• Sắm sửa chuẩn bị nghỉ lễ, làm tí code đi các anh

Những điều phi thường trong giọng hát của con người

dldeparis2

Member
Chào các bác, em là DL de Paris đây, lâu rồi em mới cumback forum nên chắc các bác không biết em là ai đâu hehe
Wf29Rhg.png
dạo này em chuyển qua làm báo chí nên không onl voz.

Ai đọc báo mà thấy bút danh Long Phạm chuyên viết về giọng hát thì là em nhá
1xEuo02.gif


Trước đây, em có mở một topic thanh nhạc cho vozer, nhưng chẳng hiểu trôi đâu mất tiêu rồi, nên giờ em mở lại các bác bàn luận cho vui
MjfezZB.png


Trước khi vào chuyên môn, em sẽ cho các bác thưởng thức lỗ nhĩ với những kĩ thuật và giọng hát vi diệu của con người
FY7e6U1.png



Mado Robin, ca sĩ có thể lên cao nhất bằng full voice. Có nhiều người có thể chạm tới note cao hơn Mado Robin nhưng đều là whistle và scream, rít lên rồi thôi. Mado Robin là ca sĩ duy nhất sử dụng head voice full voice lên tới Bb6 với âm lượng lớn và cộng hưởng độ vang căng tràn, lại thư giãn, không strain.

2:46

Kirsten Flagstag, giọng nữ cao kịch tính người Nauy là người sở hữu note A5 to nhất lịch sử, hát không mic tung A5 lấp đầy 1 nhà hát, áp đảo toàn bộ dàn nhạc. Đặc biệt, A5 dù to nhưng lại thoải mái, dễ chịu, đầy đặn, không bị gồng, rướn, hét, nghe cực phê. Các bác nghe kĩ A5 với đoạn nhạc trước đó để thấy nó to thế nào.



Birgit Nilsson khi tung quãng cao, âm lượng vượt khỏi sân khấu ngoài trời Arena di Verona làm dân cả khu phố tán loạng vì tưởng nhầm còi báo cháy. Bà là người sử dụng được kĩ thuật thanh nhạc bí truyền thunderstorm, tạo nguồn âm lượng khổ lồ, nội lực phát ra mạnh như gió bão, cuốn tung mọi thứ.

Đây là note B5 khổng lồ của Birgit Nilsson
 
Dimitrova là một giọng nữ cao kịch tính sở hữu kĩ thuật Foghhorn, tạo nguồn âm lượng khổng lồ, cuồn cuộn như tiếng còi tàu, áp đảo đối phương không khác gì sư tử hống
c6GVp0o.png

 

Nữ cao kịch tính - Những giọng hát khổng lồ trong âm nhạc​


Trong âm nhạc, chúng ta thường bắt gặp từ "kịch tính". Khi nghe một ca sĩ có chất giọng khỏe hát đến đoạn cao trào, khán giả thường tung hô về sự kịch tính trong giọng hát của họ, kiểu như: "Sao cô ấy/anh ấy có thể hát kịch tính đến thế!", "Giọng hát của cô ấy/ anh ấy thật kịch tính!", "Hay quá, kịch tính quá!"... Với cách tán dương như thế, có thể thấy "kịch tính" bao giờ cũng đi liền với sự hấp dẫn, cuốn hút. Theo chiết tự, "kịch tính" có nghĩa là hàm chứa tính kịch, mà đã có tính kịch thì không thể bình lặng, phẳng lặng, bao giờ cũng có sự cao trào, hấp dẫn (giống như một vở kịch thì bao giờ cũng có kết cấu thắt nút, xung đột, cao trào và mở nút để cuốn hút khán giả). Còn trong tiếng Anh, "dramatic" không chỉ có nghĩa là "kịch tính" mà còn có nghĩa là "ấn tượng". Theo nghĩa đó, một giọng hát chứa đựng sự kịch tính bao giờ cũng đi liền với sự ấn tượng và hấp dẫn. Trong các loại sắc thái giọng hát, có thể thấy một bộ phận không nhỏ giọng lirico (trữ tình), hoặc coloratura (màu sắc) kém chất lượng (chẳng hạn như Bảo Thy, Đông Nhi, Hồ Ngọc Hà, hay nhiều ca sĩ trẻ Vpop hay Kpop), nhưng tuyệt nhiên không thấy một giọng kịch tính (dramatic) nào kém chất lượng quá mức. Vì bản thân giọng kịch tính đã có cái bẩm sinh nổi trội hơn các giọng thông thường khác là to, khỏe, có sức bền, đôi khi là có độ vang bẩm sinh, thích hợp để phô diễn giọng hát, tạo cuốn hút cho khán giả.
174-64.jpg

Nhiều người thường lầm tưởng giữa "kịch tính" và "giọng kịch tính", họ thường nhận nhầm một giọng spinto, lirico, coloratura là kịch tính. Trên thực tế, giọng spinto có thể đẩy lên kịch tính ở các đoạn cao trào, đôi khi là tương đương với giọng kịch tính, một số giọng full lirico hoặc coloratura cũng có thể đẩy lên kịch tính ở một số đoạn hát nhất định nhờ sự bền bỉ luyện tập. Nhưng giọng kịch tính chính cống thì lại không nhiều. Trong lịch sử âm nhạc, giọng kịch tính thường chỉ được thấy ở một số ca sĩ phương Tây (tính cả Nga) và gốc Phi, ở châu Á từ trước đến nay chưa hề xuất hiện một giọng kịch tính nào.

Sắc thái giọng kịch tính trải dài các loại giọng từ thấp đến cao, từ nam trầm kịch tính, nam trung kịch tính, nao cao kịch tính đến nữ trầm kịch tính, nữ trung kịch tính, nữ cao kịch tính. Nhưng trong lịch sử nhạc cổ điển cũng như nhạc đại chúng, nữ cao kịch tính (dramtic soprano) bao giờ cũng gây ấn tượng mạnh mẽ và thu hút nhiều sự quan tâm nhất. Lí giải điều này, tôi cho rằng nữ cao thường có âm sắc mảnh và sáng hơn nữ trầm và nữ trung (vốn mang âm sắc dày, tối, thích hợp để tiến tới sự kịch tính hơn), và càng lên cao giọng hát càng nhỏ và mỏng đi, nên một nữ cao kịch tính được cho là hiếm gặp hơn, cũng như phải bỏ công sức rèn luyện nhiều hơn (điều này sẽ nói tiếp ở phần sau). Hơn nữa, sự kịch tính được tạo ra trên những quãng cao trào cũng tạo sức hút với đại bộ phận khán giả hơn.
712_26062012_large_ghena-(1).jpg

Trong opera, nữ cao kịch tính được định nghĩa là một loại giọng nữ cao mạnh mẽ, có khả năng hát nổi bật hơn hoặc cắt xuyên một dàn nhạc, âm sắc thường dày hơn một giọng nữ cao thông thường, có sức bền bỉ, vững chãi hơn, nhưng lại ít linh hoạt hơn. Loại giọng này có quãng đẹp thấp hơn các giọng nữ cao khác, âm sắc thường tối hơn, thường được dùng cho các vai nữ anh hùng, hoặc những phụ nữ khổ đau, điên loạn. Âm vực thông thường của một nữ cao kịch tính thường trải dài từ C4 đến D6. Một số nữ cao kịch tính đặc biệt thường hát trong các vở opera chuyên về kịch tính của trường phái Wagner, được gọi là Wagnerian soprano, có khả năng áp đảo một dàn nhạc lớn (biên chế trên dưới 100 nhạc công với đầy đủ các nhạc cụ có âm lượng lớn), hát liên tục với cường độ âm lượng cực lớn.

Một số đặc điểm chung của nữ cao kịch tính gồm có:

1. Âm sắc lạnh và tính chất đanh, rắn kiểu cổ điển.

2. Âm lượng cực lớn, khổng lồ ở những quãng cao.

3. Có sức chịu đựng cực lớn, bền bỉ khi hát ở những trường đoạn kịch tính, đẩy mạnh âm lượng (fortisimo).

4. Có sự đồng nhất về âm sắc, âm lượng ở các quãng trung và cao.

5. Có tính sử thi, có sức nặng ở những quãng cao.
Norman-Jessye-6.jpg

Tìm hiểu về nữ cao kịch tính, cần phải lấy xuất phát điểm từ opera đầu tiên, vì đây là môi trường tốt nhất để những giọng ca "khổng lồ" này phát triển hết khả năng của mình, đạt được nhiều thành công nhất trong nghệ thuật. Dưới đây là danh sách một số giọng dramatic soprano và Wagnerian soprano trong giới opera. Về cơ bản, dramatic soprano và Wagnerian soprano là một, nhưng Wagnerian được phân biệt với dramtic soprano ở chỗ, tên tuổi của họ gắn liền với trường phái opera Wagner (trường phái opera đặc biệt, luôn luôn đòi hỏi một giọng hát thuần kịch tính và hát kịch tính trong suốt vở diễn.

