Nobel simp quá

TẠI SAO KHÔNG CÓ GIẢI NOBEL TOÁN HỌC?

----------

Alfred Nobel ngồi trong phòng làm việc để hoàn thiện nốt các chi tiết trong bản di chúc của mình, ông kiểm tra tỉ mỉ cơ cấu các giải thưởng mà mình lập ra.

“Vậy là xong. Mình có bỏ sót gì không nhỉ?"

“Dành cho bạn bè và họ hàng những món quà nhỏ thôi. Mình không được cho họ nhiều quá. Tài sản thừa kế lớn chỉ nuôi dưỡng tính tự mãn mà thôi".

"Những người thi hành di chúc sẽ biến toàn bộ tài sản thành tiền mặt, sau đó đầu tư nó vào những nơi an toàn. Tiền lãi đầu tư sẽ dùng để trả cho các giải thưởng hằng năm dành cho những người có đóng góp nhiều nhất cho nhân loại. Đúng vậy, tất cả đều đâu vào đấy".

“Sẽ không có giải thưởng nào cho toán học cả. Mình không nói thẳng điều đó ra. Nhưng ngành này không được nhắc tới nên đương nhiên sẽ hiểu như vậy. Mình đã nêu cụ thể các lĩnh vực sẽ được trao thưởng. Như vậy là đủ rồi. Điều đó cho thấy rõ ràng là mình không muốn có giải thưởng cho toán học. Các chỉ dẫn của mình sẽ ngăn không cho Mittag-Leffler nhận được giải thưởng".
Tại sao Alfred Nobel lại ngăn không cho nhà toán học giàu có Gosta Mittag-Leffler nhận giải thưởng Nobel? Tại sao Nobel phản đối Mittag- Leffler? Hay là Nobel chống lại toán học?

----------

Khi Alfred Nobel mất vào năm 1896, một quỹ trị giá 9 200 000 đô la đã được thành lập để trao Giải thưởng Nobel hằng năm cho các lĩnh vực hòa bình, văn học, vật lí, hóa học, sinh lí học và y học.

Có nhiều đồn đoán về lí do tại sao Nobel không lập giải thưởng cho toán học. Có rất nhiều câu chuyện phong phú xung quanh vấn đề này. Có thể loại bỏ ngay lập tức một vài chuyện trong số đó. Chẳng hạn như câu chuyện về một nhà toán học đã ngoại tình với vợ của Nobel. Thật hết sức vô lí vì chúng ta đều biết rằng Nobel chưa bao giờ kết hôn. Hay phải chăng có một nhà toán học đã dan díu với người phụ nữ mà Nobel yêu? Nghe có vẻ hợp lí, nhưng không có bằng chứng nào cho câu chuyện này.

Nobel là một người đàn ông nhút nhát, không thích chỗ đông người và thường tự ti về bản thân. Năm 43 tuổi, ông đăng một quảng cáo cá nhân trên một tờ báo ở Vienna: “Một người đàn ông trung niên khá dư dả, có học thức, sống ở Paris muốn tìm một người phụ nữ ở tuổi chín chắn, biết ngoại ngữ để làm thư kí và quản gia”. Quảng cáo đã thu hút một phụ nữ quý tộc Áo 33 tuổi xinh đẹp, có học vấn, tên là Bertha Kinsky, vốn đang cần tìm việc. Họ gặp nhau ở Paris và cô đảm nhận công việc đó. Nhưng Bertha sớm nhận ra rằng có lẽ Nobel mong muốn nhiều hơn là một người quản gia thông thường, nhất là sau khi ông hỏi cô đã “đính hôn” chưa. Chỉ sau một tuần làm việc, Bertha đã bỏ đi với người yêu của cô ở Vienna. Nhưng dù sao, cô và Nobel vẫn giữ mối quan hệ bạn bè đến cuối đời. Không lâu sau đó. ông gặp Sofie Hess, một cô gái 20 tuổi làm việc trong một cửa hàng hoa ở Áo. Hai người có mối quan hệ giống như kiểu Pygmalion. Đầu tiên, Nobel mua cho cô một căn hộ ở Vienna, sau đó là ở Paris và cuối cùng là một biệt thự ở Đức. Mặc dù ông mong muốn cô trở thành một người phụ nữ có học thức, nhưng cô chỉ giỏi hưởng thụ những thú vui xa xỉ của mình. Nobel đã quở trách thói phù phiếm và cách tiêu tiền của cô trong những bức thư ông gửi cô, nhưng cô chẳng hề để tâm. Ngay cả khi Nobel tìm cách chấm dứt mối quan hệ, hết lần này đến lần khác cô vẫn liên tục viết thư hỏi xin tiền. Thậm chí, khi cô đã có thai và kết hôn với cha của đứa trẻ, Nobel vẫn tiếp tục trợ cấp cho cô. Có vẻ như những người đàn ông có liên quan với những người phụ nữ mà Nobel từng quan hệ không có ai là nhà toán học cả.

