[no-drop] - Tản mạn cuộc sống ở Anh

#48 Tiền tệ

Anh lợn sử dụng cả tiền giấy (note) và tiền xu (coin) cho các giao dịch thanh toán. Chúng ta hay gọi nó là tiền bảng Anh - UK Pound Stering (£), khi đổi ra tiền Việt thì được £1 = 33.000đ, đây là đồng tiền có mệnh giá cao thứ 5 toàn cầu. UK - vương quốc Anh có 4 đất nước bao gồm Anh (England), Scotland, Wales, và bắc Ireland (Northern Ireland), trong đó thì mỗi Wales là ko có tiền riêng, còn 3 thằng còn lại đều có tiền riêng, tất cả đều được sử dụng trên phạm vi toàn lãnh thổ của vương quốc Anh. Khi ta nói về tiền bảng Anh thì đang nói về tiền của Anh (England).

Tiền giấy (polyme) có mệnh giá £5, £10, £20, và £50. Tờ £50 ít được sử dụng vì mệnh giá khá cao, nhiều siêu thị không chấp nhận tờ tiền này (chả hiểu), hoặc họ phải soi rất kỹ trước khi lấy. Mệnh giá £10 và £20 là phổ biến nhất. Khi vua mới lên thay sẽ đổi tiền, như hiện tại, khi vua Charles III lên thay mẹ, UK sẽ dần dần thay thế loại tiền của bà Queen Elizabeth thành tiền có in hình vua Charles III. Nhiều người bảo nhau là với tuổi tác của vua hiện tại thì sẽ nhanh có tiền của vua mới thôi.

Hệ thống tiền giấy cũ (Queen Elizabeth II)

View attachment 2716075

Hệ thống tiền giấy mới (King Charles III)

View attachment 2716072

Tiền xu có các mệnh giá £2, £1, 1 penny, 2 pence, 5 pence, 10 pence, 20 pence, và 50 pence. Pence sẽ được ký hiệu là p, 1 penny = 1p, Pound thì ký hiệu là £, 1 pound là £1, hơi ngược. Do có 8 loại mệnh giá xu khác nhau nên là lúc đầu mới qua nhìn cái đống xu thì chỉ có hoa mắt chóng mặt, đấy là cảm nhận chung của tất cả mọi người mới qua. Tuy nhiên sau 1 thời gian thì sẽ dễ dàng phân biệt chúng. Việc cầm cả 1 túi tiền xu đi thanh toán là việc bình thường, tuy nhiên sẽ mất thời gian đếm chút thôi, bên này thì được cái là ai cũng không vội nên việc cầm bịch tiền xu đếm đếm cũng chẳng chết ai cả.

View attachment 2716093

Đồng £1 là đồng tiền đa năng vì ngoài tiêu dùng ra, nó có thể dùng cho việc mượn xe đẩy ở siêu thị hay sân bay (xe đẩy bị xích với nhau, có chỗ nhét đồng £1 vào để mượn xe, mượn xong thì khoá và lấy lại tiền).

Tiền xu rất đa dạng về hình ảnh in trên đồng tiền. Thường là khi có 1 sự kiện nào đó xảy ra, họ sẽ in các loại tiền xu theo sự kiện đó, nên thi thoảng lại bắt gặp những đồng xu khác hẳn với những đồng xu thường dùng, gặp mấy cái này thì con tôi nó cho vào bộ sưu tập của nó, tôi bảo, cứ để đấy, biết đâu sau này lại giàu (dreaming).

Tiền giấy bị hạn chế sử dụng ở UK do chính sách kiểm soát tiền tệ của chính phủ. Họ yêu cầu người dân sử dụng thẻ ngân hàng để họ có thể kiểm soát thuế và việc rửa tiền bất hợp pháp. Ở các siêu thị, như tôi đã nói ở 1 bài khác, thanh toán gần như là tự động hết, nhưng các quầy thanh toán sử dụng tiền mặt luôn chiếm tỷ lệ ít, thậm chí là không có, còn lại đa phần là yêu cầu thanh toán bằng thẻ. Ngoài ra ở các quầy thanh toán có thu ngân thì cũng cho phép sử dụng tiền mặt, thế nên việc thanh toán tiền mặt là khó khăn. Điều này dẫn đến việc lâu lâu lại có vài nhóm đi biểu tình chống lại chính sách sử dụng thẻ thay vì tiền mặt, với họ tiền nào cũng là tiền, việc làm này của chính phủ đi ngược lại với sự tự do dân chủ của người dân

Ở Việt Nam sử dụng QRCode rất thuận tiện, bên này họ không (chưa) sử dụng QrCode. Họ hoặc là chạm thẻ để thanh toán, hoặc là ApplePay/GooglePay để thanh toán là chủ yếu. Ở các siêu thị, cửa hàng, gần như họ không nhận hình thức chuyển khoản ngân hàng như mình, ở mình hoàn toàn có thể chuyển khoản tới 1 tài khoản nào đó (QrCode phát huy tác dụng), còn bên này thì vẫn có thể nhưng ít. Tuy nhiên, có 1 điểm hay khi sử dụng ApplePay/GooglePay đó là việc thanh toán cực nhanh, đơn giản là việc thanh toán lên xe buýt hay vào tàu điện ngầm, siêu thị, cũng chỉ với 1-2 nút bấm là xong. Dùng nhiều thì cũng thấy không có bất tiện gì cả.
Tiền xu phiên bản về sau nó ghép lại thành cái khiên.

1731859788684.png
 
#48 Tiền tệ

Anh lợn sử dụng cả tiền giấy (note) và tiền xu (coin) cho các giao dịch thanh toán. Chúng ta hay gọi nó là tiền bảng Anh - UK Pound Stering (£), khi đổi ra tiền Việt thì được £1 = 33.000đ, đây là đồng tiền có mệnh giá cao thứ 5 toàn cầu. UK - vương quốc Anh có 4 đất nước bao gồm Anh (England), Scotland, Wales, và bắc Ireland (Northern Ireland), trong đó thì mỗi Wales là ko có tiền riêng, còn 3 thằng còn lại đều có tiền riêng, tất cả đều được sử dụng trên phạm vi toàn lãnh thổ của vương quốc Anh. Khi ta nói về tiền bảng Anh thì đang nói về tiền của Anh (England).

Tiền giấy (polyme) có mệnh giá £5, £10, £20, và £50. Tờ £50 ít được sử dụng vì mệnh giá khá cao, nhiều siêu thị không chấp nhận tờ tiền này (chả hiểu), hoặc họ phải soi rất kỹ trước khi lấy. Mệnh giá £10 và £20 là phổ biến nhất. Khi vua mới lên thay sẽ đổi tiền, như hiện tại, khi vua Charles III lên thay mẹ, UK sẽ dần dần thay thế loại tiền của bà Queen Elizabeth thành tiền có in hình vua Charles III. Nhiều người bảo nhau là với tuổi tác của vua hiện tại thì sẽ nhanh có tiền của vua mới thôi.

Hệ thống tiền giấy cũ (Queen Elizabeth II)

View attachment 2716075

Hệ thống tiền giấy mới (King Charles III)

View attachment 2716072

Tiền xu có các mệnh giá £2, £1, 1 penny, 2 pence, 5 pence, 10 pence, 20 pence, và 50 pence. Pence sẽ được ký hiệu là p, 1 penny = 1p, Pound thì ký hiệu là £, 1 pound là £1, hơi ngược. Do có 8 loại mệnh giá xu khác nhau nên là lúc đầu mới qua nhìn cái đống xu thì chỉ có hoa mắt chóng mặt, đấy là cảm nhận chung của tất cả mọi người mới qua. Tuy nhiên sau 1 thời gian thì sẽ dễ dàng phân biệt chúng. Việc cầm cả 1 túi tiền xu đi thanh toán là việc bình thường, tuy nhiên sẽ mất thời gian đếm chút thôi, bên này thì được cái là ai cũng không vội nên việc cầm bịch tiền xu đếm đếm cũng chẳng chết ai cả.

View attachment 2716093

Đồng £1 là đồng tiền đa năng vì ngoài tiêu dùng ra, nó có thể dùng cho việc mượn xe đẩy ở siêu thị hay sân bay (xe đẩy bị xích với nhau, có chỗ nhét đồng £1 vào để mượn xe, mượn xong thì khoá và lấy lại tiền).

Tiền xu rất đa dạng về hình ảnh in trên đồng tiền. Thường là khi có 1 sự kiện nào đó xảy ra, họ sẽ in các loại tiền xu theo sự kiện đó, nên thi thoảng lại bắt gặp những đồng xu khác hẳn với những đồng xu thường dùng, gặp mấy cái này thì con tôi nó cho vào bộ sưu tập của nó, tôi bảo, cứ để đấy, biết đâu sau này lại giàu (dreaming).

Tiền giấy bị hạn chế sử dụng ở UK do chính sách kiểm soát tiền tệ của chính phủ. Họ yêu cầu người dân sử dụng thẻ ngân hàng để họ có thể kiểm soát thuế và việc rửa tiền bất hợp pháp. Ở các siêu thị, như tôi đã nói ở 1 bài khác, thanh toán gần như là tự động hết, nhưng các quầy thanh toán sử dụng tiền mặt luôn chiếm tỷ lệ ít, thậm chí là không có, còn lại đa phần là yêu cầu thanh toán bằng thẻ. Ngoài ra ở các quầy thanh toán có thu ngân thì cũng cho phép sử dụng tiền mặt, thế nên việc thanh toán tiền mặt là khó khăn. Điều này dẫn đến việc lâu lâu lại có vài nhóm đi biểu tình chống lại chính sách sử dụng thẻ thay vì tiền mặt, với họ tiền nào cũng là tiền, việc làm này của chính phủ đi ngược lại với sự tự do dân chủ của người dân

Ở Việt Nam sử dụng QRCode rất thuận tiện, bên này họ không (chưa) sử dụng QrCode. Họ hoặc là chạm thẻ để thanh toán, hoặc là ApplePay/GooglePay để thanh toán là chủ yếu. Ở các siêu thị, cửa hàng, gần như họ không nhận hình thức chuyển khoản ngân hàng như mình, ở mình hoàn toàn có thể chuyển khoản tới 1 tài khoản nào đó (QrCode phát huy tác dụng), còn bên này thì vẫn có thể nhưng ít. Tuy nhiên, có 1 điểm hay khi sử dụng ApplePay/GooglePay đó là việc thanh toán cực nhanh, đơn giản là việc thanh toán lên xe buýt hay vào tàu điện ngầm, siêu thị, cũng chỉ với 1-2 nút bấm là xong. Dùng nhiều thì cũng thấy không có bất tiện gì cả.
Bên này k dùng QR code, vì contactless rõ ràng vượt trội hơn QR code rất nhiều lần rồi thím. QR code cần kết nối data để xài, còn contactless thì ko, chạm thẻ vật lý hoặc điện thoại, thế là xong. Còn tại sao các cửa hàng ko chấp nhận thanh toán QR code như VN?

