• Thông tin chính xác về việc xác thực tài khoản đã được cập nhật tại thông báo mới nhất, các bạn hết sức lưu ý đọc tại đây.

    Có thể các bạn sẽ chưa trở thành Senior Member ngay sau khi cập nhật thông tin do hệ thống chưa xử lý hết các tài khoản, vui lòng chờ tới mai.

Những người cha vô tâm/bạo hành của thế hệ 8x-9x !?

gavip93

Member
Tôi 9x đời đầu, từ câu chuyện mang tính cá nhân của gia đình mình, rộng hơn một chút cho tới gia đình của các anh chị em họ hàng nội ngoại, mở rộng hơn nữa cho gia đình của mấy đứa bạn đồng trang lứa...
Thì số nhiều, tôi thấy đều có 1 người chồng/người cha ít hoặc nhiều vô tâm, bạo lực về mặt tinh thần hay xấu hơn nữa là bạo lực về thể xác.
Dòng họ tôi xuất thân nông thôn nên tư tưởng trọng nam khinh nữ, gia trưởng vẫn còn bị ảnh hưởng mạnh; lại thêm đói khổ, khó khăn về kinh tế nên chuyện gây lộn xảy ra như cơm bữa. Nhẹ thì lời qua tiếng lại, chửi nhau, đập phá đồ đạc,... nặng thì đánh đập vợ con.
Nên hầu như các anh chị em dòng họ tôi đều lớn lên với 1 vết hằn trong tâm hồn.

Gia đình tôi "may mắn" hơn khi chỉ có lời qua tiếng lại chứ chưa bị bạo lực thể xác, nhưng mẹ tôi lại là người đa cảm, dễ bị tổn thương nên cứ gây chuyện xong là buồn, khóc.
Lúc nhỏ thì chỉ biết im lặng nhìn ông bà gây sự, trưởng thành và có tiếng nói hơn thì cũng biết động viên mẹ và góp ý bố sau mỗi lần cãi vã.
Tuy nhiên thì chuyện đâu cũng vào đó, mấu chốt cũng từ sự vô tâm, vô trách nhiệm của bố.
Trong mắt mẹ lẫn cả tôi thì bố chưa phải là 1 người hoàn thành vai trò của 1 người chồng, người cha trong gia đình. Khi mà mọi chuyện chăm lo, nuôi dạy con cái lẫn gánh vác cả gia đình nều do một mình mẹ chịu. Bố tôi vẫn có những điểm tốt nhưng khó mà bù lại những khuyết điểm lớn kia.
Rất nhiều lần tôi nói chuyện thẳng thắn với ông nhưng có vẻ ở cái tuổi gần 60 thì khó mà thay đổi được cả một con người.

Mọi người thường nói gia đình là nền tảng của xã hội, anh em bọn tôi mong rằng mình cũng có 1 gia đình vui vẻ như nhiều gia đình khác.
Tuy nhiên tới thời điểm hiện tại khó có thể thực hiện được, hoặc có thì chỉ có thể vun vén cho gia đình nhỏ của riêng mình, mong rằng con mình sẽ không phải chịu đựng như những gì mình đã trải qua.

Đôi chút chạnh lòng và cảm thấy ganh tỵ với các bạn được lớn lên trong 1 gia đình văn minh.
 
Tôi 9x đời đầu, từ câu chuyện mang tính cá nhân của gia đình mình, rộng hơn một chút cho tới gia đình của các anh chị em họ hàng nội ngoại, mở rộng hơn nữa cho gia đình của mấy đứa bạn đồng trang lứa...
Thì số nhiều, tôi thấy đều có 1 người chồng/người cha ít hoặc nhiều vô tâm, bạo lực về mặt tinh thần hay xấu hơn nữa là bạo lực về thể xác.
Dòng họ tôi xuất thân nông thôn nên tư tưởng trọng nam khinh nữ, gia trưởng vẫn còn bị ảnh hưởng mạnh; lại thêm đói khổ, khó khăn về kinh tế nên chuyện gây lộn xảy ra như cơm bữa. Nhẹ thì lời qua tiếng lại, chửi nhau, đập phá đồ đạc,... nặng thì đánh đập vợ con.
Nên hầu như các anh chị em dòng họ tôi đều lớn lên với 1 vết hằn trong tâm hồn.

