thảo luận Oman - Việt Nam: Công Phượng đá chính

1634100448892.png
 
Nếu ai xem trận Oman với Ả rập sẽ biết nó phối hợp phạt góc y như trận Việt Nam rồi, nên bàn thua thứ 2 chỉ trách mình thôi chứ ko thể đổ tại trọng tài được, 2 bàn pen thì chuẩn miễn bàn rồi. Chỉ ức trọn tài nó không var kiểm tra pha Quang Hải ngã thôi.
Bài phạt góc này nó xài vs Nhật, Ả rập Xê út rồi. Úc thì cao quá nó k dám xài.
Mới đọc mấy bài phân tích phân tiếc quả phạt góc của nó:

https://zingnews.vn/cau-thu-viet-nam-nao-mac-loi-trong-ban-thua-tu-cham-phat-goc-post1270415.html
Cầu thủ Việt Nam nào mắc lỗi trong bàn thua từ chấm phạt góc
Bài đá phạt góc với 5 cầu thủ ghim chặt khu vực 5,5 m của Oman không mới, nhưng chỉ được thực hiện thành công tới khi gặp tuyển Việt Nam.
Trước Nhật Bản và Saudi Arabia, Oman đều thực hiện nhưng không thành công. Trước Australia, đối thủ trội hơn về hình thể, Oman thậm chí không sử dụng.

Trên lý thuyết, Oman có thể dồn cả 10 cầu thủ vào khu vực này (nếu có chỗ đứng). Bố trí như vậy là không phạm luật. Bí quyết của cách dàn xếp đá phạt này là tạo lợi thế về quân số từ đó tận dụng khả năng đá phạt xoáy của cầu thủ thực hiện. Chỉ cần 1 trong 5 cầu thủ áp sát khu vực này chạm được bóng, khả năng ăn bàn là dễ xảy ra.
Song vì sao chỉ tới khi gặp tuyển Việt Nam, Oman mới thành công nhờ cách đá phạt này? Điểm yếu lớn của cách dàn xếp này là buộc phải diễn ra trong vùng 5,5 m, khu vực thủ môn có quyền lớn nhất theo luật bóng đá.

Tuyển Nhật Bản "phá" thành công trận địa này của Oman khi tinh quái bố trí thủ môn áp sát cầu thủ Oman. Trung vệ thủ quân dày dạn kinh nghiệm Maya Yoshida thậm chí chủ động đứng tách ra. Toan tính của Nhật Bản rất rõ ràng: Họ tạo điều kiện để thủ môn tranh chấp vật lý với cầu thủ Oman.

Lợi thế dĩ nhiên thuộc về thủ môn Nhật Bản. Chỉ cần ngã ra, trọng tài sẽ phạt lỗi cầu thủ Oman vì tranh chấp với thủ môn trong khu vực 5,5 m. Việc Yoshida đứng tách ra còn giúp thủ môn Nhật Bản thoải mái lấy đà băng ra phá bóng nếu cần. Saudi Arabia cũng bố trí tương tự.

Thủ thành Văn Toản và hàng phòng ngự Việt Nam đã bố trí không hợp lý trước Oman. Văn Toản không áp sát với bất kỳ cầu thủ Oman nào khi thủ quân Quế Ngọc Hải đứng chắn trước mặt và bị 2 cầu thủ áo đỏ ghim chặt.
Điều này vô hình triệt tiêu lợi thế trước đối thủ của thủ môn trong vùng 5,5 m. Văn Toản cũng không có không gian để nhảy lên phá bóng. Oman thành công mỹ mãn khi bóng rót thẳng vào khung thành, còn Văn Toản bị chính người đàn anh Ngọc Hải chặn đường cản phá.


VAR đã vào cuộc để xem lại tình huống này và quyết định sau cùng là công nhận bàn thắng. Nếu Văn Toản chủ động áp sát một cầu thủ Oman, và Quế Ngọc Hải không tự làm khó chính mình và đồng đội bằng tình huống gồng người giữ 2 cầu thủ đối phương, nhiều khả năng chúng ta tránh được bàn thua này, khi Văn Toản tranh chấp bóng và hoàn toàn có thể ngã ra, buộc trọng tài cắt còi vì đối phương phạm lỗi, hoặc chính thủ thành này cản phá được.

