Những mẫu chuyện nhỏ trong đời sống hàng ngày

Screenshot_20230428_131942.jpg
 
“Hình như gần đây tâm trạng của bà Thompson có gì không ổn”.

Mấy bà thường rủ nhau đi chợ bắt đầu bàn tán xôn xao, có khi nào ông Thompson có bồ nhí không nhỉ? Nhưng ai nấy đều nghe tiếng mở cổng vào đúng bảy giờ mỗi tối khi ông Thompson đi làm về mà.

Nếu không, thì có lẽ đứa con nhỏ của họ bị bệnh, nhưng nhìn con bé ba tuổi bụ bẫm, trắng trẻo ngày nào cũng bay nhảy trước cửa nhà thì điều đó không thể xảy ra được. Hay là chính bà Thompson gần đây bị bệnh? Ồ không! Gần đây bà Lee đã cùng bà ta đến bệnh viện để xét nghiệm sức khoẻ toàn diện rồi mà, nghe nói khi đo nhịp tim cho bà Thompson, không những tất cả đều bình thường, mà tình trạng sức khoẻ của bà con rất tốt nữa, bác sĩ cho rằng trong vòng 10 năm tới bà ta không thể nào mắc bệnh tim mạch được, nhưng tại sao bà Thompson lại suốt ngày cứ âu sầu như vậy?

“Ơ! Chị Lee này, chị chơi thân với chị ấy hơn cả, chị đi nghe ngóng thật hư ra sao nhé!”. Ai nấy đều ủng hộ bà Lee đích thân đi “xác minh” sự việc. Kể từ hôm ấy, bà Lee ra vào nhà Thompson thường xuyên hơn. Nhưng cho dù bà Lee có xuất chiêu như thế nào hòng mong moi được một chút tin tức, dù là dùng cách gián tiếp hay trực tiếp thì miệng bà Thompson vẫn kín như bưng. Hôm đó, hai người đang ngồi trong phòng khách trò chuyện, đứa con gái út lên ba của bà Thompson cởi trần chạy vào nhà, nhìn vào lưng nó, bà Lee giật cả mình.

“Sao thế? Lưng của nó hình như bị chảy máu kìa?”.



Con bé chẳng để ý đến người lớn, thoắt cái đã biến vào bên trong nhà, bà Thompson làm ra vẻ chẳng có chuyện gì cả, vẫn thoăn thoắt đưa tay đan chiếc khăn trải bàn dang dở của mình. “Tôi nhìn không lầm chứ? Rõ ràng là tôi vừa thấy lưng nó có cái gì đo đỏ ấy”.

“Chẳng có gì cả?”, bà Thompson xua tay lia lịa. Nhưng vừa mới dứt lời, con bé lại vụt ra ngoài, lần này bà Lee định thần hơn và nhìn kỹ, đang chảy máu thật kìa, bà ta bèn đứng dậy toan chạy theo con bé, nhưng đã bị bà Thompson ngăn lại.

“Nếu chị đã nhìn thấy, tôi cho chị hay luôn vậy. Ngay từ khi lúc sinh ra trên lưng của nó đã có một vết bớt to tướng, bác sĩ nói nó sẽ biến mất trong vòng hai năm, nhưng bây giờ đã bước sang năm thứ ba rồi, nó không những biến mất mà còn mọc lan ra nữa, gần đây ông ta lại nói rằng vết bớt quái ác ấy sẽ theo con gái tôi suốt đời đấy”. Thở một hơi dài, bà Thompson nói tiếp “vì chuyện này mà gần đây tôi cảm thấy rầu rĩ vô cùng. Chị thử xem, một con gái mà sau lưng lại xuất hiện một vết bớt to tướng quái ác như vậy, nhìn từ xa quả là giống như đang bị chảy máu, sau này làm sao mặc quần áo hở lưng? Nếu không may, còn có thể bị chồng chê bai đủ điều nữa, tôi đang thực sự lo lắng cho nó đấy”. Ngập ngừng trong giây lát, bà Thompson nắm lấy tay bà Lee lắc lắc như nài nỉ: “chuyện này chỉ có một mình chị biết thôi đấy, nhớ đừng để ai biết nhé, nếu không là chị không tôn trọng tình bạn của chúng ta rồi”.

“Trời ơi! Chị cho tôi là một người ngồi lê đôi mách, miệng mồm lắm chuyện à?”. Bà Lee làm ra vẻ mặt nghiêm nghị “chị yên tâm đi, tôi không hé nửa lời với bất kỳ ai đâu”.

“Sao rồi? Nói mau lên!” – mấy bà bao vây lấy bà Lee, nhất định phải bắt bà Lee nói ra hết mọi nhẽ. “Tôi đã biết hết mọi chuyện! Không phải chị ấy nói với tôi đâu, tôi tự biết chuyện ấy đấy”. Bà Lee vẫn nể trọng tình bạn mà rằng: “nhưng tôi đã hứa với chị ấy là không hé nửa lời cho ai biết cả”.

“Nói ra một chút cũng đâu có sao! Nói đi nào!” – người này một câu, người kia một câu, người này đùn người kia, người kia đẩy người nọ - “chúng ta đều là bạn bè cả mà, hãy để tụi này cùng chia sẻ nỗi niềm với chị ấy!”.

“Tôi đã hứa không nói là không nói. Được thôi! Chỉ một chút thôi nhé! Chuyện về con gái út chị ấy đấy!”. Bà Lee xua tay “cho đến đây thôi, những cái còn lại tôi có chết cũng không nói ra đâu!”.

