Ở Việt Nam học kiểu Mỹ

luongtieulong1979

Senior Member

Trường học Anh Gấu theo mô hình kiểu Mỹ, tận dụng những thành quả ngọt ngào của Internet và truyền thông số để giúp các em nuôi ước mơ bước ra thế giới.​


Những ngày cuối năm 2022, khi nhiều người vẫn còn thảo luận về chuyển đổi số trong việc dạy và học, chúng tôi có dịp trò chuyện với anh Phạm Tuấn Anh (mà mọi người quý mến gọi là Anh Gấu). Anh là người sáng lập và vận hành Trường Minh Việt (MVA), một dự án tại Mỹ dạy trực tuyến chương trình phổ thông của Mỹ dành cho học sinh Việt Nam (VN) với chi phí thấp.

Hệ Mỹ chú trọng tính ứng dụng, thực tiễn

. Phóng viên: Là một chuyên gia từng làm việc trong lĩnh vực kinh tế, sau đó là ngoại giao cho chính phủ Mỹ, vì sao anh quyết định chuyển hướng sang làm việc trong lĩnh vực giáo dục với việc mở Trường Minh Việt mà người thân quen hay gọi là trường học Anh Gấu?

+ Anh Phạm Tuấn Anh: Tôi được sinh ra trong một gia đình làm nghề giáo, cũng từng tham gia giảng dạy cho nhiều chương trình khác nhau nên cá nhân tôi từ sớm đã có sự yêu thích với lĩnh vực này. Bản thân tôi cũng luôn tâm niệm tôi từng là một đứa trẻ nghèo, lớn lên trong giai đoạn VN còn kém phát triển. Chính vì những cơ duyên trong cuộc đời và tình cảm đặc biệt dành cho quê cha đất mẹ, tôi rất khát khao làm một công việc gì đó thể hiện trách nhiệm, cống hiến cho quê nhà. Từ quan sát, kinh nghiệm và nguồn lực có được, tôi nghĩ việc mở ra một trường học trực tuyến theo chương trình Mỹ, chất lượng Mỹ dành cho trẻ em VN là điều mà tôi thực sự khát khao làm và có thể làm tốt, mang lợi ích cho các em.

. Trường học trực tuyến không mới, nhất là sau dịch COVID-19. Tuy nhiên, để thuyết phục về chất lượng nhất là khi văn hóa học trực tiếp vẫn còn nặng, có lẽ anh đã phải có nhiều giải pháp?

+ Chúng tôi không quảng bá rầm rộ, không chạy chiến dịch truyền thông - quảng cáo, không thúc ép phụ huynh đăng ký cho con em theo học. Điều thuyết phục lớn nhất của một trường học, với tôi đó chính là chương trình học, phương pháp giảng dạy, đội ngũ giáo viên, mức học phí phù hợp cho các em ở VN, bởi giáo dục dành cho tất cả mọi người chứ không chỉ người có nhiều tiền.

Ở VN, tôi thấy phổ biến chương trình giáo dục theo kiểu Anh, hay còn gọi là hệ Cambridge. Tôi nghĩ mỗi hệ có cái ưu khuyết riêng và vì Mỹ là một nước phát triển hàng đầu thế giới, tôi cũng từng trải qua môi trường giáo dục của họ nên tôi nghĩ cần giới thiệu hệ Mỹ cho học sinh VN. Tôi cảm nhận học hệ Mỹ sẽ chú trọng tính ứng dụng, thực tiễn và đa dạng hơn. Kế hoạch của chúng tôi là hỗ trợ các em học sinh VN học tiếng Anh và các môn học khác theo hệ Mỹ từ năm 3-4 tuổi đến 18 tuổi, sau đó giúp các em sang Mỹ du học và có thể đủ năng lực để làm việc trong môi trường quốc tế với mức thu nhập hàng trăm ngàn USD mỗi năm. Để làm được điều đó, chúng tôi phải nhờ đến các chuyên gia về giáo dục tại Mỹ thiết kế chương trình; phải thuê đội ngũ giáo viên Mỹ đảm bảo tâm huyết và chất lượng. Trong khi đó, mỗi gia đình chỉ phải trả ở đâu đó khoảng 6.000 USD (gần 150 triệu đồng) cho suốt 14 năm học. Phân tích như vậy để thấy dự án này hoạt động như là một tổ chức phi lợi nhuận, chúng tôi không kiếm tiền mà thực sự muốn cống hiến.

Anh Phạm Tuấn Anh và Tổng thống Mỹ Biden. Ảnh: NVCC

Anh Phạm Tuấn Anh và Tổng thống Mỹ Biden. Ảnh: NVCC

 Việc học trực tuyến trở thành một xu thế không thể đảo ngược. Ảnh minh họa: YY TEOH/UNSPLASH

Việc học trực tuyến trở thành một xu thế không thể đảo ngược. Ảnh minh họa: YY TEOH/UNSPLASH

Bước ra thế giới qua mạng Internet

. Thời gian qua, một số người cho rằng học trực tuyến tiềm ẩn các rủi ro khi trẻ em dùng máy tính nhiều hoặc tính tương tác khi học không thể cao như học trực tiếp tại lớp. Quan điểm của anh như thế nào?

