Những người cha vô tâm/bạo hành của thế hệ 8x-9x !?

Thằng con tôi có tật là đến giấc ngủ tối là nó không chịu đi ngủ, khóc lóc, bò dậy đòi ra khỏi giường. Đêm cứ 1-2 tiếng là dậy khóc lóc. Suốt từ lúc đẻ ra đến giờ khiến 2 vợ chồng rất mệt mỏi, suy nhược tinh thần, mất ngủ, lục đục cả vợ chồng với nhau.
aVVa2xy.png


Cách đây tầm 3-4 tháng là tầm 14-15 tháng tuổi, sau 1 trận tôi điên tiết lên đập cho, cứ ngóc dậy là đập, cứ khóc lóc la hét là đập. Đập đến khi nào im mồm thì thôi. Nó dần ý thức được việc không được phép làm phiền bố mẹ khi ngủ.
Xv0BtTR.png


Giờ đến giờ chỉ cần bảo nó lên giường đi ngủ là tự giác xách gối lên cũi nằm ngoan ngoãn, không kêu la gì nữa. Sáng nó dậy trước từ tầm 5-6h, cũng tự chơi 1 mình chứ không khóc nữa, nhưng chỉ cần thấy bố mẹ mở mắt ra hay có dấu hiệu dậy là nó sẽ bò đến đòi chơi cùng nên tốt nhất cứ nằm im, không cựa quậy để nó không làm phiền mình cho đến giờ mình cần phải dậy.
14 15 tháng nó chưa ý thức được đâu, chỉ vì đau quá thôi.
con tôi 3 tuổi 36 tháng rồi, biết nói rồi nó còn ko biết được. Nhưng tất nhiên anh phang cây vô đầu nó thì nó phải sợ chứ, con người hay con chó cũng sợ đau thôi.
 
Tôi 9x đời đầu, từ câu chuyện mang tính cá nhân của gia đình mình, rộng hơn một chút cho tới gia đình của các anh chị em họ hàng nội ngoại, mở rộng hơn nữa cho gia đình của mấy đứa bạn đồng trang lứa...
Thì số nhiều, tôi thấy đều có 1 người chồng/người cha ít hoặc nhiều vô tâm, bạo lực về mặt tinh thần hay xấu hơn nữa là bạo lực về thể xác.
Dòng họ tôi xuất thân nông thôn nên tư tưởng trọng nam khinh nữ, gia trưởng vẫn còn bị ảnh hưởng mạnh; lại thêm đói khổ, khó khăn về kinh tế nên chuyện gây lộn xảy ra như cơm bữa. Nhẹ thì lời qua tiếng lại, chửi nhau, đập phá đồ đạc,... nặng thì đánh đập vợ con.
Nên hầu như các anh chị em dòng họ tôi đều lớn lên với 1 vết hằn trong tâm hồn.

Gia đình tôi "may mắn" hơn khi chỉ có lời qua tiếng lại chứ chưa bị bạo lực thể xác, nhưng mẹ tôi lại là người đa cảm, dễ bị tổn thương nên cứ gây chuyện xong là buồn, khóc.
Lúc nhỏ thì chỉ biết im lặng nhìn ông bà gây sự, trưởng thành và có tiếng nói hơn thì cũng biết động viên mẹ và góp ý bố sau mỗi lần cãi vã.
Tuy nhiên thì chuyện đâu cũng vào đó, mấu chốt cũng từ sự vô tâm, vô trách nhiệm của bố.
Trong mắt mẹ lẫn cả tôi thì bố chưa phải là 1 người hoàn thành vai trò của 1 người chồng, người cha trong gia đình. Khi mà mọi chuyện chăm lo, nuôi dạy con cái lẫn gánh vác cả gia đình nều do một mình mẹ chịu. Bố tôi vẫn có những điểm tốt nhưng khó mà bù lại những khuyết điểm lớn kia.
Rất nhiều lần tôi nói chuyện thẳng thắn với ông nhưng có vẻ ở cái tuổi gần 60 thì khó mà thay đổi được cả một con người.

Mọi người thường nói gia đình là nền tảng của xã hội, anh em bọn tôi mong rằng mình cũng có 1 gia đình vui vẻ như nhiều gia đình khác.
Tuy nhiên tới thời điểm hiện tại khó có thể thực hiện được, hoặc có thì chỉ có thể vun vén cho gia đình nhỏ của riêng mình, mong rằng con mình sẽ không phải chịu đựng như những gì mình đã trải qua.

Đôi chút chạnh lòng và cảm thấy ganh tỵ với các bạn được lớn lên trong 1 gia đình văn minh.
mỗi thời mỗi khác ông em nhỏ hơn vài tuổi. Nhà mình cũng có ông bố như vậy, tới giờ mình vẫn không hoà hợp được với ổng, nhưng ổng đã thay đổi rất nhiều, nếu xét về phương diện cực đoan và gia trường như hồi ổng là chân kinh tế chính của gia đình. Có lẽ áp lực và cách nuôi dạy của các cụ (nội) khiến con người ta như thế.
Nhưng bù lại được thằng mình hứa ko bao giờ đánh con, đánh vợ không có lý do. Vợ cùng lắm chửi 1 2 câu, đuổi ra khỏi nhà (à mà có khi đéo đuổi được lại nhà nó cũng có tiền vào mua). Ý thức ko đánh người khác nó nhen nhóm từ những trận đòn ông già giành cho bà già từ hồi nhỏ.
 