Rõ ràng ở VN thì các cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ, lề đường khắp nơi, thanh toán QR code nhan nhản, nhưng thím để ý nhé, tài khoản thụ hưởng hầu như là tài khoản cá nhân, chứ rất hiếm tài khoản doanh nghiệp. Nghĩa là khi thím thanh toán, mặc nhiên tiền sẽ chạy thẳng vào túi tiền riêng. Trường hợp khác, nếu doanh nghiệp kinh doanh đã có máy pos, thì sẽ mở thêm thanh toán QR code, chứ k có chuyện ngược lại.

Còn ở Anh thì sao, khi bạn mở kinh doanh, bạn phải có tài khoản business. Và toàn bộ giao dịch phải đi qua cái tài khoản business này. Và khi bạn có tài khoản business, rõ ràng đăng ký một cái máy pos thuận tiện trong thanh toán hơn nhiều so với việc dán mã QR cho khách lọ mọ scan thanh toán. Trường hợp cửa hàng cố tình để cho khách thanh toán vào tài khoản cá nhân (thông qua chuyển khoản, QR code) thì liệu liệu ah nha… và còn gì hoàn hảo hơn là gợi ý khách thanh toán bằng tiền mặt (nếu khách có)

Có nhiều cửa hàng nhỏ lẻ local, chỉ chấp nhận cho thanh toán thẻ từ £10 £20 trở lên, nhỏ hơn số đó xin vui lòng đưa tiền mặt, hoặc mua thêm đồ để có thể dc thanh toán thẻ. Có một câu cửa miệng của những người kinh doanh buôn bán ở đây là “cash is king” rất mừng khi đc trả tiền mặt.

Ở các siêu thị, tại cái quầy check-out có nhân viên thì bắt buộc 100% phải nhận tiền mặt, và luôn luôn available. Còn chỗ self check-out thì phải có máy nhận dc tiền mặt, nếu k thì đành xin mời ra counter để check-out.

Tiền mặt ư, cũng k thành vấn đề, tiền mặt có thể bỏ vào bank. Một tài khoản bank cá nhân có thể bỏ vào trực tiếp qua ngân hàng tối đa £40,000/năm mà k bị điều tra nguồn gốc.

//k biết thím như nào, nếu tôi đi shopping (local) thì kiểu gì cũng sẽ đi rút một ít tiền mặt để thanh toán, vì đó là cách tốt nhất để giúp đỡ các business nhỏ lẻ :big_smile:
 
Bên này k dùng QR code, vì contactless rõ ràng vượt trội hơn QR code rất nhiều lần rồi thím. QR code cần kết nối data để xài, còn contactless thì ko, chạm thẻ vật lý hoặc điện thoại, thế là xong. Còn tại sao các cửa hàng ko chấp nhận thanh toán QR code như VN?

Rõ ràng ở VN thì các cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ, lề đường khắp nơi, thanh toán QR code nhan nhản, nhưng thím để ý nhé, tài khoản thụ hưởng hầu như là tài khoản cá nhân, chứ rất hiếm tài khoản doanh nghiệp. Nghĩa là khi thím thanh toán, mặc nhiên tiền sẽ chạy thẳng vào túi tiền riêng. Trường hợp khác, nếu doanh nghiệp kinh doanh đã có máy pos, thì sẽ mở thêm thanh toán QR code, chứ k có chuyện ngược lại.

Còn ở Anh thì sao, khi bạn mở kinh doanh, bạn phải có tài khoản business. Và toàn bộ giao dịch phải đi qua cái tài khoản business này. Và khi bạn có tài khoản business, rõ ràng đăng ký một cái máy pos thuận tiện trong thanh toán hơn nhiều so với việc dán mã QR cho khách lọ mọ scan thanh toán. Trường hợp cửa hàng cố tình để cho khách thanh toán vào tài khoản cá nhân (thông qua chuyển khoản, QR code) thì liệu liệu ah nha… và còn gì hoàn hảo hơn là gợi ý khách thanh toán bằng tiền mặt (nếu khách có)

Có nhiều cửa hàng nhỏ lẻ local, chỉ chấp nhận cho thanh toán thẻ từ £10 £20 trở lên, nhỏ hơn số đó xin vui lòng đưa tiền mặt, hoặc mua thêm đồ để có thể dc thanh toán thẻ. Có một câu cửa miệng của những người kinh doanh buôn bán ở đây là “cash is king” rất mừng khi đc trả tiền mặt.

Ở các siêu thị, tại cái quầy check-out có nhân viên thì bắt buộc 100% phải nhận tiền mặt, và luôn luôn available. Còn chỗ self check-out thì phải có máy nhận dc tiền mặt, nếu k thì đành xin mời ra counter để check-out.

Tiền mặt ư, cũng k thành vấn đề, tiền mặt có thể bỏ vào bank. Một tài khoản bank cá nhân có thể bỏ vào trực tiếp qua ngân hàng tối đa £40,000/năm mà k bị điều tra nguồn gốc.

//k biết thím như nào, nếu tôi đi shopping (local) thì kiểu gì cũng sẽ đi rút một ít tiền mặt để thanh toán, vì đó là cách tốt nhất để giúp đỡ các business nhỏ lẻ :big_smile:
Thực ra QR Code (Bank Transfer) vẫn tốt hơn POS cho cửa hàng nhỏ lẻ vì POS bọn payment scheme nó ăn commission.
 
Bên này k dùng QR code, vì contactless rõ ràng vượt trội hơn QR code rất nhiều lần rồi thím. QR code cần kết nối data để xài, còn contactless thì ko, chạm thẻ vật lý hoặc điện thoại, thế là xong. Còn tại sao các cửa hàng ko chấp nhận thanh toán QR code như VN?

Rõ ràng ở VN thì các cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ, lề đường khắp nơi, thanh toán QR code nhan nhản, nhưng thím để ý nhé, tài khoản thụ hưởng hầu như là tài khoản cá nhân, chứ rất hiếm tài khoản doanh nghiệp. Nghĩa là khi thím thanh toán, mặc nhiên tiền sẽ chạy thẳng vào túi tiền riêng. Trường hợp khác, nếu doanh nghiệp kinh doanh đã có máy pos, thì sẽ mở thêm thanh toán QR code, chứ k có chuyện ngược lại.

Còn ở Anh thì sao, khi bạn mở kinh doanh, bạn phải có tài khoản business. Và toàn bộ giao dịch phải đi qua cái tài khoản business này. Và khi bạn có tài khoản business, rõ ràng đăng ký một cái máy pos thuận tiện trong thanh toán hơn nhiều so với việc dán mã QR cho khách lọ mọ scan thanh toán. Trường hợp cửa hàng cố tình để cho khách thanh toán vào tài khoản cá nhân (thông qua chuyển khoản, QR code) thì liệu liệu ah nha… và còn gì hoàn hảo hơn là gợi ý khách thanh toán bằng tiền mặt (nếu khách có)

Có nhiều cửa hàng nhỏ lẻ local, chỉ chấp nhận cho thanh toán thẻ từ £10 £20 trở lên, nhỏ hơn số đó xin vui lòng đưa tiền mặt, hoặc mua thêm đồ để có thể dc thanh toán thẻ. Có một câu cửa miệng của những người kinh doanh buôn bán ở đây là “cash is king” rất mừng khi đc trả tiền mặt.

Ở các siêu thị, tại cái quầy check-out có nhân viên thì bắt buộc 100% phải nhận tiền mặt, và luôn luôn available. Còn chỗ self check-out thì phải có máy nhận dc tiền mặt, nếu k thì đành xin mời ra counter để check-out.

Tiền mặt ư, cũng k thành vấn đề, tiền mặt có thể bỏ vào bank. Một tài khoản bank cá nhân có thể bỏ vào trực tiếp qua ngân hàng tối đa £40,000/năm mà k bị điều tra nguồn gốc.

//k biết thím như nào, nếu tôi đi shopping (local) thì kiểu gì cũng sẽ đi rút một ít tiền mặt để thanh toán, vì đó là cách tốt nhất để giúp đỡ các business nhỏ lẻ :big_smile:

Contactless thì công nhận nó vượt trội hơn hẳn về tốc độ thanh toán.
Cá nhân mình cũng thích đi chợ bằng tiền mặt, đầy chỗ họ đếch có contactless cho mà cà, còn mấy cửa hàng, siêu thị tây thì đa phần contactless, nên trong túi phải thủ cả 2, ko lại móm.
Thi thoảng lên trung tâm vẫn có 1 đội đi biểu tình ủng hộ sử dụng tiền mặt đấy, vui phết.

Nhân tiện hỏi fen chút, như fen nói là 1 năm bỏ vào £40,000 ko bị điều tra, có link chỗ nào để đọc ko. Mình tính bỏ thêm chút vào TK nhận lương để sau này mua bán nhà cửa. Nghe mọi người nói là luật sư khó tính nó sẽ hỏi tất cả các khoản vào ra và yêu cầu mình giải trình.
 
Contactless thì công nhận nó vượt trội hơn hẳn về tốc độ thanh toán.
Cá nhân mình cũng thích đi chợ bằng tiền mặt, đầy chỗ họ đếch có contactless cho mà cà, còn mấy cửa hàng, siêu thị tây thì đa phần contactless, nên trong túi phải thủ cả 2, ko lại móm.
Thi thoảng lên trung tâm vẫn có 1 đội đi biểu tình ủng hộ sử dụng tiền mặt đấy, vui phết.

