Những sáng tạo đỉnh cao của người La Mã khiến hậu thế kinh ngạc

Status
Not open for further replies.
Do sự vượt trội của sắt, các vùng đồng bằng thường ít sắt nên khi sắt được tìm ra thì những nơi có mỏ sắt trở nên vượt trội trong chiến tranh với so với vũ khí đồng, cùng với đó là sự suy yếu của các vương quốc, sắt cứ thế được bơm dần vào các vùng đồng bằng
Sắt rất phổ biến, nhưng khó rèn, được cái có thể phổ cập cho lượng lớn binh lính.
Sắt hoặc thép thời kì đầu không vượt trội so với hợp kim đồng thiếc, chỉ có thép mãi sau này mới hơn được .
Việc chuyển đổi từ đồng sang sắt là do chuỗi cung ứng thiếc sụp đổ
 
Đạo đức kinh :d bán đc nhiều phết
"Xuất khẩu" ở đây ý là biến thành 1 phái lớn có ảnh hưởng sâu rộng đến cả trong chính trị, văn hoá, đời sống, con người luôn. Chứ dăm ba cái cuốn sách ăn nhằm gì.
0ce8kh2.png
 
Tam Thanh Đạo giáo còn là hàng nhái từ Trimurti của Hindu thì tuổi gì TQ đòi xuất khẩu Thái Thượng Lão quân qua Ấn Độ.
Mấy cái Tam cương, Tam tòng... của Tân Nho giáo (Tống Nho) cũng do ảnh hưởng từ Ấn giáo nốt.
Vụ này hay, thím giải thích rõ hơn được không vì tôi Google không thấy ra?
 
27tcn là cuối thời đông hán, còn tam quốc là cuối thời tây hán, sau thời điểm này tầm 200 năm, vn thời này chắc mới bước vào thời kỳ đồ đồng. Sau bọn top tier 1 đời :bad_smelly:
Về khoản xây dựng công trình hoành tráng này tàu lại chuộng dùng gỗ nên sau vài lần loạn lạc cháy sạch hết rồi nên khó so lắm. Thời này còn xót lại thì tiêu biểu có vạn lý trường thành, mà công trình này chủ yếu là được xây hoàn thiện thời minh. Còn về quy mô rộng lớn thì có vị ương cung, to gấp mấy lần cái tử cấm thành, giờ chỉ còn tìm được cái móng của công trình này thoi. Rộng hơn vị ương cung thì có cung a phòng của tần ca, cái này thì nó có được hoàn chỉnh chưa cũng chả biết, chỉ có sử chép lại vài dòng, như sân chính ngang 1500m, dài 800m bla bla. Còn ngoài ra có cái mộ tần thuỷ hoàng, xây trước cái đền Pantheon kia tầm 200 năm, ước lượng sâu có thể từ 100-300m xuống lòng đất.
Có thể đoán là trung quốc cùng thời cái đền Pantheon kia cũng có kiến thức về toán học không hề yếu nhờ sự tồn tại của cuốn sách Cữu Chương Toán Thuật, trình độ của cuốn sách đã ngang trình độ toán học của học sinh cấp 2 hiện tại rồi. Nên chắc xét về trình độ nếu bắt buộc phải xây thì chắc là có thể.
Phải là ngược lại, Tây Hán diễn ra trước Đông Hán lấy mốc là vị trí kinh đô. Tây Hán có kinh đô là Trường An mở rộng từ kinh đô Hàm Dương nhà Tần. Đông Hán lấy kinh đô là Lạc Dương phía đông sau khi Lưu Tú khởi nghĩa chống lại nhà Tân gián đoạn nhà Hán 15 năm (nhà Tân đóng đô ở Trường An nên Lưu Tú lấy Lạc Dương làm kinh đô).
 
Last edited:
Sai bét, khác với đồng điếu thì sx sắt ko phụ thuộc vào chuỗi cung ứng dài hàng ngàn cây số, và khi nó đứt đoạn vì khủng hoảng xã hội cuối đồ đồng thì mới xúc tiến việc chế đồ sắt
Mình lại không đồng ý với ý kiến của bác, sắt dễ khai thác hơn, ngược với đồng phải có mỏ. Vấn đề là khai thác thì dễ nhưng để chế tạo quy mô lớn và cho ra sắt tốt đủ sức thay thế đồng lại không thể mỗi nhà một cái lò tự làm tự sản xuất được (kiểu "toàn dân đại luyện cương thiết" ấy), ngay trong thời đồ đồng đã có sắt xuất hiện rồi nhưng nó đắt đỏ quá mức để sở hữu và sử dụng đại trà, những nơi xuất hiện sắt đầu tiên có quy mô phải là nơi có các mỏ sắt lộ thiên dễ khai thác và gần nguồn than củi tạo nhiệt lượng lớn, như khu vực này. Từ đây sắt với chất lượng và sản lượng của nó bắt đầu thâm nhập các vùng đồng bằng lớn, khi đó đang có sự suy yếu trong kiểm soát các mỏ đồng và vũ khí kém vượt trội hơn.
1711465692517.png
 
