Những xu hướng thời trang kinh điển trong thời Nữ hoàng Victoria

dogamer03

Senior Member

Khi quần áo có giá rẻ hơn và được sản xuất nhanh hơn trong cuộc Cách mạng Công nghiệp, những thiết kế thời trang mới, dù rất kỳ quặc, đã trở thành xu hướng của thời Nữ hoàng Victoria.​

Bước chuyển mình của ngành thời trang
Chú thích ảnh
Ảnh: Getty Images
Thời đại Victoria kéo dài suốt thời kỳ trị vì của Nữ hoàng Victoria từ năm 1837- 1901. Đây là thời kỳ kinh tế và xã hội chứng kiến bước chuyển mình mạnh mẽ nhờ những thành tựu của Cách mạng Công nghiệp. Sự thay đổi này có tác động sâu sắc đến mọi lĩnh vực, gồm cả ngành thời trang. Trong thời kỳ này, quần áo có giá rẻ, được sản xuất nhanh hơn và đã trở nên phổ biến với người dân.
Bà Valerie Steele, Giám đốc và phụ trách bảo tàng tại Học viện Công nghệ Thời trang ở New York (Mỹ), cho biết: “Mọi công đoạn từ kéo sợi, dệt vải đều được công nghiệp hóa. Điều đó có nghĩa là thời trang đã trở nên phổ biến với mọi tầng lớp”.
Đàn ông và phụ nữ thuộc tầng lớp lao động có thể diện những bộ trang phục theo phong cách giống như tầng lớp quý tộc, dù họ thường mua những trang phục sản xuất đại trà với những chất liệu rẻ hơn. Các hình thức bán lẻ mới như cửa hàng bách hóa, đặt hàng qua tạp chí và bưu điện cũng giúp mọi người bắt kịp những xu hướng thời trang mới nhất. Những yếu tố này đã thúc đẩy các thiết kế thời trang thay đổi nhanh hơn so với các thời đại trước đó.
Theo bà Steele, một trong những thay đổi đáng chú ý nhất đó là thời trang bắt đầu được phân biệt theo giới tính hơn là giai cấp. Điều này phản ánh quá trình dân chủ hóa thời trang, cũng như thay đổi vai trò của phụ nữ trong xã hội.
“Vào thế kỷ 18, cả đàn ông và phụ nữ đều mặc quần áo lụa trang trí họa tiết. Nhưng vào thế kỷ 19, trang phục của phụ nữ lan rộng khắp các tầng lớp xã hội và trở nên hoàn toàn khác biệt so với trang phục của đàn ông. Đàn ông bắt đầu mặc đồ len sẫm màu, trong khi phụ nữ mặc đồ lụa sặc sỡ”, bà giải thích.
Màu sắc sặc sỡ, mới mẻ
Chú thích ảnh
Xu hướng thời trang Victoria trên ấn phẩm Pháp La Mode năm1890. Ảnh: Heritage Images
Năm 1853, nhà hóa học người Anh William Henry Perkin tình cờ tạo ra thuốc nhuộm tổng hợp khi ông đang tìm cách điều chế loại thuốc điều trị bệnh sốt rét.
Mauveine, còn được gọi là màu tím anilin hay màu hoa cà của ông Perkin, là một trong những loại thuốc nhuộm tổng hợp đầu tiên trên thế giới. Hợp chất này được sử dụng làm thuốc nhuộm cho lụa, bông và các loại vải khác.
Trước khi có khám phá của nhà hóa học Perkin, thuốc nhuộm thường được chế tạo rất phức tạp từ các nguồn tự nhiên, như côn trùng và thực vật. Thuốc nhuộm cũng là thứ đắt đỏ đối với tất cả mọi người, trừ những người giàu có nhất trong xã hội.
“Thuốc nhuộm từng là một trong những dấu ấn đẳng cấp lớn. Nó rất đắt tiền và do đó rất quý hiếm. Đột nhiên, thuốc nhuộm trở thành thứ có sẵn cho tất cả mọi người. Màu hồng, vốn là màu nhuộm rất đắt đỏ từ Brazil và Sumatra, đã trở thành màu phổ biến. Ngay cả các cô gái phục vụ cũng có thể mặc trang phục màu sắc này”, bà Steele nói. Do đó, những phụ nữ giàu có vào cuối thế kỷ 19 bắt đầu mặc trang phục màu hồng nhạt để phân biệt với tầng lớp thấp hơn và sau đó là những chiếc váy đỏ tươi rực rỡ.
Mốt đeo găng tay xuất hiện
Chú thích ảnh
Đàn ông và phụ nữ ở thời đại Victoria thường đeo găng ở nơi công cộng. Ảnh: Getty Images
Người dân trong thời đại Victoria rất chú trọng đến phân tầng giai cấp và thời trang chính là cách để thể hiện hoặc che giấu địa vị của một người trong xã hội.