Tôi nhớ nhất trận đòn của ông bô tôi là lúc tôi lớp 10, nhà đang xây lại, có ít bã vôi tôi xong rồi vứt ở ven đường, bthg cũng bỏ đi thôi ai mà giữ. Hôm ấy tôi ngủ trưa trong nhà thì có lão đạp xe xích lô đi ngang qua xúc đi mất, ông bô về cáu um lên bảo là ông để lại để trải cái sân, xong rồi túm tóc tôi dí xuống, cứ thế sút vào mặt như sút con chó vậy, ngay ngoài đường trc mặt hàng xóm. Từ đó tôi ko muốn nói chuyện với ông nữa, đỗ đại học thoát khỏi cái nhà đấy là chỉ có Tết tôi về qua loa 2-3 ngày là té.
Có mấy trận đòn lặt vặt ko kể hết.
 
.
aVVa2xy.png


Cách đây tầm 3-4 tháng là tầm 14-15 tháng tuổi, sau 1 trận tôi điên tiết lên đập cho, cứ ngóc dậy là đập, cứ khóc lóc la hét là đập. Đập đến khi nào im mồm thì thôi.
rồi sao, bản chất là bạo lực, kẻ mạnh đập kẻ yếu vì bị xâm phạm lợi ích, như 2 thằng ngoài đời vời nhau, chả thấy cha con chỗ nào, hài vcl cái đám Nhờ đòn roi mới nên người
 
Cái này anh bị sai rồi.

Trẻ tầm từ 1 tuổi tới 3 tuổi bắt đầu mơ rõ hơn, và nhiều giấc mơ trẻ không xử lý được cảm xúc. Anh có thể google từ khóa "night terror".

Đặc điểm của những trận ác mộng này là nó tỉnh nhưng không tỉnh, mặc dù khóc như chọc tiết, mắt mở, nhưng đầu óc vẫn theo cái giấc mơ kia. Con tôi mỗi lần khóc phải 45 phút, mà không cho ai động vào người. Nói nhẹ, nói nặng cũng đều không ăn thua, chỉ đến khi não của nó tự dưng tỉnh lại thì lại bình thường.

1 tuần đầu của tôi cũng rất kinh khủng, nó cừ nhè 1-2h sáng là cái lúc mình mệt nhất để khóc, mỗi lần khóc bét cũng 45 phút. Lúc đấy cực kì dễ cáu, thực sự chỉ muốn nện thẳng tay. Nhưng 1 thằng 30 tuổi đi đập 1 đứa con nít đang hoảng loạn tâm lí? Phết tay phết đít lúc nó bướng thì được, nhưng lúc nó hoảng sợ thì là sai.

Sau rồi hai vợ chồng tôi nghiệm ra hai cách áp dụng được với con mình - 1) là ôm nó thật chặt, ban đầu nó sẽ giãy dụa rất kinh, nhưng có hơi bố hơi mẹ nó sẽ dịu tinh thần nhanh hơn. 2) là cố gắng nói chuyện với nó, đánh lạc hướng nó để nó tỉnh hẳn, như bảo nó đi bật đèn, đi lấy kẹo, ra ăn mì gói, v.v.
Thời điểm 1-2 tuổi là hay bị nhất, hay tỉnh đòi uống sữa hoặc khóc giữa đêm nhất, sau mình cũng để ý thì ráng đánh thức cho nó tỉnh dậy kiểu rửa mặt hay gì đó, sau nữa thì tập nó đi tiểu trước khi đi ngủ thì đêm nó sẽ ngủ ngon giấc hơn.
 
Thằng con tôi có tật là đến giấc ngủ tối là nó không chịu đi ngủ, khóc lóc, bò dậy đòi ra khỏi giường. Đêm cứ 1-2 tiếng là dậy khóc lóc. Suốt từ lúc đẻ ra đến giờ khiến 2 vợ chồng rất mệt mỏi, suy nhược tinh thần, mất ngủ, lục đục cả vợ chồng với nhau.
aVVa2xy.png


Cách đây tầm 3-4 tháng là tầm 14-15 tháng tuổi, sau 1 trận tôi điên tiết lên đập cho, cứ ngóc dậy là đập, cứ khóc lóc la hét là đập. Đập đến khi nào im mồm thì thôi. Nó dần ý thức được việc không được phép làm phiền bố mẹ khi ngủ.
Xv0BtTR.png


Giờ đến giờ chỉ cần bảo nó lên giường đi ngủ là tự giác xách gối lên cũi nằm ngoan ngoãn, không kêu la gì nữa. Sáng nó dậy trước từ tầm 5-6h, cũng tự chơi 1 mình chứ không khóc nữa, nhưng chỉ cần thấy bố mẹ mở mắt ra hay có dấu hiệu dậy là nó sẽ bò đến đòi chơi cùng nên tốt nhất cứ nằm im, không cựa quậy để nó không làm phiền mình cho đến giờ mình cần phải dậy.
Sợ nhất là dạy ngu mà ko biết mình ngu, còn đem đi khoe.
 
t thấy oái oăm, có những người cuộc sống đang phơi phới, bỗng 1 ngày không dính K vài tháng sau ra đi, thì cũng gặp tai nạn ở đâu đó. Ra đi mà bao người thương tiếc.