Một số dramatic soprano:

1. Hildegard Behrens
2. Christine Brewer
3. Maria Callas
4. Maria Caniglia
5. Anita Cerquetti
6. Gina Cigna
7. Emmy Destinn
8. Ghena Dimitrova
9. Dorothy Dow
10. Jane Eaglen
11. Eileen Farrell
12. Kirsten Flagstad
13. Leyla Gencer
14. Naděžda Kniplová
15. Marjorie Lawrence
16. Félia Litvinne
17. Lotte Lehmann
18. Germaine Lubin
19. Alessandra Marc
20. Zinka Milanov
21. Maria Nemeth
22. Agnes Nicholls
23. Birgit Nilsson
24. Lillian Nordica
25. Jessye Norman
26. Deborah Polaski
27. Rosa Ponselle
28. Rosa Raisa
29. Elinor Ross
30. Leonie Rysanek
31. Joan Sutherland
32. Sharon Sweet
33. Helen Traubel
34. Eva Turner
35. Deborah Voigt
36. Lisa Gasteen
37. Eva-Maria Westbroek

Một số Wagnerian soprano:

1. Florence Austral
2. Anne Evans
3. Kirsten Flagstad
4. Othalie Graham
5. Johanna Gadski
6. Gertrude Grob-Prandl
7. Alice Guszalewicz
8. Rita Hunter
9. Gwyneth Jones
10. Turid Karlsen
11. Hilde Konetzni
12. Lilli Lehmann
13. Frida Leider
14. Germaine Lubin
15. Éva Marton
16. Johanna Meier
17. Anna von Mildenburg
18. Martha MODL
19. Nina Stemme
20. Birgit Nilsson
21. Lillian Nordica
22. Milka Ternina
23. Helen Traubel
24. Eva Turner
25. Astrid Varnay
26. Lisa Gasteen
27. Christine Goerke

Nhìn vào số lượng các giọng nữ cao kịch tính trên, có thể thấy opera có rất điều đất diễn cho các giọng nữ cao kịch tính. Rất nhiều nhà soạn nhạc huyền thoại như Wagner, Verdi, Puccini, Strauss thường xuyên ưu ái dành vai nữ chính trong các vở opera của mình cho họ. Và đa số các vở opera đó đều thành công vang dội, đem lại vinh quang cho ca sĩ, đưa họ lên hàng Prima Donna (danh hiệu cao quý nhất cho một nữ ca sĩ opera, tương tự với từ Diva trong nhạc pop). Đây là điều kiện thuận lợi lớn để đào tạo và phát triển giọng nữ cao kịch tính trong opera.

Đặc điểm của một nữ cao kịch tính trong opera gồm có:

1. Âm sắc sáng và góc cạnh, đanh thép.

2. Âm lượng lớn, khổng lồ ở những quãng cao.

3. Sức mạnh khủng khiếp ở những trường đoạn fortisimo (những đoạn gia tăng âm lượng to dần).

Chúng ta hãy cùng thưởng thức sự kịch tính đúng nghĩa qua giọng hát của một số giọng nữ cao kịch tính nổi tiếng trong giới opera như Birgit Nilsson, Joan Sutherland, Ghena Dimitrova, Maria Callas qua các màn trình diễn sau đây.

Birgit Nilsson tung một note A#5 to khủng khiếp, xuyên thủng dàn nhạc (6:01).

Birgit Nilsson áp đảo Domingo, giọng spinto tenor nội lực của thế kỉ bằng những note C6 to vĩ đại (11:51).

Birgit Nilsson áp đảo Bernd Aldenhoff, một giọng helden tenor (nam cao siêu kịch tính) ở những note C6 (1:19).

Joan Sutherland áp đảo dàn nhạc và các bạn diễn với note D6 to khủng khiếp (0:19).

Ghena Dimitrova áp đảo giọng nam cao Martinucci (5:25).

Maria Callas tung note Eb6 được đánh giá là to nhất lịch sử âm nhạc (4:49).
https://www.youtube.com/watch?v=Y2_NC7bJjeg

Kirsten Flagstad tung note A5 được đánh giá là to nhất kỉ nguyên ghi âm (Từ 9:00).
https://www.youtube.com/watch?v=owtgjBFHBf8
KFM-00677.jpg

Qua một số màn trình diễn trên, có thể thấy một giọng nữ cao kịch tính nếu hát hết tốc lực sẽ đạt tới sức mạnh vô cùng khủng khiếp, lấp đầy toàn bộ nhà hát, xuyên thủng một dàn nhạc lớn mà không cần tới sự trợ giúp của micro. Nhiều khán giả kể rằng họ đã bị ù tai khi nghe các giọng nữ cao kịch tính hát những đoạn cao trào trong nhà hát. Hãy tưởng tượng được nghe trực tiếp một giọng hát phi thường như thế, cảm giác sẽ thăng hoa tới mức nào? Đó là lí do vì sao các giọng nữ cao kịch tính chuyên nghiệp luôn là tâm điểm của đêm nhạc, thu hút sự quan tâm nhiều nhất từ khán giả. Vào thập niên 50, 60, những nữ cao kịch tính như Birgit Nilsson, Maria Callas luôn nhận được mức catse cao nhất, được sự săn đón của các nhà hát lớn (dù tính cách của họ rất chảnh chọe, đòi hỏi nhiều thứ vô lí).

Khi nhắc tới các giọng nữ cao kịch tính, không thể không nhắc tới một số ca sĩ rất đặc biệt sau:

- Birgit Nilsson, giọng nữ cao kịch tính xuất sắc và thành công nhất thế kỉ XX, người đại diện cho trường phái opera Wagner (dù trước bà đã có một tên tuổi cực lớn là Kirsten Flagstad). Khác với tất cả các giọng nữ cao kịch tính khác vốn có âm sắc hơi tối kiểu nữ trung, Nilsson sở hữu một âm sắc sáng rực như một nữ cao màu sắc. Đây là một điều vô cùng quý hiếm, vì dù sáng và cao vút nhưng lại không mảnh, nhẹ như như nữ cao màu sắc thông thường, mà lại chắc nịch, đanh thép, khổng lồ đúng nghĩa kịch tính thực sự. Nhiều nhà phê bình gọi Nilsson là "một chất giọng Wagner lộng lẫy mà lại nghe như Mozart". Theo nhiều tài liệu ghi nhận, Nilsson có thể lên tới note F6, một note thuộc ngưỡng rất cao của giọng màu sắc mà giọng kịch tính không thể lên tới được. Nilsson còn đặc biệt hơn nữa so với các giọng ca khác khi càng về già, giọng của bà lại càng sáng ra. Bản thân Nilsson cũng từng so sánh sự khác biệt giữa mình với các Wagnerian soprano khác là: "Kĩ thuật thanh nhạc của tôi tạo ra thứ âm thanh thanh thoát hơn, không quá tối và dầy dặn trong âm vực thấp như các vị tiền bối, nhưng vì thế lại có thể tập trung sức mạnh hơn cho những note cao nhất". Bà cũng là một trong số rất ít nữ cao kịch tính có thể giữ giọng lâu bền mà không hề có dấu hiệu mất giọng, dù phải hát thường xuyên những vai kịch tính nặng trong suốt sự nghiệp.

Về kĩ thuật, có thể nói, Nilsson nắm trùm ở mảng "project" âm thanh, với những note B5, C6 được phóng ra với âm lượng khổng lồ, đanh thép, xuyên thủng một dàn nhạc, mà lại vô cùng chuẩn mực, chính xác đến không ngờ. Gần như không có giọng nam nào dám đọ giọng với bà ở những note cao vì uy lực của bà quá lớn, sẵn sàng át hết các giọng ca hát chung. Và mặc dù đồ sộ như vậy, nhưng bà vẫn có đầy đủ kĩ thuật và khả năng làm cho giọng hát của mình trở nên mềm mại ở những chỗ cần thiết. Thậm chí, kĩ thuật vuốt nhỏ giọng (pianissimo) của bà còn tốt hơn người ta tưởng rất nhiều. Khả năng điều khiển hơi thở tốt, giữ hơi bậc thầy giúp bà tung được những chuỗi note kịch tính căng tràn trong suốt một làn hơi dài bất tận, điều được coi là khó khăn với giọng kịch tính vốn bị âm lượng quá to chèn mất hơi thở.

- Maria Callas, giọng nữ cao kịch tính toàn năng (assoluta), có thể hát thành công mọi vai diễn được viết ra cho giọng nữ, từ nữ trầm, nữ trung, đến các giọng nữ cao như lirico soprano, dramatic soprano, coloratura soprano, spinto soprano... Âm vực trải dài từ nam cao đến nữ cao màu sắc. Một trong những nữ cao kịch tính có kịch mục rộng lớn và thành công nhất opera.

- Joan Sutherland, bẩm sinh là giọng nữ cao kịch tính nhưng được huấn luyện để trở thành một giọng nữ cao màu sắc theo dòng Bel canto nên sở hữu âm sắc giọng đẹp mượt mà vào bậc nhất opera, cùng những kĩ thuật hoa mỹ phức tạp riêng của Bel canto (như trillo, pianissimo, messa di voce, mezzo trillo, staccto...), âm vực vượt quãng của dramatic soprano thông thường, lên tận F6 vốn là note chỉ dành cho coloratura soprano.