Gia đình tôi "may mắn" hơn khi chỉ có lời qua tiếng lại chứ chưa bị bạo lực thể xác, nhưng mẹ tôi lại là người đa cảm, dễ bị tổn thương nên cứ gây chuyện xong là buồn, khóc.
Lúc nhỏ thì chỉ biết im lặng nhìn ông bà gây sự, trưởng thành và có tiếng nói hơn thì cũng biết động viên mẹ và góp ý bố sau mỗi lần cãi vã.
Tuy nhiên thì chuyện đâu cũng vào đó, mấu chốt cũng từ sự vô tâm, vô trách nhiệm của bố.
Trong mắt mẹ lẫn cả tôi thì bố chưa phải là 1 người hoàn thành vai trò của 1 người chồng, người cha trong gia đình. Khi mà mọi chuyện chăm lo, nuôi dạy con cái lẫn gánh vác cả gia đình nều do một mình mẹ chịu. Bố tôi vẫn có những điểm tốt nhưng khó mà bù lại những khuyết điểm lớn kia.
Rất nhiều lần tôi nói chuyện thẳng thắn với ông nhưng có vẻ ở cái tuổi gần 60 thì khó mà thay đổi được cả một con người.

Mọi người thường nói gia đình là nền tảng của xã hội, anh em bọn tôi mong rằng mình cũng có 1 gia đình vui vẻ như nhiều gia đình khác.
Tuy nhiên tới thời điểm hiện tại khó có thể thực hiện được, hoặc có thì chỉ có thể vun vén cho gia đình nhỏ của riêng mình, mong rằng con mình sẽ không phải chịu đựng như những gì mình đã trải qua.

Đôi chút chạnh lòng và cảm thấy ganh tỵ với các bạn được lớn lên trong 1 gia đình văn minh.
Cuộc sống mỗi thời suy nghĩ nó 1 khác.
Cũng không thể trách ai được vì xu thế xã hội thời đó như thế.
Thým nghĩ việc mình đang làm là đúng nhưng có thể thế hệ sau sẽ bảo đấy là sai, thời của ai người đó nói.
Cũng phải công nhận 1 điều là người sống có trách nhiệm sẽ tốt cho mọi người xung quanh hơn (với bản thân họ thì chưa chắc nhé)
Phải cân bằng giữa lợi ích cá nhân và lợi ích của những người xung quanh.
Mỗi người có 1 điểm cân bằng khác nhau và họ chịu trách nhiệm với điều đó.
Thým có quyền yêu quí hoặc ghét bỏ họ chứ đừng cố áp tư tưởng của mình vào họ.
Giống như Hoàng Mi lão quái thôi .
 
giờ t gần u4x rồi , nhà giàu , thành đạt , nhưng ai hỏi đến là tao chỉ nói 1 câu , t mà gặp lại được t chỉ muốn đâm muốn giết ổng chết , lúc trước có vô tình gặp lại t 1 lần , t nghĩ la do kiếm cớ lại gặp t " t hỏi là m nhìn cc gì " thế là khứa cúi gầm mặt xuống bỏ đi ko bao giờ dám tới kiếm t nữa , kể cả bà cô giáo hồi xưa hỏi t theo kiểu bố láo về gia đình , t cũng muốn giết bả luôn .
 
Tôi nói thật với thím là cuộc sống do mình tạo dựng. Công nhận những đứa trẻ hạnh phúc với tâm hồn trọn vẹn sẽ toát lên một vẻ gì đó mà chúng ta không bao giờ có được nhưng có khi đó chỉ là vẻ ngoài của mọi chuyện. Bạn tôi nhìn tôi rồi phán tôi có một gia đình hạnh phúc, hỏi tại sai thì nó kêu nhìn nên nghĩ như vậy, trong khi chưa biết rõ về cs của mẹ con tôi. Tôi nói thế để thím thấy không ai đc chọn bố mẹ mình nhưng mình đc chọn trở thành bố mẹ ntn. Thím có muốn con thím có khiếm khuyết tâm hồn hay đc toàn vẹn như đứa trẻ mà thím ghen tị là quyền lựa chọn của thím.
 