Xong cũng có những người sống còn hèn hơn cả thú hoang, buông thả vô độ, gánh nặng cả họ hàng, thì cứ lay lắt mãi. Chờ mãi mới tới cái đám tang, mà cả họ hàng đều ngầm có cảm giác được giải thoát.
đúng vậy, những người tốt thì thường lại đoản mệnh, thế nên trong các phim thì nhân vật phản diện thường sống tới cuối phim đó :whistle:
 
Cái này anh bị sai rồi.

Trẻ tầm từ 1 tuổi tới 3 tuổi bắt đầu mơ rõ hơn, và nhiều giấc mơ trẻ không xử lý được cảm xúc. Anh có thể google từ khóa "night terror".

Đặc điểm của những trận ác mộng này là nó tỉnh nhưng không tỉnh, mặc dù khóc như chọc tiết, mắt mở, nhưng đầu óc vẫn theo cái giấc mơ kia. Con tôi mỗi lần khóc phải 45 phút, mà không cho ai động vào người. Nói nhẹ, nói nặng cũng đều không ăn thua, chỉ đến khi não của nó tự dưng tỉnh lại thì lại bình thường.

1 tuần đầu của tôi cũng rất kinh khủng, nó cừ nhè 1-2h sáng là cái lúc mình mệt nhất để khóc, mỗi lần khóc bét cũng 45 phút. Lúc đấy cực kì dễ cáu, thực sự chỉ muốn nện thẳng tay. Nhưng 1 thằng 30 tuổi đi đập 1 đứa con nít đang hoảng loạn tâm lí? Phết tay phết đít lúc nó bướng thì được, nhưng lúc nó hoảng sợ thì là sai.

Sau rồi hai vợ chồng tôi nghiệm ra hai cách áp dụng được với con mình - 1) là ôm nó thật chặt, ban đầu nó sẽ giãy dụa rất kinh, nhưng có hơi bố hơi mẹ nó sẽ dịu tinh thần nhanh hơn. 2) là cố gắng nói chuyện với nó, đánh lạc hướng nó để nó tỉnh hẳn, như bảo nó đi bật đèn, đi lấy kẹo, ra ăn mì gói, v.v.
Anh nuôi con có kinh nghiệm đấy.

Thật ra người lớn hay áp đặt quan điểm tốt-xấu, đúng-sai của mình lên trẻ em để phán xét rồi trừng phạt (đôi khi bằng bạo lực). Nhưng nên nhớ bọn trẻ- nhất là lứa tuổi 1-3 tuổi - chưa hình thành những khái niệm đó, nên giáo dục là làm sao cho bọn nó dần dần hiểu và biết phân biệt được những quy tắc đó chứ không phải là trừng phạt.

Quan điểm của tôi vẫn là bạo lực không giải quyết được vấn đề, nó giúp người lớn nhanh đạt được mục đích nhưng chỉ làm cho trẻ sợ hãi và nghe lời lúc đó chứ không hoàn toàn giúp nó hiểu ra bản chất vấn đề. Vì vậy, hãy cố gắng kiên trì trong việc dạy trẻ. Nên nhớ tính cách trẻ nó phản chiếu môi trường sống của nó (tức cách ứng xử, lời ăn tiếng nói, phản ứng, cảm xúc của ba mẹ hay những người ở bên cạnh nó), vì vậy muốn con mình sau này nó ra sao thì anh chị hãy sống và cư xử như vậy.
 
Cảnh cáo là bởi anh nói vớ vẩn không có căn cứ.
Những gia đình thế này đa phần từ kinh tế thiếu thốn mà ra, sau đó là ít học, không biết đâu là đúng đâu là sai.
Nếu đổ tại cái phước báu của anh thì theo anh tích phước kiểu gì, mỗi lần tích phước được bao nhiêu điểm phước, sử dụng cái phước đấy như thế nào, bao nhiêu phước thì hoà thuận?
Thế thì lần sau tôi sẽ không nói nữa .
 