  • Kirsten Flagstad, giọng nữ cao kịch tính nhưng có âm sắc đẹp và mềm mại bẩm sinh không thua gì giọng lirico soprano nào, đồng thời cũng là một trong những soprano có thể hát nhạc Wagner lâu bền nhất.
  • Ngoài ra, không thể không nhắc tới Regine Crespin, là một nữ cao trữ tình (hoặc là spinto) nhưng lại có chất giọng khỏe và to đột biến, thậm chí còn vượt qua cả các giọng nữ cao kịch tính khác.
callas-maria.jpg

Trên thực tế, nhiều giọng spinto soprano hoặc lirico soprano có kĩ thuật thượng thừa vẫn thường đảm nhận những vai dành cho nữ cao kịch tính để mở rộng kịch mục của mình (chẳng hạn như Montserrat Caballe đã từng hát Salome, Turandot, Isolde, Brunhilde), một số spinto soprano có nội lực tốt như Leontyne Price, Renata Tebaldi, Renata Scotto... cũng có khả năng đẩy giọng hát lên mức kịch tính ở những đoạn hát cao trào, gần ngang với một nữ cao kịch tính. Vậy sự khác nhau giữa nữ cao kịch tính và các giọng nữ cao khác ở chỗ nào? Chính là ở sức bền bỉ và chịu đựng cao. Bởi ai cũng biết rằng opera của Wagner thường diễn ra trong thời gian rất dài, trung bình 4 giờ đồng hồ cho một vở. Điển hình như bộ 4 vở opera Der Ring des Nibelungen nếu hoàn thành phải mất 15 giờ đồng hồ. Chỉ riêng vở Gotterdammerung đã kéo dài tới 5 giờ đồng hồ, trong đó, lượng thời gian nhân vật Brunhilde (vai nữ chính dành cho nữ cao kịch tính) xuất hiện chiếm không nhỏ, và càng về cuối lại càng cần đẩy lên kịch tính. Hay như vai Gurnemanz trong vở Parsifal, phải hết nửa già màn I (tầm gần 1 tiếng) nhân vật nữ chính đứng trên sân khấu để chống chọi dàn nhạc. Thêm một điều nữa, Wagner có quan niệm rất tiêu cực khi coi giọng hát chỉ như một loại nhạc cụ, phải khai thác triệt để. Bởi thế, opera của Wagner thường được ví như "cỗ máy chém" với giọng hát, vì biên chế dàn nhạc của ông khá đồ sộ, trên dưới 100 nhạc công, với nhiều bộ nhạc cụ bằng đồng (loại nhạc cụ cho âm lượng lớn), ca sĩ buộc phải hát thật to nếu không muốn bị áp đảo bởi dàn nhạc. Thử tưởng tượng, nếu bạn không có chất giọng to khỏe vượt trội bẩm sinh, không có sức bền bỉ, liệu bạn có thể hát liên tục trong thời gian dài với cường độ âm lượng lớn để đối đầu với dàn nhạc khổng lồ phía sau? Đó là chưa tính tới việc dù hát với âm lượng cực lớn, nhưng vẫn phải giữ được sự tự nhiên của giọng hát chứ không phải kiểu cố rướn lên cho thật to. Trên thực tế, có nhiều ca sĩ opera dù có kĩ thuật thượng thừa, nhưng vì cố gắng hát những vai kịch tính trong nhiều năm (trong khi nó không thuộc loại giọng của mình), đã khiến giọng hát bị tàn phá, phải nghỉ hưu sớm, điển hình như Beverly Sills, Katia Ricciarelli, Giuseppe di Stefano... Diva huyền thoại nước Úc Nellie Melba từng thử một lần hát vai Brunhilde, khiến thanh đới hư tổn và phải tĩnh dưỡng nhiều tháng, giọng hát sau đó cũng không còn giữ được vẻ đẹp trong trẻo như trước. Hay Astrid Varnay, dù là một Wagnerian soprano nổi bật trong những năm 40, 50, nhưng giọng hát cũng đi xuống khi ngoài 40 tuổi vì khai thác không đúng cách giọng hát của mình. Còn các giọng nữ cao kịch tính đích thực thì ngược lại, dàn nhạc dù đồ sộ bao nhiêu họ vẫn áp đảo được một cách dễ dàng, nếu sử dụng đúng kĩ thuật và khia thác giọng đúng cách, họ không lo đến vấn đề mất giọng.

Sau đây là clip ghi lại hình ảnh Birgit Nilsson đối đầu với dàn nhạc khổng lồ phía sau trong một trích đoạn opera của Wagner (lưu ý, cột mic chỉ có tác dụng thu lại âm thanh chứ ko khuếch đại âm thanh).
https://www.youtube.com/watch?v=uSGbM2jvahY

Giuseppe Verdi là một trong những nhà soạn nhạc tài năng nhất trong lịch sử opera, nhưng thời kì đầu, vì chịu ảnh hưởng nhiều từ Donizetti, và bản thân cũng chưa hòan toàn làm chủ, nhuần nhuyễn trong việc viết cho giọng hát nên ông thường nghĩ ra những vở opera trái khoáy, làm khó ca sĩ, mà chủ yếu là muốn đẩy giọng hát lên mức siêu kịch tính, thậm chí còn kinh khủng hơn cả Wagner. Nhạc trưởng R.Bonynge đã từng nói về các vở opera thời kì đầu của Verdi như sau: "Chúng không tốt cho giọng bởi vì chúng bắt giọng hát phải hoạt động trái với tự nhiên. Chúng muốn bạn hét ở khoảng cao, belt ở khoảng thấp, và dùng nhiều lực ở khu trung. Điều này hiếm khi có được ở 1 người bình thường". Còn Caballe hồi trẻ đã từng muốn thử hát Abigaille, đàn chị Callas thấy vậy liền ngăn cản ngay: "Giọng em mà hát vai đấy thì chẳng khác nào nhét một chiếc ly pha lê quý vào hộp rồi xóc mạnh". Bởi lẽ đó, chỉ có những giọng nữ cao kịch tính thực sự mới dám động vào opera của ông thời kì này, điển hình là Ghena Dimitrova.

Dimitrova áp đảo toàn bộ dàn bè và dàn nhạc với những note cực to trong vở Nabucco.
https://www.youtube.com/watch?v=jv-gPhUE2gs

Không thể không nhắc tới vai Odabella (trong Atilla), một trong những vai nữ chính khó nhất trong opera thời kì đầu của Verdi. Không chỉ yêu cầu một giọng hát kịch tính xuyên thủng dàn nhạc, phải làm việc tối đa trên toàn bộ các âm khu, nó còn đòi hỏi khả năng chạy note (kĩ thuật hoa mỹ cho giọng nữ cao màu sắc) với tốc độ nhanh khủng khiếp. Thêm nữa, chỉ mới vào màn khai mở chỉ vài phút, nữ chính chưa kịp khởi động đã phải hát một trường đoạn mang tính "gào thét kinh dị" là Santo di Patria... Da te questo (rất khó khăn). Joan Sutherland từng nói rằng bản thân bà không thích những vai diễn của Verdi thời kì đầu, vì nó bắt giọng hát phải lao động kiệt sức một cách trái tự nhiên. Joan không bao giờ hát Odabella đầy đủ dù chỉ thu âm hay trực tiếp trên sân khấu, nhưng aria Santo di Patria của bà lại luôn được coi là đỉnh cao, chuẩn mực,cho thấy một giọng hát vang, kịch tính, âm lượng lớn đáng ngưỡng mộ và kĩ thuật coloratura thần thánh.
https://www.youtube.com/watch?v=blVxVjcCk5M
Joan%2BSutherland.jpg

Cần lưu ý rằng, để biết đâu là một giọng kịch tính, cũng như muốn thưởng thức rõ nhất sự kịch tính trong giọng hát của họ, cần phải nghe trực tiếp. Vì qua những clip, những file âm thanh được thu lại, âm lượng và sự khổng lồ của giọng hát bị giảm đi rất nhiều, chưa kể đa số là những clip chất lượng thấp, dù có hát to mấy thì cũng thành bé. Còn công nghệ phòng thu có thể biến một giọng trữ tình thành một giọng kịch tính được, nên các ca khúc thu âm cũng không phản ánh được một cách công bằng. Đó là lí do vì sao Birgit Nilsson, Regine Crespin giai đoạn sau này không còn tới phòng thu nữa, vì họ cho rằng việc thu âm không phản ánh đúng giọng hát của họ.
 