giờ t gần u4x rồi , nhà giàu , thành đạt , nhưng ai hỏi đến là tao chỉ nói 1 câu , t mà gặp lại được t chỉ muốn đâm muốn giết ổng chết , lúc trước có vô tình gặp lại t 1 lần , t nghĩ la do kiếm cớ lại gặp t " t hỏi là m nhìn cc gì " thế là khứa cúi gầm mặt xuống bỏ đi ko bao giờ dám tới kiếm t nữa , kể cả bà cô giáo hồi xưa hỏi t theo kiểu bố láo về gia đình , t cũng muốn giết bả luôn .
gì mà căng vậy thím
 
gì mà căng vậy thím
không phải căng hay thể hiện gì , mà cái ở đây là khi ở tuổi này tôi giàu rồi có tất cả rồi , nhưng khi tôi nhìn lại tôi luôn tự hỏi là tại sao mình phải trải qua những điều đó , tính tôi chấp niệm ghê lắm , đến bây giờ trong lòng không buông bỏ được mọi thứ là hiểu , thiệt cuộc đời tôi mà viết thành cuốn sách " triệu phú khu ổ chuột " chắc còn hơn cả phim ấn độ
 
Dù ba tôi là một tên nghiện rượu nhưng lo cho tôi ăn học tới nơi tới chốn, lúc đưa tôi vào đại học trên đường về ba đã khóc, thường ngày tôi hay bị ông chửi rất nhiều nhưng hễ đi đâu thì đều nhớ mua cái gì đó về cho con ăn
zFNuZTA.png
 
Tôi với ông già có một hành trình tuổi thơ không được healthy cho lắm.
Tôi hay bị ăn đòn! Mà mỗi lần ăn đòn thì ăn rất nặng. Khủng khiếp đến nỗi ám ảnh khắp xóm làng và bạn học, không đứa nào dám đến nhà tôi chơi.

2-3 tuổi, tôi còn nhớ như in, ăn chậm quá, ông già tống cái thìa vào mồm tôi chảy be bét máu rồi đập tan tành cái bát ra sàn nhà.

Lớp 2, tôi câu cá bị rớt xuống mương, xíu chết đuối. May túm được bụi cỏ nên trèo lên được. Về đến nhà ông già không đánh, mà vặn chậu nước to, tùm cổ tôi dìm xuống, thấy tôi ọc ọc gần chết thì nhấc lên. Với ông già như thế là để tôi nhớ. Nhưng điều đấy cũng chẳng thay đổi được sự tò mò của tôi. Tôi vẫn lang thang, chơi đùa với ao hồ, sông ngòi. Tôi biết bơi sớm, tôi tự học cho mình các kỹ năng sinh tồn dưới nước khi mới cấp 2 để tôi không bao giờ lo chết đuối.

Cấp 2, tôi đua đòi nghịch ngợm nhuộm tóc, ông già xách roi đến tận nhà thằng bạn tôi, lúc cả đám còn đang ở đấy, đập cho chúng nó chạy toé khói.

Sau này ra đời, đi làm, trưởng thành rồi, thỉnh thoảng tôi vẫn ngủ mơ thấy hồi nhỏ bị ông già đánh đập và bất giác có giọt nước mắt chảy khi mình đang ngủ. Để thấy rằng những vết thương vẫn còn mãi trong tiềm thức dù mình đã trưởng thành.

Giờ tôi với ông già ôn hoà, mọi thứ ổn thoả. Tuy vậy tôi cũng hiếm khi nói chuyện với cả ông già lẫn bà già. Tôi nghĩ tuổi thơ đã tạo ra một khoảng cách giao tiếp quá lớn trong gia đình. Thường thì tháng mới gọi điện 1-2 lần, mỗi lần chỉ 1-2 phút. Tết thì tôi về nói chuyện nhiều hơn. Tôi cũng nhận ra, vốn ông già cũng chẳng phải bạo lực đến thế, vì ông già cũng rất stress với cuộc sống và cô đơn. Cô đơn vì không có được sự đồng cảm từ vợ con, từ tất cả mối quan hệ xung quanh, vậy nên bạo lực coi như một sự giải toả. Cũng may là ông già không nát rượu chè cờ bạc gì.

