đánh giá Ổ cứng di động hỗ trợ mạng không dây Seagate Wireless Plus – Tiện dụng cho nhiều mục đích sử dụng

keepitreal

nothingtosay
tayto
Nếu bạn là một người làm công việc liên quan nhiều đến di chuyển cũng như phải sao chép dữ liệu một cách thường xuyên thì việc trang bị một chiếc ổ cứng di động là điều cần thiết. Và hôm nay mình muốn giới thiệu với các bạn một chiếc ổ cứng di động nhìn sơ qua có vẻ bình thường nhưng lại có một tính năng rất “lạ thường” đó chính là nó được trang bị wifi để chúng ta có thể kết nối không dây tới nó. Và nó là Seagate Wireless Plus

2020d597b332-0ef8-4f2d-92d6-73de07ab29ef.jpg

Nhưng trước khi nói về tính năng không dây của chiếc ổ cứng này thì như thường lệ chúng ta sẽ đi vào phần ngoại quan cũng như một số bài test để các bạn có cái nhìn rõ ràng hơn.

Về hình thức, cũng tương tự như bao chiếc ổ cứng di động khác nhưng có kích thước hơi lớn hơn một chút do được tích hợp them tính năng truy cập không dây.

20209cf3c5a5-20f2-42c5-b096-9de1ece79a74.jpg

Chất liệu được sử dụng cho phần vỏ ngoài của ổ cứng 100% là nhựa, mặc dù vậy nhưng cầm trên tay vẫn rất chắc chắn, không có cảm giác ọp ẹp

2020c6ff0b54-1ee4-4c1a-bbc6-6051377217c0.jpg

Đèn báo trạng thái nguồn điện và trạng thái kết nối mạng không dây


202036912754-6c09-40cf-9f76-603908cc8f5d.jpg

Cổng USB 3.0

2020ca1f7528-cc9d-4e2b-8859-0f064c90855b.jpg

Nút bật/tắt Wifi

202052a30cb2-fd85-465c-a633-8a4e04734b18.jpg

Đi kèm với ổ cứng chúng ta sẽ có một dây USB 3.0 cũng kiêm luôn là dây sạc để sử dụng tính năng truy cập không dây. Pin của Seagate Wireless Plus có thể sử dụng liên tục với thời gian lên tới 10 tiếng


Giờ test nhanh phần tốc độ của ổ cứng phần mềm benchmark cực kỳ quen thuộc là CrystalDiskMark

2020819db939-7842-46ab-aeaa-557e020cdfbb.png

Vì là ổ di động nên cái mà các bạn cần quan tâm chỉ là tốc độ đọc/ghi tuần tự, và thông số trả về từ phần mềm benchmark là 112MB cho đọc và 115MB cho ghi, khá ổn với một chiếc ổ cứng HDD

Tốc độ copy file thực trong Windows

2020ec23b0b4-61db-4d35-b287-2a844ccac34d.jpg

Như các bạn có thể thấy trong hình, tốc độ đọc/ghi tuần tự của Seage Wireless Plus rơi vào khoảng 110MB/s, và có chậm hơn khi mới bắt đầu tiến trình copy

Giờ là phần thú vị nhất của chiếc ổ cứng này, đó là tính năng truy cập không dây. Sau khi kết nối lần đầu và làm các thao tác cài đặt ban đầu để nó có thể kết nối mạng , chúng ta có thể sử dụng nó để truy cập file bất cứ đâu và bất cứ lúc nào, miễn là thiết bị đầu cuối có kết nối Wifi.

Trên máy tính Windows, để sử dụng chúng ta có thể dung 2 cách

Cách 1: Truy cập trực tiếp trong trình quản lý file Windows Explorer

Sau khi đã kết nối, ổ cứng sẽ xuất hiện trong My Computer và các bạn sẽ sử dụng nó một cách bình thường như bao chiếc ổ cứng khác

2020a1692b1c-8e24-4969-b878-e2e64ea69158.png

Cách 2: Truy cập bằng trình duyệt với host name/Local IP

Với kiểu truy cập này, Seagate Wireless Plus sẽ trở thành một trình một chiếc máy chủ đa phương tiện di động, nó sẽ liệt kê tất cả những file có cùng thuộc tính lên giao diện web để chúng ta dễ truy cập.

2020d09c0eff-33c9-4040-b4d4-09e3ad01b24b.png

Ở phần này, chúng ta cũng có thể tuỳ chỉnh các thiết lập của ổ cứng như kết nối Wifi, đổi mật khẩu truy cập và tắt mở tính năng kết nối không dây.

202079a559a4-784e-4413-b13f-90afc8a6ea70.png

Ngoài ra, ổ cứng còn có tính năng đồng bộ hoá dữ liệu lên mây như Google Drive hay Dropbox. Bất cứ khi nào ổ cứng được kết nối mạng nó sẽ tự động đồng bộ, quá tiện.

202056fb7422-b543-4b80-a440-72728b3f733d.png

Trên điện thoại chúng ta cũng có 2 cách để kết nối với ổ cứng, cách thứ nhất vẫn là truy cập với trình duyệt web bằng hostname, tương tự như trên máy tính nên mình sẽ không nói thêm

Cách 2: Sử dụng app Seagate Media, các bạn có thể tải dễ dàng trên Play Store cũng như App Store

2020a462475e-d4b4-4c1f-8fcb-233336d08a50.jpg

Với Seagate Media, tương tự như giao diện nền web thì chúng ta vẫn có thể duyệt được tất cả các file trong ổ cứng, duyệt media theo từng mục cũng như thay đổi các thiết lập cài đặt…Tuy nhiên với app thì chúng ta sẽ có thêm phần cast nội dung media từ ổ cứng lên các thiết bị trình chiếu khác. Tính năng này mình thấy rất hay nếu bạn là một người làm nội dung và muốn demo cho mọi người cùng xem.