Như vậy, điều gì đã gây ra mối thù oán của Nobel với toán học? Phải chăng ông có mối hiềm khích với một nhà toán học nào đó? Có rất nhiều người nói đến mối quan hệ giữa nhà toán học Gosta Mittag-Leffler và Nobel. Một số ý kiến khăng khăng cho rằng Nobel tuyệt đối không muốn nhà toán học người Thụy Điển nhận giải thưởng của mình. Có phải Nobel có xích mích trong kinh doanh với Mittag-Leffler? Và Nobel không tán thành một số cách giải quyết công việc kinh doanh của Mittag- Leffler? Phải chăng họ đã từng là bạn, nhưng sau đó lại đối đầu nhau? Một điều khoản trong bản di chúc của Nobel là giải thưởng văn học được trao cho “bất kì ai làm việc trong lĩnh vực văn học, có tác phẩm vượt trội nhất theo hướng lí tưởng”. Sau khi bản di chúc của ông được công bố, nhiều người băn khoăn không biết nên hiểu câu nói này như thế nào. Mittag- Leffler chắc chắn rằng Nobel “ngụ ý bất cứ ai có quan điểm luận chiến hoặc phê phán tôn giáo, chế độ quân chủ, hôn nhân và giới quyền uy. Phải chăng ông ngầm nói rằng Nobel là một người theo chủ nghĩa vô chính phủ? Có phải họ đã từng tranh cãi về những vấn đề này?

Nobel là một nhà kinh doanh tài giỏi, nhưng nếu không có tài phát minh thì có lẽ ông đã không thành công đến vậy. Nitroglycerin đã được nhà hóa học Ý Ascanio Sobrero chế tạo ra vào năm 1847. Hai người đã làm việc cùng nhau trong một phòng thí nghiệm, nhưng Sobrero cảm thấy hóa chất này quá nguy hiểm, không thể sử dụng rộng rãi. Rõ ràng là Nobel không nghĩ như thế. Ông đã mường tượng ra rất nhiều công dụng cho hợp chất nổ này: xây dựng các đường hầm, đường ray xe lửa, dọn đường, khai mỏ vũ khí chiến tranh. Trước khi đem nó ra sử dụng với quy mô thương mại, ông đã chế tạo ngòi để phát nổ nó. Tuy vậy, hóa chất chết người này vẫn gây ra hậu quả nghiêm trọng. Năm 1864, em trai của Nobel và bốn công nhân khác làm trong nhà máy đã thiệt mạng trong một vụ nổ phân xưởng ở Stockholm. Tai nạn này bắt đầu khiến Nobel mang danh là nhà sản xuất sự hủy diệt. Thụy Điển không cho phép ông xây dựng lại phòng thí nghiệm. Những thảm họa tương tự cũng xảy ra ở các nhà máy khác trên thế giới. Ông không nhụt chí, nhưng cũng quyết tâm tìm phương pháp an toàn hơn để kiểm soát được sức mạnh của Nitroglycerin. Để giảm thiểu sự nguy hiểm tới những người khác, ông quyết định tiến hành thí nghiệm trên một chiếc xà lan. Chính ở đây, ông đã tình cờ có một khám phá quan trọng. Một trong những container trên xà lan đã làm rò rỉ Nitroglycerin vào vật liệu đóng hàng làm từ đất diatomite. Khi Nobel phát hiện ra vấn đề, ông nhận thấy Nitroglycerin an toàn hơn khi được chứa trong loại vật liệu này. Thực tế, nó có thể phát nổ mà không cần ngòi nổ - điều này đã đưa ông đến phát minh ra thuốc nổ dynamite. Trong những năm tiếp theo, ông phát minh ra hợp chất nổ gelatin, một loại thuốc súng không khói – những chất được mọi người gọi là phương tiện của chiến tranh. Nhưng dường như không gì có thể cản trở công việc của Nobel. Thực ra, ông cho rằng các phát minh của mình sẽ giúp kết thúc chiến tranh. Ông từng nói với người bạn thân Bertha von Sutter (thời con gái là Bertha Kinsky): "Các nhà máy của tôi có thể kết thúc chiến tranh sớm hơn các hội nghị của cô... bởi vì nếu có ngày mà hai quân đội có khả năng hủy diệt nhau chỉ trong vòng vài giây, thì chắc chắn rằng tất cả các quốc gia văn minh sẽ đều quay lưng lại với chiến tranh”.