Giờ tôi có con rồi, cũng là 1 thằng nhóc khá lì lợm, cũng có vẻ giống tôi ngày xưa. Tôi cũng rất cố gắng để không nuôi dạy con bằng sự bạo lực nhưng nhiều lúc nó bùng phát lên như bản năng nguyên thuỷ. Tôi cho nó ăn đòn khá sớm, từ mấy tháng tuổi đến giờ. Nhưng cố gắng ít nhất có thể. Đôi lúc thấy mình cũng chẳng khác gì ông già ngày xưa. Ban đầu thì tôi cũng kiểm soát bản thân khá tốt, tuy nhiên vợ tôi còn cho thằng con ăn đòn nhiều hơn. Và điều đấy cũng thôi thúc tôi làm hành động tương tự khi sự bình tình không còn giữ được. Tôi có khuyên nhủ vợ cần hạn chế bạo lực với con, nhất là trước mặt tôi, vì tôi không muốn bản năng nguyên thuỷ của tôi trỗi dậy. Tôi đã và đang cố gắng trở thành 1 con người điềm tĩnh và kiên nhẫn.

Xét cho cùng, tôi thấy trong giáo dục con cái, thằng bố cũng cần 1 ít uy từ cử chỉ bạo lực. Nhưng quan trọng hơn là đứa trẻ cần được lắng nghe và thấu hiểu cảm xúc. Nên sau mỗi lần có quát nạt hay cho con ăn đòn xong, tôi đều ngồi lại, giải thích tại sao con sai, con nên như thế nào. Mặc dù chưa biết nói nhưng tôi cảm thấy nó hiểu được và thay đổi dần, biết điều hơn. Đấy là điều tôi sẽ cố gắng cho con mình, thứ mình chưa từng có khi lớn lên. Một vài trận đòn roi chắc là sẽ vẫn cần thiết ở thời điểm cần. Nhưng chỉ đòn roi nếu biết chắc chắn con trẻ sẽ học được điều gì có ích chứ không phải để học được sự bạo lực nóng nảy của chính bố mẹ nó.
 
Gia đình tôi "may mắn" hơn khi chỉ có lời qua tiếng lại chứ chưa bị bạo lực thể xác, nhưng mẹ tôi lại là người đa cảm, dễ bị tổn thương nên cứ gây chuyện xong là buồn, khóc.
Lúc nhỏ thì chỉ biết im lặng nhìn ông bà gây sự, trưởng thành và có tiếng nói hơn thì cũng biết động viên mẹ và góp ý bố sau mỗi lần cãi vã.
Tuy nhiên thì chuyện đâu cũng vào đó, mấu chốt cũng từ sự vô tâm, vô trách nhiệm của bố.
Trong mắt mẹ lẫn cả tôi thì bố chưa phải là 1 người hoàn thành vai trò của 1 người chồng, người cha trong gia đình. Khi mà mọi chuyện chăm lo, nuôi dạy con cái lẫn gánh vác cả gia đình nều do một mình mẹ chịu. Bố tôi vẫn có những điểm tốt nhưng khó mà bù lại những khuyết điểm lớn kia.
Rất nhiều lần tôi nói chuyện thẳng thắn với ông nhưng có vẻ ở cái tuổi gần 60 thì khó mà thay đổi được cả một con người.

Cứ như ông nói gia đình tôi vậy, hay đây là mẫu số chung ? hồi xưa lúc tôi còn nhỏ ông già phạt bắt ra nằm giữa đường xe chạy ông tin ko ? đường nhỏ trong xóm thôi, khoảng 3m, ổng thích thể hiện quyền lực đồ lắm, kiểu tao là nhất, ra xã hội lại chẳng là ai.
 
mình nhớ như in ám ảnh lun

ku đối diện rất lanh lợi thông minh chuyên ăn hiếp mình

có hôm ông cha tức chuyện éo gì lên
ra tay cưởi đồ đánh đập đuổi đi đứng ngoài đường nhìn vào nhà tay bụm che chim người trần như nhộng
con nít xung quanh ra ngó tội dễ sợ
trận khác lấy dây xích cột lại đánh


lớn lên cưới vợ đẻ con ở riêng về im như con hến lầm lì ko nói chuyện với một ai trong xóm
 