Thằng con tôi có tật là đến giấc ngủ tối là nó không chịu đi ngủ, khóc lóc, bò dậy đòi ra khỏi giường. Đêm cứ 1-2 tiếng là dậy khóc lóc. Suốt từ lúc đẻ ra đến giờ khiến 2 vợ chồng rất mệt mỏi, suy nhược tinh thần, mất ngủ, lục đục cả vợ chồng với nhau.
aVVa2xy.png


Cách đây tầm 3-4 tháng là tầm 14-15 tháng tuổi, sau 1 trận tôi điên tiết lên đập cho, cứ ngóc dậy là đập, cứ khóc lóc la hét là đập. Đập đến khi nào im mồm thì thôi. Nó dần ý thức được việc không được phép làm phiền bố mẹ khi ngủ.
Xv0BtTR.png


Giờ đến giờ chỉ cần bảo nó lên giường đi ngủ là tự giác xách gối lên cũi nằm ngoan ngoãn, không kêu la gì nữa. Sáng nó dậy trước từ tầm 5-6h, cũng tự chơi 1 mình chứ không khóc nữa, nhưng chỉ cần thấy bố mẹ mở mắt ra hay có dấu hiệu dậy là nó sẽ bò đến đòi chơi cùng nên tốt nhất cứ nằm im, không cựa quậy để nó không làm phiền mình cho đến giờ mình cần phải dậy.
bộ não con người chỉ hình thành khi đủ 10t nhé.
A đập nó thế nó chỉ sợ thôi chứ nó đéo biết là a muốn nó dnd.
Như mấy anh trên có nói rồi.
Có con thì tìm hiểu kĩ hộ cái. Chứ ngữ như anh chăc tôi đập phụt não luôn ấy chứ. Quá ngu đần
 
Anh nuôi con có kinh nghiệm đấy.

Thật ra người lớn hay áp đặt quan điểm tốt-xấu, đúng-sai của mình lên trẻ em để phán xét rồi trừng phạt (đôi khi bằng bạo lực). Nhưng nên nhớ bọn trẻ- nhất là lứa tuổi 1-3 tuổi - chưa hình thành những khái niệm đó, nên giáo dục là làm sao cho bọn nó dần dần hiểu và biết phân biệt được những quy tắc đó chứ không phải là trừng phạt.

Quan điểm của tôi vẫn là bạo lực không giải quyết được vấn đề, nó giúp người lớn nhanh đạt được mục đích nhưng chỉ làm cho trẻ sợ hãi và nghe lời lúc đó chứ không hoàn toàn giúp nó hiểu ra bản chất vấn đề. Vì vậy, hãy cố gắng kiên trì trong việc dạy trẻ. Nên nhớ tính cách trẻ nó phản chiếu môi trường sống của nó (tức cách ứng xử, lời ăn tiếng nói, phản ứng, cảm xúc của ba mẹ hay những người ở bên cạnh nó), vì vậy muốn con mình sau này nó ra sao thì anh chị hãy sống và cư xử như vậy.
Trẻ dưới 3 tuổi nó chỉ biết được và không được thôi, nhiều lần không được thì hình thành thói quen nên nó k làm nữa. Con tôi dạy nó nhiều lần chỉ được đi trên lề đường, k bước chân xuống đường, nhưng 1 vài lần nó vẫn thử và nhìn cách mình phản ứng. Cho nên phải nhất quán để hình thành thói quen cho nó. Sau này nó biết chuyện thì giải thích sâu hơn cho nó hiểu
 
Chà, trong này nhiều bác cũng chìm nổi ghê.
Với mình thì tuổi thơ của mình là 1 quãng thời gian buồn, ngày nào ông già ở nhà là nghe mắng nhiếc với ăn đòn roi. Mình ăn chửi và ăn đòn ko trượt ngày nào. Có khoảng thời gian gần chục năm trời, những ngày tết mình nhớ được là ăn bánh chưng với nước mắt. Tết ông già cũng ko tha.
Có 1 lần, ông già đi làm xa về, không rõ khó chịu điều gì, mình thấy mặt nên trốn lên gác xép, ổng lên cầm cây thước táng thật lực vào lưng ( do mình co người lại để chịu đòn), rồi trượt tay làm sao, phang luôn vào gáy mình, đầu mình khi đó lắc như tui ấn độ ấy, ko giữ lại đc. Ông già thấy thế, quẳng thước đi xuống nhà ngồi. Nửa ngày sau đầu hết lắc, mình lọ mọ đi xuống và lại ăn đòn tiếp.
Trận đòn cuối cùng mà ông già đánh mình là tầm giữa cấp 3, lần đó mình ko phản kháng, cũng ko van xin, chỉ đứng im chịu đòn, và im lặng nhìn vào mắt ông già.
Còn mẹ mình thì là 1 người phụ nữ kiệm lời và không thích bày tỏ nhiều cảm xúc. Bà im lặng nhiều đến mức mình như có cảm giác lạc lõng trong chính gia đình mình. Nhiều khi mình ghen tị với ông anh họ, khi mà hắn đc mẹ hắn ôm vào lòng cưng nựng.
Tuổi thơ của mình là thế, lớn lên bằng trong tiếng mắng nhiếc và đòi roi của bố, và sự im lặng của mẹ. Mình lạc lõng và cô đơn, rất buồn.
Bây giờ thì khác rồi, gia đình đã có điều kiện hơn xưa 1 chút, ông bà già vẫn khỏe mạnh và đã thoải mái hơn xưa. Nhưng với mình quãng thời gian nghèo khó cũng nỗi buồn của tuổi thơ chắc sẽ khó có thể xóa nhòa được.
Sau này mình hiểu ra rằng, thời đó nghèo khổ, đói kém và áp lực, ông bà già cũng phải chịu rất nhiều áp lực của cuộc sống, rất mệt mỏi. Và người để ông bà già chọn để xả bớt sự buồn bực đó, không phải em gái mình, cũng ko phải ai khác, mà là mình.
 
