Nữ sinh Ngoại thương trúng tuyển học bổng thạc sĩ Bắc Đại

dogamer03

Senior Member
Nguyễn Mai Chi vừa xuất sắc giành học bổng trị giá 120.000 nhân dân tệ cho hệ thạc sĩ của Đại học Bắc Kinh (Bắc Đại) - ngôi trường hàng đầu Trung Quốc cũng như châu Á.


Mai Chi định hướng trở thành nhà khoa học, giảng viên và cuối cùng là giáo sư đại học. Ảnh: Ngọc Bích.

2_zing_1.jpg

Mai Chi định hướng trở thành nhà khoa học, giảng viên và cuối cùng là giáo sư đại học. Ảnh: Ngọc Bích.
Ở năm 4, khi chưa có bằng cử nhân, Nguyễn Mai Chi (22 tuổi, ngành Quản trị Kinh doanh Quốc tế, Đại học Ngoại thương) đã nhận được thư trúng tuyển thạc sĩ từ 2 ngôi trường hàng đầu Trung Quốc - Đại học Bắc Kinh và Đại học Giao thông Thượng Hải. Trong đó, Đại học Bắc Kinh đồng ý tài trợ toàn bộ học phí cho 2 năm học.
Tháng 9 tới, Chi sẽ đặt chân đến đất nước tỷ dân, bắt đầu hành trình học tập, nghiên cứu khoa học, định hướng trở thành nhà khoa học, giảng viên và cuối cùng là giáo sư đại học. Chi cho biết quyết định này đến từ niềm say mê nghiên cứu khoa học của cô.
“Khi bài nghiên cứu khoa học đầu tiên của mình được duyệt đăng trên tạp chí Tài chính, ngay lập tức mình bị thu hút và nhận ra ‘Ồ, mình đã tìm được nơi để gắn bó và phát triển sự nghiệp’”, Mai Chi chia sẻ với Zing.

Bước ngoặt nghiên cứu khoa học​

Mai Chi nhớ lại khoảng thời gian đăng ký nguyện vọng vào đại học, khi đó, nữ sinh không xác định được bản thân thích gì. Vì vậy, cô chọn học ngành Quản trị kinh doanh bởi “cái gì cũng được học mà không học chuyên sâu về cái gì”.
Ngay sau đó, Chi liên tục tham gia khóa học thiết kế đồ họa, học thêm về tài chính, truyền thông đa phương tiện để tăng kỹ năng mềm, đồng thời cô không chắc chắn sau khi ra trường, bản thân sẽ tiếp tục theo đuổi lĩnh vực kinh tế.
“Mình thừa nhận bản thân khá ‘thập cẩm’ khi cái gì cũng muốn học, muốn biết. Tuy nhiên, mình lại hứng thú với việc học và làm nhiều thứ cùng lúc", Chi nói.
Đến năm 2 đại học, Chi có dự định sau tốt nghiệp sẽ làm việc tại các doanh nghiệp trong nước. Vì vậy, cô chủ động tham gia thực tập từ sớm với các vị trí chuyên viên thiết kế đồ họa, nhân viên ngân hàng, làm công việc trong trường đại học…
“Mình chưa từng nghĩ sẽ ra nước ngoài du học chứ đừng nói đến định hướng trở thành nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, lần đăng ký thực hiện nghiên cứu khoa học tại trường và cuối năm 2 đã trở thành bước ngoặt của mình", Chi chia sẻ.
Nữ sinh cho biết đó là lần đầu tiên cô thực hiện nghiên cứu khoa học, làm chung với nhóm bạn mới, vì vậy, mọi thứ đều rất mới mẻ và lạ lẫm. Dù có giảng viên hướng dẫn, Chi vẫn phải tự học, tự chủ động làm mọi thứ trong phần việc của mình. Phải mất 4-5 tháng, nữ sinh mới biết cách làm, cách thực hiện độc lập.
Nghiên cứu đầu tiên được duyệt đăng trên tạp chí Tài chính đã trở thành động lực để Chi tìm hiểu sâu hơn về con đường nghiên cứu. Chi nhận ra bản thân phù hợp và quyết định đi theo con đường này. Cô bắt đầu lên kế hoạch cụ thể cho 2 năm còn lại và dự định đi du học thạc sĩ và tiến sĩ kinh tế.
“May mắn, mình đã nhận ra bản thân phù hợp với điều gì và định hướng từ sớm", Chi chia sẻ.
Tính đến thời điểm hiện tại, Mai Chi đã có 9 bài nghiên cứu khoa học. Ngoài trình bày trong hội thảo nghiên cứu khoa học cấp trường, cấp quốc gia, một số đề tài được đăng trên các tạp chí như Tài chính, Kinh tế dự báo, Khoa học ngoại ngữ quân sự, Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, Sustainable Finance and Investment.
Nữ sinh cho biết các đề tài cô thực hiện đều liên quan đến nhau. Trước đây, Chi nghiên cứu về hành vi khách hàng và tiếp thị, hiện tại, nữ sinh quan tâm đến kinh tế bền vững, tài chính xanh.

Tính đến thời điểm hiện tại, Mai Chi đã có 9 bài nghiên cứu khoa học. Ảnh: Ngọc Bích.
hoc bong Bac Dai anh 1

Tính đến thời điểm hiện tại, Mai Chi đã có 9 bài nghiên cứu khoa học. Ảnh: Ngọc Bích.

