ghost_killer
Đã tốn tiền
Ngủ chính là thời gian để bộ não được nghỉ ngơi, thư giãn. Khi bạn thức khuya, bạn đang tăng năng lượng thông tin cần ghi nhớ trong khi đó giảm thời gian nghỉ ngơi của não bộ. Não bộ của bạn phải được nghỉ ngơi đủ 8 tiếng mỗi ngày, nhưng nếu bạn thức khuya thì sẽ làm suy giảm trí nhớ.
Thức khuya làm suy giảm hệ miễn dịch
Khi thức khuya cơ thể dễ bị thiếu năng lượng, dẫn đến tình trạng mệt mỏi và làm cho sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút. Điều này sẽ dẫn đến việc mắc các bệnh do vi sinh vật gây nên như cảm cúm, viêm nhiễm đường hô hấp, ho, đau họng,…
Thức khuya khiến da bị lão hóa
Việc thức khuya sẽ làm cho hoạt động điều tiết các tế bào da bị thất thường, ảnh hưởng đến chức năng của tế bào biểu bì. Điều này sẽ làm cho da bị lão hóa sớm, xuất hiện nếp nhăn, xỉn màu, gây nên nhiều mụn,… Vì thế để có được một làn da đẹp, các bạn cần nên có thói quen ngủ sớm và đầy đủ.
Rối loạn nội tiết
Trong thời gian ngủ, cơ thể bài tiết ra hormone cân bằng giúp cơ thể tránh rơi vào trạng thái rối loạn nội tiết. Ở những người thường xuyên thức khuya hay ngủ không đủ giấc làm cho hormone bị thiếu hụt hay mất cân bằng. Ở phụ nữ những người thường xuyên thức khuya gây rối loạn kinh nguyệt, tăng nguy cơ u xơ tử cung...
Thức khuya làm giảm thị lực
Vào ban đêm là lúc mắt cần được nghỉ ngơi sau cả ngày làm việc, khi chúng ta thức đêm có nghĩa là mắt phải tiếp tục làm việc cộng với điều kiện không đủ ánh sáng lâu dần thị lực sẽ giảm đi đáng kể. Nếu thức khuya mà làm việc cùng các thiết bị điện tử như màn hình máy tính, điện thoại đòi hỏi mắt phải điều tiết và tiết ra các chất lỏng bôi trơn. Càng nhìn trong thời gian dài cộng thêm điều kiện ánh sáng không đáp ứng đủ, mắt càng phải tiết nhiều chất lỏng bôi trơn hơn, và đó cũng là nguyên nhân khiến mắt bị khô, mỏi.
Ngoài ra, ánh sáng màn hình máy tính hay điện thoại được gọi là ánh sáng xanh. Khi chúng ta làm việc vào ban đêm mức độ tập trung càng cao thì mắt bạn sẽ tập trung vào lượng ánh sáng này nhiều hơn. Bản chất ánh sáng xanh là ánh sáng có năng lượng lớn nhất trong các loại ánh sáng nhìn thấy được, chúng có thể đâm xuyên qua các lớp lọc ánh sáng tự nhiên của nhãn cầu đến đáy mắt và gây tổn thương võng mạc....
Nguồn Doanh Nghiệp http://doanhnghiepvn.vn/doi-song/nhung-tac-hai-den-suc-khoe-khi-thuc-khuya/20210105031637166