Bàn tay có thể nói lên rất nhiều điều về vị thế của một người trong hệ thống phân cấp xã hội. Có bàn tay mềm mại, mảnh mai và trắng hồng chứng tỏ người đó có địa vị cao và không phải là người lao động chân tay. Do đó, cả nam giới và phụ nữ trong thời kỳ này đều đeo găng tay, không chỉ để bảo vệ làn da khỏi các yếu tố thời tiết mà còn để che giấu địa vị của mình.
Ở nơi công cộng, phụ nữ luôn đeo găng tay và để lộ đôi tay trần ra ngoài bị coi là điều không đúng mực. Đàn ông cũng phải đeo găng tay, mặc dù việc họ tháo găng tay ở nơi công cộng là điều dễ chấp nhận hơn, chẳng hạn khi bắt tay một người quen.
Trong cuốn sách về nghi thức xã giao và sổ tay lịch sự của quý ông, xuất bản năm 1860, một quý ông thuộc tầng lớp thượng lưu có thể đeo tới 6 đôi găng tay trong một ngày, tùy thuộc vào địa vị xã hội. Những chiếc găng tay khác nhau được đeo trong những dịp khác nhau.
Dùng quạt để thể hiện cảm xúc
Chú thích ảnh
Bức tranh của Henry Gillard Glindoni (1852-1913). Ảnh: Getty Images
Từng là mốt nổi tiếng sau khi được phát minh ở Ai Cập, trong thời đại Victoria, đồ vật này một lần nữa trở nên vô cùng phổ biến. Chúng cho phép phụ nữ chưa kết hôn thể hiện cảm xúc, tình cảm một cách tinh tế mà vẫn duy trì các quy ước xã hội nghiêm ngặt trong thời đại.
Bằng cách mở, gấp hoặc rung chiếc quạt của mình, phụ nữ có thể gửi đi thông điệp mà họ muốn truyền đạt mà không cần dùng ngôn ngữ. Nhà thiết kế quạt người Paris Jean-Pierre Duvelleroy, người đã thiết kế quạt cho Nữ hoàng Victoria, đã giải thích ý nghĩa của từng cử chỉ quạt. Chẳng hạn, đưa cán quạt lên môi có nghĩa là "hãy hôn tôi", đóng quạt ngụ ý phụ nữ muốn nói chuyện, trong khi mở quạt có nghĩa hãy đợi tôi.
Quạt phổ biến trong tất cả các tầng lớp xã hội. Phụ nữ thuộc tầng lớp thượng lưu mang theo những chiếc quạt lớn, trang trí công phu và được tạo ra từ những vật liệu cao cấp như ngà voi và lụa. Còn phụ nữ thuộc tầng lớp thấp hơn mua những chiếc quạt sản xuất đại trà.
Trào lưu váy Crinoline
Chú thích ảnh
Phụ nữ thời Victoria mặc váy Crinoline vào khoảng năm 1860Ảnh: Getty Images
Váy Crinoline được những người thợ thủ công Tây Ban Nha thiết kế vào cuối thể kỷ 15 và từng là trào lưu thời trang nổi tiếng dưới thời Nữ hoàng Victoria. Đây là thiết kế váy bồng được dệt bằng lông ngựa rất cứng với phần tùng váy làm bằng kim loại nặng nề.
Song mẫu váy Crinoline đã nhanh chóng chiếm trọn trái tim của những quý bà Anh quốc bởi nó làm toát lên sự sang trọng. Tại xứ sở sương mù, váy càng to càng chứng tỏ người mặc thuộc tầng lớp cao. Bởi người ta quan niệm rằng gia đình phải rất giàu có, nhà phải rất to mới có đủ diện tích làm cửa lớn để người mặc mẫu váy cồng kềnh này lọt qua.
Dù được coi biểu tượng thời trang trong thời đại Victoria, mẫu váy này đã bị chỉ chích là nguyên nhân khiến phụ nữ thiệt mạng do hỏa hoạn. Ước tính khoảng 3.000 nạn nhân đã bị thiêu chết trong chính chiếc váy của mình. Đến những năm 1860, váy Crinoline đã phải nhường chỗ cho mẫu váy Bustle gọn gàng hơn. Những chiếc váy Bustle giúp tôn dáng vòng ba hơn và tạo độ thon gọn ở phần eo, nhưng vẫn đòi hỏi phụ nữ phải hạn chế di chuyển.
Chú thích ảnh
Mẫu váy Bustle có thiết kế gọn gàng hơn. Ảnh: Getty Images
Năm 1881, một nhóm phụ nữ người Anh đã thành lập Hiệp hội Trang phục Phù hợp, phản đối các xu hướng thời trang làm biến dạng dáng người, cản trở chuyển động của cơ thể và gây hại cho sức khỏe, bao gồm áo ngực bó sát, bốt cao gót, váy Crinoline cồng kềnh và có cả mẫu váy Bustle.
Song giới phân tích cho rằng những thay đổi sâu sắc trong xu hướng thời trang ở thời kỳ này đã mang đến cho phụ nữ nhiều quyền tự do và dân chủ hơn. Ngay cả trong thời đại ngày nay, các xu hướng thời trang trong thời đại Victoria vẫn được coi là hình mẫu của sự quý phái và tinh tế.