Một điều quan trọng nhất đối với các giọng nữ cao kịch tính là vấn đề khổ luyện và thời gian, chính điều này mới khiến họ được công chúng nể trọng hơn cả. Chúng ta cần biết rằng, một nữ cao kịch tính muốn phát triển đến đỉnh cao trong giọng hát phải mất rất nhiều thời gian và công sức khổ luyện, chứ không thể chỉ dựa vào năng lực bẩm sinh của mình. Lợi thế lớn nhất của nữ cao kịch tính là chất giọng khỏe, dày, âm lượng lớn hiếm gặp, nhưng chính điều đó lại khiến giọng của họ trở nên thiếu linh hoạt. Các nữ cao kịch tính khi còn trẻ (trước 30 tuổi) thường có xu hướng hoạt động hết công suất, vắt kiệt giọng hát của mình. Nhiều ca sĩ còn bị che mắt bởi sự tán dương của khán giả mà quên đi cảm xúc, tinh tế, chỉ biết phô diễn giọng hát của mình một cách quá mức, để dần dần, giọng hát trở nên thô thiển, mờ nhạt. Nếu không biết cách sử dụng giọng hát của mình sao cho nhuần nhuyễn, thì dù âm lượng có lớn đến đâu, nữ cao kịch tính vẫn có thể bị áp đảo bởi các giọng nữ khác. Eva Marton là một nữ cao kịch tính có chất giọng khá to và khỏe, nhưng phong độ lại không ổn định, có lúc khá ấn tượng, mạnh mẽ, có lúc lại bình thường, thậm chí nhạt nhòa. Nếu ai xem DVD Lohengrin 1986 sẽ thấy thất vọng trước một Elsa (Marton) lờ đờ, nhạt nhẽo bên cạnh vai thứ - phản diện Ortrurd (Rysanek) góc cạnh, bùng nổ đầy cá tính cả trong giọng hát và diễn xuất. Trong khi đó, Rysanek đã ngoài 60 tuổi, đã qua thời kì hoàng kim được 20 năm trong khi Marton thì đã đang ở độ tuổi chín muồi về giọng hát lẫn kĩ thuật. Còn vai Leonora trong Il trovatore thì bị Marton làm cho trở nên nhạt nhẽo, với sự mệt mỏi, thiếu sức sống.

Đa số khán giả đều tỏ ra hoài nghi trước một nữ cao kịch tính dưới 30 tuổi, vì khác các loại giọng khác, hầu như các giọng kịch tính thực sự chỉ đạt đến độ chín muồi và ổn định ở độ tuổi 35 - 40 trở đi (hiếm có người trước 30, và đa phần rất dễ suy tàn sớm nếu hát quá nhiều vai nặng khi còn trẻ, kể cả có gốc giọng to, khỏe). Các giảng viên thanh nhạc đều cho rằng, việc đào tạo một nữ cao kịch tính là khó nhất trong các loại giọng. Cái khó của đào tạo giọng kịch tính là họ phải "tự đào tạo" bản thân sau này, vì giọng kịch tính ổn định chậm hơn so với các giọng khác (nhưng cũng bởi vậy mà họ có thể giữ giọng bền lâu hơn nếu làm đúng kĩ thuật). Những giảng viên ban đầu của nữ cao kịch tính thường phải để ý đến đặc điểm giọng để hạn chế những điểm yếu và quan trọng nhất là kiềm chế họ để họ ko khai tác giọng quá đà khi còn trẻ. Nên nhớ rằng, cả Birgit Nilsson lẫn Kirsten Flagstad đều phải đợi đến 40 tuổi mới dám hát opera của Wagner thường xuyên. Flagstad thì ban đầu thường hát các vai trữ tình, còn Nilsson sau khi hát một số vai khởi đầu sự nghiệp, đã tự động rời bỏ sân khấu để quay về tiếp tục khổ luyện thêm một thời gian rồi mới trở lại khi cảm thấy giọng hát đủ chín. Thực tế trong opera cũng như pop đại chúng, những giọng spinto hoặc lirico soprano có nhiều thuận lợi để phát triển giọng hát và mở rộng kịch mục của mình hơn. Nếu có kĩ thuật tốt và biết phân bổ sức hợp lí, họ có thể hát cả vai trữ tình lẫn kịch tính, nhưng nếu bảo một giọng kịch tính hát vai trữ tình hay màu sắc thì nghe chừng hơi khó khăn. Giọng kịch tính bị bất lợi hẳn về legato (vấn đề cơ bản nhất trong giọng hát) so với các loại giọng khác, một phần do âm lượng quá to đè nén hơi thở. vì vậy, họ buộc phải tập luyện bền bỉ để bù đắp hạn chế này, nếu không muốn giọng hát của mình trở nên thô thiển, thiếu cảm xúc. Birgit Nilsson nói rằng, bà vẫn thường luyện giọng bằng cách hát aria Queen of the night (aria dành riêng cho nữ cao màu sắc với nhiều đoạn chạy note khó nhằn) để làm giọng hát của mình trở nên mềm mại, mượt mà hơn.
A067_Regine_Crespin_SP.jpg

Trong khi giảng dạy, Birgit Nilsson luôn dặn học trò của mình là bà muốn "một cái bánh được nướng chín trước khi được trang trí", và bà nhấn mạnh rằng "hát bằng tâm hồn chứ không phải bằng cổ họng". Khi được hỏi về mối quan tầm lớn nhất của mình đối với các giọng ca trẻ, bà tỏ ra lo ngại về việc nhiều nữ cao kịch tính ngày nay chạy theo thương mại mà khai thác giọng hát của mình một cách quá đà khi chưa đủ độ chín, bà nói: "Có một số người đủ nhạy cảm để hiểu, nhưng phần lớn thì không. Nhưng tôi không thề đổ lỗi hết cho họ bởi vì đó là sự nghiệp của họ và họ đang háo hức được phát triển, họ nghĩ rằng mỗi lời mời đều là một cơ hội đối với họ. Có rất nhiều người không chịu lắng nghe và họ tin rằng họ sẽ là người làm nên chuyện. Thảng khi cũng có nghệ sĩ hiếm hoi đạt được thành tựu, nhưng hầu hết thì không. Và nữa, giọng hát sẽ không thể phát triển âm lượng đúng nếu như anh hát liên tục, sử dụng nó liên tục và khiến nó trở nên kiệt quệ. Anh phải để nó kịp hồi phục và phát triển. Đối với những giọng nhẹ có thể không nhiều lắm, nhưng với những giọng kịch tính thuần, dù là loại giọng nào đi nữa – soprano, mezzo, baritone… cũng sẽ không thể phát triển đầy đủ cho đến khi 30 tuổi. Thậm chí nó còn phát triển sau này nữa. Nếu khai thác nó quá nhiều khi 20 tuổi, giọng hát sẽ không bao giờ mở rộng được đến đúng cỡ của nó... Tôi từng được hỏi về một ca sĩ trẻ nhận vai Brunhilde và tôi nói cô ấy chưa thực sự sẵn sàng cho vai diễn ấy đâu, rồi khuyên họ hãy cố gằng chờ đợi thêm, nhưng họ trả lời, họ không có thời gian để đợi, phải là ngay lập tức. Tôi hỏi ông bầu ấy rằng điều gì sẽ xảy ra nếu cô ca sĩ kia sẽ hỏng giọng, ông ta tỉnh bơ: “Thì sao? Rồi ta sẽ kiếm được người khác thế vào khi cô ta hết thời". Vẫn tiếp tục bàn về độ tuổi cần thiết để đảm nhận những vai kịch tính nặng, Nilsson một lần nữa khẳng định: "Tôi không muốn nhắc đến vấn đề tuổi tác ở đây, nhưng trong khoảng 35 - 40 có thể là quãng thời gian phù hợp nhất để bắt đầu với những vai nặng. Nhìn chung nó là thế, tuy là cũng có những người có thể bắt đầu sớm hơn. Nhưng nếu không sở hữu kĩ thuật vững vàng, họ không nến động vào những vai như thế... Trong khoảng thời gian trước 40 tuổi, họ có thể thử những vai diễn trữ tình hơn cho đến khi giọng hát phát triển hẳn, và giọng hát sẽ lớn dần lên theo những vai mà họ hát. Nó sẽ như thế nếu vai diễn phù hợp với giọng hát. Một số người vốn có giọng hát kịch tính hơn bình thường ngay từ khi họ còn rất trẻ. Tôi từng làm việc với một ca sĩ chỉ mới 22 tuổi mà giọng hát đã cực lớn khiến cô ấy rất khó khăn khi kiểm soát nó. Điều ấy thật đáng sợ. Cô ấy khá thông minh, nhưng cô ấy nhận được quá nhiều lời tán dương về giọng hát khổng lồ đó. Tốt hơn với cô ấy là nên đối phó với nó lúc này và hát một chút nhạc Mozart. Tôi bắt cô ấy hứa với tôi là mỗi sáng trước khi hát bất kì thứ gì, hãy hát “Porgi Amor” trong vở Đám cưới Figaro. Aria ấy của bà bá tước có những chuỗi note nhạc mảnh nhẹ và cô ấy phải làm dịu giọng hát của cô ấy theo. Một giảng viên thanh nhạc chỉ có thể làm được nhiều điều khi người ca sĩ bình tâm và giảng viên chỉ lắng nghe thôi trong khi các học viên lắm lúc họ cứ nghĩ là họ biết nhiều hơn đấy".

Qua những tâm sự trên của Birgit Nilsson, có thể thấy, giọng nữ cao kịch tính tuy có nhiều lợi thế nhưng cũng nhiều hạn chế hơn so với các giọng nữ khác, và một nữ cao kịch tính thường phải mất rất nhiều thời gian để khổ luyện. Bởi lẽ đó, nữ cao kịch tính luôn dành được sự mến mộ nhiều nhất của công chúng, sau những công sức họ phải bỏ ra. Bản thân các nữ cao kịch tính huyền thoại được đánh giá cao không phải vì giọng to, giọng khỏe, mà vì họ là những nữ cao kịch tính hát hay nhất, tinh tế nhất. Sau đây, xin mời xem Birgit Nilsson phiêu một đoạn piamissimo (kĩ thuật hát nhỏ tiếng, đặc trưng của dòng hát đẹp Bel canto) rất mượt mà trong aria Vissi d'arte (2:50). Để một giọng kịch tính to khỏe bẩm sinh có thể chơi được những đường legato nhỏ và mượt trong một làn hơi dài như thế này là một điều vô cùng khó, đòi hỏi kĩ thuật vô cùng điêu luyện (đặc biệt là kiểm soát hơi thở).

