Niềm vui nhỏ bé của những đứa trẻ hiểu chuyện đến đau lòng

Status
Not open for further replies.

Kisuf

Staff
Ngày nào cũng vậy, những bước chân nhỏ xíu bám đầy bùn đất vẫn thoăn thoắt băng rừng vượt núi cả chục cây số để đến trường. Bởi ở đó không chỉ có con chữ, có đồ chơi mà còn có những bát mèn mén chan mỳ tôm nóng hổi lấp đầy chiếc bụng đói của tụi nhỏ.

Xót xa bữa cơm chan nước lọc trước giờ đến lớp

Trên con dốc cheo leo dẫn tới điểm trường mầm non Bó Lầm, xã Nà Khương, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang, một căn nhà nhỏ chừng 20 mét vuông lọt thỏm giữa mỏm đất gồ ghề. Đó là nơi ở của Vừ Chấn Bình, chàng trai 17 tuổi, cùng 4 đứa cháu thơ dại. Bốn bức tường xiêu vẹo chẳng đủ che chắn cơn gió mùa đông rét buốt, nhưng lại là nơi duy nhất những tâm hồn nhỏ bé dựa vào nhau để sống và trưởng thành.

Bình lẽ ra đang ở độ tuổi cắp sách tới trường, nhưng cuộc sống khắc nghiệt đã khiến em phải từ bỏ ước mơ. Cha mẹ của bốn đứa trẻ phải tha hương kiếm sống, để lại đàn con cho Bình một mình gánh vác. Em bé lớn nhất mới 5 tuổi, nhỏ nhất chưa tròn 2 tuổi, từ bữa ăn đến giấc ngủ, đều nhờ một tay Bình chăm lo.

Mỗi sáng, khi Bình đang lúi húi thay áo cho bé lớn để kịp giờ đến trường thì trong góc nhà, em bé thứ hai, chỉ mới 3 tuổi đã tự bưng bát cơm nguội tới bếp, chế thêm nước sôi để nguội để ăn, như một thói quen. Hình ảnh ấy khiến ai nhìn cũng sẽ không khỏi nghẹn lòng, nhưng đối với gia đình Bình, bát cơm chan nước sôi đã là cả một sự chắt chiu.

1739416162940.png

Cách Bó Lầm gần trăm km là điểm trường Tả Củ Tỷ thuộc huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, nơi bé Vân, người Mông theo học. Vân đã 4 tuổi nhưng chỉ nặng 10kg, thấp bé nhất lớp. Em mồ côi bố, đang sống cùng mẹ và anh trai, hoàn cảnh gia đình vô cùng khó khăn. Theo lời cô giáo, cô học xinh bé xíu này đã gây ấn tượng mạnh với cô ngay từ đầu năm học bởi một hành động đặc biệt. “Vân thường hay xin thêm cơm để mang về nhà sau khi tan lớp. Nhiều lúc em không ăn hết phần cơm của mình mà len lén nắm cơm thành một nắm ở tay, giấu vào trong túi áo. Khi tôi gạn hỏi, Vân mới thủ thỉ rằng em lấy cơm mang về cho anh trai ăn” – cô giáo nghẹn ngào kể lại.

Còn ở nơi vùng cao biên giới Vị Xuyên tỉnh Hà Giang, mỗi sáng đến lớp tại điểm trường Thanh Đức, trên đôi vai nhỏ của bé gái 9 tuổi người Dao - Lý Thị Nga - không phải ba lô hay cặp sách mà là cô em gái mới 2 tuổi. Bạn cùng lớp và các cô giáo dường như đã quá quen với hình ảnh một cô bé tí xíu lê la cạnh chị gái trong lớp học. Cô chị vừa nghe giảng, chép bài, thỉnh thoảng lại quay qua dỗ em. Giờ ăn thì phần cơm dành cho Nga luôn được chia nhiều thêm một chút dành cho em gái nhỏ. Nhìn hai đứa trẻ chăm nhau mà tim như thắt lại. “Ở nhà có 5 chị em, em này là út bé nhất nhà. Bố mẹ con đi làm bận nên con phải đưa em đi học”. Nga nói giọng nhẹ bẫng.