Nhân tiện hỏi fen chút, như fen nói là 1 năm bỏ vào £40,000 ko bị điều tra, có link chỗ nào để đọc ko. Mình tính bỏ thêm chút vào TK nhận lương để sau này mua bán nhà cửa. Nghe mọi người nói là luật sư khó tính nó sẽ hỏi tất cả các khoản vào ra và yêu cầu mình giải trình.
Này là mặc định của hầu hết các bank hiện nay rồi thím. Mình dùng Lloyds, có thể ra Post office để bỏ tiền mặt (các bank khác cũng có thể pay in ở PO) tối đa k quá £20,000/năm và k quá £3,000/tháng. Nếu muốn bỏ thêm thì phải ra trực tiếp Branch, nhưng cũng chỉ dc thêm £20,000 nữa (nghĩa là tổng số tiền mặt bỏ vào bank mỗi năm k quá £40,000)


Một số bank khác cũng tương tự, một số thì thấp hơn. Nhưng trung bình là £40,000/năm. Nếu thím và vợ có thêm joint bank account thì cả hai dc bỏ thêm tối đa £20,000/năm nữa :big_smile:

Tóm lại, nhà có 2 vợ chồng (2 tài khoản cá nhân, 1 tài khoản chung) thì có thể bỏ vào tổng cộng £100,000/năm tiền mặt.
 
#29 Ăn tôm hùm

Nay rảnh xem mấy cái video lặn biển của các anh thợ lặn bắt hải sản ở Trường Sa, tôi thấy họ bắt được con tôm hùm to lắm, nhìn mà thích, thôi thì review chút vậy.

Tôm hùm bông ở VN khác tôm hùm ở bên này. Thực ra ở Hà Nội, tôi cũng thi thoảng (khá ít) lần được ăn tôm hùm lắm các fen ạ, đơn giản là nó đắt so với thu nhập. Cũng được vài lần ít ít ăn mấy cái đấy, nói chung là ăn tôm hùm thì ngon thật, cắn miếng nào nó ngập mồm miếng đấy. Chế biến cũng đủ loại nào nướng phô mai, nào chiên, nào hấp.. Về cơ bản, tôm của mình là ko có càng, còn tôm bên này có cái càng to đùng (càng nó ăn ngon như càng cua vậy) - xem ảnh bên dưới, ảnh trái là của mình, ảnh phải là của bọn Anh lợn.
View attachment 2346322View attachment 2346325

Giá cả, tôm bên này giá khoảng 30-40đ/kg, vậy là 1 ngày đi làm mua được 2-3kg tôm các fen ạ. Nó rẻ thực sự luôn, tôi lúc đầu mới qua cũng khá bất ngờ về cái này. Các fen biết là bọn trẻ con tây lông nó hay bị dị ứng thức ăn, nhiều khi ăn gì nó cũng phải xem là thức ăn có thành phần dị ứng ko. Nhưng có 2 món mà bọn nó không bao giờ dị ứng (số đông) là Tôm hùm và Thịt vịt quay, khôn mồm lắm.

Tôm này bán ở chủ yếu là shop Tàu hoặc thi thoảng ở các shop hải sản (ko nhiều) hoặc đi chợ cá lúc 3h sáng ở Canary Wharf (London). Nói thêm về chợ cá Canary Wharf, nó mở cửa hàng ngày từ 3h-8h sáng, ko cho trẻ con vào trong (nếu có trẻ con đi cùng, nó sẽ cho lên tầng 2 có kính nhìn xuống tầng 1 - khu trông trẻ), chợ này bán đầy đủ gần như các loại hải sản (tôm, cá, mực, hàu, cua, ốc...ốc là ít nhất), giá khá là mềm, vc tôi mua khoảng 100đ thì ăn cá ngập mồm (1,2 tháng mới ăn hết), cá tuỳ loại nhưng cơ bản là 2-3đ/kg, như vậy 100đ thì mua được nhiều lắm các fen ạ. Chủ shop là tây trắng, tàu, Ấn, Pakistan, có thể mặc cả chút chút, có chỗ thì bán lẻ, có chỗ phải mua cả thùng 5-10kg. Đội TQ họ đi cả nhóm, mua nhiều lắm, xách cả vali to đi đựng. Sáng sớm nên thường là đi Uber qua đấy, mua xong thì đi tàu sớm về.

Bọn tôm này nó cho vào bể sục như bên mình (chủ yếu là tàu), còn ko thì nó vứt ở ngoài như cua. À, cua bọn này nó hiền lắm, ăn ko ngon như cua Cà Mau của mình, có gạch nhưng ko thơm với lắm lông, vì thế nên toàn gọi là cua đần. Giá cua thì 10đ/kg được 1-3 con tuỳ loại. Tôm hùm nó vứt chỏng chơ ngoài trời, mà trời nó lạnh nên cũng ko lo chết. Tôi mua về vứt tủ lạnh được 4-5 hôm. Fen nào mà đang ở bên này thì đi chợ cá Canary Wharf rồi mua tôm hùm về mà ăn. Thịt nó cứng dai, thơm có nhiều gạch, càng như càng cua, chặt khúc ra rồi chiên dầu hoặc hấp nguyên con, ko thì nướng phô mai. Không biết so sánh tôm hùm bên này với tôm hùm của mình ntn, đại loại cả 2 đều rất ngon, tuy nhiên nếu so về giá thì tôm bên này ăn chặt vì nó sẽ khá là rẻ so với thu nhập. Nhưng nó vẫn là đắt, ko phải là món ăn phổ thông ở bên này, thi thoảng họ mới mua về ăn.
Tôi vừa youtube chợ cá này, thì ko thấy cua. 1 là ghẹ. 2 là anh mua con cua nâu nauy rồi, thấy mỗi con đó. Nó nhiều gạch nhưng ăn chán
 
#31 Chuyện đi thuê nhà

Như ở #49 tôi có đề cập, sống ở London thì đắt đỏ nhất có lẽ là chi phí thuê nhà, nó chiếm phần lớn chi phí sinh hoạt hàng tháng của mỗi người. Mặc dù là đắt đỏ vậy nhưng việc tìm và thuê được nhà cũng là 1 câu chuyện khá là đau đầu, nó không đơn giản như ở VN mình khi tìm 1 căn nhà/phòng cho thuê.

Nhà bên này có khá là đa dạng các hình thức cho thuê, tuy nhiên cái tôi đang nói tới là cho thuê dài hạn. Chính thống thì có nhà của tây hoặc nhà của người Việt cho thuê (ngoài ra còn người tàu, ấn...), phòng cho thuê. Không chính thống thì có nhà/phòng của nhà nước cấp (nhà council) cho thuê, hoặc cho thuê lại phòng của nhà thuê chính thống nhưng ko thông báo cho chủ nhà.

Ai là sinh viên từ quê lên thành phố cũng phải đi thuê nhà cả thôi, xóm trọ mỗi người 1 phòng nho nhỏ, ở 1 hoặc ở nhiều thì tuỳ mình, trường nào có KTX thì càng hay, đôi khi bạn nào có điều kiện thì thuê nguyên căn nhà hoặc thuê căn hộ chung cư rồi rủ bạn về ở cùng. Việc tìm phòng thì cũng qua người này người kia, tờ rơi, hoặc đi hỏi các khu có nhiều sinh viên, người đi làm thuê, nói chung là rất dễ. Gặp chủ nhà thì cũng chỉ cần vài ba câu hỏi, vài thông tin về giấy tờ thế là xong, dọn nhà trong vòng một nốt nhạc.

Bên này thì nó khác hẳn. Muốn thuê nhà tây thì chủ yếu qua 1 bên trung gian (agent), mình thì hay gọi là "cò" thuê nhà vậy. Tuy nhiên cò tây nó cũng làm ăn nghiêm chỉnh, là nhân viên của 1 công ty đàng hoàng chứ ko tự phát như của mình. Ngoài ra còn có 1 số website cho phép bạn gặp trực tiếp chủ nhà để giao dịch, bỏ qua bước trung gian kia, ví dụ Openrent.

Các bước cơ bản khi thuê nhà. Chủ nhà làm việc với agent về các điều kiện, thời gian, giá tiền, số người tối đa được thuê. Sau đó agent đăng bài cho thuê ở rất nhiều các nền tảng: Zoopla, RightMove, Openrent...và website của họ. Người thuê nhà tìm thấy thông tin và liên hệ với agent, sau đó sẽ sắp xếp thời gian đi xem nhà, và chỉ làm việc với agent. Nếu đồng ý thuê, người thuê nhà sẽ đưa 1 cái offer cho agent: giá tiền muốn thuê (thường là có 3 offer để mặc cả giá thuê nhà), thời gian sẽ vào ở, muốn có đồ đạc hay ko có đồ đạc (thương lượng với chủ), chủ sẽ thích để đồ vì họ ko mất thời gian dọn dẹp và nơi lưu trữ đồ, và số lượng người ở ngôi nhà này. Agent sau đó sẽ về và trao đổi với chủ nhà, nếu chủ nhà đồng ý với offer thì tiến hành kiểm tra năng lực tài chính, công việc, lịch sử thuê nhà của người thuê. Năng lực tài chính sẽ như sau, nếu ngôi nhà cho thuê với giá £2.000/tháng thì x30 lần lương trước thuế của tất cả những người cùng thuê, tức là bạn/đồng bọn phải kiếm về £60.000/năm thì mới đủ năng lực tài chính (họ sẽ check bảng lương của người thuê). Ngoài ra họ sẽ kiểm tra lịch sử thuê nhà, người thuê nhà phải khai thông tin của người chủ nhà cũ để họ liên hệ.