Nữ cao kịch tính trong opera đã ít, thì trong nhạc đai chúng lại càng hiếm hoi hơn. Sở dĩ có tình trạng này vì giới nghe nhạc đại chúng không mấy mặn mà với nữ cao kịch tính, họ thích những gì vừa phải, dễ nghe hơn. Hơn nữa, ca sĩ hát nhạc đại chúng luôn có thêm sự hỗ trợ của micro (với sự phóng đại âm thanh và độ vang giả), nên dù giọng bé tới đâu cũng thành to, nên chỉ cần một spinto là quá đủ để tạo "bão" rồi, dù có sử dụng giọng kịch tính cũng khó mà hay hơn được. Bởi vậy, các giọng nữ cao kịch tính thường có xu hướng tìm đến opera hơn là hát pop. Jane Eaglen, một trong những nữ cao kịch tính hàng đầu hiện này nói rằng cô từng muốn trở thành một ca sĩ nhạc pop vì ngưỡng mộ giọng hát của Whitney Houston, nhưng cô tự nhận thấy chất giọng to khỏe của mình không hợp với pop, vì thế cô quyết định theo đuổi sự nghiệp của một ca sĩ opera.
Trong nhạc đại chúng hiện nay, có hai nữ cao kịch tính khá nổi bật là Patti Labelle và Monica Naranjo, họ thực sự là những "con sư tử" trên sân khấu khiến cho các ca sĩ hát chung phải kiên dè.
Monica_5.jpg

Khác với nữ cao kịch tính trong opera, nữ cao kịch tính trong nhạc đại chúng ít khi sử dụng head voice, mà chủ yếu là upper chest voice. Vì thế, chúng ta sẽ thấy một sự khác biệt là, nếu trong opera, quãng head voice của nữ cao kịch tính thường không vươn tới được những note rất cao của các giọng nữ cao khác, thì ở nhạc đại chúng, sở trường của nữ cao kịch tính lại nằm ở những quãng belting cao vút, điều mà các giọng nữ khác luôn phải e ngại. Chẳng hạn, với Whitney Houston thời kì debut (spinto soprano), Mariah Carey (coloratura soprano), việc upper chest lên F5 đã bắt đầu khiến giọng bắt đầu mỏng đi, lên G5 lại càng trở nên mảnh và nhỏ, A5 chỉ còn là những cú hit một hai note khó kiếm soát, còn B5 thì không lên tới được, Celine Dion (lirico soprano) có thể dùng nasal voice hit lên C6, nhưng cũng không hold được note, thì những note này lại quá dễ dàng với Patti và Monica. Hai nữ cao kịch tính này có khả năng hold những note cao từ F5 tới B5 một cách thoải mái trong một làn hơi dài, âm lượng khổng lồ và đồng nhất, không suy chuyển, âm sắc đanh thép, căng tràn, dày dạn. Mời xem clip tổng hợp quãng giọng của hai ca sĩ này để thấy sự uy lực trong giọng hát của họ.
Patti Labelle
Monica Naranjo
Cũng như opera, nữ cao kịch tính trong nhạc đại chúng cũng đạt được một số điều phi thường nhờ vào chất giọng to khỏe của mình, khiến ai cũng phải kinh ngạc. Patti Labelle từng tự tin nói rằng: "nếu đưa cho tôi một cái mic, tôi sẽ xé nát nói ra", khi hát bà thường chỉnh mic ở mức tăng âm lượng nhỏ nhất, ít độ vang giả (reverb) nhất, nhưng vẫn khiến khán giả phải sửng sốt vì âm lượng khổng lồ của mình.
Patti+LaBelle.jpg

Patti phóng âm với độ vang lớn để bắt một chiếc mic cách xa chục mét trong một nhà hát lớn (3:50). Những note G5 được tung ra một cách uy lực và dễ dàng, cảm tưởng như đó chỉ là D5.
Patti phóng âm để bắt một chiếc mic cách xa vài mét trên một sân vận động lớn (9:46).
Patti áp đảo các ca sĩ đàn em ở tuổi 58 (3:58) với những quãng upper chest cực lớn.
https://www.youtube.com/watch?v=g_A7IDLcsdg
Patti hit những note F5, G5 đầy uy lực dù đã ở tuổi 70, khiến tổng thống Obama phải ngỡ ngàng.
https://www.youtube.com/watch?v=RxZS4Jz8njs
Về Monica, có thể xem clip sau đây để thấy sự khác nhau giữa một nữ cao kịch tính đích thực và một nữ cao trữ tình cố gắng hát to, đặc biệt ở những note G5.
https://www.youtube.com/watch?v=CfiKGpVjKFo
https://www.youtube.com/watch?v=1hXB6tSIOQc
Qua một số nhận định và dẫn chứng trên, có thể thấy nữ cao kịch tính thực sự là một loại giọng hiếm có và hấp dẫn trong âm nhạc, gần như một trường phái riêng không thể lẫn vào đâu được. Có thể ví nữ cao kịch tính như những người khổng lồ trên sân khấu, luôn tạo ra những cơn bão đầy uy lực, thổi bay sự phẳng lặng, đem đến cho khán giả những cảm xúc dữ dội. Họ xứng đáng nhận được sự ngưỡng mộ của công chúng, không chỉ bởi chất giọng mạnh mẽ hiếm có, mà còn bởi công sức khổ luyện đáng nể của mình. Dù thị hiếu nghe nhạc đang thay đổi tunhững giọng nữ cao kịch tính tài năng vẫn mãi mãi là những tượng đài đồ sộ cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, bất tử trong lòng công chúng.
Đức Long
Hải Phòng ngày 20 tháng 5 năm 2014
 
Regine Crespin là ca sỹ opera người Pháp mà theo như tác giả Trương Thoại Tân có thể sử dụng kỹ thuật cộng hưởng toàn bộ cac bộ phận phát âm gọi đó là Kỹ thuật Thunderstorm. Âm lượng khổng lồ đạt từ 120 đến 130 dB (số liệu chưa có kiểm chứng). Giai thoại kể lại trong một lần diễn chung với Birgit Nilsson tại nhà hát Metropolitan (Mỹ), Regine buộc phải sử dụng đến kỹ thuật thượng thừa này để có thể chống đỡ lại giọng nữ cao siêu kịch tính (tạm hiểu là đanh thép, to lớn tự nhiên) nổi tiếng của thế kỷ XX. Kết quả không những Regine chống đỡ thành công mà còn làm cho đèn và tường của nhà hát phải rung rinh.
 
Bài viết công phu và chi tiết , nhiều kiến thức.
Giá như thím ở xóm tôi, thím có thể nghiên cứu nhà hàng xóm. Nó hát từ 12 giờ trưa đến 10 giờ khuya, vậy mà éo lao phổi chết.
 
Trillo có nghĩa hát láy đi láy lại hai Notes liên tiếp với tốc độ cao. Trillo đôi khi được kết hợp với một Note cao ngân dài ngân dài sử dụng Vibrato (nhưng Trillo khác với Vibrato). Kỹ thuật này được biết kỹ thuật rung - láy, tương đối khó và xuất phát từ kĩ thuật hát Belcanto của Ý

Joan Sutherland, bậc thầy trillo
 
Bài viết công phu và chi tiết , nhiều kiến thức.
Giá như thím ở xóm tôi, thím có thể nghiên cứu nhà hàng xóm. Nó hát từ 12 giờ trưa đến 10 giờ khuya, vậy mà éo lao phổi chết.
người ta hát vì đam mê mà thím
HR4W6DU.png
 
Trước mắt các bạn là Arena di Verona (nước Ý) - một trong những sân khấu ngoài trời cổ nhất vẫn được sử dụng đến ngày nay (ra đời khoảng năm 30 sau công nguyên), có sức chưa 30000 khán giả.
10635977_946058302086992_7124636850798581800_n.jpg

Bạn có tin không, các ca sĩ opera ngày trước có thể hát không mic tại cái sân khấu lớn thế này (còn bây giờ thì đã dùng mic). Nguyên nhân là do toàn bộ sân khấu lẫn khán đài được làm bằng đá tự nhiên, lại trải qua hàng ngàn năm bào mòn, cộng thêm thiết kế khép kín vòng cung khiến nó giữ được độ vang tự nhiên của âm thanh. Nhưng dù thế nào mà hát không mic ở một sân khấu ngoài trời khổng lồ thế này thì các ca sĩ như Callas, Tebaldi, Caballe... cũng thật phi thường.
arena.jpg

Hát ở một sân khấu lớn như vậy thì ca sĩ phải hát to là chuyện thường tình, nhưng diva Caballe còn điêu luyện hơn nữa khi chơi những đường pianissimo nhỏ tí mà vẫn vang khắp không gian. Nam danh ca Domingo đã từng nói về sự "đáng sợ" của Caballe khi hát cùng ngoại ở sân khấu này như sau: "Bạn không thể tưởng tượng được cảm giác hát duet cuối cùng "Ma lassu ci vedremo" dưới sao lúc 1 giờ 30 phút sáng, khi Montserrat bắn những pianissimo ma thuật vào không khí, khi cô ấy và tôi rời xa nhau. Trong một không gian như Arena, nơi kích thước của sân khấu là rất lớn - khoảng cách có thể từ 20 đến 30 mét - không gì có thể chuyển tải được cảm giác chia cách mạnh mẽ và hiệu quả hơn!".
callassp.jpg

Mời các bạn chứng kiến đoạn pianissimo ma thuật đó từ 5:30 clip sau. Và đừng quên thưởng thức cú đẩy cressendo B5 vang rền nội lực ở 10:03 nhé.
 

