Ôm mộng lấy bằng thạc sĩ từ những ngôi trường danh giá, sinh viên Mỹ bế tắc khi không thể trả hết nợ dù đã đi làm vài năm

Ra trường sau 2 năm, nhiều thạc sĩ ở Mỹ vẫn ôm những khoản nợ lên đến 6 con số​




Các sinh viên mới tốt nghiệp ngành điện ảnh gần đây của Đại học Columbia nắm giữ khoản nợ sinh viên trung bình là 181.000 USD. Tuy nhiên, 2 năm sau khi lấy tấm bằng thạc sĩ, một nửa số người đi vay sinh viên kiếm được chưa đến 30.000 USD/năm.
Theo phân tích của Wall Street Journal về dữ liệu của Bộ Giáo dục Mỹ, khóa học này của Columbia cho thấy một ví dụ rất điển hình về việc các trường đại học top đầu của Mỹ đang cấp hàng nghìn tấm bằng thạc sĩ, nhưng lại không tạo điều kiện cho sinh viên một công việc ban đầu đủ để trả các khoản nợ.
WSJ cho biết, các cựu sinh viên ngành điện ảnh tại Đại học Columbia có khoản nợ cao nhất so với bất kỳ sinh viên nào tốt nghiệp chương trình thạc sĩ tại các trường đại học lớn ở Mỹ. Thu hút bởi sự hào nhoáng của tấm bằng tại những trường đại học hàng đầu, nhiều học viên theo học khóa thạc sĩ trên khắp nước Mỹ đã gánh khoản nợ vượt quá mức lương có thể chi trả.
Trong khi đó, tại Đại học New York, sinh viên tốt nghiệp với tấm bằng thạc sĩ đã đi vay trung bình số tiền là 116.000 USD và thu nhập trung bình hàng năm là 42.000 USD sau 2 năm tốt nghiệp. Ở Đại học Northwestern, một nửa trong số những sinh viên có bằng ngành nghiên cứu bệnh về ngôn ngữ đã vay từ 148.000 USD và thu nhập trung bình là 60.000 USD sau 2 năm ra trường.
Ôm mộng lấy bằng thạc sĩ từ những ngôi trường danh giá, sinh viên Mỹ bế tắc khi không thể trả hết nợ dù đã đi làm vài năm - Ảnh 1.
Nợ sinh viên so với thu nhập của các sinh viên học thạc sĩ tại những trường đại học danh tiếng ở Mỹ (đơn vị: số lần).
Tại Mỹ, trong nhiều năm, sinh viên đã học đã phải đối mặt với số nợ tăng lên. Tuy nhiên, hiện tại, các cử nhân lại gánh những khoản nợ lớn nhất. Không như những khoản vay đối với bậc đại học, chương trình cho vay liên bang Grad Plus lại không giới hạn về số tiền họ có thể vay. Đây là khoản tiền có thể được sử dụng để chi trả học phí và phí sinh hoạt. Những năm gần đây, khoản vay này được tính phí lên tới 7,9%.
Các khoản vay không giới hạn như thế này khiến khóa học thạc sĩ trở thành "mỏ vàng" đối với các trường đại học ở Mỹ. Họ có thể tăng học phí mà không bị kiểm soát, trong khi sinh viên vẫn ồ ạt kéo đến nhờ danh tiếng. Sinh viên sau khi tốt nghiệp chưa từng được tạo điều kiện cho vay nhiều đến vậy trong giai đoạn năm 2020-2021.
Zack Morrison – 29 tuổi, nhận tấm bằng thạc sĩ ngành hội họa tại Columbia vào năm 2019, chia sẻ: "Tôi luôn có những cơn hoảng loạn lúc 2 giờ sáng và nghĩ ‘làm thế nào để trả được khoản tiền này’." Hiện tại, khoản nợ sinh viên sau tốt nghiệp của anh ở khoảng 300.000 USD, bao gồm cả lãi phát sinh. Trong khi đó, công việc làm lý ở Hollywood của Zack giúp anh kiếm từ 30.000 - 50.000 USD/năm.
Các sinh viên đã tốt nghiệp Đại học Columbia đi vay tiền thường có khoản nợ vượt quá thu nhập hàng năm, 2 năm sau khi tốt nghiệp 14/32 khóa thạc sĩ, theo WSJ. Trong khoảng hơn 10 chương trình thạc sĩ của Columbia, phần lớn sinh viên mới tốt nghiệp đều không thể trả nợ gốc hoặc gia hạn nợ.
Ôm mộng lấy bằng thạc sĩ từ những ngôi trường danh giá, sinh viên Mỹ bế tắc khi không thể trả hết nợ dù đã đi làm vài năm - Ảnh 2.