Tôi 9x đời đầu, từ câu chuyện mang tính cá nhân của gia đình mình, rộng hơn một chút cho tới gia đình của các anh chị em họ hàng nội ngoại, mở rộng hơn nữa cho gia đình của mấy đứa bạn đồng trang lứa...
Thì số nhiều, tôi thấy đều có 1 người chồng/người cha ít hoặc nhiều vô tâm, bạo lực về mặt tinh thần hay xấu hơn nữa là bạo lực về thể xác.
Dòng họ tôi xuất thân nông thôn nên tư tưởng trọng nam khinh nữ, gia trưởng vẫn còn bị ảnh hưởng mạnh; lại thêm đói khổ, khó khăn về kinh tế nên chuyện gây lộn xảy ra như cơm bữa. Nhẹ thì lời qua tiếng lại, chửi nhau, đập phá đồ đạc,... nặng thì đánh đập vợ con.
Nên hầu như các anh chị em dòng họ tôi đều lớn lên với 1 vết hằn trong tâm hồn.

Gia đình tôi "may mắn" hơn khi chỉ có lời qua tiếng lại chứ chưa bị bạo lực thể xác, nhưng mẹ tôi lại là người đa cảm, dễ bị tổn thương nên cứ gây chuyện xong là buồn, khóc.
Lúc nhỏ thì chỉ biết im lặng nhìn ông bà gây sự, trưởng thành và có tiếng nói hơn thì cũng biết động viên mẹ và góp ý bố sau mỗi lần cãi vã.
Tuy nhiên thì chuyện đâu cũng vào đó, mấu chốt cũng từ sự vô tâm, vô trách nhiệm của bố.
Trong mắt mẹ lẫn cả tôi thì bố chưa phải là 1 người hoàn thành vai trò của 1 người chồng, người cha trong gia đình. Khi mà mọi chuyện chăm lo, nuôi dạy con cái lẫn gánh vác cả gia đình nều do một mình mẹ chịu. Bố tôi vẫn có những điểm tốt nhưng khó mà bù lại những khuyết điểm lớn kia.
Rất nhiều lần tôi nói chuyện thẳng thắn với ông nhưng có vẻ ở cái tuổi gần 60 thì khó mà thay đổi được cả một con người.

Mọi người thường nói gia đình là nền tảng của xã hội, anh em bọn tôi mong rằng mình cũng có 1 gia đình vui vẻ như nhiều gia đình khác.
Tuy nhiên tới thời điểm hiện tại khó có thể thực hiện được, hoặc có thì chỉ có thể vun vén cho gia đình nhỏ của riêng mình, mong rằng con mình sẽ không phải chịu đựng như những gì mình đã trải qua.

Đôi chút chạnh lòng và cảm thấy ganh tỵ với các bạn được lớn lên trong 1 gia đình văn minh.
Cảm ơn thím đã chia sẻ.
Trong chăn mới biết chăn có giận mà thím.
10 nhà thì chín nhà sẽ có chuyện nọ chuyện kia.
Thím hãy cứ nhìn vào những điểm tốt mà thím đang thấy ấy nhé. Ví dụ:
  • thím thấy mình "may mắn hơn" nhiều anh em trong dòng họ
  • bố thím cũng có nhiều điểm tốt
... chính cái xã hội cũ, cái dòng họ cái làng xóm của thím nó đã hình thành nên cái "phản ứng" của bố thím trước mọi việc.
Hãy cứ coi những việc ấy là bình thường.
Tôi chắc hơn thím 1,2 tuổi và cũng như thím, lớn lên ở 1 vùng quê nghèo và có phần cổ hủ.
Hồi nhỏ hàng xóm vợ chồng cũng đánh nhau suốt ngày.Có nhà 2 vợ chồng cùng ở ngõ nhà tôi, cách nhau 50m, đánh nhau. Bố mẹ vợ cũng kệ vì "nó là chuyện thường" :D.
Sau vài năm thì không đánh nhau nữa, con cái nhà ý cũng học hành OK. Cô con gái nhỏ đang làm bác sĩ.
Nhà tôi cũng "may mắn" như nhà thím là không có đụng chạm hay bạo lực.
Bố tôi cũng thế, hay căn nhằn lắm :D. Nhưng mẹ con bảo nhau "kệ ông ấy", ông ấy buồn mồm thì nói vậy thôi chứ không có vấn đề gì đâu, rồi mấy mẹ con cùng cười với nhau. :D
Hồi nhỏ có lúc tôi cũng đang không thích ông. Nhưng lâu rồi và bây giờ tôi chỉ thương ông thôi.
Mẹ tôi ở Hà nội với vợ chồng tôi, có mình ông ở nhà buồn lắm. Nhìn cam lắm lúc cũng thấy tội.
Thôi cứ nhìn vào những điểm tốt của ông, bao dung với ông như với các con thím bây giờ ấy. Không thay đổi được ông ngay đâu thím ạ, cứ xuôi theo ông để mọi người luôn được vui vẻ. Những lúc ông cáu bắn hay cằn nhằn, mang thằng cháu ra cho ông bế r cười phớ lớ lên " ông ơi ông đừng cáu, cháu A iu ông đây này" :d. Ông nào cũng sẽ mềm thôi.
Chúc thím luôn vui vẻ hạnh phúc nhé.
 