Whitney Houston - Giọng hát đa thanh xuất sắc của nền âm nhạc đại chúng thế kỉ XX​


Whitney không sở hữu một quãng giọng rộng như Mariah Carey hay Christina Aguilera, không đạt tới những note whistle siêu cao như Minnie Riperton, không xuống những note trầm siêu đẹp như Toni Braxton, không thể hát với chất giọng đàn ông như Nina Simone, cũng không belting được những quãng cao chót vót như Aretha Franklin hay Patti Labelle... nhưng trong suốt chặng đường gần 30 năm ca hát, với tài năng, sự lao động nghệ thuật miệt mài và những đặc tính riêng có, cũng như đặc trưng riêng về cuộc đời, sự nghiệp đã bồi đắp, kiến tạo để giúp cô trở thành một trong những giọng hát đa thanh, phong phú bậc nhất của nền âm nhạc đại chúng thế kỉ XX. Người ta vẫn thường ví rằng nếu opera có Maria Callas thì pop có Whitney Houston, những ca sĩ không hoàn thiện về giọng hát lẫn kĩ thuật nhưng bằng sự man dại, tự nhiên của mình đã tạo nên những đỉnh cao mà ít ai chạm tới được. Tất nhiên, cũng cần nói thêm những đối trọng khác như Joan Sutherland - Mariah Carey (hai giọng nữ cao màu sắc phong phú), Montserrat Caballe (hai giọng nữ cao bài bản với kĩ thuật hoàn thiện và khả năng giữ giọng bền bỉ), nhưng trong bài viết này chỉ xin nói về Whitney Houston.

Loại giọng (vocal type) là cái bẩm sinh gắn liền với ca sĩ. Đối với một ca sĩ đại chúng thông thường (trừ opera), loại giọng của họ hầu như không bao giờ thay đổi trong suốt cuộc đời, sinh ra là soprano (nữ cao) thì mãi là soprano, là mezzo (nữ trung) thì mãi là mezzo, là contralto (nữ trầm) thì mãi là contralto. Nhưng với Whitney, cô trải qua tận ba loại giọng trong suốt thời gian ca hát, từ soprano (giai đọan 1984 - 1986) đến mezzo soprano (giai đọan 1988 - 1993) đến mezzo alto (giai đọan 1998 - 2010) với sự thay đổi rõ rệt cả về âm sắc lẫn cao độ, trường độ và cách hát. Không chỉ như vậy, nếu ai hay nghe Whitney sẽ thấy cô có sự biến đổi giọng hát rất mau lẹ, cứ một năm thay đổi một lần, mời các bạn nghe ca khúc You give good love Whitney live năm 1986 và 1987 để thấy sự khác biệt trong giọng hát này.

1986

1987

Thậm chí, trong cùng một năm, giọng cô cũng có thể thay đổi nhiều lần, ví dụ như hai màn live Saving all my love for you ở Letterman 1985 và Joan Rivers show 1985 là hai kiểu giọng khác nhau. Đó là lí do vì sao Whitney không có bất cứ màn live nào giống màn live nào, cùng một ca khúc nhưng live 100 lần thì là 100 phiên bản khác nhau, khiến đa số mọi người đều thích thú tìm nghe các bản live của cô hơn là bản thu âm studio đã nghe mòn tai. Đây là điều ít xảy ra ở các ca sĩ khác.

Letterman 1985

Joan Rivers show 1985

Chúng ta cũng không thể tìm được một bản live nào của cô giống với bản studio, vì không chỉ thay đổi cách hát, cách phiêu, mà ngay cả âm sắc giọng của cô cũng không bao giờ giống với studio. Chẳng hạn như ca khúc One moment in time, chất giọng của cô ở màn live tại Grammy 1989 dày hơn rất nhiều so với bản thu âm. Hay như ca khúc Didn't we almost have it all của cô, có một màn live được Vevo lấy làm video clip (vì ca khúc này không có video clip) đã khiến nhiều người ngỡ ngàng vì nó quá khác so với bản thu âm, không chỉ ở cách hát, sự sáng tạo mà ngay ở chất giọng cũng khác lạ, nhẹ hơn, mềm mại hơn nhưng cũng không kém phần bão tố, ngoài ra, nếu tìm các bản live của ca khúc này, ta cũng thấy không live nào giống live nào.

Bản live được lấy làm clip

Bản thu âm
http://www.youtube.com/watch?v=2PqCi-nQLWk

Việc chuyển biến giọng hát của Whitney có thể tạm tóm tắt trong những nguyên nhân sau:
  • Cách hát tự nhiên quá mức dẫn đến việc hát với thanh quản cao.
  • Mật độ đi hát, đi tour dày đặc, ngay cả khi bị ốm.
  • Giai đọan đầu thường hay hát quá mức với thanh quản của mình.
  • Sảy thai hai lần.
  • Có hạch ở cổ.
  • Trải qua cuộc phẫu thuật thanh quản, nhưng không có chế độ nghỉ ngơi thích hợp.
  • Lạm dụng bia rượu, thuốc lá, thuốc phiện.
  • Đời sống cá nhân không hạnh phúc, áp lực dồn nén từ nhiều phía.

Sau đây, xin được nói qua về loại giọng của Whitney qua các giai đọan để thấy được sự đa thanh trong giọng hát của cô. Đầu tiên là giai đọan soprano, cũng là giai đọan mà chất giọng của cô đẹp nhất, hiếm nhất đối với chính bản thân cô, cái mà mọi người thường nói là chất giọng một đi không trở lại.

Soprano có nhiều loại khác nhau như dramatic soprano, lirico spinto soprano, lirico soprano, coloratura soprano, vậy giọng Whitney thuộc loại nào? Nhiều người cho rằng Whitney thuộc loại dramatic soprano (nữ cao kịch tính) vì cách hát mạnh mẽ, đầy cao trào của cô, nhưng thực tế không phải vậy. Một dramatic soprano phải có một âm lượng cực lớn, âm sắc đanh thép, chuyên trị những ca khúc kịch tính từ đầu đến cuối mà không lo mất giọng, điển hình như Patti Labelle (có thể hát không cần mic trên một sân khấu lớn chỉ bằng giọng ngực chứ không cần đến head voice như bên opera). Thực tế âm lượng của Whitney to ở mức vừa phải, không thể to vượt mức như Jennifer Holliday, Aretha Franklin, Patti Labelle, Rachael.... Có thể thấy khi hát chung với các vocalist da màu có giọng to khủng, Whitney khá khiêm tốn về âm lượng. Một trong những nguyên nhân khiến Whitney bị mất giọng chính là việc hát kịch tính quá nhiều trong những năm đầu sự nghiệp, trong khi bản chất của cô không phải kịch tính. Ta bắt gặp điểm chung này ở diva opera Elena Souliotis, việc hát quá nhiều vai kịch tính cũng khiến cho bà bị mất giọng và buộc phải nghỉ hưu sớm. Hay một trường hợp tương tự hiện nay là Christina Aguilera, cô ca sĩ này cũng bị mất giọng khi cố ép thanh quản thấp để hát kịch tính trong khi giọng hát chỉ dừng ở một lirico soprano. Sở dĩ Whitney có thể hát một cách mạnh mẽ, căng tràn nhờ chất giọng dày hơn người, kĩ thuật vang tốt và đặc biệt là khả năng kiểm sóat hơi thở bậc thầy. Những màn live đậm chất kịch tính của Whitney chủ yếu nằm ở giai đọan mezzo nhiều hơn.

Whitney cũng không phải một lirico soprano như Lara Fabian hay Christina Aguilera, vì khi hát những đoạn cao trào, cô vẫn đủ sức hát kịch tính một cách đầy uy lực, thoải mái với âm sắc khá đanh đậm chất da màu, chứ không bị gượng ép, căng thẳng, vỡ note, chói như Christina, cũng không mềm mại, chau chuốt như Lara.

Và Whitney lại càng không phải giọng coloratura (nữ cao màu sắc) như Mariah Carey hay Minnie Riperton, cô không thể lên những note cao chót vót, giọng hát của cô cũng không có có đủ chất thánh thót, linh hoạt trên những quãng cao vượt mức.