Vụ này hay, thím giải thích rõ hơn được không vì tôi Google không thấy ra?
Kiểu nó du nhập vào Khựa thời Đường, là cái thời mà đi thỉnh kinh tây du từ ấn về đấy.
Từ đó xuất hiện 3 vị tam thanh kia rất giống với phiên bản trimurti ở ấn độ đã có trước đó.
Kiểu là bên ấn là cũng dạng đấng 3 ngôi đại diện cho sự nguyên thủy: hủy diệt, sáng tạo, bảo vệ
Thì 3 vị kia của đạo giáo cũng thế, khác chút là sáng tạo, bảo vệ và người thầy.
 
Mình lại không đồng ý với ý kiến của bác, sắt dễ khai thác hơn, ngược với đồng phải có mỏ. Vấn đề là khai thác thì dễ nhưng để chế tạo quy mô lớn và cho ra sắt tốt đủ sức thay thế đồng lại không thể mỗi nhà một cái lò tự làm tự sản xuất được (kiểu "toàn dân đại luyện cương thiết" ấy), ngay trong thời đồ đồng đã có sắt xuất hiện rồi nhưng nó đắt đỏ quá mức để sở hữu và sử dụng đại trà, những nơi xuất hiện sắt đầu tiên có quy mô phải là nơi có các mỏ sắt lộ thiên dễ khai thác và gần nguồn than củi tạo nhiệt lượng lớn, như khu vực này. Từ đây sắt với chất lượng và sản lượng của nó bắt đầu thâm nhập các vùng đồng bằng lớn, khi đó đang có sự suy yếu trong kiểm soát các mỏ đồng và vũ khí kém vượt trội hơn. View attachment 2405773
Sắt ko tốt hơn đồng điếu là bao, vậy lí do gì để các quốc gia đồ đồng thay thế? Chỉ khi logistic đứt thì mới phải quay sang dùng sắt, thế thôi
 
Sắt rất phổ biến, nhưng khó rèn, được cái có thể phổ cập cho lượng lớn binh lính.
Sắt hoặc thép thời kì đầu không vượt trội so với hợp kim đồng thiếc, chỉ có thép mãi sau này mới hơn được .
Việc chuyển đổi từ đồng sang sắt là do chuỗi cung ứng thiếc sụp đổ
Chuỗi cung ứng sụp đổ nhưng để có những mẻ sắt chất lượng tốt thì thời kỳ này đồng bằng không thể có được, bác có thể khai thác được sắt nhưng lấy đâu ra nguồn nhiệt để duy trì. Đồng bằng cho đến khi hoàn thiện kỹ thuật làm sắt với các lò cao thời Hán hoặc bễ lò cũng phải đến tận thời Đường mới phổ biến sắt hoàn toàn
 
Có 2 giả thuyết chính cho việc sắt thay thế đồng: 1. sắt tốt hơn đồng, và 2. chuỗi cung ứng cần thiết để sản xuất đồng đã bị đứt sau Sụp đổ Đồ đồng. Nhưng cả 2 giả thuyết này đều hơi có vấn đề.

Giả thuyết 1 có vấn đề vì từ góc độ kỹ thuật, vì sắt rèn (wrought iron) ban đầu không có đặc tính kỹ thuật gì nổi trội so với đồng vàng (bronze). Nếu nói rằng một số thợ rèn biết trước được việc sắt có tiềm năng hơn thì lại càng sai vì đó là hindsight bias của người sống trong thời kỳ của thép.

Giả thuyết 2 có vấn đề vì từ góc độ khảo cổ, người ta vẫn thấy đồ đồng được dùng phổ biến ở đầu thời kỳ đồ sắt (cách đây không lâu thì tôi vẫn ủng hộ cái giả thuyết này).

Có lẽ cả 2 cách giải thích đều mang tính cực đoan, mà thực tế lại nằm đâu đó ở giữa - có một giả thuyết khác cho rằng các đặc tính kỹ thuật "chấp nhận được" của sắt ban đầu, cộng thêm chuỗi cung ứng đơn giản có thể duy trì tại địa phương của việc sản xuất đồ sắt, cộng thêm sức ép chính trị từ cạnh tranh trong vùng, khiến cho các nhà nước vùng Lưỡi liềm Phì nhiêu nhìn ra cái lợi lúc đó của sắt, và chuyển đổi.
 
