Nữ giáo sư có con đạt giải Nobel với phương pháp giáo dục 'đừng cố đạt điểm 10'

thất nghiệp

Senior Member

Thành công của nhà khoa học Đinh Triệu Trung là nhờ sự giáo dục đúng đắn của mẹ và ngọn lửa truyền cảm hứng từ cha.​

Đinh Triệu Trung là một nhà Vật lý nổi tiếng thế giới, người đã có những đóng góp đáng kể cho lĩnh vực Vật lý hạt cơ bản. Sinh năm 1936 tại TP Ann Arbor, bang Michigan (Mỹ), ông Đinh lớn lên ở Trung Quốc trong một thời kỳ đầy biến động của lịch sử đất nước.

Trên hành trình vượt thử thách và trở ngại để trở thành một trong những nhà khoa học được kính trọng nhất trong thế hệ của mình, Đinh Triệu Trung đã được truyền động lực to lớn từ người mẹ, bà Vương Tuyển Anh, với phương pháp giáo dục mềm mỏng và không ép buộc.

Vương Tuyển Anh sinh ra ở tỉnh Sơn Đông vào năm 1908. Cha bà là người có học thức, từng đi du học ngành kỹ thuật dân dụng tại Nhật Bản.

Bà Vương ngay từ nhỏ đã tỏ rõ tố chất thông minh và chính người cha đã cố tình không cho bà học các quy tắc lễ giáo phong kiến khi ông nhiều lần chỉ trích gay gắt lối suy nghĩ cổ hủ rằng "phụ nữ không có tài", "phụ nữ không học là đức hạnh", theo Sohu.

Chính vì vậy, bà Vương được theo học giáo dục chính quy, tốt nghiệp Đại học Yên Kinh ở Bắc Kinh và sau đó du học tại Đại học Michigan (Mỹ). Tại đây, bà đã gặp chồng và hai người bén duyên.

Bà kết hôn và sinh con trai ở Mỹ, đặt tên là Đinh Triệu Trung. Khi con trai được 2 tuổi, bà đã đưa con về Trung Quốc. Chiến tranh chống Nhật Bản bùng nổ, gia đình bà Vương phải di tản khắp nơi. Hòa bình lập lại, bà Vương đảm nhận các chức vụ như Giáo sư tại Đại học Sư phạm Tứ Xuyên hay Giáo sư tại Học viện Quốc gia về Giáo dục Xã hội.

Là một phụ nữ có tài năng vượt trội, Vương Tuyển Anh áp dụng phương pháp giáo dục con cái một cách mềm mỏng và không tạo áp lực. Trong tâm trí của Đinh Triệu Trung, mẹ ông là người đã truyền cảm hứng và đam mê học hỏi cho ông. Bà không bao giờ áp đặt yêu cầu ông đạt điểm số hoàn hảo 100 (tương đương với điểm 10 ở Việt Nam).

Trên thực tế, Đinh Triệu Trung đã trải qua một thời gian phải học tại nhà do ảnh hưởng của chiến tranh. Trong thời gian này, vào ban ngày, ông ôn tập lại những bài cũ. Vào buổi tối, cha mẹ dạy ông những kiến thức mới, trong đó, ông chia sẻ rằng thích học với mẹ hơn bởi cách tiếp cận của một giáo sư tâm lý học. Khi chiến tranh kết thúc, ông trở lại trường học nhưng khó bắt kịp với nếp học mới.

Tuy bố mẹ đều có học hàm giáo sư nhưng không bao giờ gây áp lực cho con về việc học tập. Vào thời gian rảnh rỗi, họ còn đưa cậu bé Vương đi xem phim hay ca kịch, tránh cho con bị quá tải trong việc học. Chính những phương pháp giáo dục này đã tạo nên một trong những nhà vật lý thực nghiệm hàng đầu thế giới.

sc2337368-1199.png


Thành công của Đinh Triệu Trung là nhờ sự giáo dục của cha mẹ.

Ngoài phương pháp giáo dục của mẹ, chính người cha đã truyền ngọn lửa khoa học cho ông Đinh từ khi ông còn nhỏ. Cha ông, Đinh Quang Hải, là giáo sư xuất sắc chuyên ngành kỹ thuật dân dụng tại Đại học Sơn Đông, từng theo học tại các trường top đầu như Đại học Giao thông Thượng Hải và Đại học Michigan.
Đinh Quang Hải đã cho con trai thấy những điều kỳ diệu của Toán học và Vật lý, khiến cậu bị mê hoặc bởi những bí ẩn của vũ trụ và giành hàng giờ nghiên cứu các vì sao và hành tinh.

Năm 1956, Đinh Triệu Trung đến Mỹ để theo đuổi nghiên cứu về Vật lý. Ông nhận bằng cử nhân tại Đại học Michigan (nơi cha mẹ đã từng theo học) và tiếp tục hoàn thành bằng Tiến sĩ về Vật lý tại Đại học Columbia vào năm 1962. Sau đó, ông Đinh ở lại khoa làm trợ lý giáo sư. Chính trong thời gian ở Columbia, ông đã tham gia vào nghiên cứu mà sau này đã mang lại cho mình giải thưởng Nobel.

Năm 1976, Đinh Triệu Trung cùng cộng sự được trao Giải Nobel Vật lý cho công trình phát hiện hạt hạ nguyên tử meson- hạt J/Psi. Theo Ủy ban Nobel, nhóm tác giả được trao giải thưởng danh giá "cho công trình tiên phong trong khám phá một hạt cơ bản nặng thuộc loại mới". Rất tiếc, bà Vương đã qua đời trước khi chứng kiến con mình đạt đến đỉnh cao của khoa học.

Hiện tại, Đinh Triệu Trung đang là giáo sư Vật lý tại Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ).
..................................................................................................................................................................................................
https://vietnamnet.vn/nu-gs-co-con-...hap-giao-duc-dung-ep-dat-diem-10-2136231.html
 
Giỏi thế này mà chính quyền TQ không mời về giảng dạy tại Thanh Hoa, Bắc Đại thì thật là đáng tiếc. :(
 
Back
Top