Nơi những người phụ nữ sống gần nửa thế kỉ chưa bao giờ biết ngày 8/3

ramano1975

Member
TPO - Trong khi “Một nửa của thế giới" hân hoan chào đón ngày 8/3 với những lời chúc yêu thương ngọt ngào kèm những món quà ý nghĩa thì tại những bản vùng cao Tây Bắc, vẫn có những người phụ nữ chưa bao giờ biết đến ngày lễ này.
Nơi những người phụ nữ sống gần nửa thế kỉ chưa bao giờ biết ngày 8/3 ảnh 1
“Mình không biết, chưa nghe ngày 8/3 bao giờ” – đó là câu trả lời của chị Sùng Thị Phay (bản Sin Suối Hồ, xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu) khi được hỏi về ngày này. Chị Phay năm nay 39 tuổi, chị lấy chồng sớm và giờ con gái cả đã ngấp nghé 25 tuổi. Suốt những năm tháng làm vợ, làm mẹ chị chưa bao giờ biết đến ngày 8/3 và cũng chưa bao giờ được chồng tặng một nhành hoa. (Ảnh: Lộc Liên)
Nơi những người phụ nữ sống gần nửa thế kỉ chưa bao giờ biết ngày 8/3 ảnh 2
“Nếu bây giờ có một điều ước, mình chỉ mong vợ chồng hòa thuận, có nhiều sức khỏe để đi nương đi rẫy nhiều hơn, có tiền cho mấy đứa con ăn học là mừng lắm rồi”, chị Phay nói khi đang đi chặt cỏ cho trâu ăn. (Ảnh: Lộc Liên)
Nơi những người phụ nữ sống gần nửa thế kỉ chưa bao giờ biết ngày 8/3 ảnh 3
Dàng Thị Xe (20 tuổi, bản Sin Suối Hồ) thì bày tỏ: “8/3 là ngày gì thế chị, hôm nay em chỉ mong con không quấy khóc để em yên tâm địu nó ra chợ bán váy thổ cẩm, lấy tiền mua sữa cho con thôi”. (Ảnh: Lộc Liên)
Nơi những người phụ nữ sống gần nửa thế kỉ chưa bao giờ biết ngày 8/3 ảnh 4
Đối với Hẳng Thị Mai (16 tuổi, bản Pho Sin Chải, xã Tả Lèng, huyện Tam Đường, Lai Châu) thì ngày 8/3 là lúc em và các chị cùng mẹ lên rẫy. Bởi ở bản của Mai người ta chẳng quan tâm đến những ngày lễ, vì với họ ngày nào cũng là ngày phải lên nương, lên rẫy hay vào rừng để kiếm cái ăn, cái mặc. (Ảnh: Lộc Liên)
Nơi những người phụ nữ sống gần nửa thế kỉ chưa bao giờ biết ngày 8/3 ảnh 5
“Nếu có điều ước ngày 8/3, em mong mẹ Vàng Chị Chai (40 tuổi) của em sẽ đi học để tự viết được tên mình. Ngày xưa nhà bà ngoại em nghèo nên mẹ không được đi học, đến giờ đến tên của mình mà mẹ em cũng không biết viết thì ngày 8/3 là gì chắc mẹ em cũng chẳng biết nữa”, Hẳng Thị Mai tâm sự. (Ảnh: Lộc Liên)
Nơi những người phụ nữ sống gần nửa thế kỉ chưa bao giờ biết ngày 8/3 ảnh 6
Còn với cụ Sùng Thị Mặc (xã Tả Lèng, huyện Tam Đường), suốt hơn 90 năm cuộc đời của mình, chưa bao giờ cụ nghe ai nhắc đến ngày 8/3. (Ảnh: Lộc Liên)
Nơi những người phụ nữ sống gần nửa thế kỉ chưa bao giờ biết ngày 8/3 ảnh 7
Bằng chất giọng phổ thông lơ lớ tiếng Mông, cụ Mặc cho biết mình lấy chồng từ năm 12 tuổi, cuộc sống quá khó khăn khiến cụ quanh năm chỉ nhìn xuống rẫy ngô, rẫy sắn mà chưa bao giờ ngước lên nhìn cuộc sống. Vì thế mà ngày 8/3 với cụ quá xa lạ. (Ảnh: Lộc Liên)