Vụ này hay, thím giải thích rõ hơn được không vì tôi Google không thấy ra?
Về cơ bản thì sau đốt sách chôn Nho và độc tôn Hán Nho (Nho giáo pha Pháp gia) thời Tần Hán thì sự phát triển của tư tưởng ở TQ xem như đã dừng lại rồi. Ngược lại thì ở Ấn Độ tư tưởng và tôn giáo vẫn vươn ra ngoài nhờ các đế quốc du mục Trung Á đánh chiếm Tây Bắc và Bắc Ấn Độ sau khi Đế triều Maurya thống nhất Ấn Độ sụp đổ.
Khi Maurya sụp đổ, Ấn Độ dù phân mảnh nhưng nó vẫn giữ được sự thống nhất ở một khía cạnh rất đặc biệt và đặc trưng của Ấn Độ, đó là tôn giáo khi Đông Ấn bị truyền bá ngược tư tưởng của Bà la môn giáo, từ đó sinh ra Hindu giáo là hàng ngàn hàng vạn tôn giáo đi theo giáo thuyết Vệ Đà với vị thần tối cao không còn là Brahman như Bà la môn giáo mà của riêng họ, các tôn giáo Shiva và Vishnu chính là 2 trong 3 tôn giáo lớn nhất của Hindu giáo. Ban đầu Hindu giáo và Bà la môn giáo không chung với nhau, Bà la môn giáo chỉ bị tính chung vào Hindu giáo từ sau thời kỳ Gupta, sau khi người Huns trắng huỷ diệt vương triều Gupta và xâm chiếm Ấn Độ. Các tôn giáo của Sa môn ở Đông Ấn mà đặc biệt trong đó có Phật giáo tuy vẫn phát triển nhưng càng ngày càng lép vế ở Ấn Độ. Phật giáo có thể lan truyền được ra ngoài nhờ dấu chân ngựa của các đế quốc du mục (Bắc truyền) hoặc theo đường biển (Nam truyền). Cần phải hiểu cả Nam lẫn Bắc truyền ở TQ đều là Đại thừa, Phật giáo Nam truyền ở TQ truyền vào từ Đế chế Khmer, lúc đó theo Đại thừa, còn Bắc truyền sau khi nhà Hán chiếm được Tây Vực là nơi phát tích của Đế quốc du mục Kushana đã từng chiếm được miền Bắc Ấn Độ và sau đó bị đồng hoá. Nó khác cái khái niệm kiểu "Nam Tông tiểu thừa, Bắc Tông đại thừa" mà ta vẫn nghe.
IMG_0785.PNG
IMG_0786.JPG