Có những lý do dễ hiểu để cách dàn xếp đá phạt góc này gần như rất ít xuất hiện tại những giải đấu hàng đầu như Premier League, Champions League, World Cup hay Euro.

Nó quá dễ bị hóa giải, và thậm chí mở ra những khoảng trống lớn để đối thủ phản công. Việc dồn 5 người đứng vào vùng 5,5 m khiến đội áp dụng còn 5 người phòng ngự tuyến hai, và theo kèm tiền đạo đối phương. Luật việt vị không áp dụng khi cầu thủ cuối cùng sang phần sân đối phương càng khiến cách dàn xếp đá phạt này thành con dao hai lưỡi.

Tuy nhiên, tuyển Việt Nam dường như không có sự chuẩn bị tốt nhất khi lần đầu phải đối mặt nó. Hàng phòng ngự cũng thiếu hụt kinh nghiệm khi phân chia trách nhiệm chưa chuẩn. Tất cả điều này khiến chúng ta nhận bàn thua thứ 2 trước Oman, từ đó mất thế trận và kết thúc trận đấu với tỷ số thua 1-3.

https://vnexpress.net/cuu-tuyen-thu-manh-dung-da-hay-thi-chap-ca-var-va-trong-tai-4371184.html
Cựu tuyển thủ Mạnh Dũng: ‘Đá hay thì chấp cả VAR và trọng tài’
- Cả hai tình huống bị thổi phạt đền trận này của Việt Nam đều có chung một kịch bản là các hậu vệ vung tay trúng đối thủ sau khi đã cản bóng. Anh nghĩ sao về nhận xét cho rằng đó là hệ quả của thói quen "đá bậy" ở V-League, và khi ra sân chơi quốc tế dễ bị thổi phạt?

- Tôi không chỉ trích cá nhân các cầu thủ. Tôi chỉ muốn nói rằng cầu thủ Việt Nam bây giờ thiếu độ quái. Những cái tay thừa đó không thể gọi là tiểu xảo. Tiểu xảo là để hạn chế sự nguy hiểm của đối thủ trong tranh chấp, nhưng phải kín, khán giả không thấy, trọng tài không hay và VAR không can thiệp được. Các cầu thủ của chúng ta chân phương và thô quá.

Nếu nói về tiểu xảo, hãy xem lại tình huống phối hợp phạt góc thành bàn của Oman ở phút 49. Trước tiên, đừng chỉ trích kiểu bao vây của họ, nó không hề phạm luật. Họ có quyền đứng như vậy và cũng không phạm lỗi với thủ môn Nguyễn Văn Toản. Thậm chí, nếu quả đó không thành bàn, VAR được dùng thì Việt Nam còn có thể chịu phạt đền vì ôm ngã đối thủ.

- HLV Park Hang-seo, các cầu thủ và nhiều người hâm mộ cảm thấy bất bình về các quyết định của trọng tài và VAR, cho rằng Việt Nam bị xử ép. Quan điểm của anh về vấn đề này thế nào?

- Tôi là người Việt, cũng yêu đội tuyển. Nhưng ở đây, khi đưa ra đánh giá, chúng ta cần nhìn nhận một cách trung thực, công tâm. Trận này, các quyết định của trọng tài khi sử dụng VAR không sai, ở cả tình huống thổi phạt đền cho Oman lẫn việc xem lại bàn thắng của Việt Nam.

Tôi thấy nhiều người chỉ trích việc trọng tài xem lại video rất lâu trước khi công nhận bàn thắng mở tỷ số cho Việt Nam. Chắc chắn trọng tài không sai. Khi VAR được đưa vào thì trọng tài xem đi xem lại, đánh giá tất cả các yếu tố để xác định bàn thắng hợp lệ hay không, nhằm đảm bảo công bằng nhất. Còn việc họ xem lâu thì có vấn đề gì đâu, có thể bù giờ mà. Đừng nói trọng tài và VAR ép đội yếu. Nhật Bản là "ông kẹ" bóng đá châu Á, được đá sân nhà mà sao không ép được Oman ở trận ra quân bảng B? Đội khách vẫn thắng đó thôi. Chúng ta mà đá hay thì chấp cả trọng tài và VAR.

- Như vậy, theo anh, Việt Nam thua tâm phục khẩu phục trước Oman?