+ Chúng ta phải thừa nhận với nhau rằng mô hình học trực tiếp hay trực tuyến đều có ưu điểm và hạn chế riêng. Bạn vào nhà hàng bán phở thì không thể đòi hỏi phải có bán cháo lòng hay cơm được (cười). Chúng ta không thể đòi hỏi việc dạy trực tuyến phải đáp ứng các tiêu chuẩn của lớp học trực tiếp và ngược lại.

Tôi bắt đầu dùng mạng Internet từ năm 1996, khi cụm từ này còn rất sơ khai. Phải nói rằng học trực tuyến đã giúp tôi đến với rất nhiều chân trời mới, tiếp cận nhiều cơ hội mới và có được nhiều người bạn mới như chính tôi với anh (PV). Chúng ta không phủ nhận vai trò của việc tương tác trực tiếp nhưng xu thế học trực tuyến là không thể đảo ngược và chính là tương lai, khi một đứa học sinh ở VN có thể tiếp cận kiến thức mới của thế giới trong thời gian sớm nhất.

Các em cũng có thể biết thêm những người bạn từ tỉnh khác, quốc gia khác; có thể trò chuyện mỗi ngày với thầy cô người Mỹ mà không cần phải đạp xe ra chùa Một Cột để tìm kiếm người Tây tập nói tiếng Anh như tôi mấy mươi năm về trước; có thể tiếp cận các chương trình học sinh Mỹ đang học mà không cần phải du học từ sớm khi các em chưa đủ nền tảng, chưa đủ sẵn sàng. Như vậy, nếu như học trực tiếp chỉ cho các em một không gian hạn hữu, chật hẹp với những người quen thuộc xung quanh thì học trực tuyến giúp các em tiếp cận với không gian cởi mở hơn, rộng rãi hơn, đa dạng hơn, hội nhập hơn, đỡ phải bỡ ngỡ khi sau này các em bước chân ra thế giới.

https://plo.vn/o-viet-nam-hoc-kieu-my-post716908.html
 
nếu vẽ sẵn lộ trình học xong sang Mĩ du học rồi định cư thì học kiểu Mĩ cũng được vì nhà có điều kiện
 
hôm nay rảnh nên cũng chia sẻ với ae về trải nghiệm học hành ở cả mĩ và vn như thế này. Lưu ý đây chỉ là kn cá nhân của e nên các bác khỏi nói e quy chụp mắc công :embarrassed:
  • Chương trình ở mĩ khá giống ở vn. Bài giảng, bài tập nói chung cũng tương đương. Kiến thức thì cũng nhiêu đó.
  • Cái làm nên sự khác biệt giữa giáo dục 2 bên là thái độ. Ở mĩ nói k với gian lận, bất kì hành vi gian lận, đạo văn đều phải trả cái giá cực kì nặng nề nên ít ai làm thế, và cả học sinh mĩ cũng ít ai muốn gian lận lắm. Tất nhiên cũng có người này người kia nhưng là cực kì thiểu số. Còn ở vn, gian lận là điều bt, thậm chí k gian lận còn bị chửi ngu (chính e đã từng bị).
  • Lại thêm một gạch đầu dòng nữa về thái độ. Ở mĩ thì học sinh k lên đại học thì thôi, đã lên thì phần lớn quan tâm đến sự nghiệp của mình, nên chủ đề chính khi nói chuyện ở trường là sự nghiệp. Intern, network, bla bla thường là chủ đề chính ở trường. Tất cả các clb tạo ra đều để phục vụ việc này. Trong khi ở vn, mọi người thường khá hời hợt khi nói về sự nghiệp cho đến năm 3 hoặc 4. Có khi hay nói về vấn đề này thường bị chê là thích thể hiện với bố đời. =((
  • Cơ hội: cực kì nhiều. Mĩ nhà giàu, mạnh vì gạo, bạo vì tiền. Nếu đã bước chân vào dh ngon thì cơ hội gần như k bh thiếu. K biết bao nhiêu project dc rót vốn tài trợ nghiên cứu tẹt ga, trong khi ở vn thì có cái nịt =((.
Túm váy lại thì sau khi đọc bài báo xog theo quan điểm của e thì ở vn học kiểu mĩ có lẽ sẽ k quá hiệu quả khi mà thái độ của học sinh k giống nhau, cũng k có tư bản bơm tiền, việc học thì chương trình bên nào chả như nhau. Chốt lại là thôi học dh công bt cho lành :boss:
 