Phật giáo vào TQ ban đầu qua 2 ngả đường ấy và gây ra sự chấn động ở một nơi mà sự phát triển của tư tưởng xem như đã dừng lại, người TQ tiếp nhận Phật giáo và có những khái niệm họ không hiểu được nên họ sử dụng những ngôn từ của Đạo gia để dịch lại Phật pháp. Từ đó có những diễn giải Phật giáo Đại thừa theo lối Trung Quốc rất khác với Đại thừa kiểu Ấn Độ.
Sau khi nhà Hán sụp đổ, rồi tới khi nhà Tấn thống nhất và ngũ Hồ xâm nhập, tư tưởng Hán Nho dần bị chán ghét, từ cuối thời Tam Quốc đến nhà Đường là thời đại rực rỡ của tư tưởng Lão-Trang và Phật giáo Trung Quốc. Nhiều sư sãi Trung Quốc đến Ấn Độ để cầu kinh cầu pháp, mong được diễn giải, họ không phân biệt nổi Ấn giáo và Phật giáo nên mang theo rất nhiều lý thuyết mà đáng lý ra thuộc Ấn giáo về. Bấy giờ ở Ấn Độ, Phật giáo đã tàn lụi do đã không còn kinh phí duy trì Tăng già, Đế triều Gupta tuy thuộc Đông Ấn nhưng tích cực đề cao Ấn giáo và cắt hết kinh phí cho các tôn giáo Sa môn. Thậm chí Vishnu giáo của Ấn giáo còn nuốt luôn Phật giáo, coi Đức Phật và Mahavira của Kỳ Na giáo như hoá thân của Vishnu. Sư sãi TQ qua Ấn Độ không phân biệt nổi Phật giáo và Ấn giáo nên mang giáo nghĩa của Ấn giáo về tất. Những giáo nghĩa này không chỉ có ảnh hưởng đến sư sãi, mà cả đám đạo sĩ của Đạo giáo lẫn sĩ phu Nho giáo cũng bị nhiễm dần qua năm tháng.
Dĩ nhiên những giáo nghĩa này nếu như người có học vấn, có tri thức và có luận lý thì dễ dàng nhận ra mâu thuẫn bên trong Phật giáo Tàu, trong đó có Huyền Trang Pháp sư là một người có thể nhận ra và cố hết sức để đi qua Ấn Độ tìm hiểu dù vua không cho đi và ông phải trốn đi. Huyền Trang chọn con đường Phật giáo truyền qua Trung Quốc là Tây Vực, vượt qua Ấn Hà là đoạn đường gian khổ nhất lúc cả đi lẫn về (Thông Thiên Hà trong Tây Du Ký đấy) để bắt đầu và tìm hiểu, 14 năm của ông không chỉ là đi lấy kinh về mà còn là quá trình để ghi lại, học tiếng Phạn và dịch kinh, qua đó ông cũng phân biệt được sự khác nhau giữa các nền tảng tôn giáo Ấn, đặc biệt giữa Ấn giáo và Phật giáo, phân biệt sự khác nhau trong 5 vùng Ấn Độ và trở về đầy vinh quang với những tri thức mình nhận được, luận được thành một phái mới của Phật giáo Trung Quốc gần với gốc Phật giáo hơn là Pháp Tướng Tông trên cơ sở cuốn Luận thành Duy thức của Phật giáo Đại thừa Ấn Độ.
Tuy vậy Pháp tướng tông của Huyền Trang được đón nhận mạnh mẽ nhất lại ở... Nhật Bản. Nó cũng lý giải tại sao phong kiến Nhật Bản từ tk9 khác hẳn với phong kiến của mấy anh em Đông Á còn lại do nó... giống Ấn Độ hơn về chính trị.
Còn ở TQ, nó không được đón nhận, vì nó quá khác với những gì người TQ đã từng biết và hiểu về Phật giáo trước đây. Họ vẫn kiên trì với lý thuyết của thứ "Phật giáo" ở TQ mà sau này ở khi thời Tống thành lập đám sĩ phu Nho giáo bị nhiễm nặng tư tưởng của Ấn giáo cũng "học tập" những giáo pháp của Ấn giáo để "diễn giải" Nho giáo tạo nên cái cái gọi là Tân Nho giáo Tống Nho để tránh bị như Hán Nho. Chẳng hạn về nữ giới khi từ thời Đường về trước, con gái TQ ảnh hưởng nhiều người đến chính trị cực kỳ như Lã hậu, Võ hậu, Thượng Quan Uyển Nhi... sau Tống Nho chủ yếu thi ca phú họa như Lý Thanh Chiếu. Tam tòng phụ, phu, tử vốn dĩ là đồ Made in India mà trong luật Manu của Bà la môn giáo Ấn Độ cổ đại đã thuyết đúng cả thứ tự 3 cái này (điều 148)...
146. Thus the rules of personal purification for men of all castes, and those for cleaning (inanimate) things, have been fully declared to you: hear now the duties of women.
147. By a girl, by a young woman, or even by an aged one, nothing must be done independently, even in her own house.
148. In childhood a female must be subject to her father, in youth to her husband, when her lord is dead to her sons; a woman must never be independent.**
149. She must not seek to separate herself from her father, husband, or sons; by leaving them she would make both (her own and her husband's) families contemptible.
150. She must always be cheerful, clever in (the management of her) household affairs, careful in cleaning her utensils, and economical in expenditure.
Trong dân gian, hệ thống thần tiên của Đạo giáo cũng là do Ấn giáo ảnh hưởng dẫn đến hoàn thiện, nó khác với hệ thống thần tiên Vu-Yêu trong Sơn Hải Kinh là thần thoại Trung Hoa chính tông.
Tam Thanh là ảnh hưởng của trò tam thần nhất vị của Trimurti của Hindu giáo, trong mớ sao hạn thì La Hầu (Rahu) là một con rắn nuốt mặt trăng hay mặt trời, là một thần của Ấn giáo, coi là điềm gở. Hầu hành giả (TNK) cũng bắt đầu xuất hiện từ thời Tống, gốc là thần Hanuman đầu khỉ của Ấn giáo, tượng trưng cho Trí Tuệ và rất nhiều ví dụ khác :go:

Bảo Trung Quốc hay Hồi giáo Trung Đông bị Ấn giáo ảnh hưởng nặng bởi nó ít ra còn giữ được cái nền gốc của nó (dù nội dung bị Ấn giáo làm cho quay cuồng rồi) và dù gì 2 thằng này cũng là văn minh lớn, chứ mất mẹ văn hóa như Kushana, Mughal, Hung Nô, Mãn Châu, Ngũ Hồ xâm nhập trung nguyên hay thậm chí là... Đông Ấn sau thống nhất Ấn Độ hay Hồi giáo bên trong Ấn Độ,... thì nói ra là bị đồng hóa cmnr.

Và các anh rồ Tàu cũng không phải xấu hổ gì khi bị Ấn giáo ảnh hưởng đâu, bởi đến cả Hồi giáo rực rỡ ở Trung Đông, đẩy Tây Âu vào cái góc kẹt hàng trăm năm mà trong Ấn Độ còn bị nó đồng hóa hay Phật giáo rực rỡ là vậy, truyền bá rộng rãi ra ngoài là vậy nhưng ở tiểu lục địa Ấn Độ vẫn bị cho đi ăn mày, truyền ra ngoài đều dính ảnh hưởng của Ấn giáo thì như Trung Quốc vẫn còn nhẹ nhàng lắm :embarrassed:
 