Tôi 9x đời đầu, từ câu chuyện mang tính cá nhân của gia đình mình, rộng hơn một chút cho tới gia đình của các anh chị em họ hàng nội ngoại, mở rộng hơn nữa cho gia đình của mấy đứa bạn đồng trang lứa...
Thì số nhiều, tôi thấy đều có 1 người chồng/người cha ít hoặc nhiều vô tâm, bạo lực về mặt tinh thần hay xấu hơn nữa là bạo lực về thể xác.
Dòng họ tôi xuất thân nông thôn nên tư tưởng trọng nam khinh nữ, gia trưởng vẫn còn bị ảnh hưởng mạnh; lại thêm đói khổ, khó khăn về kinh tế nên chuyện gây lộn xảy ra như cơm bữa. Nhẹ thì lời qua tiếng lại, chửi nhau, đập phá đồ đạc,... nặng thì đánh đập vợ con.
Nên hầu như các anh chị em dòng họ tôi đều lớn lên với 1 vết hằn trong tâm hồn.

Gia đình tôi "may mắn" hơn khi chỉ có lời qua tiếng lại chứ chưa bị bạo lực thể xác, nhưng mẹ tôi lại là người đa cảm, dễ bị tổn thương nên cứ gây chuyện xong là buồn, khóc.
Lúc nhỏ thì chỉ biết im lặng nhìn ông bà gây sự, trưởng thành và có tiếng nói hơn thì cũng biết động viên mẹ và góp ý bố sau mỗi lần cãi vã.
Tuy nhiên thì chuyện đâu cũng vào đó, mấu chốt cũng từ sự vô tâm, vô trách nhiệm của bố.
Trong mắt mẹ lẫn cả tôi thì bố chưa phải là 1 người hoàn thành vai trò của 1 người chồng, người cha trong gia đình. Khi mà mọi chuyện chăm lo, nuôi dạy con cái lẫn gánh vác cả gia đình nều do một mình mẹ chịu. Bố tôi vẫn có những điểm tốt nhưng khó mà bù lại những khuyết điểm lớn kia.
Rất nhiều lần tôi nói chuyện thẳng thắn với ông nhưng có vẻ ở cái tuổi gần 60 thì khó mà thay đổi được cả một con người.

Mọi người thường nói gia đình là nền tảng của xã hội, anh em bọn tôi mong rằng mình cũng có 1 gia đình vui vẻ như nhiều gia đình khác.
Tuy nhiên tới thời điểm hiện tại khó có thể thực hiện được, hoặc có thì chỉ có thể vun vén cho gia đình nhỏ của riêng mình, mong rằng con mình sẽ không phải chịu đựng như những gì mình đã trải qua.

Đôi chút chạnh lòng và cảm thấy ganh tỵ với các bạn được lớn lên trong 1 gia đình văn minh.
chịu thôi
zFNuZTA.png
hồi xưa nó thế
 
mình nhớ như in ám ảnh lun

ku đối diện rất lanh lợi thông minh chuyên ăn hiếp mình

có hôm ông cha tức chuyện éo gì lên
ra tay cưởi đồ đánh đập đuổi đi đứng ngoài đường nhìn vào nhà tay bụm che chim người trần như nhộng
con nít xung quanh ra ngó tội dễ sợ
trận khác lấy dây xích cột lại đánh


lớn lên cưới vợ đẻ con ở riêng về im như con hến lầm lì ko nói chuyện với một ai trong xóm
trường hợp thím giống tôi, thằng nhà hàng xóm nói chuyện khá thông minh lanh lợi chỉ có cái nó hơi nghiện game, và mỗi lần bắt dc như v mẹ nó đánh, mắng nó rất ghê, Đỉnh điểm 1 lần mẹ nó đánh nó xong lột hết đồ bắt nó đứng ngoài nắng. Hàng xóm chạy vô can khuyên giải mới xong
Từ đó cu cậu lầm lì ít nói hẳn
 

Thread statistics

Created
gavip93,
Last reply from
Pine Lee 01,
Replies
143
Views
15,981
Back
Top