1739416139903.png

Những câu chuyện như Nga, như Vân hay 4 em bé Bó Lầm không phải là hoàn cảnh cá biệt mà có thể bắt gặp ở nhiều điểm trường vùng cao trên cả nước. Bố mẹ đi làm ăn xa, hoàn cảnh gia đình khó khăn khiến tụi trẻ hiểu chuyện từ sớm. Các em nương tựa vào nhau như cây cỏ bám rễ vào đá, cứ thế mà lớn lên kiên cường giữa thiên nhiên khắc nghiệt.

Tình yêu thương ấm áp từ những điểm trường xiêu vẹo

May mắn thay, dù cuộc sống còn muôn vàn khó khăn nhưng tình yêu thương vẫn luôn hiện hữu. Khi bố mẹ phải bươn chải xa nhà, các em nhỏ vùng cao vẫn may mắn tìm thấy vòng tay yêu thương ở mái trường và thầy cô. Có những điểm trường xa nhà đến cả chục km; có những lớp học xiêu vẹo gỗ đã mọt, tường đã mủn, cửa cũng chẳng còn nhưng tụi trẻ vẫn luôn háo hức chờ tới thứ Hai để được đến lớp. Bởi ở đó chúng được học con chữ, được ăn no và được các thầy cô chăm sóc bằng cả tấm lòng.

Hàng ngày, cô Vũ Thị Hiệp, giáo viên tại điểm trường mầm non Bó Lầm vẫn đều đặn hỗ trợ Vừ Chấn Bình đưa các cháu đi học. Hai tay dắt hai đứa trẻ, đứa còn lại địu trên lưng, cô giáo vượt con dốc, quay trở về điểm trường lúp xúp trên sườn đồi. “Hai đứa bé chưa đủ tuổi đi học nhưng nhìn hoàn cảnh gia đình, chúng tôi vẫn nhận các con. Những đứa trẻ cũng như con mình, thấy các con khổ, chúng tôi không cầm lòng được. Các cháu đến trường còn có miếng cá khô, bát canh được các cô chia cho để ăn cùng. Chứ ở nhà như thế, suốt ngày ăn cơm trộn nước sôi” – cô Hiệp vừa nói vừa không cầm được nước mắt.

Còn ở điểm trường Thèn Phùng, huyện Yên Minh, Hà Giang, nơi 47 đứa trẻ độ tuổi từ 3 – 5 đang theo học, những chiếc lá được gắn cầu kì hay những bông hoa màu sắc được gấp gọn gàng đính lên trên tường chính là tình yêu thương mà cô giáo Chu Thị Quỳnh dành cho đám trò nhỏ. “Mình tự đi xin bạt, tự bỏ tiền túi ra để mua các đồ trang trí cho lớp học, để các con muốn tới lớp mỗi ngày” – cô chia sẻ.



1739416124503.png


Một góc lớp học được trang trí bởi cô giáo Quỳnh

Cô Quỳnh kể các con thiệt thòi lắm. Dù thuộc diện được hỗ trợ ăn trưa nhưng do cơ sở vật chất chưa cho phép, các cô chưa thể chuẩn bị bữa ăn cho học trò. Đồ ăn trưa do bố mẹ chuẩn bị cũng chỉ có cơm trắng nguội ngắt. Thương tụi trẻ, nhiều hôm các cô giáo chỉ ăn cơm không, nhường phần thức ăn của mình cho các học trò nhỏ. “Nhưng học sinh đông quá nên cũng chỉ chia được cho mấy đứa nhỏ nhất, khó khăn nhất mà thôi”, cô Quỳnh nghẹn ngào.

Đằng sau những bữa ăn ấm áp, những nụ cười vui tươi của con trẻ chính là sự hy sinh thầm lặng của các thầy cô giáo. Họ gác lại niềm vui riêng, chịu đựng những thiếu thốn, khó khăn để chăm lo những búp măng non, những nụ hoa nhỏ của núi rừng với rất nhiều tình yêu thương và lòng trắc ẩn.

Chung tay để tiếng I tờ vang trên những bản xa

Mặc dù Chính phủ đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ giáo dục tại vùng cao, biên giới, mặc dù các thầy cô giáo cũng đã tận tâm tận lực với tụi nhỏ, nhưng tình trạng thiếu thốn cơ sở vật chất, lớp học tạm bợ và bếp ăn không an toàn vẫn là một thực tế nhức nhối, hiện hữu của nhiều điểm trường. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng học tập, mà còn hạn chế cơ hội phát triển cho các thế hệ học sinh nơi đây.