Đáp án chính xác nhất cho loại giọng của Whitney giai đoạn đầu là spinto soprano, nữ cao trữ tình có thể chuyển sang kịch tính ở những đoạn cao trào. Đây chính là loại giọng thích hợp nhất để biến Whitney từ một "con bé chỉ biết hát gospel" trở thành một diva nhạc pop. Thử tưởng tượng mà xem, nếu Whitney là một dramatic soprano, cô sẽ chỉ biết hát mạnh mẽ các quãng cao suốt ngày như Patti Labelle, và như thế, cô sẽ chỉ quanh quẩn ở soul/gospel, không thể lấn sân sang nhạc pop, không thể trở thành NỮ HOÀNG CỦA NHỮNG BẢN TÌNH CA được, dù có cố hát nhẹ nhàng cũng thật gượng ép, thiếu tự nhiên. Còn nếu cô chỉ là một lirico soprano, chúng ta sẽ không thể có được THE VOICE Whitney Houston với tiếng hát mạnh mẽ đầy bão tố, người tiên phong mở ra trường phái DIVA NHẠC POP, phổ biến lối hát kịch tính đầy cao trào dành riêng cho các giọng nữ. Sự dung hòa giữ chất kịch tính và trữ tình là tiền đề quan trọng giúp Whitney có thể bước ra khỏi môi trường nhà thờ của những ca sĩ gospel để bước lên sân khấu nhạc pop đại chúng đầy vinh quang.

whitney-houston-2-435.jpg

Sau đây, mời các bạn nghe thử chất lirico đích thực trong giọng hát của Whitney qua ca khúc If you say my eyes are beautiful song ca với anh trai của Michael Jackson, rất ngọt ngào, đằm thắm một cách tự nhiên, trong vắt đúng chất một giọng ca trinh nữ mới lớn. Cách sử dụng falsetto của Whitney trên những quãng trung thật tuyệt vời, nó làm giọng cô trở nên sáng, mượt và cao hơn nhiều.

https://www.youtube.com/watch?v=BVgSoWYzt0Y

Hay như màn live ca khúc All at once sau đây, đoạn đầu cô hát rất nhẹ nhàng, tình tứ, ngọt ngào, nhưng đoạn cao trào lại chuyển sang kịch tính. Sự chuyển giọng từ falsetto sang head voice, rồi lại sang chest voice rất tinh tế, ít ai làm được.
https://www.youtube.com/watch?v=C8rvXP-uJco

Còn nếu muốn nghe Whitney phô diễn sự kịch tính trong giọng hát của mình, mời nghe màn live ca khúc I am changing ở London năm 1986, liệu có giọng lirico nào đủ sức gằn giọng cả bài hát dài 9 phút như thế này?
https://www.youtube.com/watch?v=RoHzxP3boDA

Có thể thấy, sự hòa trộn giữa chất lirico và chất dramatic trong giọng hát đã giúp Whitney trở nên linh hoạt, dù hát pop, gospel hay r&b cô cũng đạt được những thành công vượt trội. Cô có thể hóa mình thành một cô gái mới lớn đầy trong sáng, ngọt ngào trong những bản tình ca, ngay lập tức lại có thể hùng tráng trong những bản tráng ca, quốc ca, rồi lại có thể trở nên bão tố, rực cháy như một ca sĩ gospel đích thực.

Cũng giống như nhiều soprano khác, giai đoạn đầu quãng giọng của Whitney không rộng lắm, cô hát note trầm khá mờ và hạn chế tối đa việc hát note trầm.

Những năm 1988, 1989 là giai đoạn đầu khi Whitney chuyển sang giọng mezzo. Lúc này, giọng cô là một mezzo soprano thực thụ, âm sắc dày và đanh hơn, power hơn ở các quãng trung cao từ A4 đến D5. Ở giai đoạn này, kĩ thuật của cô dần được hoàn thiện hơn trước, cô hát chắc hơn, giọng hát khỏe khoắn, bớt chói hơn và đạt đến độ dày hoàn hảo, có thể hát vang rền, nổi bật trên một dàn nhạc. Các quãng trầm cũng được cô chú ý phát triển nhiều hơn. Hơn nữa, cô cũng chú ý đến việc đặt đúng vị trí thanh quản của mình. Nếu nghe Whitney hát live ở giai đoạn này, ai cũng nghĩ cô đã đạt đến đỉnh của giọng hát.

https://www.facebook.com/HoiNhungNguoiThichNgheNhacDiva

Trong màn live ca khúc The greatest love of all tại Wembley Arena năm 1988, Whitney Houston đã thực hiện cú belting long notes C#5 dài 8 giây hoàn hảo nhất trong sự nghiệp của cô, đồng thời cũng được đánh giá là một trong những note belting C#5 đẹp nhất đối với các giọng nữ đương thời. Note C#5 này được thực hiện bằng full mix voice, tạo ra một âm lượng lớn, nổi trên một dàn nhạc, trong đó, Whitney đã trải nghiệm độ vang ở phần mặt nạ, tạo ra một độ vang rền kịch tính. Không những vậy, Whitney còn thực hiện note C#5 rất chuẩn mực, không rung khẩu hình, vị trí thanh quản tuyệt đối, sự cân bằng và hỗ trợ hơi thở hoàn hảo, lại thêm một âm sắc đẹp hiếm có trong giọng hát của cô... Tất cả mọi thứ cộng hưởng với nhau tạo thành một cú long notes C#5 vang, dày, chắc như núi, âm sắc đẹp, tròn trịa, đầy đặn, nội lực, căng tràn nhưng lại sâu thẳm, như cuốn tất cả mọi thứ vào.. (6:58)
https://www.youtube.com/watch?v=gvf7b52R58E

Tất nhiên không thể không thể không kể đến màn live One moment in time kinh điển tại Grammy 1989, một trong ba màn trình diễn hay nhất lịch sử Grammy với những note belting D5, C5 vang rền (4;11; 4:58; 5:18). Đây là màn live hoàn hảo về kĩ thuật cũng nhưng giọng hát của Whitney, khi mà giọng cô dường như to đột biến và vang hơn những màn live khác, cái mà trong ca hát gọi là outsinging (những phút xuất thần). Màn live này khiến cho ngay cả giới opera cũng phải tấm tắc khen ngợi.
https://www.youtube.com/watch?v=b68AkJtjdPs

1505241_623166164398844_1073631061_n.jpg

Giai đoạn 1990, 1991 Whitney gặp nhiều sự cố lớn, việc sảy thai lần thứ nhất, bắt đầu hút thuốc phiện, áp lực từ việc album I'm your baby tonight thất bại hơn hai album trước, phải phẫu thuật thanh quản nhưng hát với mật độ dày khiến Whitney thường xuyên bị hụt giọng, mất giọng, chệch note, thậm chí là ho trên sân khấu. Nhưng cô vẫn có những phút xuất thần trên sân khấu mà điển hình là show diễn Welcome Heroes Home năm 1991 với vị trí thanh quản đúng, âm lượng to đột xuất, giọng vang rền đến không ngờ. Xin giới thiệu màn live All the man that i need đầy bão cảm xúc và note belting D5 đẹp nhất trong sự nghiệp của cô (3:50). Rất ít ca sĩ có thể tạo được bão cảm xúc khi hát live như Whitney.
https://www.youtube.com/watch?v=9ZxExj0gfBc

103041-004-30BFD3F7.jpg


Giai đoạn 1994, Whitney có một sự tái xuất giọng hát đầy tuyệt vời. Thành công tột bậc của album The bodyguard, kết hôn với người mình yêu, chào đón đứa con đầu lòng ra đời... rất nhiều niềm vui khôn xiết khiến Whitney trở thành một người phụ nữ viên mãn trong cả sự nghiệp lẫn gia đình. Vì thế mà cô hát đằm thắm, tinh tế hơn bao giờ hết. Giọng hát của Whitney lúc này chuyển dần sang mezzo alto, đã mất đi hoàn toàn độ sáng ban đầu, các quãng cao của cô bắt đầu giảm sút, cô lên F5 một cách khó khăn và gắt, không được thoải mái như trước đây, thay vào đó là rất dày và đặc biệt là có độ tối rất sâu. Thậm chí khi belting các quãng trung G4, A4, cô còn đạt đến độ tối hơn cả một giọng alto thông thường, nên nghe uy lực và âm sắc giống như giọng một người đàn ông. Mời nghe đoạn live ngắn sau để kiểm chứng độ tối trong giọng hát của Whitney.
https://www.youtube.com/watch?v=r8Ijh2_Np5M

Các quãng trầm của Whitney giai đoạn này đã hoàn thiện toàn bộ, đạt được độ dày, sâu và tối không thua gì một giọng alto nào. Mời nghe Whitney ngân rung note F3 trong màn live I will always love you tại Grammy 1994 để thấy được điều đó (4:28).
https://www.youtube.com/watch?v=pX7l7cefpXc

792424-whitney-houston-aux-grammy-awards-en-637x0-2.jpg

Cũng giai đoạn này, cô đã vươn đến đúng nghĩa một giọng dramatic mezzo với âm lượng to khủng khiếp. Whitney có thể ngẫu hứng một đoạn opera cùng với danh ca opera Pavarotti mà không hề bị lép vế quá mức trước uy lực của ông. Điều này cũng cho thấy kĩ thuật head voice của cô đã đạt tới mức thượng thừa của nhạc pop.
https://www.youtube.com/watch?v=Q2mMPz_a4vY