Hai ngày sau, mọi người lại gặp nhau ở chợ, lại đúng lúc bà Thompson đang dẫn theo đứa con gái ra chợ. Khi mọi người cùng về đến đầu ngõ, tuy miệng đang bàn về giá cả chợ búa hôm nay, nhưng những cặp mắt soi mói lại đang dừng lại ở trên người đứa con gái bà Thompson.

“Tại sao các chị lại cứ nhìn chằm chằm vào con bé thế?”. Bà Thompson với vẻ mặt hồ nghi và nhạy cảm kéo đứa con về phía mình, “chị Lee đã nói gì với các chị à?”.

“Không! Chẳng có gì cả! Không tin ngày mai chị gặp chị Lee, chị có thể hỏi xem, chị ấy chẳng nói gì cả, chằng qua là nói con bé nhà chị…”.

“Con bé nhà tôi thế nào?” – bà Thompson nổi cơn thịnh nộ, “thật là con mụ lắm chuyện, vết bớt trên lưng con gái tôi mắc mớ gì đến mụ ta? Bà sẽ không để yên chuyện này đâu”.
 
Sau khi xem xong câu chuyện này, thử hỏi:

Ai đã tiết lộ bí mật của bà Thompson?

Đó là do bà Lee nói? Hay là do bà Thompson tự nói ra?

Trong lòng bà Thompson cho rằng ai đã tiết lộ chuyện này?

Đó là những vấn đề chúng ta cần thảo luận dưới đây:

Chúng ta nên biết rằng, trên thế giới này không bao giờ có cái gọi là “một phần bí mật”. Hầu như con người đều cùng một bản tính, chỉ cần biết được một phần bí mật, họ đều vận dụng đầu óc để suy đoán ra phần còn lại. Vì vậy, khi bạn tiết lộ một phần bí mật của mình hoặc của người khác, cũng có nghĩa là bạn hoàn toàn tiết lộ hết nội dung sự việc.

Điều tồi tệ hơn là, khi một người đem bí mật của người khác nói cho bạn biết, chỉ cần người đó nghe nói “bạn chỉ nói ra một phần bí mật”, thì người đó sẽ cho rằng bạn đã tiết lộ toàn bộ bí mật. Mà con người cũng có một đặc tính như vậy, đó là thích đem một phần bí mật mà họ biết được, khoe khoang và thổi phồng nó trước mặt mọi người hòng làm ra vẻ đã biết được nhiều lắm.

Chính vì vậy ở xã hội phương Tây, phòng ăn của cán bộ chủ quản và nhân viên đều được ngăn ra, điều đó tuyệt đối không phải là do quan niệm phân biệt giai cấp, mà để tránh hiện tượng trong lúc dùng bữa, những lời nói giữa các chủ quản bị các nhân viên nghe lóm được, sau đó tự ý chế biến theo ý của mình rồi tung tin đi khắp nơi. Cho dù có cùng dùng bữa, các chủ quản cũng cố gắng không ngồi chung bàn với nhân viên của mình, cho dù có ngồi chung bàn cũng tuyệt đối không bàn đến chuyện trong công ty. Vì một lẽ khác đơn giản, thử nghĩ xem, nếu bạn là một nhân viên quèn trong công ty, bữa ăn trưa hôm nay tự nhiên được ngồi chung bàn với tổng giám đốc, về đến công ty bạn có thể không nói sao? Những chuyện có liên quan đến công ty mà bạn nghe được cho dù câu được câu mất, chỉ cần quả đúng là đang có những chuyện như thế, thì người ta vẫn phỏng đoán rằng bạn biết được rất nhiều, rồi họ thôi thúc bạn nói cho họ nghe, trong phút giây ngã lòng, để khoe khoang và muốn được mọi người xem trọng bạn, bạn có thể không thêm thắt cho câu chuyện được hấp dẫn hơn sao? Những lời bàn tán xì xầm không cần thiết cũng bắt đầu vang lên khắp nơi.

Xét từ một góc độ khác đối với câu chuyện của bà Thompson:

Nếu như bà Thompson không nóng tính, chỉ vì người khác nói rằng “chị Lee đề cập đến con bé”, bèn cho rằng bà Lee “đã nói toẹt ra tất cả”, rồi sau đó tự “vạch áo cho người xem lưng”, chỉ dựa vào một câu nói của bà Lee, mọi người có thể biết được bao nhiêu phần trăm câu chuyện?



Vì thế, chúng ta rút ra được một kết luận rằng:

Nếu không may bạn nghe được bí mật của người khác, mà đối phương chưa từng nói với ai khác ngoài bạn trên đời này, sau đó lại dặn dò bạn là không được nói với ai, thì bạn nhất thiết phải làm đến mức độ “không hé miệng một chữ nào hết!”.

Nếu bạn phát hiện người ta biết được bí mật của bạn, thì dù gì cũng phải chịu đựng, vì rất có thể người khác chỉ là phỏng đoán, hoặc chỉ biết được một phần rất nhỏ về bí mật của bạn. Bạn chớ nên trở thành người tự nói ra hết mọi chuyện nhé!
 
Tác giả Lưu Du g chắc là người Tàu, sao không lấy ví dụ người Tàu mà toàn người nước ngoài vậy nhỉ? Hay người Tàu thì tốt còn người nước ngoài mới thế
 
Back
Top