Chính vì vậy, sự chung tay của cộng đồng, của các tổ chức và doanh nghiệp trở nên vô cùng cần thiết. Mỗi tấm lòng sẻ chia đều có thể góp phần thay đổi cuộc sống của các em nhỏ, mang đến những ngôi trường kiên cố, bữa cơm no đủ và chắp cánh cho những ước mơ.

Với sứ mệnh “Vì một Việt Nam thịnh vượng” cùng nhận thức sâu sắc về trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp hàng đầu, VPBank trong nhiều năm qua đã không ngừng đồng hành cùng cộng đồng và đất nước kiến tạo những giá trị thịnh vượng, tập trung chủ yếu vào giáo dục và y tế với số tiền đóng góp lên tới gần 1800 tỷ đồng.

Từ năm 2022, ngân hàng đã phối hợp cùng VTV triển khai dự án “Cặp lá yêu thương – Em vui đến trường”, đóng góp gần 12 tỷ đồng để xây dựng và sửa chữa 58 điểm trường khó khăn tại 16 địa phương trên cả nước. Hơn 300 cán bộ nhân viên VPBank từ 30 chi nhánh đã vượt hàng nghìn km để tận tay trao gửi yêu thương tại những điểm trường vùng sâu, vùng xa.

1739416110555.png

Riêng năm học vừa qua nhờ sự chung tay hỗ trợ của chương trình án “Cặp lá yêu thương – Em vui đến trường”, gần 20 ngôi trường mới đã được khánh thành, trong đó có điểm trường Hoàng Lan thuộc xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. Từ một điểm trường phải đi học nhờ suốt hai thập kỷ, giờ đây với nguồn lực hỗ trợ từ VPBank và cộng đồng, một ngôi trường mới khang trang đã chính thức hiện diện. Những ánh mắt u buồn lo lắng đã được thay bằng những nụ cười rạng rỡ. Lớp học mới, sân trường rộng rãi cùng căn bếp yêu thương sẽ không chỉ mang đến một môi trường học tập tiện nghi, an toàn hơn cho các em nhỏ, mà còn là động lực để những người thầy cô bám bản vững tinh thần, hoàn thành sứ mệnh gieo chữ nơi vùng cao.

Screenshot 2025-02-13 at 10.08.13 AM.png


Sau 20 năm, cuối cùng các em học sinh Hoàng Lan, Quyết Tiến cũng đã có 1 điểm trường của mình

“Chúng tôi cho rằng đây là một công trình có ý nghĩa hết sức nhân văn, tạo thêm động lực giúp các thầy cô giáo và các em học sinh ở vùng xâu vùng xa như Hoàng Lan, Quyết Tiến có thêm điều kiện cơ sở vật chất để hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục trên địa bàn” - ông Đỗ Quang Dũng – Phó Chủ tịch UBND Huyện Quản Bạ nhận định.

1739416074861.png

Những câu chuyện xúc động của “Cặp lá yêu thương – Em vui đến trường” đã chạm đến hàng triệu trái tim, trở thành chương trình top 1 rating trên VTV1. Bên cạnh sự đồng hành và ngân sách hỗ trợ từ VPBank, “Cặp lá yêu thương – Em vui đến trường” còn nhận được sự chung tay từ cộng đồng và các đối tác chiến lược của VPBank như Mastercard với tổng số tiền lên tới gần 20 tỷ đồng, biến những ước mơ về ngôi trường hạnh phúc của các con thành sự thật.

“Đây là một trong những dự án thiện nguyện trọng điểm mà VPBank vô cùng tự hào được đồng hành trong những năm qua” – bà Phạm Thị Nhung - Thành viên Hội đồng quản trị, Phó Tổng giám đốc Thường trực VPBank - chia sẻ - “Chúng tôi mong muốn mang lại một tương lai tươi sáng hơn cho trẻ em vùng cao, bằng những mái trường kiên cố, những bếp ăn đủ đầy và những cơ hội học tập tốt hơn, để hai từ “thịnh vượng” có thể vươn xa trên khắp đất nước”.

Hành trình xây dựng những ngôi trường mới của VPBank sẽ không dừng lại. Những cung đường sẻ chia sẽ được tiếp tục nối dài, để ngày càng nhiều tiếng đọc bài trong trẻo cất lên từ những mái trường yêu thương. Và cứ thế, từng viên gạch tri thức sẽ tiếp tục được vun đắp, thắp sáng tương lai cho thế hệ mai sau.
 
Status
Not open for further replies.

Thread statistics

Created
Kisuf,
Replies
0
Views
650
Back
Top