Tất cả các bước này là sau khi offer được chấp nhận, nếu ko được chấp nhận thì ko có bước này. Ở bước này, người thuê nhà phải đặt cọc 1 tuần tiền thuê để giữ chỗ, nếu người thuê đổi ý hoặc thất bại trong việc kiểm tra năng lực tài chính, lịch sử thuê nhà thì người thuê sẽ mất số tiền cọc đó. Sau khi kiểm tra thành công, thường thì agent sẽ thu của người thuê 5 tuần tiền cọc, và tháng đầu tiên sẽ trừ đi 1 tuần tiền cọc giữ chỗ. Như vậy, nếu tiền thuê nhà là £2.000/tháng thì trong tháng đầu tiên bạn phải chuyển khoản £4.500 (~135tr nếu quy ra tiền Việt).

Ngoài ra, còn 1 hình thức khác là nếu chủ nhà đồng ý mà bạn ko đủ tiền hoặc ko đủ năng lực thì họ bắt bạn nộp ra 6 tháng tiền nhà là okay. Hoặc có dịch vụ thuê hộ nhà tây, £600 - £1.500, giá cả khá là tuỳ người.

Vậy với £2.000/tháng, ở London, bạn thuê được 1 chung cư 2 ngủ ở Zone 2, nó đắt chứ đâu phải đùa đâu. Ví dụ kiếm được £60.000/năm, chia 12 tháng thì được £5.000 nhưng trừ thuế đi thì chỉ còn có ~£3.700, hết già nửa tiền lương rồi, mà £60.000/năm thì cũng nằm trong top 20 bên này rồi. Nhà bên này nó tính theo số phòng ngủ chứ ít dùng đơn vị m2 như mình, nó sẽ tính là nhà mặc định có 1 bếp, 1 khách hoặc bếp liền khách, nhà vệ sinh và số lượng phòng ngủ, phòng ngủ thì tính phòng nhỏ để 1 người ở (single) hoặc lớn dành cho vợ chồng (double), phòng ensuite là có nhà vệ sinh bên trong. Số phòng ngủ liên quan đến việc số lượng người ở tối đa cho phép mà chính phủ họ quy định, ví dụ, 1 phòng ngủ thì max là 2 người, 2 phòng ngủ thì max là 3 người, 3 ngủ thì max 4 người, trẻ dưới 2 tuổi ko tính, từ 2-9 tuổi tính 0,5 người, trên thì tính là 1 người. Thế nên nhà tôi đi thuê nhà phải bắt buộc 2 ngủ, mà 2 ngủ thì giá ở ~£2.000/tháng, nó gọi là căng.

Khi gửi offer cho chủ nhà (landlord), trong trường hợp nhà đẹp, khu trung tâm, hoặc tiện đi lại, thì họ còn "cân nhắc", tôi gửi bao nhiêu cái offer mà họ cũng từ chối cả. Hỏi agent lý do thì nó bảo có người khác offer cao hơn, đệnh mệnh, nó ko thích cho mình thuê thôi. Ở website mà chủ gặp trực tiếp người thuê thì cũng vậy, nhà đẹp thì lắm offer, mà nhà xấu thì méo ưng.

Ở trong hợp đồng ghi rất rõ số lượng người ở tối đa, và việc cho thuê lại cần phải hỏi chủ nhà, nếu họ phát hiện thuê ko hợp pháp họ sẽ tiến hành trục xuất người thuê (cái này tôi cũng ko rõ lắm). Thường thì ít khi chủ nhà họ ở gần, hoặc agent họ kiểm tra, muốn có lý do trục xuất thì phải theo dõi. Khi chủ nhà đã cho thuê, trong thời gian thuê, họ ko có quyền tự ý vào nhà, người thuê hoàn toàn có quyền ko cho họ vào nhà nếu chủ ko báo trước bằng email, sms 24h, kể cả agent cũng vậy. Nếu họ có chìa khoá và vào nhà thì hoàn toàn có thể khởi kiện tôi vi phạm riêng tư. Giờ luật mới bảo vệ người thuê hơn, như việc trục xuất phải có lý do chính đáng.

Trước khi ký hợp đồng, người thuê nhà có quyền yêu cầu chủ nhà sửa chữa, loại bỏ đồ đạc. Tuy nhiên, nó chỉ hợp lý khi nhà này ít người offer, chứ nhiều người offer, chủ nhà sẽ chọn người có lợi cho họ nhất. Nếu trong lúc thuê nhà có vấn đề gì thì email cho agent hoặc landlord để họ sửa chữa, tuyệt đối ko trao đổi điện thoại, tất cả phải email để ko thể xoá thông tin, bọn tây lợn này nó thích bằng chứng để cãi nhau.

Sau khi ký hợp đồng, thường là 12 tháng, người thuê sẽ nhận chìa khoá từ agent. Agent sẽ gửi 1 bản báo cáo chi tiết hiện trang của ngôi nhà, khá chi tiết. Nhưng tốt nhất đối với người thuê là nên chụp ảnh tất cả các chi tiết của ngôi nhà và lưu trên cloud để có vết thời gian, điều này là tốt cho người thuê khi trả nhà, có những đồ đạc được phép hao phí, nhưng cũng có đồ đạc ko được phép phá hỏng, nếu hỏng thì tiền cọc sẽ bị trừ đi. Nhiều agent rất bố láo là việc dọn nhà trước khi thanh lý hợp đồng, nếu người thuê tự dọn thì sẽ bị agent bới lông tìm vết rất kỹ, còn nếu chọn dịch vụ của agent thì đỡ hơn và có cái còn cãi với bọn nó là dịch vụ bọn mày cung cấp, có gì thì hỏi bọn đấy.

Thuê nhà người Việt bên này thì cũng dễ mà cũng khó. Khó là khó tìm được người nào có nhiều nhà để cho thuê, hay tìm được nhà tử tế (không phải nhà của council). Dễ là cùng ngôn ngữ, văn hoá, và quan trọng là họ sẽ thường lấy tiền mặt, ít kiểm tra thông tin về thu nhập hoặc giấy tờ. Tuy nhiên tìm được một ngôi nhà "ưng ý" thì khá khó.

Nhà của council tức là nhà nước cấp cho những người yếu thế cần được bảo vệ trong xã hội (người già, nhà có trẻ nhỏ, phụ nữ có con nhỏ, đơn thân), tuy nhiên người Việt/Tàu/Ấn gì đấy thì đa phần những người được cấp nhà thường khá là "giàu". Họ giàu vì nhà họ ko mất tiền thuê, họ còn được trợ cấp hàng tuần, điện nước ga được giảm, ngoài ra họ đi làm ko báo thuế nên họ giàu hơn rất nhiều thành phần trung lưu trong xã hội. Bảo tỵ thì cũng có, nghĩ hàng tháng đi làm đóng cả £1.000 tiền thuế, sau đó lại è cổ đóng tiền nhà, nhưng xã hội nó như vậy, mình đi sau, thì tự làm tự ăn thôi. Nhà council thì ko được phép cho thuê, nếu cho thuê mà bị phát hiện thì sẽ bị thu nhà. Nhiều người họ sợ, họ ở nhà 3,4 phòng ngủ mà ở có 1,2 người thôi. Tuy nhiên cũng đầy người họ cho thuê cả, cho phòng khách làm phòng ngủ, mỗi phòng 2 người, tháng kiếm về cả £1.000 - £2.000.

Sau 1 hồi vật lộn với các offer thì cuối cùng cũng được 1 cái chung cư 2 ngủ xa trung tâm chút, lại phải chuyển trường cho con bé, trường đang học thì tốt quá cơ mà hơi xa, đưa đón vất vả, dự định học nốt năm nay rồi chuyển. Căn chung cư được cái ấm áp mà ko cần phải sưởi nhiều, bên ngoài 1-2 độ mà trong vẫn áo mỏng thế là okay rồi, có cái view nhìn đường cho đỡ tự kỷ ở cái mùa đông lạnh giá này.
 
Tôi vừa youtube chợ cá này, thì ko thấy cua. 1 là ghẹ. 2 là anh mua con cua nâu nauy rồi, thấy mỗi con đó. Nó nhiều gạch nhưng ăn chán

Fen có kênh youtube hay là xem youtube của người khác vậy. Chợ cá thì nó theo mùa, theo ngày mà fen, có lúc có con này, lúc thì chả có con gì nhiều. Con cua nó màu nâu nâu, đỏ gạch sẫm, nó lành khô, cho tay vào càng chả cắp bao giờ. Méo có sức chiến đấu như mấy con cua khác. Ăn cũng được, chủ yếu là có chất tươi thôi.
 
Fen có kênh youtube hay là xem youtube của người khác vậy. Chợ cá thì nó theo mùa, theo ngày mà fen, có lúc có con này, lúc thì chả có con gì nhiều. Con cua nó màu nâu nâu, đỏ gạch sẫm, nó lành khô, cho tay vào càng chả cắp bao giờ. Méo có sức chiến đấu như mấy con cua khác. Ăn cũng được, chủ yếu là có chất tươi thôi.
thế khả năng là cua nâu nauy rồi, ko ngon bằng cua ta, tôi xem youtube thôi
 
#31 Chuyện đi thuê nhà

Như ở #49 tôi có đề cập, sống ở London thì đắt đỏ nhất có lẽ là chi phí thuê nhà, nó chiếm phần lớn chi phí sinh hoạt hàng tháng của mỗi người. Mặc dù là đắt đỏ vậy nhưng việc tìm và thuê được nhà cũng là 1 câu chuyện khá là đau đầu, nó không đơn giản như ở VN mình khi tìm 1 căn nhà/phòng cho thuê.

Nhà bên này có khá là đa dạng các hình thức cho thuê, tuy nhiên cái tôi đang nói tới là cho thuê dài hạn. Chính thống thì có nhà của tây hoặc nhà của người Việt cho thuê (ngoài ra còn người tàu, ấn...), phòng cho thuê. Không chính thống thì có nhà/phòng của nhà nước cấp (nhà council) cho thuê, hoặc cho thuê lại phòng của nhà thuê chính thống nhưng ko thông báo cho chủ nhà.