Điểm dừng chân mới​

Học chương trình tiên tiến tại Đại học Ngoại thương, với chứng chỉ IELTS 7.0 (hiện là 8.0), Chi nhận ra bản thân đang ở trong môi trường giỏi tiếng Anh không còn là lợi thế. Để nổi bật hơn, ngay từ năm nhất, nữ sinh chủ động học thêm ngôn ngữ mới là tiếng Nhật. Chỉ sau 6 tháng học, Chi đăng ký dự thi và đạt trình độ N4.
Tuy nhiên, sau đó, Chi cảm thấy không quá đam mê với ngôn ngữ đó. Năm 2, cô quyết định học thêm tiếng Trung và đạt HSK4 sau một năm.
“Mình hoàn toàn tự học tiếng Nhật và tiếng Trung bằng cách mua sách, tiếp xúc hàng ngày với bạn bè quốc tế thông qua các chương trình ngoại khóa, cuộc thi, đồng thời đăng ký thi chứng chỉ ngoại ngữ ngay khi bắt đầu học để tạo động lực học mỗi ngày", Chi chia sẻ.
Cũng từ đây, Chi cũng nhận ra cô thích ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc. Đồng thời, trong quá trình làm nghiên cứu, Chi phát hiện Trung Quốc có lượng lớn các bài báo khoa học được trích dẫn nhiều nhất trên thế giới, cô bắt đầu ấn tượng với học thuật nước này.
Tìm hiểu thêm, Chi hứng thú với chương trình nghiên cứu của các trường như Đại học Bắc Kinh, Đại học Thanh Hoa với kho tàng nghiên cứu dồi dào, xếp thứ hạng cao trên thế giới và châu Á. Nếu du học tại đây, chi phí du học cũng có phần rẻ hơn, lại gần Việt Nam.

Mai Chi chủ động tham gia nhiều hoạt động liên quan đến định hướng nghiên cứu kinh tế. Ảnh: NVCC.
hoc bong Bac Dai anh 5

Mai Chi chủ động tham gia nhiều hoạt động liên quan đến định hướng nghiên cứu kinh tế. Ảnh: NVCC.
hoc bong Bac Dai anh 4

Mai Chi chủ động tham gia nhiều hoạt động liên quan đến định hướng nghiên cứu kinh tế. Ảnh: NVCC.
hoc bong Bac Dai anh 3

Mai Chi chủ động tham gia nhiều hoạt động liên quan đến định hướng nghiên cứu kinh tế. Ảnh: NVCC.
hoc bong Bac Dai anh 2



Mai Chi chủ động tham gia nhiều hoạt động liên quan đến định hướng nghiên cứu kinh tế. Ảnh: NVCC.
Ngoài điểm mạnh ngoại ngữ, nhiều nghiên cứu khoa học, thành thạo kỹ năng mềm, để có bộ hồ sơ cạnh tranh, Mai Chi chủ động tham gia nhiều hoạt động liên quan đến định hướng nghiên cứu kinh tế như tham gia các cuộc thi về kinh tế, sự kiện khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong và ngoài nước, đạt nhiều giải thưởng, học bổng của trường.
“Mình luôn tự tạo áp lực bản thân phải đỗ vào các trường mình sẽ ứng tuyển, vì vậy mà mình có động lực cố gắng mỗi ngày, buộc mình phải làm mọi thứ quyết liệt. Mình khuyên những bạn có dự định nộp hồ sơ vào các trường tốp tại Trung Quốc nên tự tìm hiểu về trường, ngành và tự làm hồ sơ để hiểu về bản thân", Chi chia sẻ.
Hiện tại, Chi đang chờ thêm kết quả dự tuyển từ Đại học Thanh Hoa và học bổng TP Thượng Hải (SGS) tài trợ cho quá trình học tại Đại học Giao thông Thượng Hải để quyết định bản thân sẽ theo học ngôi trường nào.
"Đến tháng 4, mình sẽ đưa ra quyết định cuối cùng. Hiện, mình đã có kế hoạch cụ thể cho 2 năm học tại Trung Quốc để chuẩn bị cho quá trình học tiến sĩ sau đó, bao gồm thực hiện ít nhất 3 bài nghiên cứu khoa học, tham gia các hoạt động ngoại khóa, các cuộc thi tại trường và quốc tế, thi chứng chỉ IELTS với mục tiêu 8.5 và học thêm tiếng Tây Ban Nha", Chi chia sẻ với Zing về kế hoạch của bản thân.
https://zingnews.vn/nu-sinh-ngoai-thuong-trung-tuyen-hoc-bong-thac-si-bac-dai-post1399150.html

Bắc Đại :adore:
 
Có m dốt thôi, Peking là phiên âm kiểu cũ, trường nó dùng cái cũ để ngạo nghễ về lịch sử trăm năm.
0ce8kh2.png
Ai ko biết cái đó, ở đây từ này có tiếng Việt rõ ràng ý nghĩa, ý nghĩa thậm chí còn chuẩn hơn tiếng quốc tế, việc del gì phải mang từ peking vào ra vẻ thượng đẳng vậy me tây rr
 
Trong khi 2 dua em minh cùng trường còn đang chật vật thi các chứng chỉ quốc tế để đi lấy ưu thế xin việc
Đúng là hơn nhau ở cái đầu:oops::confused:
 
SN 2001, giờ này chồng con cũng là muộn rồi mà còn cố học lên thêm làm gì nữa ko biết ? Đàn ông có ai người ta quan tâm đâu. Càng cố học lên cao lại càng già nua, càng già nua càng khó lấy chồng.:sad: mà đàn ông người ta ghét gái già lắm.:nosebleed:
 
Last edited:
Back
Top