kichhoattk
Senior Member
Tại Mỹ, một nhóm 'rich kid' - có quyền thừa kế tổng cộng hàng chục tỷ USD từ cha mẹ - đang quyết tâm sống với những giá trị của bản thân và cho đi số tiền khổng lồ đó.
Theo New York Times, những ngày qua Sam Jacobs liên tục trao đổi với các luật sư của gia đình. Anh cố gắng rút thêm tiền từ quỹ ủy thác 30 triệu USD mà cha mẹ để cho anh. Ở tuổi 25, tưởng như Jacobs muốn vung tiền mua siêu xe hay xây dựng startup.
Nhưng thực tế là anh lại muốn hiến tặng số tài sản của mình. “Tôi muốn xây dựng một thế giới mà ở đó, một cá nhân không thể kiểm soát hàng chục triệu USD”, Jacobs khẳng định. Là người tin tưởng vào chủ nghĩa xã hội từ khi học đại học, Jacobs coi khối tài sản khổng lồ của gia đình là “sự thất bại về kinh tế và đạo đức”.
Anh muốn sử dụng tài sản thừa kế để chống lại hệ thống đã tạo ra sự giàu có cho tầng lớp 1% của nước Mỹ. Theo thống kê, thế hệ Millennial (sinh từ đầu thập niên 1980 đến đầu thập niên 2000) tại Mỹ sẽ là đối tượng thừa kế số tài sản vô cùng lớn. Hàng chục nghìn tỷ USD sẽ được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác trong vòng 10 năm tới.
Cụ thể, hãng tư vấn Accenture ước tính thế hệ sinh năm 1925-194 và 1946-1964 sẽ chuyển giao khoảng 30.000 tỷ USD cho con cháu tính đến năm 2030, và 75.000 tỷ USD tính đến năm 2060.
Người thừa kế Rachel Gelman. Ảnh: Resource Generation.
"Chống chủ nghĩa tư bản"
Phần lớn số tiền đó tập trung ở tầng lớp giàu nhất. Anh Jacobs - cháu nội của nhà sáng lập Qualcomm - sẽ thừa kế khoảng 100 triệu USD. Trong khi đó, những người thuộc tầng lớp trung lưu và thấp hơn phải đối mặt với tương lai u ám như thị trường lao động bị thu hẹp và mạng lưới an sinh xã hội ngày một sa sút.
Khoảng cách giàu nghèo ngày một phình to đã thúc đẩy làn sóng chính trị cánh tả tại Mỹ. Thượng nghị sĩ Bernie Sanders - cựu ứng viên tổng thống Mỹ thuộc đảng Dân chủ - trở thành gương mặt nổi bật của phong trào cánh tả. Trong vòng 6 năm, số lượng thành viên tổ chức Democratic Socialists of America tăng từ vài chục lên gần 100.000 người, phần lớn dưới 35 tuổi.
Anh Jacobs cho biết với tư cách là một thành viên nhóm 1% giàu nhất, anh muốn tìm hiểu cuộc sống của nhóm 99% còn lại.
“Cha mẹ tôi nói rằng ‘Đời là thế’ khi giải thích việc gia đình tôi giàu có còn gia đình khác thì nghèo. Tôi không bao giờ đặt câu hỏi tại sao”, cô Rachel Gelman - 30 tuổi, sống ở Oakland, California - cho biết. Cô tự mô tả bản thân là người “chống chủ nghĩa tư bản”.
https://zingnews.vn/nhung-rich-kid-my-muon-dap-nat-chu-nghia-tu-ban-post1098569.html
Theo New York Times, những ngày qua Sam Jacobs liên tục trao đổi với các luật sư của gia đình. Anh cố gắng rút thêm tiền từ quỹ ủy thác 30 triệu USD mà cha mẹ để cho anh. Ở tuổi 25, tưởng như Jacobs muốn vung tiền mua siêu xe hay xây dựng startup.
Nhưng thực tế là anh lại muốn hiến tặng số tài sản của mình. “Tôi muốn xây dựng một thế giới mà ở đó, một cá nhân không thể kiểm soát hàng chục triệu USD”, Jacobs khẳng định. Là người tin tưởng vào chủ nghĩa xã hội từ khi học đại học, Jacobs coi khối tài sản khổng lồ của gia đình là “sự thất bại về kinh tế và đạo đức”.
Anh muốn sử dụng tài sản thừa kế để chống lại hệ thống đã tạo ra sự giàu có cho tầng lớp 1% của nước Mỹ. Theo thống kê, thế hệ Millennial (sinh từ đầu thập niên 1980 đến đầu thập niên 2000) tại Mỹ sẽ là đối tượng thừa kế số tài sản vô cùng lớn. Hàng chục nghìn tỷ USD sẽ được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác trong vòng 10 năm tới.
Cụ thể, hãng tư vấn Accenture ước tính thế hệ sinh năm 1925-194 và 1946-1964 sẽ chuyển giao khoảng 30.000 tỷ USD cho con cháu tính đến năm 2030, và 75.000 tỷ USD tính đến năm 2060.
Người thừa kế Rachel Gelman. Ảnh: Resource Generation.
"Chống chủ nghĩa tư bản"
Phần lớn số tiền đó tập trung ở tầng lớp giàu nhất. Anh Jacobs - cháu nội của nhà sáng lập Qualcomm - sẽ thừa kế khoảng 100 triệu USD. Trong khi đó, những người thuộc tầng lớp trung lưu và thấp hơn phải đối mặt với tương lai u ám như thị trường lao động bị thu hẹp và mạng lưới an sinh xã hội ngày một sa sút.
Khoảng cách giàu nghèo ngày một phình to đã thúc đẩy làn sóng chính trị cánh tả tại Mỹ. Thượng nghị sĩ Bernie Sanders - cựu ứng viên tổng thống Mỹ thuộc đảng Dân chủ - trở thành gương mặt nổi bật của phong trào cánh tả. Trong vòng 6 năm, số lượng thành viên tổ chức Democratic Socialists of America tăng từ vài chục lên gần 100.000 người, phần lớn dưới 35 tuổi.
Anh Jacobs cho biết với tư cách là một thành viên nhóm 1% giàu nhất, anh muốn tìm hiểu cuộc sống của nhóm 99% còn lại.
“Cha mẹ tôi nói rằng ‘Đời là thế’ khi giải thích việc gia đình tôi giàu có còn gia đình khác thì nghèo. Tôi không bao giờ đặt câu hỏi tại sao”, cô Rachel Gelman - 30 tuổi, sống ở Oakland, California - cho biết. Cô tự mô tả bản thân là người “chống chủ nghĩa tư bản”.
https://zingnews.vn/nhung-rich-kid-my-muon-dap-nat-chu-nghia-tu-ban-post1098569.html