Nơi những người phụ nữ sống gần nửa thế kỉ chưa bao giờ biết ngày 8/3 ảnh 8
8/3 năm nay, cụ Mặc chỉ còn một mình trong căn nhà gỗ đơn sơ, 4 phía gió lùa, mái lợp tôn xi măng đã thủng lỗ chỗ. “Chồng cụ chết rồi, cụ sống một mình. Mỗi ngày cụ chỉ ước mắt không mờ để nhặt được vài mớ rau má, chân không mỏi để theo người trong bản đi bộ xuống chợ San Thàng (TP Lai Châu) bán rau, lấy tiền mua vài gói mì tôm phòng ngày mưa gió. Nhưng ở chợ nhiều người bán rau má quá, lại tinh mắt nên tìm được chỗ rau tốt hơn của cụ, vì thế có hôm cụ mang rau xuống rồi lại gùi về. Một túi cụ bán 10 nghìn đồng thôi mà cũng hay ế lắm, rau má thì dai mà răng cụ chẳng còn mấy, nên hôm nào ế cụ lại mang cho hàng xóm hết", cụ Mặc ngậm ngùi nói. (Ảnh: Lộc Liên)
Nơi những người phụ nữ sống gần nửa thế kỉ chưa bao giờ biết ngày 8/3 ảnh 9
Nơi những người phụ nữ sống gần nửa thế kỉ chưa bao giờ biết ngày 8/3 ảnh 10
Nơi những người phụ nữ sống gần nửa thế kỉ chưa bao giờ biết ngày 8/3 ảnh 11
Nơi những người phụ nữ sống gần nửa thế kỉ chưa bao giờ biết ngày 8/3 ảnh 12
Có lẽ, với những người phụ nữ vùng cao như cụ Mặc, chị Phay, chị Xe hay mẹ của em Mai, ngày 8/3 với họ cũng bình thường như bao ngày khác vì trước nay họ chưa từng biết đến. Và nếu biết thì mong ước lớn nhất của họ cũng là có sức khỏe để lên nương, lên rẫy nhiều hơn, bán được 10 nghìn đồng rau má để cuộc sống bớt khổ, bớt đói một bữa. Do đó, việc nhận được một lời chúc hay bó hoa, hộp quà trong ngày 8/3 như những người phụ nữ khác với họ là cả một niềm mơ ước. (Ảnh: Lộc Liên)
Lộc Liên
https://tienphong.vn/noi-nhung-nguo...-ki-chua-bao-gio-biet-ngay-83-post1515789.tpo
 
Thế giới thì nó quan tâm ngày này giống như quan tâm ngày quốc tế đàn ông ấy. Và tôi thì chả biết ngày quốc tế đàn ông là ngày mấy.
 
Hình như là ngày mấy anh phe XHCN hồi xưa bày ra chứ quốc tế nào quan tâm :doubt:
Dốt thì đừng có phát biểu linh tinh, ngày này bắt nguồn từ phong trào đấu tranh của các nữ công nhân Pháp hồi xưa (sau đó lan qua tới New York), LHQ cũng đã chính thức công nhận ngày này rồi.
D1G7cso.gif
 
Liên Hợp Quốc đã chính thức hoá ngày này vào năm 1977
Có biết ngày nhân quyền, ngày tiếng mẹ đẻ vv... của Liên Hiệp Quốc là ngày nào ko, có tổ chức hoạt động gì ở nơi bạn sống? (Ngày Nhà giáo thế giới của Liên Hiệp Quốc là 5/10 và tôi tin chắc thời đi học chẳng có hoạt động gì ở trường của bạn vào hôm đó)
 