Hải Vân/Báo Tin tức (Theo History)
https://baotintuc.vn/ho-so/nhung-xu...-thoi-nu-hoang-victoria-20221226174620925.htm
 
Cóc xê thắt chật ních không thở được, váy 3,4 lớp đái vào bỉm luôn cho nhanh :D:D:D

Sent from Xiaomi M2010J19SG using vozFApp
 
Suy nghĩ nghe hài thật:surrender:

Tại xứ sở sương mù, váy càng to càng chứng tỏ người mặc thuộc tầng lớp cao. Bởi người ta quan niệm rằng gia đình phải rất giàu có, nhà phải rất to mới có đủ diện tích làm cửa lớn để người mặc mẫu váy cồng kềnh này lọt qua

Đàn bà con gái mặc kiểu váy Crinoline này có vé bước vào cửa địa phủ luôn. Đúng là chết vì gu thẩm mỹ kỳ quặc
 
Mấy mợ vương hậu tk 19 ăn mặc nhìn sang chảnh thật mà. Đẹp ko là tuỳ mắt nhìn nhưng chụp ảnh thì đúng đỉnh cao, thần thái cũng ăn đứt tụi Quoàng gia “bình hoa di động” ngày nay (xem ảnh thấy bình thường ko có gì ma mị cuốn hút như tụi thời Victoria) :adore::sweet_kiss::bad_smelly:

Quoàng hậu Nga Ngú
44A2D111-2049-46AD-BE36-488AA6BA73CA.jpeg

Quoàng hậu Anh nhợn
53A2796C-0938-4F00-87B4-3F533B38F305.jpeg

Quoàng hậu Đức cống

4F7EA28F-8E3F-474F-A7DE-B1DE72DEF254.jpeg


Quoàng hậu Phú lang sa

03C3F36A-6A0A-49F5-975E-7C3610D34770.jpeg


Quoàng hậu Romania

A7F86D02-8456-4713-BFB1-D7E406197BC1.jpeg


Quoàng hậu Hà Lan

6C80D05E-E766-45FB-ADD3-25D0879B64DB.jpeg


Quoàng hậu Bỉ

DDF6E73B-2DB1-4646-A885-04BD01797F2A.jpeg


Quoàng hậu Tây Bán Nhà

67115D32-E583-4522-9BB2-E2CB3764B2ED.jpeg


Quoàng hậu nước Ri đỗ

DA3D6F43-F341-403F-B5CA-665595190A9C.jpeg

Quoàng hậu Hy Lạp

5BE9909A-8034-4A35-A6A5-3530868A7245.jpeg
 
Suy nghĩ nghe hài thật:surrender:

Tại xứ sở sương mù, váy càng to càng chứng tỏ người mặc thuộc tầng lớp cao. Bởi người ta quan niệm rằng gia đình phải rất giàu có, nhà phải rất to mới có đủ diện tích làm cửa lớn để người mặc mẫu váy cồng kềnh này lọt qua

Đàn bà con gái mặc kiểu váy Crinoline này có vé bước vào cửa địa phủ luôn. Đúng là chết vì gu thẩm mỹ kỳ quặc
Thời đó (giữa tk 19) có mấy lần dạ tiệc xong sơ suất xảy ra hỏa hoạn mấy mợ hoảng loạn chạy ra cửa nhưng mặc khung đầm phồng to quá bị kẹt xong chết cả đám nên mới phải cải tiến cho nó xẹp bớt đến tối giản vào cuối tk 19, sang đầu tk 20 thì gu thời trang khác nên khung đầm phồng bị bỏ rơi, tưởng tượng cả đám chung 1 phòng bận cái đầm kiểu này thì đánh bom, hỏa hạn lúc bỏ chạy chắc mắc cười lắm :amazed::angry:

CE8DB4A4-67A3-4701-9E8C-3DA4DE1B5BCB.jpeg
 
Back
Top