Last edited:
Về cơ bản thì sau đốt sách chôn Nho và độc tôn Hán Nho (Nho giáo pha Pháp gia) thời Tần Hán thì sự phát triển của tư tưởng ở TQ xem như đã dừng lại rồi. Ngược lại thì ở Ấn Độ tư tưởng và tôn giáo vẫn vươn ra ngoài nhờ các đế quốc du mục Trung Á đánh chiếm Tây Bắc và Bắc Ấn Độ sau khi Đế triều Maurya thống nhất Ấn Độ sụp đổ.
Khi Maurya sụp đổ, Ấn Độ dù phân mảnh nhưng nó vẫn giữ được sự thống nhất ở một khía cạnh rất đặc biệt và đặc trưng của Ấn Độ, đó là tôn giáo khi Đông Ấn bị truyền bá ngược tư tưởng của Bà la môn giáo, từ đó sinh ra Hindu giáo là hàng ngàn hàng vạn tôn giáo đi theo giáo thuyết Vệ Đà với vị thần tối cao không còn là Brahman như Bà la môn giáo mà của riêng họ, các tôn giáo Shiva và Vishnu chính là 2 trong 3 tôn giáo lớn nhất của Hindu giáo. Ban đầu Hindu giáo và Bà la môn giáo không chung với nhau, Bà la môn giáo chỉ bị tính chung vào Hindu giáo từ sau thời kỳ Gupta, sau khi người Huns trắng huỷ diệt vương triều Gupta và xâm chiếm Ấn Độ. Các tôn giáo của Sa môn ở Đông Ấn mà đặc biệt trong đó có Phật giáo tuy vẫn phát triển nhưng càng ngày càng lép vế ở Ấn Độ. Phật giáo có thể lan truyền được ra ngoài nhờ dấu chân ngựa của các đế quốc du mục (Bắc truyền) hoặc theo đường biển (Nam truyền). Cần phải hiểu cả Nam lẫn Bắc truyền ở TQ đều là Đại thừa, Phật giáo Nam truyền ở TQ truyền vào từ Đế chế Khmer, lúc đó theo Đại thừa, còn Bắc truyền sau khi nhà Hán chiếm được Tây Vực là nơi phát tích của Đế quốc du mục Kushana đã từng chiếm được miền Bắc Ấn Độ và sau đó bị đồng hoá. Nó khác cái khái niệm kiểu "Nam Tông tiểu thừa, Bắc Tông đại thừa" mà ta vẫn nghe.
View attachment 2405883View attachment 2405884

Phật giáo vào TQ ban đầu qua 2 ngả đường ấy và gây ra sự chấn động ở một nơi mà sự phát triển của tư tưởng xem như đã dừng lại, người TQ tiếp nhận Phật giáo và có những khái niệm họ không hiểu được nên họ sử dụng những ngôn từ của Đạo gia để dịch lại Phật pháp. Từ đó có những diễn giải Phật giáo Đại thừa theo lối Trung Quốc rất khác với Đại thừa kiểu Ấn Độ.
Sau khi nhà Hán sụp đổ, rồi tới khi nhà Tấn thống nhất và ngũ Hồ xâm nhập, tư tưởng Hán Nho dần bị chán ghét, từ cuối thời Tam Quốc đến nhà Đường là thời đại rực rỡ của tư tưởng Lão-Trang và Phật giáo Trung Quốc. Nhiều sư sãi Trung Quốc đến Ấn Độ để cầu kinh cầu pháp, mong được diễn giải, họ không phân biệt nổi Ấn giáo và Phật giáo nên mang theo rất nhiều lý thuyết mà đáng lý ra thuộc Ấn giáo về. Bấy giờ ở Ấn Độ, Phật giáo đã tàn lụi do đã không còn kinh phí duy trì Tăng già, Đế triều Gupta tuy thuộc Đông Ấn nhưng tích cực đề cao Ấn giáo và cắt hết kinh phí cho các tôn giáo Sa môn. Thậm chí Vishnu giáo của Ấn giáo còn nuốt luôn Phật giáo, coi Đức Phật và Mahavira của Kỳ Na giáo như hoá thân của Vishnu. Sư sãi TQ qua Ấn Độ không phân biệt nổi Phật giáo và Ấn giáo nên mang giáo nghĩa của Ấn giáo về tất. Những giáo nghĩa này không chỉ có ảnh hưởng đến sư sãi, mà cả đám đạo sĩ của Đạo giáo lẫn sĩ phu Nho giáo cũng bị nhiễm dần qua năm tháng.
Dĩ nhiên những giáo nghĩa này nếu như người có học vấn, có tri thức và có luận lý thì dễ dàng nhận ra mâu thuẫn bên trong Phật giáo Tàu, trong đó có Huyền Trang Pháp sư là một người có thể nhận ra và cố hết sức để đi qua Ấn Độ tìm hiểu dù vua không cho đi và ông phải trốn đi. Huyền Trang chọn con đường Phật giáo truyền qua Trung Quốc là Tây Vực, vượt qua Ấn Hà là đoạn đường gian khổ nhất lúc cả đi lẫn về (Thông Thiên Hà trong Tây Du Ký đấy) để bắt đầu và tìm hiểu, 14 năm của ông không chỉ là đi lấy kinh về mà còn là quá trình để ghi lại, học tiếng Phạn và dịch kinh, qua đó ông cũng phân biệt được sự khác nhau giữa các nền tảng tôn giáo Ấn, đặc biệt giữa Ấn giáo và Phật giáo, phân biệt sự khác nhau trong 5 vùng Ấn Độ và trở về đầy vinh quang với những tri thức mình nhận được, luận được thành một phái mới của Phật giáo Trung Quốc gần với gốc Phật giáo hơn là Pháp Tướng Tông trên cơ sở cuốn Luận thành Duy thức của Phật giáo Đại thừa Ấn Độ.
Tuy vậy Pháp tướng tông của Huyền Trang được đón nhận mạnh mẽ nhất lại ở... Nhật Bản. Nó cũng lý giải tại sao phong kiến Nhật Bản từ tk9 khác hẳn với phong kiến của mấy anh em Đông Á còn lại do nó... giống Ấn Độ hơn về chính trị.
Còn ở TQ, nó không được đón nhận, vì nó quá khác với những gì người TQ đã từng biết và hiểu về Phật giáo trước đây. Họ vẫn kiên trì với lý thuyết của thứ "Phật giáo" ở TQ mà sau này ở khi thời Tống thành lập đám sĩ phu Nho giáo bị nhiễm nặng tư tưởng của Ấn giáo cũng "học tập" những giáo pháp của Ấn giáo để "diễn giải" Nho giáo tạo nên cái cái gọi là Tân Nho giáo Tống Nho để tránh bị như Hán Nho. Chẳng hạn về nữ giới khi từ thời Đường về trước, con gái TQ ảnh hưởng nhiều người đến chính trị cực kỳ như Lã hậu, Võ hậu, Thượng Quan Uyển Nhi... sau Tống Nho chủ yếu thi ca phú họa như Lý Thanh Chiếu. Tam tòng phụ, phu, tử vốn dĩ là đồ Made in India mà trong luật Manu của Bà la môn giáo Ấn Độ cổ đại đã thuyết đúng cả thứ tự 3 cái này (điều 148)...