Ai là sinh viên từ quê lên thành phố cũng phải đi thuê nhà cả thôi, xóm trọ mỗi người 1 phòng nho nhỏ, ở 1 hoặc ở nhiều thì tuỳ mình, trường nào có KTX thì càng hay, đôi khi bạn nào có điều kiện thì thuê nguyên căn nhà hoặc thuê căn hộ chung cư rồi rủ bạn về ở cùng. Việc tìm phòng thì cũng qua người này người kia, tờ rơi, hoặc đi hỏi các khu có nhiều sinh viên, người đi làm thuê, nói chung là rất dễ. Gặp chủ nhà thì cũng chỉ cần vài ba câu hỏi, vài thông tin về giấy tờ thế là xong, dọn nhà trong vòng một nốt nhạc.

Bên này thì nó khác hẳn. Muốn thuê nhà tây thì chủ yếu qua 1 bên trung gian (agent), mình thì hay gọi là "cò" thuê nhà vậy. Tuy nhiên cò tây nó cũng làm ăn nghiêm chỉnh, là nhân viên của 1 công ty đàng hoàng chứ ko tự phát như của mình. Ngoài ra còn có 1 số website cho phép bạn gặp trực tiếp chủ nhà để giao dịch, bỏ qua bước trung gian kia, ví dụ Openrent.

Các bước cơ bản khi thuê nhà. Chủ nhà làm việc với agent về các điều kiện, thời gian, giá tiền, số người tối đa được thuê. Sau đó agent đăng bài cho thuê ở rất nhiều các nền tảng: Zoopla, RightMove, Openrent...và website của họ. Người thuê nhà tìm thấy thông tin và liên hệ với agent, sau đó sẽ sắp xếp thời gian đi xem nhà, và chỉ làm việc với agent. Nếu đồng ý thuê, người thuê nhà sẽ đưa 1 cái offer cho agent: giá tiền muốn thuê (thường là có 3 offer để mặc cả giá thuê nhà), thời gian sẽ vào ở, muốn có đồ đạc hay ko có đồ đạc (thương lượng với chủ), chủ sẽ thích để đồ vì họ ko mất thời gian dọn dẹp và nơi lưu trữ đồ, và số lượng người ở ngôi nhà này. Agent sau đó sẽ về và trao đổi với chủ nhà, nếu chủ nhà đồng ý với offer thì tiến hành kiểm tra năng lực tài chính, công việc, lịch sử thuê nhà của người thuê. Năng lực tài chính sẽ như sau, nếu ngôi nhà cho thuê với giá £2.000/tháng thì x30 lần lương trước thuế của tất cả những người cùng thuê, tức là bạn/đồng bọn phải kiếm về £60.000/năm thì mới đủ năng lực tài chính (họ sẽ check bảng lương của người thuê). Ngoài ra họ sẽ kiểm tra lịch sử thuê nhà, người thuê nhà phải khai thông tin của người chủ nhà cũ để họ liên hệ.

Tất cả các bước này là sau khi offer được chấp nhận, nếu ko được chấp nhận thì ko có bước này. Ở bước này, người thuê nhà phải đặt cọc 1 tuần tiền thuê để giữ chỗ, nếu người thuê đổi ý hoặc thất bại trong việc kiểm tra năng lực tài chính, lịch sử thuê nhà thì người thuê sẽ mất số tiền cọc đó. Sau khi kiểm tra thành công, thường thì agent sẽ thu của người thuê 5 tuần tiền cọc, và tháng đầu tiên sẽ trừ đi 1 tuần tiền cọc giữ chỗ. Như vậy, nếu tiền thuê nhà là £2.000/tháng thì trong tháng đầu tiên bạn phải chuyển khoản £4.500 (~135tr nếu quy ra tiền Việt).

Ngoài ra, còn 1 hình thức khác là nếu chủ nhà đồng ý mà bạn ko đủ tiền hoặc ko đủ năng lực thì họ bắt bạn nộp ra 6 tháng tiền nhà là okay. Hoặc có dịch vụ thuê hộ nhà tây, £600 - £1.500, giá cả khá là tuỳ người.

Vậy với £2.000/tháng, ở London, bạn thuê được 1 chung cư 2 ngủ ở Zone 2, nó đắt chứ đâu phải đùa đâu. Ví dụ kiếm được £60.000/năm, chia 12 tháng thì được £5.000 nhưng trừ thuế đi thì chỉ còn có ~£3.700, hết già nửa tiền lương rồi, mà £60.000/năm thì cũng nằm trong top 20 bên này rồi. Nhà bên này nó tính theo số phòng ngủ chứ ít dùng đơn vị m2 như mình, nó sẽ tính là nhà mặc định có 1 bếp, 1 khách hoặc bếp liền khách, nhà vệ sinh và số lượng phòng ngủ, phòng ngủ thì tính phòng nhỏ để 1 người ở (single) hoặc lớn dành cho vợ chồng (double), phòng ensuite là có nhà vệ sinh bên trong. Số phòng ngủ liên quan đến việc số lượng người ở tối đa cho phép mà chính phủ họ quy định, ví dụ, 1 phòng ngủ thì max là 2 người, 2 phòng ngủ thì max là 3 người, 3 ngủ thì max 4 người, trẻ dưới 2 tuổi ko tính, từ 2-9 tuổi tính 0,5 người, trên thì tính là 1 người. Thế nên nhà tôi đi thuê nhà phải bắt buộc 2 ngủ, mà 2 ngủ thì giá ở ~£2.000/tháng, nó gọi là căng.

Khi gửi offer cho chủ nhà (landlord), trong trường hợp nhà đẹp, khu trung tâm, hoặc tiện đi lại, thì họ còn "cân nhắc", tôi gửi bao nhiêu cái offer mà họ cũng từ chối cả. Hỏi agent lý do thì nó bảo có người khác offer cao hơn, đệnh mệnh, nó ko thích cho mình thuê thôi. Ở website mà chủ gặp trực tiếp người thuê thì cũng vậy, nhà đẹp thì lắm offer, mà nhà xấu thì méo ưng.

Ở trong hợp đồng ghi rất rõ số lượng người ở tối đa, và việc cho thuê lại cần phải hỏi chủ nhà, nếu họ phát hiện thuê ko hợp pháp họ sẽ tiến hành trục xuất người thuê (cái này tôi cũng ko rõ lắm). Thường thì ít khi chủ nhà họ ở gần, hoặc agent họ kiểm tra, muốn có lý do trục xuất thì phải theo dõi. Khi chủ nhà đã cho thuê, trong thời gian thuê, họ ko có quyền tự ý vào nhà, người thuê hoàn toàn có quyền ko cho họ vào nhà nếu chủ ko báo trước bằng email, sms 24h, kể cả agent cũng vậy. Nếu họ có chìa khoá và vào nhà thì hoàn toàn có thể khởi kiện tôi vi phạm riêng tư. Giờ luật mới bảo vệ người thuê hơn, như việc trục xuất phải có lý do chính đáng.

Trước khi ký hợp đồng, người thuê nhà có quyền yêu cầu chủ nhà sửa chữa, loại bỏ đồ đạc. Tuy nhiên, nó chỉ hợp lý khi nhà này ít người offer, chứ nhiều người offer, chủ nhà sẽ chọn người có lợi cho họ nhất. Nếu trong lúc thuê nhà có vấn đề gì thì email cho agent hoặc landlord để họ sửa chữa, tuyệt đối ko trao đổi điện thoại, tất cả phải email để ko thể xoá thông tin, bọn tây lợn này nó thích bằng chứng để cãi nhau.

Sau khi ký hợp đồng, thường là 12 tháng, người thuê sẽ nhận chìa khoá từ agent. Agent sẽ gửi 1 bản báo cáo chi tiết hiện trang của ngôi nhà, khá chi tiết. Nhưng tốt nhất đối với người thuê là nên chụp ảnh tất cả các chi tiết của ngôi nhà và lưu trên cloud để có vết thời gian, điều này là tốt cho người thuê khi trả nhà, có những đồ đạc được phép hao phí, nhưng cũng có đồ đạc ko được phép phá hỏng, nếu hỏng thì tiền cọc sẽ bị trừ đi. Nhiều agent rất bố láo là việc dọn nhà trước khi thanh lý hợp đồng, nếu người thuê tự dọn thì sẽ bị agent bới lông tìm vết rất kỹ, còn nếu chọn dịch vụ của agent thì đỡ hơn và có cái còn cãi với bọn nó là dịch vụ bọn mày cung cấp, có gì thì hỏi bọn đấy.

Thuê nhà người Việt bên này thì cũng dễ mà cũng khó. Khó là khó tìm được người nào có nhiều nhà để cho thuê, hay tìm được nhà tử tế (không phải nhà của council). Dễ là cùng ngôn ngữ, văn hoá, và quan trọng là họ sẽ thường lấy tiền mặt, ít kiểm tra thông tin về thu nhập hoặc giấy tờ. Tuy nhiên tìm được một ngôi nhà "ưng ý" thì khá khó.

Nhà của council tức là nhà nước cấp cho những người yếu thế cần được bảo vệ trong xã hội (người già, nhà có trẻ nhỏ, phụ nữ có con nhỏ, đơn thân), tuy nhiên người Việt/Tàu/Ấn gì đấy thì đa phần những người được cấp nhà thường khá là "giàu". Họ giàu vì nhà họ ko mất tiền thuê, họ còn được trợ cấp hàng tuần, điện nước ga được giảm, ngoài ra họ đi làm ko báo thuế nên họ giàu hơn rất nhiều thành phần trung lưu trong xã hội. Bảo tỵ thì cũng có, nghĩ hàng tháng đi làm đóng cả £1.000 tiền thuế, sau đó lại è cổ đóng tiền nhà, nhưng xã hội nó như vậy, mình đi sau, thì tự làm tự ăn thôi. Nhà council thì ko được phép cho thuê, nếu cho thuê mà bị phát hiện thì sẽ bị thu nhà. Nhiều người họ sợ, họ ở nhà 3,4 phòng ngủ mà ở có 1,2 người thôi. Tuy nhiên cũng đầy người họ cho thuê cả, cho phòng khách làm phòng ngủ, mỗi phòng 2 người, tháng kiếm về cả £1.000 - £2.000.