Bertha von Sutter lúc đó đang là một nhà hoạt động vì hòa bình rất tích cực ở châu Âu. Chính công việc và ảnh hưởng của bà, cộng với ý kiến phê phán của cộng đồng về những phát minh của ông, đã tác động đến Nobel, khiến ông lập ra giải Nobel hòa bình. Trên thực tế, giải thưởng Nobel hòa bình đầu tiên đã được trao cho Bertha von Sutter.

Vậy là chúng ta vẫn không lí giải được tại sao không có giải thưởng dành cho toán học, nhưng chúng ta vần phải ca ngợi Nobel vì sự công nhận của ông đối với những đóng góp trong nhiều lĩnh vực. Giá như trong đó có cả toán học.

#Mathpiad
#NguyetAnh

via theNEXTvoz for iPhone
 
Ổng ko thấy được tầm quan trọng của toán học trong đời sống thời đó nên khó quá bỏ qua thôi :rolleyes:
Đến tận bây giờ vẫn chưa hiểu học các hàm sin cos toán cao cấp để làm gì ngoài đời thực.
 
Ổng ko thấy được tầm quan trọng của toán học trong đời sống thời đó nên khó quá bỏ qua thôi :rolleyes:
Đến tận bây giờ vẫn chưa hiểu học các hàm sin cos toán cao cấp để làm gì ngoài đời thực.
Hỏi bộ GD nhé
 
Ổng ko thấy được tầm quan trọng của toán học trong đời sống thời đó nên khó quá bỏ qua thôi :rolleyes:
Đến tận bây giờ vẫn chưa hiểu học các hàm sin cos toán cao cấp để làm gì ngoài đời thực.
Thấy mấy lĩnh vực như xây dựng, viễn thông, thiên văn học đều sử dụng toán rất nhiều mà.
Hiện tại ngành điện tử, máy tính cũng có nền tản từ toán học đấy thôi, nên lý do cha Nobel đưa ra là ko hợp lý lắm
 
Thấy mấy lĩnh vực như xây dựng, viễn thông, thiên văn học đều sử dụng toán rất nhiều mà.
Hiện tại ngành điện tử, máy tính cũng có nền tản từ toán học đấy thôi, nên lý do cha Nobel đưa ra là ko hợp lý lắm
Suy diễn là chính chứ tôi cũng méo biết :whistle: , hồi đó là thời kỳ đầu của cuộc cách mạng công nghiệp xài động cơ máy hơi nước.
Người ta chỉ dùng toán cộng trừ nhân chia để tính giá tiền con cá mớ rau ngoài chợ là nhiều chứ chưa có điện tử hay máy tính bán dẫn gì để tính sâu xa vũ trụ gì cho nhiều. Cái gì thực tế thì mình ưu tiên.
 
Không lâu sau đó. ông gặp Sofie Hess, một cô gái 20 tuổi làm việc trong một cửa hàng hoa ở Áo. Hai người có mối quan hệ giống như kiểu Pygmalion. Đầu tiên, Nobel mua cho cô một căn hộ ở Vienna, sau đó là ở Paris và cuối cùng là một biệt thự ở Đức. Mặc dù ông mong muốn cô trở thành một người phụ nữ có học thức, nhưng cô chỉ giỏi hưởng thụ những thú vui xa xỉ của mình. Nobel đã quở trách thói phù phiếm và cách tiêu tiền của cô trong những bức thư ông gửi cô, nhưng cô chẳng hề để tâm. Ngay cả khi Nobel tìm cách chấm dứt mối quan hệ, hết lần này đến lần khác cô vẫn liên tục viết thư hỏi xin tiền. Thậm chí, khi cô đã có thai và kết hôn với cha của đứa trẻ, Nobel vẫn tiếp tục trợ cấp cho cô. Có vẻ như những người đàn ông có liên quan với những người phụ nữ mà Nobel từng quan hệ không có ai là nhà toán học cả.
Khi bố đường simp bé đường
rofl.gif
 
Back
Top