Trong dân gian, hệ thống thần tiên của Đạo giáo cũng là do Ấn giáo ảnh hưởng dẫn đến hoàn thiện, nó khác với hệ thống thần tiên Vu-Yêu trong Sơn Hải Kinh là thần thoại Trung Hoa chính tông.
Tam Thanh là ảnh hưởng của trò tam thần nhất vị của Trimurti của Hindu giáo, trong mớ sao hạn thì La Hầu (Rahu) là một con rắn nuốt mặt trăng hay mặt trời, là một thần của Ấn giáo, coi là điềm gở. Hầu hành giả (TNK) cũng bắt đầu xuất hiện từ thời Tống, gốc là thần Hanuman đầu khỉ của Ấn giáo, tượng trưng cho Trí Tuệ và rất nhiều ví dụ khác :go:

Bảo Trung Quốc hay Hồi giáo Trung Đông bị Ấn giáo ảnh hưởng nặng bởi nó ít ra còn giữ được cái nền gốc của nó (dù nội dung bị Ấn giáo làm cho quay cuồng rồi) và dù gì 2 thằng này cũng là văn minh lớn, chứ mất mẹ văn hóa như Kushana, Mughal, Hung Nô, Mãn Châu, Ngũ Hồ xâm nhập trung nguyên hay thậm chí là... Đông Ấn sau thống nhất Ấn Độ hay Hồi giáo bên trong Ấn Độ,... thì nói ra là bị đồng hóa cmnr.

Và các anh rồ Tàu cũng không phải xấu hổ gì khi bị Ấn giáo ảnh hưởng đâu, bởi đến cả Hồi giáo rực rỡ ở Trung Đông, đẩy Tây Âu vào cái góc kẹt hàng trăm năm mà trong Ấn Độ còn bị nó đồng hóa hay Phật giáo rực rỡ là vậy, truyền bá rộng rãi ra ngoài là vậy nhưng ở tiểu lục địa Ấn Độ vẫn bị cho đi ăn mày, truyền ra ngoài đều dính ảnh hưởng của Ấn giáo thì như Trung Quốc vẫn còn nhẹ nhàng lắm :embarrassed:
Có 1 điều cần lưu ý là không phải do các nhà tu hành TQ lấy nhầm kinh kệ Ấn giáo hay Phật giáo, mà là so sự phá hoại có chủ đích của Ấn giáo.

Phật giáo từ khi ra đời đã là cái gai trong mắt của Ấn giáo vì 1 quan điểm duy nhất mà 2 bên không thể dung hoà được: hệ thống phân biệt đẳng cấp ( từ bramin -> dalit ). Đức Phật với quan điểm chúng sinh đều bình đẳng đã đạp đổ hệ thống này, và thậm chí phần đông đệ tử của ngài lại từ tầng lớp Bramin.