Sau 1 hồi vật lộn với các offer thì cuối cùng cũng được 1 cái chung cư 2 ngủ xa trung tâm chút, lại phải chuyển trường cho con bé, trường đang học thì tốt quá cơ mà hơi xa, đưa đón vất vả, dự định học nốt năm nay rồi chuyển. Căn chung cư được cái ấm áp mà ko cần phải sưởi nhiều, bên ngoài 1-2 độ mà trong vẫn áo mỏng thế là okay rồi, có cái view nhìn đường cho đỡ tự kỷ ở cái mùa đông lạnh giá này.
Ngày xưa mình đi làm 3 năm là lương 6x k rồi hehe, kể ra cũng không khó lắm. 2k là dạng thuê cho cả gia đình chứ mình sống một mình cũng chỉ tầm 1k thôi có khi còn rẻ hơn.
 
Ngày xưa mình đi làm 3 năm là lương 6x k rồi hehe, kể ra cũng không khó lắm. 2k là dạng thuê cho cả gia đình chứ mình sống một mình cũng chỉ tầm 1k thôi có khi còn rẻ hơn.

Đúng rồi fen, gia đình thì phải thuê thế hoặc thuê 2 phòng ngủ. Chứ 1 thân 1 mình thì ở ghép trên SpareRoom nó cũng chỉ 500-600 thôi mà, hoặc ở KTX nếu trường có KTX.
Cái khó là do nhiều người thuê nên chủ nhà có quyền chọn người thuê phù hợp.
 
Đúng rồi fen, gia đình thì phải thuê thế hoặc thuê 2 phòng ngủ. Chứ 1 thân 1 mình thì ở ghép trên SpareRoom nó cũng chỉ 500-600 thôi mà, hoặc ở KTX nếu trường có KTX.
Cái khó là do nhiều người thuê nên chủ nhà có quyền chọn người thuê phù hợp.
Đặc sản đi thuê nhà nhưng nộp CV ngoài UK ra chắc chả nơi nào có :))
 
Đặc sản đi thuê nhà nhưng nộp CV ngoài UK ra chắc chả nơi nào có :))

Nộp CV như kiểu đi tìm việc, xong rồi thương lượng giá với chủ nhà qua trung gian, đệch.
Giờ nó có 1 cái gọi là Right to Rent, nó sẽ tương đương với thời gian trên visa được phép ở lại, nếu thuê nhà mà ko có cái này thì nghỉ luôn khi thuê qua Agent.
Đi tìm nhà ở London trừ khi kinh tế mạnh, ko thì cũng hên xui lắm, hoặc chủ quá cần cho thuê thì ok luôn, ko check choác gì nhiều.
Quan trọng là khi cho thuê rồi, chủ nhà rất khó để trục xuất người cho thuê ra ngoài nếu họ ko vi phạm điều gì lớn, đặc biệt là nhà có trẻ con, việc trục xuất là rất khó.
 
the UK định cư ntn dễ k các bác chứ thấy mấy thằng đi sang toàn đi về

Vừa dễ vừa khó.

Dễ là nó rất minh bạch, ví dụ Skilled worker Visa cần 5 năm làm việc liên tục và 1 năm sau đó để vào ILR (dạng thường trú) và thêm 1 năm vào quốc tịch (có passport), hoặc ở liên tục hợp pháp trong vòng 10 năm. Hoặc phải có tiền để làm kết hôn giả, hoặc Skilled worker visa(50K bảng).

Khó là bạn ko có tiền để làm 2 vụ trên (Kết hôn giả - Skilled worker visa giả: phổ biến), hoặc ko tìm được công việc có sponsor Skilled worker Visa.

Fen có thể đọc thêm #56 - Skilled worker Visa.

Tôi rất khâm phục những bạn cố sống cố chết ở lại để đi trồng cỏ, làm nail theo con đường bất hợp pháp. Sau 10 - 15 năm các bạn có thể ngẩng mặt lên với đời, mang danh Việt kiều, nhưng trước cái khoảng thời gian đó thì họ ko khác gì sống dưới đáy xã hội khi bị chủ chèn ép vì ko có giấy tờ, chạy chốn cảnh sát, sống chui lủi, tìm luật sư để xin visa tị nạn và khi xin tị nạn thì phải nói xấu Tổ quốc, nói xấu nơi mình sinh ra và lớn lên, phải phạm pháp, bị đàn áp ở đất nước mình. Và những trường hợp này sẽ bị cấm về nước, hoặc bên này ko cho phép về nước sau 3-5 năm (nếu tôi nhớ ko nhầm) vì đấy là nơi "nguy hiểm" với họ. Họ phải đi sang 1 nước khác như Campuchia sau đó đi đường bộ về Việt Nam.

Ngoài ra còn rất nhiều người sang bên này rồi chỉ bám vào trợ cấp, sống kiểu sống mòn, chờ đợi, éo dám về vì ko có tiền. Bạn để ý những Việt kiều quanh bạn, nếu họ mà rất ít về thì cơ bản là ko có tiền mà về, hoặc sợ về VN vì mang tiếng kiều bị "bào" nhiều quá.

Tôi méo làm được như họ, và tôi khẳng định tôi sẽ méo làm như họ, hết visa thì về. Sorry vì hơi tiêu cực chút, mặc dù một số người tôi quen biết bên này cũng làm như vậy. Trước khi sang thì thấy Việt kiều nó sang, sau rồi thấy nó cũng tầm thường thôi. Nhận xét này chỉ dành cho những thành phần này thôi nhé.
 
Công nhận với bác chủ thớt người Anh họ thích nói nhiều thật. Mình làm cty Anh ở Việt Nam mỗi khi có town hall hay khách hàng qua thăm là ceo cứ nói luyên thuyên cả tiếng ko nghỉ, không hiểu ý tưởng đâu mà nói lắm thế. Cuối cùng ko nhớ dc là nãy giờ họ nói cái gì.
 
#60 Giáng sinh

Nếu ai hỏi tôi mùa nào nên qua Châu Âu (cụ thể là Anh) du lịch, tôi sẽ nói là hoặc mùa hè, hoặc là Giáng Sinh. Giáng sinh là kỳ nghỉ lễ quan trọng của người Anh, nó cũng giống như Tết âm lịch của mình vậy. Nhà nhà, người người nô nức tổ chức, mong chờ ngày lễ này.

Ở London vào những ngày Giáng Sinh bạn sẽ bắt gặp biểu tượng thiên thần có cánh đặc trưng trên các tuyến phố ở đây, các thành phố khác chắc là có (tôi ko rõ nên ko dám khẳng định :D, nếu có thì các fen bổ sung nhé). Đường xá lung linh ánh đèn, đèn nháy, đèn vàng ấm áp, đẹp vkl ra. Ngoài ra nó còn có các tuyến bus đi ngắm đường phố (phải công nhận là họ làm cái này tốt, ngồi xe tầng 2 xe bus, đi dọc các con phố ngập tràn ánh đèn sướng phết).
1735916726495.png


Cây thông noel mùa này được bày bán chả khác gì mình đi lựa cành đào, cành mai ở mình cả. Họ có những chợ, gian hàng chuyên bán cây thông noel. Cây nào đẹp thì giá cao, cây nào xấu gì ít tiền, chả khác mẹ gì ở mình vậy. Và sau khi khoác lên mình nào đèn, nào quà, nào vật trang trí, chúng rồi cũng bị vứt bỏ thùng rác y như số phận của những bạn đào ở nơi nào đó cách xa gần nửa vòng trái đất ở 1 dịp lễ tương tự!

Chợ Giáng sinh cũng là 1 điểm đến ko thể thiếu trong dịp Noel này, ở đấy họ tranh trí chợ lung linh sắc màu (phải nói là Anh lợn về cái khoản thẩm mỹ phải công nhận là họ ở cái level khác rồi). Chợ Giáng sinh có thể là chợ chỉ mở vào dịp này, hoặc chợ đang có nhưng dịp này họ chuyên bán đồ cho Giáng sinh. Họ có thể bán đồ trang trí, quà tặng, Sô cô la, hay rượu, đồ ăn dành cho dịp này: gà Tây, thịt lợn đặc biệt. Cơ mà đi chợ đông nên cẩn thận bị móc túi, nhất là ở các khu trung tâm.
1735917238948.png


Siêu thị giảm giá cho người nghèo là 1 điều nhân văn tôi nhận thấy ở dịp này. Giáng sinh là dịp để mọi người nghỉ ngơi, sum họp gặp mặt gia đình, một dịp quan trọng trong năm, tuy nhiên không phải ai cũng đủ tiền để tổ chức 1 Giáng sinh đầy đủ. Ở các siêu thị trong đợt này, họ đồng loạt giảm giá các mặt hàng thiết yếu, họ công khai thông tin trên các phương tiện truyền thông và người dân họ đều biết để tới mua sớm (phải mua sớm thì mới có). Cá nhân tôi thấy đây là 1 điều rất nhân văn, nhiều mặt hàng họ giảm tới 50-70%, thậm chí free (cà rốt chẳng hạn :D), thịt bò, gà tây họ giảm hết, tuy nhiên số lượng có hạn (và số lượng sản phẩm mua theo từng người cũng bị giới hạn, nhưng họ có thể mua nhiều lần, ở nhiều siêu thị khác nhau, lách được cả). Ở các group của người Việt, nhiều chị em rủ nhau đi mua về tích trữ =)), đến chịu các bà, tham thế, với lại đồ mua nhiều về để lâu đâu có ngon đâu (mặc dù rẻ), ngoài ra để cho người khác nữa, tham quá mà làm gì.

Không phải họ chỉ giảm giá đâu, họ vẫn tăng giá bình thường, các đồ xa xỉ (tôm hùm, cua, thịt bò bê loại ngon) vẫn tăng giá ầm ầm, thường thêm 5-10 bảng/kg tuỳ loại. Nói chung là dịp này thì ăn uống đơn giản thì rẻ, ăn uống phức tạp thì vẫn đắt và khan hiếm hàng hơn.

