thể xác hoặc tâm lí tương tự như mẹ mình. Trong khi đó, trải nghiệm của Nakata là hành trình tìm kiếm bản chất của xã hội và chất chứa những bất mãn của Murakami về xã hội hiện đại Nhật, cũng như đả kích châm biếm những thành tựu của chủ nghĩa tư bản. Các nhân vật Johnnie Walker, Đại tá Sander đều là cách điệu của những biểu tượng kinh tế đại diện cho chủ nghĩa tư bản- rượu Scotch Whiskey và Fastfood. Tuy nhiên mỗi nhân vật này đều có những mặt tối và sự xấu xí khác nhau. ở Johnny Walker là việc giết mèo và ăn tim mèo sống, ở Đại tá Sander là người chuyên dắt gái điếm. Cả 2 đều là những biểu tượng hào nhoáng nhưng thực chất rỗng tuếch và tồn tại nhiều mặt xấu.Điều đó chứng tỏ sự bất mãn của Murakami đối với chủ nghĩa tư bản Nhật và có thể giải thích bằng việc ông đã sáng tác cuốn truyện này khi tới Mỹ định cư.

Đại khái nội dung nó là như thế. Lâu lâu có topic hay,lâu ko viết lách nên ngứa tay biên tý cho xôm. Còn gì thiếu sót mong các bác bổ sung nhé :beauty:
 
Last edited:
Đặt gạch trang 1, ko biết mấy bác hay chơi ở bên kia có qua bên này ko. Load khoảng 300 trang bên kia là đủ sách đọc vài năm rồi. Giờ dịch bệnh đc nghỉ ở nhà đang bóc quyển Suối nguồn ra đọc, mà khổ cái là ko biết giở sách làm sao cho khỏi gãy gáy
 
Em đã đọc cuốn "Đọc vị bất kì ai" và thấy khá bình thường.
Em mới kiếm được cuốn "bài giảng cuối cùng" (cho ai muốn đọc thì nó ở đây này: https://sachvui.com/sachvui-686868666888/ebooks/2017/pdf/Sachvui.Com-bai-giang-cuoi-cung.pdf), đọc vài đoạn thì thấy cuốn này hay vllll luônnn :beauty::beauty:
Cảm ơn bác nhiều nhóe :byebye::byebye:

Sách thì chỉ hay khi nó cung cấp đúng thứ mình đang cần thôi em. Nếu em ko thấy cuốn ấy hay có thể em chưa gặp phải vấn đề trong cuộc sống liên quan việc ứng xử hay xét đoán hoặc phán xét lại một sự kiện người với người thôi.
Đến khi như vậy tự dưng em sẽ thấy nó hay, nó khả dụng, nó tiết kiệm cho ta bao nhiêu là thời gian để hiểu người, để ra quyết định...

Đọc sách vui nhé 😋
 
Mình là người thường xuyên đọc sách, voz qua next chủ thớt bị K.I.A nên mình lập lại thớt này để mọi người cùng chia sẻ các đầu sách hay nhé.

Hãy mua sách nếu có điều kiện để ủng hộ tác giả, nxb và người kinh doành sách nhé
  1. Lược Sử Loài Người.
  2. Chiến Tranh Tiền Tệ.
  3. Tội ác và trừng phạt.
  4. Bài giảng cuối cùng.
  5. Lược sử vạn vật.
  6. Giết con chim nhại.
  7. Chuyện ở nông trại.
  8. 1984.
  9. Đọc vị bất kì ai.
  10. Ngày xưa có một con bò.
  11. Nếu tôi được biết khi còn hai mươi.
  12. Suối Nguồn.
  13. Súng, Vi Trùng Và Thép.
  14. Hai số phận - Jeffrey Archer
  15. Không Gia Đình - Hector Malot
  16. Cha giàu Cha nghèo
U ám:
  1. Kafka bên bờ biển.
  2. Rừng Nauy (Norwegian Wood)

Sẽ cập nhật những gợi ý của mọi người trong thread....

bạn nào không tìm được ebook thì PM cho mình nhé hãy cho biết định dạng bạn cần
sao không tạo pool vote cho dễ hả thím ?
 
Back
Top