Sau khi Phật nhập diệt, Ấn giáo mới quyết định khôi phục lại hệ thống giáo lý và đẳng cấp của mình bằng nhiều phương pháp đàn áp, gây thù hận, nhưng đỉnh điểm chính là việc loại bỏ toàn bộ giáo lý nhà Phật bằng cách xoá bỏ tiếng Pali ( Prakrit ) và thay bằng tiếng Sankrit. Sau này thì tiếng Pali gần như biến mất tại Ấn độ và các Bramin thoải mái chỉnh sửa cả văn kiện của Ấn giáo lẫn Phật giáo để làm cho Phật giáo như 1 nhánh nhỏ của Ấn giáo, trong đó Đức Phật là 1 bản thể trong hệ thống các thần của Ấn giáo.

Giai đoạn Trung Quốc sang lấy kinh thì lúc này đã không còn là kinh Phật nguyên thuỷ nữa rồi. Nên mới có chuyện kinh điển Pali không có Quán Thế Âm Bồ Tát, nhưng với Phật giáo Bắc tông thì vị này nổi tiếng ngang ngửa Đức Phật. Nên ông Huyền Trang mang kinh điển về thực chất là bộ kinh đã được chỉnh sửa bởi Ấn giáo. Muốn lấy kinh gốc thì phải qua Sri-Lanka lấy bộ Tam tạng kinh Pali thì mới đúng chuẩn lời Đức Phật để lại.
 
Tam Thanh Đạo giáo còn là hàng nhái từ Trimurti của Hindu thì tuổi gì TQ đòi xuất khẩu Thái Thượng Lão quân qua Ấn Độ.
Mấy cái Tam cương, Tam tòng... của Tân Nho giáo (Tống Nho) cũng do ảnh hưởng từ Ấn giáo nốt.
Tào lao hết sức.
Lão Tử sinh năm 571 TCN.
Trong khi đó khái niệm Trimuti xuất hiện ở giai đoạn thứ 2 của Hindu là Balamon từ sớm nhất cũng phải là năm 500 TCN, còn trước đó thì các vị thần của Hindu vẫn chưa được hợp nhất, vẫn là các giáo phái, tín ngưỡng riêng rẽ.
Rõ ràng về mặt thời gian là Lão Tử đẻ ra cái Đạo giáo trước, trong khi đó tôi còn chưa tính đến việc giao lưu văn hóa Ấn-Trung thời kỳ này còn rất hạn chế.
 
Vụ này hay, thím giải thích rõ hơn được không vì tôi Google không thấy ra?
Nó chế ra chớ làm đ' gì có vụ đó.
Bản chất Trimuti của Ấn là 3 vị thần tối cao của 3 tín ngưỡng khác nhau, được nhà cầm quyền hợp nhất lại vào 1 tôn giáo duy nhất để dễ quản lý, tránh cho việc các tôn giáo tranh giành, chiến tranh với nhau.
Còn Tam Thanh của Đạo Giáo lấy từ các sự tích của tín ngưỡng dân gian của bọn nó thì liên quan gì đâu.
 
Có 1 điều cần lưu ý là không phải do các nhà tu hành TQ lấy nhầm kinh kệ Ấn giáo hay Phật giáo, mà là so sự phá hoại có chủ đích của Ấn giáo.

Phật giáo từ khi ra đời đã là cái gai trong mắt của Ấn giáo vì 1 quan điểm duy nhất mà 2 bên không thể dung hoà được: hệ thống phân biệt đẳng cấp ( từ bramin -> dalit ). Đức Phật với quan điểm chúng sinh đều bình đẳng đã đạp đổ hệ thống này, và thậm chí phần đông đệ tử của ngài lại từ tầng lớp Bramin.

Sau khi Phật nhập diệt, Ấn giáo mới quyết định khôi phục lại hệ thống giáo lý và đẳng cấp của mình bằng nhiều phương pháp đàn áp, gây thù hận, nhưng đỉnh điểm chính là việc loại bỏ toàn bộ giáo lý nhà Phật bằng cách xoá bỏ tiếng Pali ( Prakrit ) và thay bằng tiếng Sankrit. Sau này thì tiếng Pali gần như biến mất tại Ấn độ và các Bramin thoải mái chỉnh sửa cả văn kiện của Ấn giáo lẫn Phật giáo để làm cho Phật giáo như 1 nhánh nhỏ của Ấn giáo, trong đó Đức Phật là 1 bản thể trong hệ thống các thần của Ấn giáo.