Tặng quà cho giáo viên: có lẽ đây là dịp nhỏ nhoi mà phụ huynh tặng quà cho giáo viên, tặng hay không không bắt buộc, chỉ là mình cảm thấy vui vẻ khi tặng quà (nó đúng nghĩa là lời cảm ơn cho những gì họ đã chăm sóc con em mình). Mọi người thường tặng 1 hộp socola, kèm thiệp, và có thể kèm 1 cái giftcard mua hàng ở Amazon khoảng 20-30 bảng Anh gì đó. Trẻ con sẽ được nghỉ khoảng 3 tuần vào dịp này, và bọn trẻ sẽ mang quà đến cho giáo viên vì lúc đưa bọn nó đi học thì phụ huynh thường không gặp được giáo viên, muốn gặp thì phải hẹn trước, nên tốt nhất cho bọn trẻ mang quà tới trước khi nghỉ lễ.

Tặng thiệp cho bạn bè: bọn trẻ con dịp này thường mua mấy cái thiệp và tặng nhau, trông đáng yêu phết. Tôi mua 2 hộp thiệp về cho con bé nó viết tặng các bạn, viết gì thì tuỳ ý, có thể vẽ vời linh tinh, free-style mà chả theo quy tắc nào cả, có thể đối với các bạn nước khác thì viết lời chúc theo tiếng các nước đó. Bọn trẻ con nó thích bạn nào thì nó tặng các bạn đó, có cái thiệp ghi nhầm tên mấy bạn, xoá đi xoá lại. Con nhà tôi nó tặng hết cả mấy lớp, rồi nhận về 1 đống thiệp, vui vẻ lắm.

Các cty thường sẽ cho nghỉ nhiều vào dịp này, có công ty cho nghỉ từ Giáng sinh đến hết năm mới. Cty tôi cũng vậy, Giáng sinh thì ko cần phải đi làm, thế nên tôi nghỉ cũng được khoảng 10 ngày, đủ thời gian trông trẻ ở nhà. Nghỉ nhiều hay ít là tuỳ chính sách của cty thôi, cty tôi năm được khoảng 26 ngày nghỉ chưa bao gồm ngày Bank holiday (8 ngày), và nhân viên dịp này họ sẽ đăng ký nghỉ, nên không khí làm việc trông vắng vẻ lắm, đội nhóm còn lác đác 2,3 người. Tính đi du lịch hoặc về VN chơi mà giá vé máy bay nó lên vkl ra, đắt tương đương với dịp hè, thôi vậy, để dịp khác đi chơi.

Dịp này là dịp làm ăn của tất cả các ngành nghề, đặc biệt là làm đẹp, trong đó có ngành nail của người Việt, dịp này các cửa hàng đều kín lịch khách book, thợ và chủ thở ko ra hơi, chả cần ăn uống gì, chủ đếm tiền mỏi tay =)). Mùa này là mùa mà chủ quý thợ như gì, thợ nào cũng được miễn là làm nhanh khách là được, thợ được thêm bonus và lương cao hơn. Và tất nhiên tình cảm cũng chỉ đến với nhau trong dịp này đến hết năm mới, qua năm mới lại các bài chủ thợ chửi nhau, tôi cũng đến chịu với các anh chị!
 
#30 Tôi đi tìm việc

Năm mới xin chào lại các fen. Thời gian này cũng không có quá nhiều bận rộn nhưng cũng chưa có nhiều động lực để viết, hơn nữa cũng ko biết mọi người còn hứng thú đọc nữa không để tôi xin phép dừng lại :D.

Đi tìm việc ở bên này chưa bao giờ là đơn giản với những người ngoại quốc, đặc biệt là tìm những công việc có hỗ trợ visa ở lại. Chính sách visa về skilled worker visa thì khá thoáng khi cứ tìm được chỗ nào sponsor cho 5 năm đi làm thì sẽ có cơ hội ở lại vĩnh viễn mà ko bị phụ thuộc vào bất cứ ai, thêm 1 năm nữa thì đăng ký vào quốc tịch (bên này song tịch nên không phải bỏ quốc tịch Việt Nam - cái này tôi thích). Tuy nhiên, năm vừa rồi lương để có thể đăng ký diện này tăng lên ~36K/năm trước thuế cũng là 1 thử thách khá lớn với tất cả (cty và người đi làm).

Tôi đi tìm việc có vẻ thuận lợi hơn một số người, và may mắn đã 1 lần nữa mỉm cười với tôi khi cty sẵn sàng sponsor 5 năm và cho tôi 1 mức lương tính ra thì khoảng gấp 3 lần lương ở VN (không quá cao trong ngành này, nhưng trung bình cao hơn nhiều ngành - theo thống kê), kiểu 1 năm đi làm bên này = 3 năm phấn đấu ở VN.

Cũng bắt đầu với việc rải CV từ lúc chuẩn bị ra trường, liên hệ với các nhà tuyển dụng qua email và linkedin, tham gia các buổi training của trường về tìm việc, tham gia một số hội thảo của những dhs, người đi làm ở London để lấy thêm kết nối. Kết quả thì cũng không có gì khả qua, đa số họ bỏ lơ mình và ngại về khoản visa, hoặc họ cần mình học xong để có visa 2 năm ở lại rồi tính sau. Lúc này cũng như bao người khác đó là cảm giác mông lung lắm. Vợ chồng động viên nhau, ko tìm được việc thì về Việt Nam, nhà vẫn ở đó, cty cũ vẫn welcome mình mà, lo gì.

Bước ngoặt là 1 lần vô tình tìm thấy một người bạn, ông anh đang làm ở bên này, qua đây lâu rồi, và trước đây từng là đồng nghiệp (cty cũng to nên cũng biết nhau, thi thoảng trà đá gặp nhau thôi chứ ko thân lắm). Tôi chủ động liên hệ anh và biết cty anh làm đang tìm người, y/c công việc thì khớp cmnn với mình, ngoài ra thì cty khá thoáng với việc hỗ trợ sponsor cho lao động nước ngoài. Ông anh bảo tôi cứ học xong đi rồi xin việc, tôi hỏi ông anh về những thứ có thể hỏi để phỏng vấn.

Bẵng đi 1 thời gian sau khi tốt nghiệp xong, tôi nộp CV và được cty gọi phỏng vấn, ôi đệch, lúc đấy vui lắm các fen ạ, những lúc này chỉ cần hồ sơ đã pass vòng ngoài và được gọi phỏng vấn đã là vui lắm rồi. Vì là cty nhỏ nên họ pv 2 vòng, chứ không nhiều vòng như các cty lớn. Vòng đầu là pv qua skype, được phím là ông pv này dễ nhất trong các pm (sau này tôi nghĩ cũng may, nếu ông anh kia pv thì có khi tôi cũng tạch cmnn rồi, ông ấy khó tính vkl), lúc đầu cũng hỏi về các kiến thức cơ bản nhưng theo dạng freestyle chứ ko phải liệt kê ra 10 câu hỏi rồi hỏi ứng viên, và tôi cũng đã chuẩn bị 1 số kịch bản kiểu như show con hàng mà mình thấy ưng nhất ra, rồi dẫn dắt họ về cái đó, trả lời xung quanh cái này (cái này cũng ứng dụng ở lần pv thứ 2 với CEO cty). Ngoài PM thì có 1 ông bên nhân sự, cũng giới thiệu 1 số thứ về cty, và hỏi mình vài câu. Họ cũng hỏi là tôi có gì cần hỏi họ ko, thực sự lúc này tôi viết tôi cũng ếu nhớ lúc đấy tôi hỏi cái mẹ gì nữa. Thêm nữa là phần TA, câu được câu mấy các fen ạ, cơ bản TA vùng đấy nó hơi khó nghe so với tôi.

Ngày hôm sau, ông anh phím là ông PM kia có vẻ ưng rồi đấy, có gì cty sẽ liên hệ tiếp. Thề là lúc đấy nó sướng mà lại hồi hộp nữa. Khoảng 2 hôm sau, có email từ nhân sự đặt lịch hẹn cho đợt pv tiếp theo, tôi hỏi ông anh, ô ấy bảo để hẹn qua Tết đi (lúc này đang là 27-28 tháng chạp rồi), thế là tôi hẹn qua Tết pv, một cái Tết hồi hộp vkl, ăn bánh chưng đâu có ngon lắm đâu. Hôm đi pv, sơ vin, đóng thùng, tút tát bản thân, rồi đi phỏng vấn, cty thì ở khá xa với nhà tôi (2 tiếng đi tàu) nên đặt vé từ sớm rồi hẹn ông anh ra uống nước. Đến lúc vào pv thì gặp lại bà nhân sự và ông sếp, cuộc nói chuyện khá cởi mở và thân thiện vì có lẽ ông anh mình làm việc rất tốt ở đây nên cũng có uy tín. 2 bên giới thiệu lại từ đầu, ko đi vào phần kỹ thuật, mà hỏi các vấn đề xung quanh. Ông anh bảo là ô sếp nhìn người tốt lắm, với lại mặt tôi cũng uy tín nữa. Thế là chốt kèo, họ đồng ý với mức lương tôi đưa ra, và y/c về sponsor (5 năm), sau đó còn hỏi tôi là còn pv ở đâu ko. Lúc đấy mạnh mồm bảo là ngày mai có pv ở trên này (thực ra ếu có đâu, rải khắp nơi có chỗ nào gọi đâu =))). Không ngờ phát này được ô sếp bonus thêm quả 3K nữa, giờ nghĩ cái này tôi vẫn sướng lắm, ông kia cũng ha hả vui.

Cty tôi ở mức trung bình, khoảng 150 nhân sự, hoạt động ở lĩnh vực phát triển phần mềm cho đội cầu đường, xây dựng, quy mô cũng ổn. Quy trình phát triển cũng không phải là quá chuẩn chỉnh nhưng được cái sản phẩm luôn cập nhật, và người dùng khá hài lòng và luôn có sự đóng góp để sản phẩm tốt hơn. Cty khá linh hoạt với chế độ làm việc, tôi remote gần như là fulltime, thi thoảng có việc gì quan trọng mới lên cty thôi, còn lại thì ở nhà, cty cấp cho cái laptop với con màn hình thôi, ko có gì đặc sắc. Các chế độ thì không nhiều lắm (thực ra đối với tôi hay những người khác, chỉ cần có lương và sponsor ở lại là mừng lắm rồi, chưa cần đòi hỏi nhiều quyền lợi!), được cái 1 năm được nghỉ ~30 ngày nên khi xem lịch làm việc của mọi người, bọn nó nghỉ liên tục 1 tuần - 2 tuần. Khi nghỉ là thông báo nghỉ, chứ không phải là xin nghỉ (tất nhiên phải nghỉ thời gian hợp lý, chứ đang deadline thì ko nên). Công việc khá là nhẹ nhàng, tôi cam đoan với các fen là cv nó lại quá nhẹ nhàng so với cv của 1 dev ở VN, trước tôi làm ở cty cũ, cũng cày deadline thấy mẹ, nhưng sang bên này, đâu có deadline, đâu có OT, đâu có ép việc, nhiều lúc tôi còn hỏi PM và BA việc nữa. Work life balance là cái gì đó bắt buộc chứ ko phải là chỉ là khẩu hiệu.