Cho dù các sinh viên Mỹ có nên cân nhắc về hậu quả của việc đi vay nặng lãi để theo đuổi sự nghiệp hay không, thì gánh nặng nợ vẫn là rất lớn. Theo số liệu đã được công bố, ít nhất 43% số người gần đây đi vay để theo học khóa thạc sĩ tại các trường đại học danh tiếng chưa trả hết khoản nợ gốc hoặc chưa kịp thanh toán sau khoảng 2 năm tốt nghiệp.
Trong khi đó, các trường đại học – vốn nhận học phí trả trước, có động lực về kinh tế để phát triển thêm những chương trình đào tạo thạc sĩ và không phải đối mặt với bất kỳ hậu quả nào dù sinh viên chưa trả hết khoản nợ liên bang sau khi họ tốt nghiệp.
Matt Black – 36 tuổi, tốt nghiệp Đại học Columbia vào năm 2015 với tấm bằng MFA ngành điện ảnh cùng khoản nợ 233.000 USD. Anh đã đăng ký kế hoạch trả nợ dựa theo thu nhập với công việc biên kịch và nhà sản xuất ở Los Angeles. Cộng với lãi, số nợ hiện tại của Matt là 331.000 USD.
Anh cho biết mình lớn lên trong một gia đình trung lưu ở Oklahoma. Hiện tại, anh kiếm được 60.000 USD/năm và có thể thấp hơn khi công việc không mấy bận rộn. Matt chia sẻ rằng đội ngũ giảng viên của Columbia rất xuất sắc, nhưng lại cho rằng ngôi trường này là nguyên nhân cho "tình hình tài chính thảm hại" của mình.
Anh chia sẻ về một chương trình giáo dục của Ivy League: "Chúng tôi được nói rằng đây là cách để chúng tôi bước lên một tầng lớp xã hội cao hơn." Tuy nhiên, thay vào đó, anh lại cảm thấy rằng những mục tiêu như hôn nhân, con cái và sở hữu một ngôi nhà đang nằm ngoài tầm với.
Matt cho biết, 3 người bạn cùng tham gia khóa thạc sĩ của anh hiện vẫn có khoản nợ liên bang 1,5 triệu USD. Anh nói: "Những vấn đề về tài chính cứ ám ảnh cả đời. Thực sự đó là một trò đùa."
https://cafef.vn/om-mong-lay-bang-t...no-du-da-di-lam-vai-nam-20210709113432081.chn
 
Còn đây là sinh viên VN
1625967058042.png
 
toàn học mấy ngành thổ tả như hội hoạ, tâm lý, âm nhạc, văn học xã hội lo chả thất nghiệp, học kĩ thuật hay cntt xem có cần ko, hay đơn giản học kinh tế nữa
1xK3bm3.png
1xK3bm3.png
1xK3bm3.png
1xK3bm3.png
 
Tôi sống ở nước ngoài 11 năm rồi đây, nhưng éo nợ 1 xu của chính phủ hay nhà xe dt gì cả, có tiền tươi thì mua éo thì nhịn, để tiền đó gom về vn mua bds đợi thời ngon hơn. Nên giờ vẫn ở trọ (chung cư), dt thì mua dt cũ trả 1 cục, xe cũng xe cũ trả 1 cục nốt luôn, nói chung tới giờ éo nợ nần gì, thẻ credit không xài chỉ xài debit, đợt dịch này thấy nhẹ nhõm vl, chả lo gì cả. nhưng ở VN thì có đất có nhà rồi cũng không lo cho tương lai lắm :cautious:
 
Sao vOzer bảo nước ngoài không quan trọng bằng cấp? :rolleyes:
Nước ngoài cực kì xem trọng bằng cấp trong các nghề liên quan đến tài chính, y tế, giáo dục, công nghiệp cũ (hóa , lý, sinh v.v...) nhé. Trừ kinh doanh và IT còn lại cái ngành truyền thống và công nghiệp mũi nhọn cực kì được xem trọng.
Ví dụ như ở Úc, B.E of Biotech (Kỹ sư CN Sinh học) 90% là thất nghiệp vì để vào các cty sinh hóa lớn, dù chỉ là ầm pipet pha buffer cũng phải là Master từ G8 mới có cửa. Còn để làm nghiên cứu, dù là làm theo Protocol có sẵn thì phải là phD.
Ở Mỹ, năm 1990 để vào TE (a big Electronics company) thì cũng đã phải là top bachelor rồi, năm 2021 người quen của mình tn Chicago bảo, điều kiện đầu vào của nó là Top Uni hoặc phải là top 5% bachelor trong ngành của những trường có danh tiếng ít hơn.
Ở Canada, Vancouver, Chú ruột của mình phải học 7 năm trời để lấy 2 chứng chỉ chuyên ngành và 1 bằng thạc sĩ để được vào súc ống dầu khí nhé.
Lí do là ở nước ngoài chất lượng giáo dục đại học và giáo dục PT có sự phân hóa rất cao, chứ ko như ở VN mình, 90% tỉ lệ đỗ tốt nghiệp etc... Và giữa các trường đh rank khác nhau thì có sự khác biệt lớn lao
 
Back
Top