Những người lao mình vào thảm họa: 'Nghèo có tiếng' và luôn có lỗi với vợ con

Build Back Better

Senior Member

22 năm PCCC và cứu nạn cứu hộ, có trung tá vẫn ở trong căn nhà thuê chỉ chờ chực đổ sập, dán băng keo chi chít. Đó là điều khiến anh thấy có lỗi với vợ con.​


Thầm lặng​

Trong lần cùng đại tá Huỳnh Quang Tâm, Trưởng phòng PC07 Công an TP.HCM thăm động viên gia đình thiếu tá Nguyễn Hữu Đạo – cán bộ Đội chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khu vực 1, tôi bắt gặp tấm ảnh "Thầm lặng" nổi tiếng của cố phóng viên ảnh Diệp Đức Minh – một người anh trong nghề của báo Thanh Niên.
Tấm ảnh được treo tường của một căn hộ chung cư cũ, nhiều mảng sơn tường bong tróc, nổi bật giữa một dàn giấy khen, biểu dương. Không ngờ lại có cuộc "hội ngộ" tình cờ đến vậy. Bức chân dung "Thầm lặng" này đã vượt qua gần 5.000 tác phẩm đoạt huy chương vàng cuộc thi "Chân dung con người Việt Nam hôm nay" năm 2010.
Những người lao mình vào thảm họa: Hơn 20 năm vẫn oử nhà cha mẹ, nhà trọ - Ảnh 1.

Thiếu tá Nguyễn Hữu Đạo trong một lần tham gia chữa cháy tại Q.7 - Bức ảnh đoạt huy chương vàng cuộc thi "Chân dung con người Việt Nam hôm nay" năm 2010
Diệp Đức Minh
Gặp gỡ PV sau đó, thiếu tá Đạo cho hay, tấm ảnh được chụp từ năm 2007, nhưng đến 2010 được đưa ra triển lãm và đoạt giải anh mới biết. "Khi tấm ảnh gửi về đơn vị, không ai nhận ra người trong ảnh. Tôi ngờ ngợ mãi mới nhớ ra đó là mình trong đám cháy ở Q.7 của 3 năm trước", anh cười.
Giải thích về tấm ảnh, anh nói sau khi dập tắt đám lửa, với sức nóng cả ngàn độ C, anh chạy ra ngoài, quay lưng về phía đám cháy lấy ly nước uống. Chỉ kịp hớp một hơi, anh hất luôn ly nước vào mặt để giảm sức nóng. "Tôi cũng không biết khi đó tôi đang làm gì, tất cả đều như bản năng. Lại càng không có thời gian mà để ý xung quanh có người dân hay phóng viên nào đang chụp ảnh", anh phân tích.
pccc9-16773870422111058873501.jpg
11-1677387202056994560063.jpg
img7957-16773880071091780050396.jpg

Thiếu tá Nguyễn Hữu Đạo được mệnh danh là "khắc tinh của lửa" - Ảnh: Vũ Phượng, PC07
Sau đó, thiếu tá Đạo có dịp gặp anh Diệp Đức Minh và được tác giả gửi tặng bức ảnh. Anh bộc bạch: "Nhìn tấm ảnh, tôi mới thấy bối cảnh làm việc của mình thế nào, sự khắc nghiệt của từng đám cháy ra sao. Còn trước đó, thấy lửa là chỉ biết làm sao dập tắt nhanh nhất có thể".
Ngày 1.9.2021, phóng viên ảnh Diệp Đức Minh giã từ cõi tạm, nhưng bức ảnh "Thầm lặng" của anh vẫn được nhân vật chính gìn giữ như một báu vật, một khoảnh khắc khó quên của cuộc đời...