Mình cũng đã test tốc độ copy file qua mạng wifi, do chỉ sử dụng chuẩn Wifi N 2.4GHz nên tốc độ chưa được cao cũng như dễ bị nhiễu sóng. Nhưng mình nghĩ vẫn đủ dùng với nhu cầu bình thường

20200451d5f1-e0e5-4f04-801b-2e3d1648443e.png

Tốc độ đạt được ổn định trong khoảng 3.7MB/s-4MB/s
Kết luận
Với giá đang được bán trên trang TMĐT Lazada vào khoảng 1.5 triệu đồng thì mình thấy cũng hợp lý với một chiếc ổ cứng có tính năng truy cập không dây. Nếu bạn nào quan tâm về sản phẩm có thể truy cập link này
 
Last edited:
Hàng ngon thương hiệu bự, mặc dù tôi không đủ lúa mua e wifi này nhưng kịp theo mod Linh múc em ssd 120g là đã thấy quá ổn rồi :))
 
Dc cái nhỏ gọn, bản chất vẫn là kết hợp sạc dự phòng + router wifi (hoặc gì đó đơn giản hơn) + ổ cứng. Giờ lấy 1 con newifi mod lại ruột thì cũng ra dc 1 cái ổ di động đấy chứ, có điều là to và nặng mà dc cái có cả 5ghz xem siếc vô tư
 
Tốc độ đọc/ghi như này vẫn thấp quá, nâng lên thì ngon, mới đáng để nâng cấp.
Với kết nối tốt với mấy con Macbook thì đẹp, dễ xoay sở, chứ bọn Apple làm sản phẩm đắt vc, mua cũng mua con ổ cứng thấp mới nhọ
 
tức là cái ổ cứng nó kết nối với mạng wifi nhà mình hả ae, hay nó phát wifi ra rồi kết nối vào?
Nó phát mạng wifi riêng của chính nó để device nào cần truy xuất dữ liệu thì kết nối vào. Giống như cơ chế wifi share của máy ảnh hay thẻ SD wifi đó.

Cái này xài On the Go là chính nhưng chậm lắm. Trước đi du lịch share kiểu này từ máy ảnh cho mấy người cùng đoàn mà cả nửa tiếng mới xong.
 
Nó phát mạng wifi riêng của chính nó để device nào cần truy xuất dữ liệu thì kết nối vào. Giống như cơ chế wifi share của máy ảnh hay thẻ SD wifi đó.

Cái này xài On the Go là chính nhưng chậm lắm. Trước đi du lịch share kiểu này từ máy ảnh cho mấy người cùng đoàn mà cả nửa tiếng mới xong.
Bảo sao chậm thế, lại ko tiện nữa 😆
 
Nó phát mạng wifi riêng của chính nó để device nào cần truy xuất dữ liệu thì kết nối vào. Giống như cơ chế wifi share của máy ảnh hay thẻ SD wifi đó.

Cái này xài On the Go là chính nhưng chậm lắm. Trước đi du lịch share kiểu này từ máy ảnh cho mấy người cùng đoàn mà cả nửa tiếng mới xong.

Thẻ nhớ nên vậy, chứ mấy con sony dòng A share phút mốt. Cả vài GB :D
 
cái này có cách nào kết nối upload trực tiếp lên onedrive ko nhỉ, vừa xúc 1 con 2TB nhưng app điều khiển trên ios hơi cùi
 
Nó phát mạng wifi riêng của chính nó để device nào cần truy xuất dữ liệu thì kết nối vào. Giống như cơ chế wifi share của máy ảnh hay thẻ SD wifi đó.

Cái này xài On the Go là chính nhưng chậm lắm. Trước đi du lịch share kiểu này từ máy ảnh cho mấy người cùng đoàn mà cả nửa tiếng mới xong.
con này connect vô mạng wifi trong nhà rồi share như NAS luôn nha thím, nó cũng kiêm luôn là con repeater nếu connect theo kiểu user->HDD->router :D
 
Nhà đang dùng bộ chuyển USB 3 - SATA 3 gắn ổ SSD SATA3 và router wifi 5 GHz có cổng USB3 share ổ đĩa smb dùng app kết nối xem phim nhòe.
Giá thành cao hơn đôi chút nhưng speed của SSD vượt trội, cần chép phim thì tháo ra cắm vào PC, quá nhanh quá tiện.
 
Sau khi mua về trải nghiệm thì khá thất vọng. Tốc độ wifi quá chậm, stream video buffering luên tục. Copy max được 3mb chậm hơn cả stream từ cloud xuống thế này thì xài luôn cloud cho nhanh rồi.
Pin khá hẻo, xài 2 hôm, ngày 2 3 tiếng là hết. Không sạc được qua công usb của máy tính (vừa dùng vừa sạc) và hết pin thì cắm máy tính cũng ko nhận.
Giá như được chuẩn ac 10 20mb thì lại là chuyện khác. Hơi tiếc.
 
Back
Top