Tôi hỏi các bạn học thạc sỹ cùng khoá với tôi, đa phần là về nước, 1,2 người thì kiếm được việc nhưng ở dạng intership, thực ra thì mấy khứa này cũng ko có kinh nghiệm làm việc, còn tôi thì già hơn, kinh nghiệm hơn và đúng là thiên thời địa lợi nhân hoà, kèm theo may mắn nên mọi việc thuận lợi. Các fen nào mà đang loay hoay chưa tìm được việc thì cứ cố gắng lên thôi!
 
#30 Tôi đi tìm việc

Năm mới xin chào lại các fen. Thời gian này cũng không có quá nhiều bận rộn nhưng cũng chưa có nhiều động lực để viết, hơn nữa cũng ko biết mọi người còn hứng thú đọc nữa không để tôi xin phép dừng lại :D.

Đi tìm việc ở bên này chưa bao giờ là đơn giản với những người ngoại quốc, đặc biệt là tìm những công việc có hỗ trợ visa ở lại. Chính sách visa về skilled worker visa thì khá thoáng khi cứ tìm được chỗ nào sponsor cho 5 năm đi làm thì sẽ có cơ hội ở lại vĩnh viễn mà ko bị phụ thuộc vào bất cứ ai, thêm 1 năm nữa thì đăng ký vào quốc tịch (bên này song tịch nên không phải bỏ quốc tịch Việt Nam - cái này tôi thích). Tuy nhiên, năm vừa rồi lương để có thể đăng ký diện này tăng lên ~36K/năm trước thuế cũng là 1 thử thách khá lớn với tất cả (cty và người đi làm).

Tôi đi tìm việc có vẻ thuận lợi hơn một số người, và may mắn đã 1 lần nữa mỉm cười với tôi khi cty sẵn sàng sponsor 5 năm và cho tôi 1 mức lương tính ra thì khoảng gấp 3 lần lương ở VN (không quá cao trong ngành này, nhưng trung bình cao hơn nhiều ngành - theo thống kê), kiểu 1 năm đi làm bên này = 3 năm phấn đấu ở VN.

Cũng bắt đầu với việc rải CV từ lúc chuẩn bị ra trường, liên hệ với các nhà tuyển dụng qua email và linkedin, tham gia các buổi training của trường về tìm việc, tham gia một số hội thảo của những dhs, người đi làm ở London để lấy thêm kết nối. Kết quả thì cũng không có gì khả qua, đa số họ bỏ lơ mình và ngại về khoản visa, hoặc họ cần mình học xong để có visa 2 năm ở lại rồi tính sau. Lúc này cũng như bao người khác đó là cảm giác mông lung lắm. Vợ chồng động viên nhau, ko tìm được việc thì về Việt Nam, nhà vẫn ở đó, cty cũ vẫn welcome mình mà, lo gì.

Bước ngoặt là 1 lần vô tình tìm thấy một người bạn, ông anh đang làm ở bên này, qua đây lâu rồi, và trước đây từng là đồng nghiệp (cty cũng to nên cũng biết nhau, thi thoảng trà đá gặp nhau thôi chứ ko thân lắm). Tôi chủ động liên hệ anh và biết cty anh làm đang tìm người, y/c công việc thì khớp cmnn với mình, ngoài ra thì cty khá thoáng với việc hỗ trợ sponsor cho lao động nước ngoài. Ông anh bảo tôi cứ học xong đi rồi xin việc, tôi hỏi ông anh về những thứ có thể hỏi để phỏng vấn.

Bẵng đi 1 thời gian sau khi tốt nghiệp xong, tôi nộp CV và được cty gọi phỏng vấn, ôi đệch, lúc đấy vui lắm các fen ạ, những lúc này chỉ cần hồ sơ đã pass vòng ngoài và được gọi phỏng vấn đã là vui lắm rồi. Vì là cty nhỏ nên họ pv 2 vòng, chứ không nhiều vòng như các cty lớn. Vòng đầu là pv qua skype, được phím là ông pv này dễ nhất trong các pm (sau này tôi nghĩ cũng may, nếu ông anh kia pv thì có khi tôi cũng tạch cmnn rồi, ông ấy khó tính vkl), lúc đầu cũng hỏi về các kiến thức cơ bản nhưng theo dạng freestyle chứ ko phải liệt kê ra 10 câu hỏi rồi hỏi ứng viên, và tôi cũng đã chuẩn bị 1 số kịch bản kiểu như show con hàng mà mình thấy ưng nhất ra, rồi dẫn dắt họ về cái đó, trả lời xung quanh cái này (cái này cũng ứng dụng ở lần pv thứ 2 với CEO cty). Ngoài PM thì có 1 ông bên nhân sự, cũng giới thiệu 1 số thứ về cty, và hỏi mình vài câu. Họ cũng hỏi là tôi có gì cần hỏi họ ko, thực sự lúc này tôi viết tôi cũng ếu nhớ lúc đấy tôi hỏi cái mẹ gì nữa. Thêm nữa là phần TA, câu được câu mấy các fen ạ, cơ bản TA vùng đấy nó hơi khó nghe so với tôi.

Ngày hôm sau, ông anh phím là ông PM kia có vẻ ưng rồi đấy, có gì cty sẽ liên hệ tiếp. Thề là lúc đấy nó sướng mà lại hồi hộp nữa. Khoảng 2 hôm sau, có email từ nhân sự đặt lịch hẹn cho đợt pv tiếp theo, tôi hỏi ông anh, ô ấy bảo để hẹn qua Tết đi (lúc này đang là 27-28 tháng chạp rồi), thế là tôi hẹn qua Tết pv, một cái Tết hồi hộp vkl, ăn bánh chưng đâu có ngon lắm đâu. Hôm đi pv, sơ vin, đóng thùng, tút tát bản thân, rồi đi phỏng vấn, cty thì ở khá xa với nhà tôi (2 tiếng đi tàu) nên đặt vé từ sớm rồi hẹn ông anh ra uống nước. Đến lúc vào pv thì gặp lại bà nhân sự và ông sếp, cuộc nói chuyện khá cởi mở và thân thiện vì có lẽ ông anh mình làm việc rất tốt ở đây nên cũng có uy tín. 2 bên giới thiệu lại từ đầu, ko đi vào phần kỹ thuật, mà hỏi các vấn đề xung quanh. Ông anh bảo là ô sếp nhìn người tốt lắm, với lại mặt tôi cũng uy tín nữa. Thế là chốt kèo, họ đồng ý với mức lương tôi đưa ra, và y/c về sponsor (5 năm), sau đó còn hỏi tôi là còn pv ở đâu ko. Lúc đấy mạnh mồm bảo là ngày mai có pv ở trên này (thực ra ếu có đâu, rải khắp nơi có chỗ nào gọi đâu =))). Không ngờ phát này được ô sếp bonus thêm quả 3K nữa, giờ nghĩ cái này tôi vẫn sướng lắm, ông kia cũng ha hả vui.

Cty tôi ở mức trung bình, khoảng 150 nhân sự, hoạt động ở lĩnh vực phát triển phần mềm cho đội cầu đường, xây dựng, quy mô cũng ổn. Quy trình phát triển cũng không phải là quá chuẩn chỉnh nhưng được cái sản phẩm luôn cập nhật, và người dùng khá hài lòng và luôn có sự đóng góp để sản phẩm tốt hơn. Cty khá linh hoạt với chế độ làm việc, tôi remote gần như là fulltime, thi thoảng có việc gì quan trọng mới lên cty thôi, còn lại thì ở nhà, cty cấp cho cái laptop với con màn hình thôi, ko có gì đặc sắc. Các chế độ thì không nhiều lắm (thực ra đối với tôi hay những người khác, chỉ cần có lương và sponsor ở lại là mừng lắm rồi, chưa cần đòi hỏi nhiều quyền lợi!), được cái 1 năm được nghỉ ~30 ngày nên khi xem lịch làm việc của mọi người, bọn nó nghỉ liên tục 1 tuần - 2 tuần. Khi nghỉ là thông báo nghỉ, chứ không phải là xin nghỉ (tất nhiên phải nghỉ thời gian hợp lý, chứ đang deadline thì ko nên). Công việc khá là nhẹ nhàng, tôi cam đoan với các fen là cv nó lại quá nhẹ nhàng so với cv của 1 dev ở VN, trước tôi làm ở cty cũ, cũng cày deadline thấy mẹ, nhưng sang bên này, đâu có deadline, đâu có OT, đâu có ép việc, nhiều lúc tôi còn hỏi PM và BA việc nữa. Work life balance là cái gì đó bắt buộc chứ ko phải là chỉ là khẩu hiệu.

Tôi hỏi các bạn học thạc sỹ cùng khoá với tôi, đa phần là về nước, 1,2 người thì kiếm được việc nhưng ở dạng intership, thực ra thì mấy khứa này cũng ko có kinh nghiệm làm việc, còn tôi thì già hơn, kinh nghiệm hơn và đúng là thiên thời địa lợi nhân hoà, kèm theo may mắn nên mọi việc thuận lợi. Các fen nào mà đang loay hoay chưa tìm được việc thì cứ cố gắng lên thôi!
Tính ra fen đi trễ lại tốt nhỉ. Kinh nghiệm có, mối quan hệ có
 

Thread statistics

Created
august_star,
Last reply from
Thành Gia,
Replies
311
Views
65,826
Back
Top