Nghề cứu người… tình cảm luôn đong đầy​

20 năm trong nghề, cấp bậc thiếu tá, anh Đạo cho biết lương anh mỗi tháng gần 13 triệu đồng. Hiện anh cùng vợ và 2 con vẫn đang ở ké nhà mẹ ruột trong căn chung cư cũ, không biết khi nào giải tỏa.
"Đến giờ này bốn mấy tuổi chưa có nhà cửa, vợ chồng phải nhịn ăn nhịn uống lo cho con cái thì mới đủ sống được. Ngày mới cưới, vợ chồng tích cóp vay mượn mua được miếng đất nhỏ ở Nhà Bè, tới giờ 12 năm chưa xây được nhà là biết rồi. Tôi cũng chưa bao giờ được đưa mẹ cùng vợ con đi đâu chơi. Về quê dịp tết lại càng không, chắc phải nhận mấy tháng lương một lần, không tiêu pha gì thì mới về được quá. Cuộc sống thoải mái thì chưa có, nhưng gia đình vẫn hòa thuận, hạnh phúc, vậy là mừng", anh cười tâm sự.
pccc11-1677387042598645920984.jpg
pccc7-1677387043394301403638.jpg
pccc10-1677387041826285129731.jpg

Vợ chồng anh Đạo đang ở cùng căn chung cư cũ của ba mẹ tại Q.4 - Ảnh: Vũ Phượng
Chung cảnh ngộ, khi nhắc đến trung tá Nguyễn Chí Thành, Phó đội trưởng Đội Công tác chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, một đồng nghiệp của anh nói: "Ảnh là nghèo nổi tiếng. Thời đi lính nghĩa vụ, một tháng ảnh ăn 30 ngày mì gói để có tiền mua chiếc honda đi làm".
Vợ anh Thành trước làm nhà nước, khi 2 con lớn, chị quyết định ở nhà để đưa đón con đi học cho chồng an tâm làm nhiệm vụ. Đồng lương lính cứu hộ cũng khá khiêm tốn, 22 năm trong nghề nhưng gia đình anh Thành đang ở trọ trong căn nhà nát ở gần đơn vị.
pccc5-16766933357411387687609.jpg
screen-shot-2023-02-20-at-120515-pm-16768698142941625554271.png
z4122695104711cffec8b5b79dbe4f6314e5dc19d6c9f0-1-16768701927551398689743.jpg
dsc03708-1676869805225886342017.jpg

Căn nhà thuê 2 triệu đồng/tháng của trung tá Nguyễn Chí Thành - Ảnh: Ngọc Dương, Vũ Phượng
Bức tường nhà loang lổ, ẩm mốc, trần thạch cao thấm nước rớt lởm chởm, cửa sổ đóng kín vì sợ sập dán chữ cảnh báo "nguy hiểm, đừng tới gần" khiến nhiều đồng đội tới thăm xót xa.
Đại tá Huỳnh Quang Tâm, Trưởng Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH ngay khi đến thăm nhà trung tá Thành cũng cho biết, đơn vị sẽ phối hợp sửa sang sớm để gia đình anh tâm sinh sống.
Chỉ vào bức tường trước nhà xiêu vẹo, chị Phạm Thị Thắm (vợ anh Thành) kể, trong một lần đưa con đi học thì nghe hàng xóm báo nhà sập. Về tới nơi thấy mái hiên đổ xuống đất, bức tường ngả ra trước, chị thở phào: "May không trúng xe của hàng xóm". Mấy hôm sau, chồng chị cùng vài người anh em trong đội đến sửa sang, gia cố lại ở tạm.
Bên trong nhà, trên mảng tường loang lổ chi chít vết băng keo dán, bằng khen và huy chương bơi lội của 2 con gái. Đó cũng là niềm tự hào của vợ chồng trung tá Thành.
Bản thân cũng lớn tuổi rồi, mong mỏi lớn nhất của tôi mà tôi cảm thấy chưa làm được, có lỗi với gia đình đó là tìm cho vợ con một nơi ở ổn định để con yên tâm học hành, tôi cũng an tâm công tác
pccc8-167738077722013275994.jpg
Trung tá Nguyễn Chí Thành
Khi người viết hỏi về gia đình, anh Thành khựng lại, bùi ngùi: "Bản thân cũng lớn tuổi rồi, mong mỏi lớn nhất của tôi mà tôi cảm thấy chưa làm được, có lỗi với gia đình đó là tìm cho vợ con một nơi ở ổn định để con yên tâm học hành, tôi cũng an tâm công tác. Khi nhận được sự chia sẻ của lãnh đạo, đồng nghiệp, tôi chỉ biết lau nước mắt lăn dài trên áo".
Tuy nhiên, gia đình trung tá Thành luôn "né" tiếp khách đến thăm nhà vì sợ mọi người phiền lòng khi thấy gia cảnh của mình. Trái ngược với việc từ chối khách đến thăm nhà, anh luôn xung phong với những nhiệm vụ khó khăn nhất.
Từ khi gắn bó với màu áo lính cứu nạn cứu hộ, số lần bị thương anh nhớ không xuể vì như cơm bữa. Khi thì chấn thương cột sống vì té từ tầng 2, khi trầy xước tay chân, khi viêm tai giữa, viêm da dị ứng,… số tiền mua thuốc điều trị cũng ngót nghét bằng phụ cấp mà anh nhận được.
Các anh ai cũng ngại, không muốn nói về thu nhập về gia cảnh, nhưng để đi đến tận cùng phía sau những chiến công, những nụ cười hay hạnh phúc cứu được người PV cũng muốn đem lại cái nhìn toàn cảnh đến bạn đọc. Có thể ai cũng sẽ nghĩ đó là một nghề hiểm nguy, thu nhập phải xứng đáng hơn! Nhưng với các anh, đó đã là nghiệp: từ sợ, dấn thân, nguy hiểm và chỉ mong sau ca trực quay về bình yên cùng gia đình.