Giai đoạn Trung Quốc sang lấy kinh thì lúc này đã không còn là kinh Phật nguyên thuỷ nữa rồi. Nên mới có chuyện kinh điển Pali không có Quán Thế Âm Bồ Tát, nhưng với Phật giáo Bắc tông thì vị này nổi tiếng ngang ngửa Đức Phật. Nên ông Huyền Trang mang kinh điển về thực chất là bộ kinh đã được chỉnh sửa bởi Ấn giáo. Muốn lấy kinh gốc thì phải qua Sri-Lanka lấy bộ Tam tạng kinh Pali thì mới đúng chuẩn lời Đức Phật để lại.
Thời ông Huyền Trang đi thỉnh kinh thì rơi vào tầm thời hậu Gupta, thời đó Phật giáo đã thoái trào vài trăm năm rồi.
Còn về phần cuối thím nói về bộ kinh ở SriLanka thì theo mình cũng chưa phải là bộ kinh gốc, bộ này cũng đã được chỉnh sửa từ lâu để Phật giáo có thể phù hợp với nhà cầm quyền ở các vương triều trước.
 
Phật giáo có thể lan truyền được ra ngoài nhờ dấu chân ngựa của các đế quốc du mục (Bắc truyền) hoặc theo đường biển (Nam truyền). Cần phải hiểu cả Nam lẫn Bắc truyền ở TQ đều là Đại thừa, Phật giáo Nam truyền ở TQ truyền vào từ Đế chế Khmer, lúc đó theo Đại thừa, còn Bắc truyền sau khi nhà Hán chiếm được Tây Vực là nơi phát tích của Đế quốc du mục Kushana đã từng chiếm được miền Bắc Ấn Độ và sau đó bị đồng hoá. Nó khác cái khái niệm kiểu "Nam Tông tiểu thừa, Bắc Tông đại thừa" mà ta vẫn nghe.
Này là hiểu sai về Nam Tông, Bắc Tông rồi nhé.

Phật giáo sau khi Đức Phật tạ thế chia làm 2 trường phái:
  • Đại chúng bộ: Chủ trương cách tân Kinh - Luật - Luận ( Kinh kệ - giới luật - chú giải kinh ) sao cho phù hợp với đại chúng.
  • Thượng toạ trưởng lão bộ: Giữ y nguyên Kinh - Luật - Luận mà Đức Phật truyền lại cho các đệ tử.

Còn về Nam tông - Bắc tông thì đơn giản là các tăng sư theo Đại chúng bộ chọn miền Bắc để đi truyền giáo pháp, còn Thượng toạ trưởng lão bộ chọn đi về hướng Nam. Còn Đại thừa ( Bắc tông ) ám chỉ dành cho phần đông, Tiểu thừa ( Nam tông ) là dành cho số ít. Vì để tuân theo giới luật nhà Phật thì chỉ có 1 số ít người tham gia tăng đoàn được thôi.
 
Thời ông Huyền Trang đi thỉnh kinh thì rơi vào tầm thời hậu Gupta, thời đó Phật giáo đã thoái trào vài trăm năm rồi.
Còn về phần cuối thím nói về bộ kinh ở SriLanka thì theo mình cũng chưa phải là bộ kinh gốc, bộ này cũng đã được chỉnh sửa từ lâu để Phật giáo có thể phù hợp với nhà cầm quyền ở các vương triều trước.
Nó là bộ kinh gần nhất với lời Phật dạy đó.
Kinh điển được truyền tới Sri-Lanka trước thời thoái trào của Phật giáo tại Ấn Độ cơ, cỡ năm 260TCN. Sau khi vào thì được chính vua Asoka là người theo đạo Phật bảo toàn và sau đó là viết lại thành văn kiện chứ không còn truyền khẩu nữa.

Nhìn chung là sau vài trăm năm thì sẽ không còn được 100% giáo pháp Đức Phật, nhưng đây được cho là bộ kinh gần nhất với giáo pháp rồi, còn được bao nhiêu % thì chịu
X17vmKo.png
 
Nó là bộ kinh gần nhất với lời Phật dạy đó.
Kinh điển được truyền tới Sri-Lanka trước thời thoái trào của Phật giáo tại Ấn Độ cơ, cỡ năm 260TCN. Sau khi vào thì được chính vua Asoka là người theo đạo Phật bảo toàn và sau đó là viết lại thành văn kiện chứ không còn truyền khẩu nữa.

Nhìn chung là sau vài trăm năm thì sẽ không còn được 100% giáo pháp Đức Phật, nhưng đây được cho là bộ kinh gần nhất với giáo pháp rồi, còn được bao nhiêu % thì chịu
X17vmKo.png
Đồng ý với thím là bộ này là bộ gần với nguyên gốc nhất.
Cơ mà theo tinh thần của Phật giáo thì mình không nghĩ nó phù hợp với giai cấp thống trị đâu, thế nên các bộ kinh Phật bị chỉnh sửa để phù hợp với nhà cầm quyền là điều chắc chắn đã xảy ra.
Ngay từ thời Asoka thì lão đẩy Phật giáo thành quốc giáo không phải vì lão sùng đạo mà vì lão muốn lấy Phật giáo để làm vũ khí thay thế toàn bộ đám cầm quyền cũ đi.
 
Status
Not open for further replies.
Back
Top