Hình như là ngày mấy anh phe XHCN hồi xưa bày ra chứ quốc tế nào quan tâm :doubt:
Thấy bên Úc mấy anh chính trị gia vẫn chúc mừng và mời nhân viên đi ăn, chụp hình post face. Rồi 1 số trang cũng nhắc, nhưng đám tây lông và đen thì không chú ý và không rầm rộ như ở VN ( hoa ở siêu thị hôm nay bán cũng nhanh so với ngày thường)
 
Dốt thì đừng có phát biểu linh tinh, ngày này bắt nguồn từ phong trào đấu tranh của các nữ công nhân Pháp hồi xưa (sau đó lan qua tới New York), LHQ cũng đã chính thức công nhận ngày này rồi.
D1G7cso.gif
Ok tôi nhận sai vụ đó. Quốc tế cũng có quan tâm một tí :shame:

Cơ mà theo như tôi vừa mới tìm hiểu thì nó bắt nguồn từ năm 1910 do những người theo XHCN ở châu Âu lên ý tưởng, về sau được Nga công nhận chính thức sau cuộc biểu tình 8/3/1917 và kéo theo toàn bộ khối XHCN học theo.

Có thông tin nói rằng ngày này đã có từ năm 1857 ở New York nhưng tuyệt nhiên không có tài liệu nào ở Mỹ ghi lại, và thông tin này cũng chỉ bắt đầu xuất hiện trên mặt báo từ 1960.
 
Last edited:
Nghe QUỐC TẾ có vẻ hoành tráng, chứ có chừng 14% các quốc gia quan tâm và coi 8/3 là ngày lễ quốc gia. Hơn quá nữa trong số 14% đó là các nước nghèo thuộc châu Phi.
Tại nhiều người không tìm hiểu rõ chữ nghĩa, nghe quốc tế có vẻ lớn lao. Nhưng bản thân chữ QUỐC TẾ nó không lớn lao như vậy. QUỐC 國 : quốc gia, nước; TẾ 際 : ở giữa, bên trong -QUỐC TẾ : GIỮA CÁC NƯỚC. INTERNATIONAL cũng vậy : INTER : Ở giữa, giữa; NATION (national là adj, thuộc về nation) : cũng mang nghĩa giữa các nước với nhau. Bản thân chữ TẾ nó không quy định số lượng là bao nhiêu chỉ cần trên 1 là được. Dễ hiểu nhứt là giải bóng đá giữa VN, Lào, Campuchia cũng gọi là giải giao hữu QUỐC TẾ, giải lớn hơn xíu là EURO cũng được gọi là giải QUỐC TẾ. Hay các hiệp ước được ký kết giữa các phe, các khu vực, các quốc gia, cũng gọi là hiệp ước QUỐC TẾ.
Nói về ngày 8.3, nó nảy nồi từ 1 số tổ chức cánh tả, không đại diện cho tầm quốc gia, đa số là các tổ chức thiên về CS, là CS hoặc đã từng là CS. Có thể thời điểm hiện tại xem báo đài TV thấy Mỹ, Anh, Pháp vẫn ăn mừng 8.3 - Đúng, đất nước tự do, họ muốn ăn mừng, diễu hành ngày nào không được, nhưng để xem đó là ngày lễ quốc gia và nâng tầm toàn cầu thì không !
1975 LHQ đồng ý là ngày 8.3 hàng năm làm làm quốc tế phụ nữ (IWD) do Liên Xô đề xuất. Nhưng sau đó đến năm 1977, LHQ lại ra thông cáo như sau : "on any day of the year by Member States, in accordance with their historical and national traditions " tạm dịch : VÀO BẤT CỪ NGÀY NÀO TRONG NĂM, PHÙ HỢP VỚI TRUYỀN THỐNG QUỐC GIA VÀ LỊCH SỬ CỦA MỖI NƯỚC "
Để phù hợp với câu nói trên, xứ vịt bèn gán luôn cho ngày khởi nghĩa của Hai Bà Trưng là ngày 8.3 để tiện bề kỷ niệm. đúng là IQ cow, xin bái phục
lMI1fF1.png
 
Back
Top