Current Time0:00
/
Duration0:00





Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ gấp gáp dập lửa cứu người, cứu tài sản
Người Phó đội trưởng tự nhận, điều giữ chân anh trong nghề ngần ấy thời gian chính là tinh thần trách nhiệm, lòng yêu thương con người, cảm thông được nỗi đau mất mát người thân.
"Giữa sự mất mát của người thân thì mình cứu được họ ra khỏi nguy hiểm hoặc chí ít đưa họ về với gia đình họ là việc vô cùng ý nghĩa, mang tính nhân văn sâu sắc. Tôi rất tự hào với công việc này, giờ có được chọn lại tôi vẫn chọn nghề này cho dù có nguy hiểm, vất vả. Giữa lằn ranh sinh tử mong manh, 5 - 5, 7 - 3 mục tiêu hàng đầu là ưu tiên cho nạn nhân, chúng tôi chọn % thấp, có thể nguy hiểm tính mạng vẫn thực hiện nhiệm vụ cứu nạn nhân", anh nói.
Những người lao mình vào thảm họa: Hơn 20 năm vẫn oử nhà cha mẹ, nhà trọ - Ảnh 6.

Ngoài giờ trực, thượng úy Nguyễn Văn Trung phụ vợ bán hàng online, chạy xe dịch vụ để trang trải
Ngọc Dương
Nhà 2 con, mỗi ca trực của thượng úy Nguyễn Văn Trung (35 tuổi) cũng kéo dài 24 tiếng nên vợ anh chọn công việc bán hàng online tại nhà để có thời gian đưa đón con đi học. Áp lực kinh tế lại càng dồn dập hơn với đồng lương khiêm tốn của người trụ cột gia đình.
Vợ chồng thượng úy Trung từng thuê mặt bằng mở quán bán bún bò, làm bánh trung thu homemade. Dù được nhiều sự hỗ trợ từ chủ mặt bằng, nhưng vì nhiều lý do, quán tạm đóng cửa. Giờ đây, sau giờ làm, thượng úy Trung lại giao hàng giúp vợ hoặc chạy xe dịch vụ trang trải chi phí lo cho gia đình.

Cứu người cũng phải biết tư vấn... tâm lý​

Thượng úy Nguyễn Văn Trung cũng nhiều lần trở thành chuyên gia tâm lý khi giải cứu người đang ngáo đá hoặc người có ý định tự tử.
Theo anh, điều khó khăn nhất với lực lượng cứu nạn cứu hộ trong những tình huống giải cứu ngáo đá, người định tự tử là phải khéo léo, vừa khuyên nhủ vừa triển khai các biện pháp để đảm bảo an toàn cho người cần giải cứu.
a5-1677383224795927800269.jpg
pccc2-16773807768551491119576.jpg
pccc1-16773807759631485668779.jpg