Cảm ơn thím đã chia sẻ.
Trong chăn mới biết chăn có giận mà thím.
10 nhà thì chín nhà sẽ có chuyện nọ chuyện kia.
Thím hãy cứ nhìn vào những điểm tốt mà thím đang thấy ấy nhé. Ví dụ:
  • thím thấy mình "may mắn hơn" nhiều anh em trong dòng họ
  • bố thím cũng có nhiều điểm tốt
... chính cái xã hội cũ, cái dòng họ cái làng xóm của thím nó đã hình thành nên cái "phản ứng" của bố thím trước mọi việc.
Hãy cứ coi những việc ấy là bình thường.
Tôi chắc hơn thím 1,2 tuổi và cũng như thím, lớn lên ở 1 vùng quê nghèo và có phần cổ hủ.
Hồi nhỏ hàng xóm vợ chồng cũng đánh nhau suốt ngày.Có nhà 2 vợ chồng cùng ở ngõ nhà tôi, cách nhau 50m, đánh nhau. Bố mẹ vợ cũng kệ vì "nó là chuyện thường" :D.
Sau vài năm thì không đánh nhau nữa, con cái nhà ý cũng học hành OK. Cô con gái nhỏ đang làm bác sĩ.
Nhà tôi cũng "may mắn" như nhà thím là không có đụng chạm hay bạo lực.
Bố tôi cũng thế, hay căn nhằn lắm :D. Nhưng mẹ con bảo nhau "kệ ông ấy", ông ấy buồn mồm thì nói vậy thôi chứ không có vấn đề gì đâu, rồi mấy mẹ con cùng cười với nhau. :D
Hồi nhỏ có lúc tôi cũng đang không thích ông. Nhưng lâu rồi và bây giờ tôi chỉ thương ông thôi.
Mẹ tôi ở Hà nội với vợ chồng tôi, có mình ông ở nhà buồn lắm. Nhìn cam lắm lúc cũng thấy tội.
Thôi cứ nhìn vào những điểm tốt của ông, bao dung với ông như với các con thím bây giờ ấy. Không thay đổi được ông ngay đâu thím ạ, cứ xuôi theo ông để mọi người luôn được vui vẻ. Những lúc ông cáu bắn hay cằn nhằn, mang thằng cháu ra cho ông bế r cười phớ lớ lên " ông ơi ông đừng cáu, cháu A iu ông đây này" :d. Ông nào cũng sẽ mềm thôi.
Chúc thím luôn vui vẻ hạnh phúc nhé.
Cám ơn thím! Em cũng hay động viên mẹ kiểu như thím nói.
Ngặt nỗi người già mà, lại hay đa sầu đa cảm nữa nên cũng không dễ thay đổi & chấp nhận nhanh được; nhưng có vẻ cũng có chiều hướng tích cực hơn.
 
Ông già tôi thì bạo hành tinh thần. Lúc nào cũng chê bai anh em tôi, gặp ai, ae tôi làm gì cũng chê ngu, chê dốt. Tôi cũng đéo hiểu sao lại vậy??
Ra ngoài đợt thì ông ấy 1 bộ mặt thật thà, nhút nhát, hiền lành, dễ bị bắt nạt. Nhưng về nhà hạch sách vợ con, đến bây giờ vẫn vậy. Tôi chỉ thương mẹ tôi chịu đựng 1 đời
 
Tôi 9x đời đầu, từ câu chuyện mang tính cá nhân của gia đình mình, rộng hơn một chút cho tới gia đình của các anh chị em họ hàng nội ngoại, mở rộng hơn nữa cho gia đình của mấy đứa bạn đồng trang lứa...
Thì số nhiều, tôi thấy đều có 1 người chồng/người cha ít hoặc nhiều vô tâm, bạo lực về mặt tinh thần hay xấu hơn nữa là bạo lực về thể xác.
Dòng họ tôi xuất thân nông thôn nên tư tưởng trọng nam khinh nữ, gia trưởng vẫn còn bị ảnh hưởng mạnh; lại thêm đói khổ, khó khăn về kinh tế nên chuyện gây lộn xảy ra như cơm bữa. Nhẹ thì lời qua tiếng lại, chửi nhau, đập phá đồ đạc,... nặng thì đánh đập vợ con.
Nên hầu như các anh chị em dòng họ tôi đều lớn lên với 1 vết hằn trong tâm hồn.