- Phải nói chính xác là Oman đá cho Việt Nam te tua. Bàn thua của họ là tai nạn, khi Al Busaidi mắc lỗi cá nhân, để Hồ Tấn Tài cướp bóng rồi mở ra cơ hội ghi bàn cho Tiến Linh. Nhưng với đẳng cấp hơn hẳn họ nhanh chóng gỡ hòa rồi vượt lên.

Hiệp một, khi các cầu thủ còn sức, Việt Nam giữ được cự ly đội hình, lùi về hỗ trợ phòng ngự nhiều thì Oman gặp khó khăn trong khâu phối hợp. Còn hiệp hai họ hoàn toàn làm chủ cuộc chơi. Nửa cuối, nếu cầu thủ chủ nhà không cẩu thả trong dứt điểm khi đã dẫn trước hai bàn, Việt Nam còn thua đậm nữa.

- Cả hai tình huống bị thổi phạt đền trận này của Việt Nam đều có chung một kịch bản là các hậu vệ vung tay trúng đối thủ sau khi đã cản bóng. Anh nghĩ sao về nhận xét cho rằng đó là hệ quả của thói quen "đá bậy" ở V-League, và khi ra sân chơi quốc tế dễ bị thổi phạt?

- Tôi không chỉ trích cá nhân các cầu thủ. Tôi chỉ muốn nói rằng cầu thủ Việt Nam bây giờ thiếu độ quái. Những cái tay thừa đó không thể gọi là tiểu xảo. Tiểu xảo là để hạn chế sự nguy hiểm của đối thủ trong tranh chấp, nhưng phải kín, khán giả không thấy, trọng tài không hay và VAR không can thiệp được. Các cầu thủ của chúng ta chân phương và thô quá.

Nếu nói về tiểu xảo, hãy xem lại tình huống phối hợp phạt góc thành bàn của Oman ở phút 49. Trước tiên, đừng chỉ trích kiểu bao vây của họ, nó không hề phạm luật. Họ có quyền đứng như vậy và cũng không phạm lỗi với thủ môn Nguyễn Văn Toản. Thậm chí, nếu quả đó không thành bàn, VAR được dùng thì Việt Nam còn có thể chịu phạt đền vì ôm ngã đối thủ.

Nếu tinh quái, Việt Nam có thể có cách hoá giải cú đá này của Oman. Họ đã dùng đòn này ở các trận trước và chúng ta đều biết. Trong tình huống này, cầu thủ thực hiện đá phạt đòi hỏi tinh thần phải cực kỳ tập trung, đá rất chuẩn để bóng vào thẳng lưới hoặc nảy vào ai đó vào lưới. Để đối phó, chúng ta cần chơi chiêu. Một cầu thủ có thể ra sát điểm đặt bóng để chặn góc, nếu trọng tài nhắc nhở thì lại lùi. Hoặc chúng ta chào, cười, trêu, buộc giây dày... cốt làm sao để làm tình huống chậm lại, khiến đối thủ không thể tập trung được. Cầu thủ đá phạt mà ức chế thì không thể thực hiện chuẩn. Ban huấn luyện đã "đọc" không nhanh, không có chỉ đạo cho cầu thủ dùng chiêu trong tình huống này.

Tiểu xảo phải như thế chứ không phải vung tay chân mà trọng tài nhìn rõ. Theo dõi đội tuyển, tôi thấy giờ chỉ có hai cầu thủ có tiểu xảo khéo là Trần Đình Trọng và Đỗ Hùng Dũng. Nhưng cả hai đang chấn thương.

Mà hình như Văn Toản quả phạt góc trước đã bị tài gọi ra nhắc nhở hay sao mà quả góc sau lại rén nhỉ?
Cái ảnh này lướt bên otf
Pha phạt góc ngay đầu trận, Văn Toản cố hết sức đẩy cầu thủ bạn ra xa, và bị trọng tài gọi ra góc.

Capture15.JPG
Capture16.JPG
Capture17.JPG


Bài phạt góc này bọn nó diễn suốt, từ trận gặp Nhật Bản đến trận gặp Arab Saudi. Chả lần nào cầu thủ nó bị phạt vì phạm lỗi với thủ môn.

Capture11.JPG


Capture3.JPG
 
Back
Top