hôm nay rảnh nên cũng chia sẻ với ae về trải nghiệm học hành ở cả mĩ và vn như thế này. Lưu ý đây chỉ là kn cá nhân của e nên các bác khỏi nói e quy chụp mắc công :embarrassed:
  • Chương trình ở mĩ khá giống ở vn. Bài giảng, bài tập nói chung cũng tương đương. Kiến thức thì cũng nhiêu đó.
  • Cái làm nên sự khác biệt giữa giáo dục 2 bên là thái độ. Ở mĩ nói k với gian lận, bất kì hành vi gian lận, đạo văn đều phải trả cái giá cực kì nặng nề nên ít ai làm thế, và cả học sinh mĩ cũng ít ai muốn gian lận lắm. Tất nhiên cũng có người này người kia nhưng là cực kì thiểu số. Còn ở vn, gian lận là điều bt, thậm chí k gian lận còn bị chửi ngu (chính e đã từng bị).
  • Lại thêm một gạch đầu dòng nữa về thái độ. Ở mĩ thì học sinh k lên đại học thì thôi, đã lên thì phần lớn quan tâm đến sự nghiệp của mình, nên chủ đề chính khi nói chuyện ở trường là sự nghiệp. Intern, network, bla bla thường là chủ đề chính ở trường. Tất cả các clb tạo ra đều để phục vụ việc này. Trong khi ở vn, mọi người thường khá hời hợt khi nói về sự nghiệp cho đến năm 3 hoặc 4. Có khi hay nói về vấn đề này thường bị chê là thích thể hiện với bố đời. =((
  • Cơ hội: cực kì nhiều. Mĩ nhà giàu, mạnh vì gạo, bạo vì tiền. Nếu đã bước chân vào dh ngon thì cơ hội gần như k bh thiếu. K biết bao nhiêu project dc rót vốn tài trợ nghiên cứu tẹt ga, trong khi ở vn thì có cái nịt =((.
Túm váy lại thì sau khi đọc bài báo xog theo quan điểm của e thì ở vn học kiểu mĩ có lẽ sẽ k quá hiệu quả khi mà thái độ của học sinh k giống nhau, cũng k có tư bản bơm tiền, việc học thì chương trình bên nào chả như nhau. Chốt lại là thôi học dh công bt cho lành :boss:
Nếu có cơ hội thì học tư bản mở mang tầm mắt chứ bác chưa kể môi trường ở trường top thì rất là tốt bằng cấp được công nhận quốc tế ,môi trường toàn cầu hoá đa dạng chủng tộc học hỏi được nhiều
 
hôm nay rảnh nên cũng chia sẻ với ae về trải nghiệm học hành ở cả mĩ và vn như thế này. Lưu ý đây chỉ là kn cá nhân của e nên các bác khỏi nói e quy chụp mắc công :embarrassed:
  • Chương trình ở mĩ khá giống ở vn. Bài giảng, bài tập nói chung cũng tương đương. Kiến thức thì cũng nhiêu đó.
  • Cái làm nên sự khác biệt giữa giáo dục 2 bên là thái độ. Ở mĩ nói k với gian lận, bất kì hành vi gian lận, đạo văn đều phải trả cái giá cực kì nặng nề nên ít ai làm thế, và cả học sinh mĩ cũng ít ai muốn gian lận lắm. Tất nhiên cũng có người này người kia nhưng là cực kì thiểu số. Còn ở vn, gian lận là điều bt, thậm chí k gian lận còn bị chửi ngu (chính e đã từng bị).
  • Lại thêm một gạch đầu dòng nữa về thái độ. Ở mĩ thì học sinh k lên đại học thì thôi, đã lên thì phần lớn quan tâm đến sự nghiệp của mình, nên chủ đề chính khi nói chuyện ở trường là sự nghiệp. Intern, network, bla bla thường là chủ đề chính ở trường. Tất cả các clb tạo ra đều để phục vụ việc này. Trong khi ở vn, mọi người thường khá hời hợt khi nói về sự nghiệp cho đến năm 3 hoặc 4. Có khi hay nói về vấn đề này thường bị chê là thích thể hiện với bố đời. =((
  • Cơ hội: cực kì nhiều. Mĩ nhà giàu, mạnh vì gạo, bạo vì tiền. Nếu đã bước chân vào dh ngon thì cơ hội gần như k bh thiếu. K biết bao nhiêu project dc rót vốn tài trợ nghiên cứu tẹt ga, trong khi ở vn thì có cái nịt =((.
Túm váy lại thì sau khi đọc bài báo xog theo quan điểm của e thì ở vn học kiểu mĩ có lẽ sẽ k quá hiệu quả khi mà thái độ của học sinh k giống nhau, cũng k có tư bản bơm tiền, việc học thì chương trình bên nào chả như nhau. Chốt lại là thôi học dh công bt cho lành :boss:
Comment hay nhất này. Giáo dục VN bây giờ rất cần những cái nhìn thực tiễn và trần trụi thế này :sweet_kiss:
Có thím nào đang học đại học chính quy full time ở Mỹ thì chia sẻ kinh nghiệm thực tế nghe chơi :sweet_kiss:
 
Back
Top