Gia đình tôi "may mắn" hơn khi chỉ có lời qua tiếng lại chứ chưa bị bạo lực thể xác, nhưng mẹ tôi lại là người đa cảm, dễ bị tổn thương nên cứ gây chuyện xong là buồn, khóc.
Lúc nhỏ thì chỉ biết im lặng nhìn ông bà gây sự, trưởng thành và có tiếng nói hơn thì cũng biết động viên mẹ và góp ý bố sau mỗi lần cãi vã.
Tuy nhiên thì chuyện đâu cũng vào đó, mấu chốt cũng từ sự vô tâm, vô trách nhiệm của bố.
Trong mắt mẹ lẫn cả tôi thì bố chưa phải là 1 người hoàn thành vai trò của 1 người chồng, người cha trong gia đình. Khi mà mọi chuyện chăm lo, nuôi dạy con cái lẫn gánh vác cả gia đình nều do một mình mẹ chịu. Bố tôi vẫn có những điểm tốt nhưng khó mà bù lại những khuyết điểm lớn kia.
Rất nhiều lần tôi nói chuyện thẳng thắn với ông nhưng có vẻ ở cái tuổi gần 60 thì khó mà thay đổi được cả một con người.

Mọi người thường nói gia đình là nền tảng của xã hội, anh em bọn tôi mong rằng mình cũng có 1 gia đình vui vẻ như nhiều gia đình khác.
Tuy nhiên tới thời điểm hiện tại khó có thể thực hiện được, hoặc có thì chỉ có thể vun vén cho gia đình nhỏ của riêng mình, mong rằng con mình sẽ không phải chịu đựng như những gì mình đã trải qua.

Đôi chút chạnh lòng và cảm thấy ganh tỵ với các bạn được lớn lên trong 1 gia đình văn minh.
Cùng 1 câu chuyện thế này, các cụ bên otofun kể bằng 1 giọng hoài niệm, vui vẻ và cảm thông...
 
Ông già tôi thì bạo hành tinh thần. Lúc nào cũng chê bai anh em tôi, gặp ai, ae tôi làm gì cũng chê ngu, chê dốt. Tôi cũng đéo hiểu sao lại vậy??
Ra ngoài đợt thì ông ấy 1 bộ mặt thật thà, nhút nhát, hiền lành, dễ bị bắt nạt. Nhưng về nhà hạch sách vợ con, đến bây giờ vẫn vậy. Tôi chỉ thương mẹ tôi chịu đựng 1 đời
tôi đoán ông già fen chê/chửi fen chắc ko muốn fen tự đắc, kiêu ngạo sớm ấy.
ra XH mới thấy là ngu 1 tí sẽ dễ sống biết bao, dốt 1 tí đỡ bao nhiêu chuyện phiền toái, khiêm tốn 1 tí đc lòng bao người.
ông bà mới có câu 'Ngựa non háu đá' là vậy!
 
Mấy fence mấy nhóc 2k đổ đi thì chưa hiểu cuộc sống của thế hệ cha ông nó như thế nào đâu. Cứ tưởng tượng 1 cuộc sống nghèo khổ bế tắc, làm việc sức cùng lực kiệt nhưng vẫn ko đủ ăn đủ tiêu. Trong khi đó thì đông con nheo nhóc bệnh tật nó áp lực khủng khiếp nên con người nó không khùng lên mới lạ. Khi đó con người dễ tìm đến rượu đến chè, đến cờ bạc nên cái vòng luẩn quẩn nó lại tiếp diễn.

Tất nhiên có rất nhiều ông bố tồi, chủ yếu là ông bố vì đàn bà ngày xưa cực kì cam chịu. Nhưng khi cuộc sống đủ đầy lên thì tính nết thay đổi hẳn, mình chứng kiến cực kì nhiều. Vậy nên kinh tế quyết định gần như mọi thứ của cuộc sống này là vì vậy
 
