Thời may vừa search lại được post của bác
@Zarathustra ver 2, đăng lại cho bạn tham khảo nhé
Giai đoạn ban đầu với mang hơi hướng thần học với Dostoevski, trung tâm trong đó là "Lũ người quỷ ám", "Anh em nhà Karamazov". Trong đó cuốn Lũ Người quỷ ám như một cuốn lịch sử về xung đột giữa các luồng tư tưởng, phải đọc và ngẫm nghĩ nhiều lần mới thấy hết được các ẩn dụ của tác giả lên từng mẩu hội thoại của từng nhân vật (thậm chí khôi hài như chuyện Dos dùng hình ảnh của Turgenev ra để xây dựng một nhân vật đầy tính chế nhạo). Ngoài ra còn có "Bút ký dưới hầm", "Bút ký từ nhà chết", "bút ký mùa đông về những ấn tượng của mùa hạ", kể cả bộ ba "Con Bạc","Chàng Ngốc", "Người chồng vĩnh cửu". Đọc và hiểu được tư tưởng của Dos thì gần như hiểu được nền tảng cơ bản của hiện sinh <thật tiếc vì hôm trước mỗ có viết một tiểu luận khá là dài về xung đột tư tưởng trong thế giới quan của Dos, mà lỡ tay xóa mất>. Ngoài ra còn các tiểu luận của Berdyaev và Bakhtin cũng khá đáng đọc về làm rõ thế giới quan của Dostoevski <dù cũng khá nhiều tranh cãi>.Sách của Nietzsche thì mỗ nói nhiều rồi, anh có thể lục lại. Một nhân vật không thể không nhắc đến là Kierkegaard, "lặp lại", "kính sợ và run rẩy". "Cái ác"- Ricoeur, tập sách mỏng nhưng đầy ắp suy tư.
Giai đoạn trước và trong WW II, giai đoạn này nổi bật với những nhà hiện sinh Pháp bị ảnh hưởng ít nhiều bởi Marx,Freud và những "ảo vọng Đỏ". Ngoài "Đi tìm thời gian đã mất" của Proust (không thuộc xu hướng này), những Buồn Nôn, Ngôn Từ, Tồn tại và hư vô, "thuyết hiện sinh là một thuyết nhân bản"- nhỏ nhưng đáng đọc của Satre. Cùng giai đoạn này còn những tiếng nói về nữ quyền của Woofl (Bà Dalloway, Căn Phòng Riêng, Orlando, Lớp sóng) , Simone De Beauvoir (Giới tính hạng hai, đạo đức của sự mơ hồ). Phi lý của Camus với "Người xa lạ", "Dịch Hạch", "Huyền thoại Sisyphus"
Giai đoạn hậu hiện đại, Với những "Đời nhẹ khôn kham" của Kundera, Ở trên phải nhắc đến Beauvoir, vì những lý thuyết của bà này trong việt kết hợp Hiện Sinh với những mô thức khác của tư duy nữ quyền đã tạo ra khởi nguồn cho làn sóng LGBT hiện đại với lý thuyết kế tục của Foucault, J. Butler( Gender Trouble, Đọc Antigone).
Hiện Sinh xuất hiện trong một giai đoạn sôi động của tư tưởng, trong trào lưu xét lại và chống Hegel nên thu hút được rất đông sự quan tâm của quần chúng, những "thiểu số" bị đè nén. Nhưng nó có có những sự hàm hồ nhất định trong mô thức của tư duy, khiến nó như một trào lưu sáng tác nghệ thuật nhiều hơn là đóng góp cho sự phát triển của Triết học nói chung.