Thượng úy Trung cùng đồng đội cứu nạn dưới nước và giải cứu nam thanh niên ngáo đá trên nóc chung cư - Ảnh: PC07 cung cấp
"Có lần đơn vị tôi giải cứu nam thanh niên định tự tử trên đường Lý Thường Kiệt. Vị trí người này đứng là bên ngoài lan can, tay vịn vào thanh sắt chắn. Tới nơi, tôi cùng đồng đội liên tục nói: "Em ơi có gì từ từ, gia đình ba mẹ còn lo lắng cho em, em còn nhỏ chưa làm gì cho cha mẹ mà có ý định tự tử vậy".
Khi thấy đã tác động tâm lý thành công, tôi mới ngỏ ý kêu họ đưa tay để mình dắt vào, về với gia đình", anh kể.
Trong vụ cháy chung cư Carina vào năm 2018, đại úy Nguyễn Trường Nam khi vừa đến hiện trường đã cảm thấy "ngộp" vì quá nhiều ánh đèn flash cầu cứu từ ban công. Sau khi đồng đội xịt nước để giảm độ nóng và khói ở thang bộ, anh chạy phăng phăng tiếp cận các tầng trên bằng con đường này.
Những người lao mình vào thảm họa: Hơn 20 năm vẫn oử nhà cha mẹ, nhà trọ - Ảnh 8.

Vụ cháy chung cư Carina, đại úy Nguyễn Trường Nam cùng đồng đội tham gia cứu nạn cứu hộ từ 2 giờ đến 8 giờ sáng
Ngọc Dương
Tới tầng 5, tầng 6, anh thấy có nạn nhân nằm gục ngay đoạn ôm cua cầu thang đã bị ám khói, chết ngạt. Anh tiếp tục đi lên các tầng, ra từng phòng gõ cửa xem còn người ở trong không. Lần lượt hướng dẫn các tốp hơn chục người thoát nạn bằng cầu thang bộ, mỗi tốp đều có lực lượng người dẫn đầu, người khóa đuôi.

https://thanhnien.vn/nhung-nguoi-la...luon-co-loi-voi-vo-con-185230226122958082.htm
 
Ai không làm được thì đứng sang 1 bên cho người khác làm.
Đùa chứ mặc dù là CS nhưng mình có ấn tượng rất tốt với CS-CA PCCC. Những người mình gặp đều là những người thân thiện, dễ gần, hiểu thế sự. Trong công việc thì khá nhiệt tình và nghiêm túc.
Thêm chút: Trong công việc thi thoảng vẫn phải tiếp xúc với các anh. Mỗi lần hỏi cái gì thì đúng theo tiêu chí Conan là bạn của dân. Chỉ dẫn tới nơi tới chốn, giọng thì ôn tồn chứ không hách dịch như những chỗ khác. Chỉ dẫn gọi là có tâm luôn, kể cả những cái mình không hỏi tới vẫn cứ giới thiệu thêm cho đầy đủ. Mỗi lần hỏi tới là như kiểu bệnh nghề nghiệp, nói say sưa luôn.
 
Last edited:
đệch đó giờ t cứ tưởng cấp tá ai cũng giàu:sad:
Mà sao bức hình cầm cái ly hồng chi nhỉ
Giàu thì khó nhưng đủ sống không dư dả thì thoải mái, vì nhiều quân nhân ngày xưa đc cấp đất, cấp nhà tập thể.
Như ông bà bu mình xưa hàm úy, lấy nhau xong cũng đc đơn vị cho mảnh đất ở HP.
Lương cũng bình thường thôi nhưng nhiều chế độ, về hưu rồi cũng có đồng ra đồng vào.
 
Ai không làm được thì đứng sang 1 bên cho người khác làm.
Đùa chứ mặc dù là CS nhưng mình có ấn tượng rất tốt với CS-CA PCCC. Những người mình gặp đều là những người thân thiện, dễ gần, hiểu thế sự. Trong công việc thì khá nhiệt tình và nghiêm túc.
Bên chữa cháy thì thế, chứ bọn phòng cháy thì thôi rồi 😭
 
Cấp tá giờ nhiều lắm chứ có ít đâu. Tá mà còn coi đặt đít ghế nào mới nói.
tướng còn đông như quân nguyên huống gì tá. mà tá xem ngồi ghế nào, chứ PCCC&CNCH này nguy hiểm bm mà màu mè làm gì có. có khi chết phát đc truy phong là xong
 
Back
Top