thế hệ trước toàn những người gia trưởng, vũ phu, thậm chí làm lười làm, trong cuộc đời tôi suốt thời thơ ấu, người mà tôi hận nhất lại chính là bố đẻ.
bố tôi 2 vợ, vợ cả có 5ng con sau đó mất nên bố tôi lấy mẹ tôi đẻ được thêm 2 ae tôi.
người nhà nông nhưng lười chảy thây, thấy tiền là mờ mắt(vì ổng nghiện chơi đề), sáng ngủ bảnh mắt tới 7h mới lững thững ra đồng, trong khi mẹ tôi đi từ 4h, làm đến 10h là cắp đít đi về nằm dài ra đợi mẹ tôi về nấu cơm cho ăn. nhà cấy cả mẫu ruộng nhưng năm nào cũng đói ăn vì cứ gặt phơi dc hạt thóc nào ổng ở nhà bán sạch, thuế má thì nợ ngta vào tận nhà đòi, ko có tiền đóng học cô giáo bêu tên tôi ở dưới cờ
mẹ tôi gây được mấy con ngan để tôi chăm lấy tiền đóng học, tôi hàng ngày thái bèo, nấu cám, buổi trưa/tối phải đi tìm vì nhà gần sông nó hay bơi đi ko về, ổng mặc kệ, ấy thế nhưng tới lúc được bán là ổng ở nhà bán mất, mẹ tôi mà có nói là ổng sừng cồ rồi đánh đập.
suốt ngày ổng cậy cái nhà ổng làm ra nên đuổi 3 mẹ con đi, suốt thời thơ ấu phải đi ở nhờ nhà người khác tới 5 lần. ổng cứ đánh xong đuổi đi, xong được độ 1 tháng lại đi lôi về.
ngày lớp 9 ông đánh mẹ tôi, bóp cổ bà, tôi ko làm thế nào dc thế là cắn ổng chảy máu tay, ổng lấy cái thang ghế phang tôi 7 cái tưởng sụn lưng, suốt 3 năm cấp 3 tôi ko nói 1 lời nào với ổng, hỏi gì thì trả lời đấy, lúc đỗ đại học ổng đòi đi theo lên HN để được cầm tiền, mẹ tôi ko đưa tiền cho mà nhờ đứa e bên cậu đang học trên đó lo cho thì ổng chửi tôi là đi đường bị xe tông, chết đường chết chợ.
thằng e trai tôi bị bệnh viêm cột sống dính khớp, lên 103 bác sĩ bảo phẫu thuật hết 120tr, ông ko có 1 đồng nào, họ nội ko 1 ai cho mượn 1 đồng, trong khi ông chú ruột thì giàu nứt vách, nhà biệt thự có oto, mẹ tôi vay mượn bên ngoại đủ tiền thì ổng đòi cầm, ko đưa là bắt đầu chửi bới gây sự.
lúc học đh xong tôi phải khuyên mẹ về ngoại ở, vì tôi ko ở nhà, thằng e thì cơ thể yếu, chân đau ổng có đánh cũng ko làm gì được, vậy là về ngoại được tới giờ là chục năm rồi, ổng ở 1 mình, thế nhưng ốm đau đi viện là đều kêu gào mẹ con tôi chăm sóc, mấy đứa con bà cả nó ở ngay đó nhưng nó mặc kệ, ko thèm đếm xỉa. bọn nó còn đánh mẹ con tôi, đe rằng ko được nghĩ tới vườn đất là của mẹ chúng nó. ổng cứ nửa tháng lại lên viện nằm, kêu gào mẹ tôi sang chăm, me con tôi theo ông hết từ viện huyện lên tới viện trên HN, mà ông bôi dơ cho vợ con. lên viện ổng rên như chọc tiết, trong khi bs bảo chả vấn đề gì, ổng đứng luôn góc phòng đái ra đấy, mặc bỉm cho thì xé bỉm rồi tha chăn, bỉm đi khắp viện, giấy rồi shit vương vãi khắp nơi, vợ con phát nhục luôn.
giờ tôi xây 1 phòng nhỏ bên ngoại, nhốt luôn ổng trong đó, ko cho về nhà, ỉa đái ko tự chủ được, không biết khổ với ổng tới bao giờ nữa.

Tôi thấy lỗi lớn nhất trong nhà thím là mẹ thím đấy, ko phải ổng đâu :(
 
Mấy fence mấy nhóc 2k đổ đi thì chưa hiểu cuộc sống của thế hệ cha ông nó như thế nào đâu. Cứ tưởng tượng 1 cuộc sống nghèo khổ bế tắc, làm việc sức cùng lực kiệt nhưng vẫn ko đủ ăn đủ tiêu. Trong khi đó thì đông con nheo nhóc bệnh tật nó áp lực khủng khiếp nên con người nó không khùng lên mới lạ. Khi đó con người dễ tìm đến rượu đến chè, đến cờ bạc nên cái vòng luẩn quẩn nó lại tiếp diễn.

Tất nhiên có rất nhiều ông bố tồi, chủ yếu là ông bố vì đàn bà ngày xưa cực kì cam chịu. Nhưng khi cuộc sống đủ đầy lên thì tính nết thay đổi hẳn, mình chứng kiến cực kì nhiều. Vậy nên kinh tế quyết định gần như mọi thứ của cuộc sống này là vì vậy
Tôi chả thấy ai chăm chỉ mà ko đủ ăn đủ mặc hết cả thím ạ, có chăng là không giàu thôi :confused: tôi 93 nhé, cũng chứng kiến hết cuộc sống của mng xung quanh từ nhỏ đến lớn rồi
 

Thread statistics

Created
gavip93,
Last reply from
Pine Lee 01,
Replies
143
Views
17,508
Back
Top