Nếu ai quen nghe âm thanh, hẳn sẽ nhận ra âm lượng của Whitney trong màn live này to một cách đột biến hơn so với tất cả các màn live trước đây.
https://www.youtube.com/watch?v=r46esvSufSk

Thật ít giọng hát nào có thể hát kịch tính với những quãng cao trào, dày và mạnh liên tục trong suốt 10 phút như Whitney trong màn live này. Về cường độ giọng hát, Whitney có thể không bằng nhiều người, nhưng về độ dày thì rất khó tìm được một người như cô.
https://www.youtube.com/watch?v=0eGIo_SCrN8

Tuy kịch tính là vậy, nhưng Whitney vẫn luôn giữ được chất lirico trong giọng hát của mình. Chẳng thế mà cô hát I will always love you vẫn rất ngọt ngào, đoạn "and i..." bằng falsetto mở màn ca khúc, cho đến nay vẫn chưa ai hát tình tứ, ngọt ngào mà lại có đủ độ dày như cô, còn những đoạn luyến láy melisma bằng head voice lại vô cùng tinh tế, khẳng định sự chín muồi trong giọng hát của Whitney.
https://www.youtube.com/watch?v=KUh0Z0ilTjs

Điều đặc biệt hơn cả, chất lirico giúp Whitney hát gospel với phong cách khác hẳn nhiều ca sĩ trước đó, cô hát mạnh mẽ, nhưng cũng ngọt ngào và ấm áp vô cùng, thể hiện đúng tâm tư của một người phụ nữ đã có gia đình. Sau đây, xin mời nghe ca khúc This day, nếu Jennifer Holiday hát mạnh mẽ bao nhiêu thì Whitney tiết chế, dịu dàng bấy nhiêu. Không những thế, cô còn có thể áp dụng kĩ thuật pianissimo (vuốt nhỏ tiếng) của opera bel canto khá mượt mà.

Jennifer Holiday
https://www.youtube.com/watch?v=MqXN61Olj2c

Whitney
https://www.youtube.com/watch?v=bflUJjH-puo

Về ca khúc I will always love you, ai cũng nghĩ rằng bản trong phim được thu trước bản phát hành trong album vì giọng cô nhẹ và mảnh hơn, nhưng thực tế bản này được thu sau, và bị thu một cách miễn cưỡng. Trong hồi kí của Cissy Houston có kể rằng hôm ấy, sau khi hoàn tất phần thu âm cho album chính, đột nhiên Clive David gọi Whitney đến, yêu cầu cô thu lại ba bài hát là i will always love you, i have nothing, run to you để lồng vào cảnh phim. Cô rất bực bội nên đã thu liền một mạch không nghỉ, không chỉnh sửa cắt xén, thu phát ăn ngay. Và thật lạ lùng là cả ba bản thu mới này giọng mợ đều nhẹ và mảnh hơn so với ba bản thu trước. Vậy mới nói giọng cô rất đặc biệt, nó thay đổi theo mọi chiều hướng không ai ngờ tới, luôn biến đổi ngay trong một bài hát.
https://www.youtube.com/watch?v=BRMbcQ3Kg3g
 
Chưa kể đến năm 1997, trong lúc đang mất giọng, vẫn có lần cô hát ca khúc này với chất giọng và cách hát của năm 1994.
Cuối cùng là giai đoạn mezzo alto hoàn toàn, giai đoạn 1998 1999 trở về sau này.
Những rạn nứt, đổ vỡ trong hôn nhân và gia đình, việc lạm dụng thuốc phiện và bia rượu khiến Whitney mất đi hoàn toàn chất giọng khỏe khoắn thời son trẻ của mình. Nhưng người ta vẫn nói "liệu cơm mà gắp mắm", Whitney thừa biết sự biến đổi giọng hát của mình, vì thế cô không hát power ballad nữa, thay vào đó, cô đi tìm chất liệu âm nhạc mới phù hợp với chất giọng mới của mình. Kết quả là sự ra đời của My love is your love, album nhạc r&b hip hop đầy ngẫu hứng với chất đường phố, khác hẳn những album trước đó. Thực ra, Whitney chịu ảnh hưởng từ phong cách hip hop đường phố của người da màu ngay từ album I'm your baby tonight, nhưng phải đến album này, cô mới phát huy được nó một cách triệt để và thăng hoa nhất. Nhiều nhà chuyên môn đánh giá album này cao hơn mọi album trước của Whitney, khi cô không tập trung khoe giọng hát trời ban mà chú ý hơn tới hòa âm, phối khí, giai điệu, sáng tạo những lối hát mới. Quả nhiên, Whitney đã biết cách phát huy thế mạnh mới của mình, cô ít đả động đến những note cao mà gần như phiêu trên những quãng trung trầm, đặc biệt là quãng trầm và tôi luyện những kĩ thuật ngắt giọng, luyến giọng, nhả chữ kiểu mới của dòng r&b hip hop đương đại. Nhiều ca sĩ tự hào rằng mình có thể cover những bài hát thời hoàng kim của Whitney, nhưng họ sẽ không bao giờ cover được những ca khúc trong giai đoạn này, vì Whitney đã tìm ra những lối hát mới, những lối hát thấm nhuần tâm hồn và con người cô, một người phụ nữ da màu đích thực, mà nếu chỉ hát bằng cổ họng, không hát bằng tư duy, tâm hồn thì không thể hát được. Chẳng hạn như ca khúc It's not right but it's ok, tưởng như dễ hát vì chẳng có đoạn cao trào nào, nhưng biến tấu nhanh chậm thất thường của nó rất khó nhằn, khiến chẳng ai dám động vào.
whitney-houston-1999.jpg

Hay như ca khúc Hearbreak hotel, Whitney hát rất nhẹ nhàng, chậm rãi như thủ thỉ, nhưng lại thực hiện toàn bộ trên quãng trầm và hát theo kiểu "thả hơi" như Toni Braxton, nếu không có một chất giọng đẹp và khả năng kiểm soát hơi thở, quãng trầm tốt thì khó mà hát được như cô.
In my business
I was made to love him
Đặc trưng rõ nét nhất trong giọng hát của Whitney giai đọan này là kiểu hát "nhử mồi", cũng lên giọng nhưng không bao giờ lên toàn bộ mà chỉ lên tới lưng chừng rồi đổ xuống nhỏ dần, kèm theo hàng lọat chuỗi melisma, chạy note liên tục, rất đa dạng và phong phú, cái mà đã được nhiều ca sĩ trẻ sau này học hỏi và phát huy. Ai nghe quen với cách hát trước đây của cô sẽ cảm thấy hụt hẫng, nhưng nếu chịu khó thay đổi tư duy âm nhạc và tai nghe của mình, bạn sẽ cảm nhận rõ hơn luồng sinh khí mới, tươi trẻ và đầy sức sống từ chất giọng đã xế chiều này. Có thể nói, Whitney giai đọan 1998 là sự kết hợp giữa Toni Braxton, Janet Jackson và Mary J.Blige. Như vậy, dù giọng đã đi xuống rõ rệt, nhưng một lần nữa, Whitney vẫn chứng tỏ được ảnh hưởng của mình tới các thế hệ ca sĩ sau này.
Chất giọng mezzo alto tồn tại cùng Whitney trong suốt quãng thời gian sau này. Cùng với sự xuống dốc trầm trọng về sức khỏe, giọng hát của cô ngày càng tối và khàn, đục hơn.Việc kiểm sóat hơi thở ngày một khó khăn khiến cô không thể hát được các quãng cao trên C5 cũng như những quãng dài. Nhưng nếu so với các ca sĩ trẻ ngày nay, cô vẫn xứng đáng là một bậc thầy hát live. Năm 2009, cô tái xuất tại AMA với màn trình diễn I didn't know my own strength đã khiến nhiều khán giả bất ngờ bởi những note trầm rất tốt cùng các quãng belting G4 B4 khỏe khoắn, vang khắp cả sân khấu.
http://www.youtube.com/watch?v=FD8__N7Eq7M
Qua một số điều nói trên, có thể thấy, Whitney tuy không phải một giọng hát hoàn hảo, nhưng xứng đáng là một trong những tiếng hát đa thanh bậc nhất của nền âm nhạc đại chúng thế kỉ XX. Dù trải qua nhiều giai đọan biến đổi giọng hát, nhưng cô chưa bao giờ lúng túng trước cái mới mà luôn biết xử lí linh họat, lao động nghiêm túc với những gì mình có. Âm nhạc với Whitney không phải sự khoe giọng nhạt nhẽo, mà là sự thăng hoa có khổ luyện. Sẽ phải rất lâu nữa, thế giới mới lại có một tiếng hát đa dạng, quý giá như Whitney Houston.
 
Có giọng trầm và khàn không bác, có bài luyện để trầm thêm càng tốt. Giọng mình được cái khá đặt biệt giao tiếp hay voice ai nghe lần đầu đều thấy thích hết. Được cái gái hà nội vs sg nghe em nói đều ghiền.
Đang luyện trầm thêm để bác tiếng Anh hoặc nói giọng Anh - Anh
 

Attachments

  • 886835EE-55D2-471B-9A89-4E7B0ED80F94.png
    886835EE-55D2-471B-9A89-4E7B0ED80F94.png
    212.1 KB · Views: 45
Back
Top