tin tức OnePlus cho thấy, cùng là tản nhiệt nước nhưng với PC thì có ích còn với điện thoại thì ngớ ngẩn đến mức nào

CryWoman

Member

(Tổ Quốc) - Hóa ra mang tản nhiệt nước lên điện thoại lại là một quyết định ngớ ngẩn hơn mọi người tưởng.​


Thông thường trong những năm gần đây, các concept điện thoại mới thường tập trung vào ứng dụng công nghệ màn hình dẻo với những thiết kế đặc biệt. Thế nhưng trong sự kiện MWC năm nay, OnePlus lại giới thiệu một concept điện thoại mới với điểm nhấn hướng về hệ thống làm mát bằng chất lỏng được gọi là "Active CryoFlux".

Trước đây OnePlus đã từng đưa ra rất nhiều concept điện thoại khác nhau, hầu hết đều không trở thành sản phẩm thương mại sau đó. Ví dụ một chiếc điện thoại với lớp kính điện hóa đặt trước ống kính máy ảnh, khiến chúng trở nên vô hình khi không sử dụng. Một điện thoại khác có thể thay đổi màu sắc.

OnePlus vừa cho thấy, cùng là tản nhiệt nước nhưng với PC thì có ích còn với điện thoại thì ngớ ngẩn đến mức nào - Ảnh 1.
Bơm gốm điện áp siêu nhỏ được gắn trong hệ thống tản nhiệt nước của OnePlus 11 Concept

OnePlus cho biết, hệ thống này được trang bị "một bơm siêu nhỏ bằng gốm áp điện trong lõi, kết nối với các ống dẫn chất lỏng kẹp giữa màng ngăn trên và dưới. Bơm siêu nhỏ này chỉ chiếm một diện tích chưa đến 0,2 cm2, cho phép chất lỏng làm mát chạy vòng quanh trong ống dẫn mà không làm tăng đáng kể độ dày và trọng lượng của OnePlus 11 Concept."

Phần ánh sáng đầy mê hoặc ở mặt lưng dường như cũng là hệ thống làm mát và rõ ràng nó không chỉ có tác dụng làm đẹp. OnePlus cho biết: "Mặt lưng trong suốt mang lại một cái nhìn đầy mê hoặc về các ống dẫn Active CryoFlux khi hoạt động", đồng thời nó cũng phát sáng khi máy được nhấc lên. "Chất lỏng Active CryoFlux chảy quanh camera giống như một vầng hào quang vậy."

OnePlus vừa cho thấy, cùng là tản nhiệt nước nhưng với PC thì có ích còn với điện thoại thì ngớ ngẩn đến mức nào - Ảnh 2.
Các ống dẫn phát sáng của hệ thống tản nhiệt Active CryoFlux

OnePlus cho biết, "trong các thử nghiệm, Active CryoFlux cho thấy đã làm giảm nhiệt độ điện thoại khi chơi game đi 2,1 độ C, cải thiện tốc độ khung hình của trò chơi, hoặc giảm 1,6 độ C khi đang sạc, tiết kiệm khoảng 30-45 giây thời gian sạc." Các con số này rõ ràng không quá ấn tượng. Giảm được một vài độ C sẽ không ngăn được điện thoại nhanh chóng tụt hiệu năng và chậm lại khi quá nhiệt.

Tại sao một hệ thống tản nhiệt bằng chất lỏng phức tạp và tinh vi như vậy lại không mang đến nhiều lợi ích cho việc tản nhiệt chiếc smartphone concept của OnePlus. Hóa ra là do các giới hạn vật lý của chính hệ thống này.

Đó là vì chất lỏng tản nhiệt này không thoát được đi đâu cả. Tản nhiệt chất lỏng trên các máy PC hiệu quả là vì chất lỏng hấp thu nhiệt của CPU hoặc GPU sau đó được đưa qua một hệ thống tản nhiệt khác, để thoát chỗ nhiệt đó ra bên ngoài và sau đó quay trở lại hấp thu nhiệt lần nữa. Đó cũng là lý do tại sao hệ thống tản nhiệt chất lỏng cho PC thường có kích thước cồng kềnh "khủng bố".

OnePlus vừa cho thấy, cùng là tản nhiệt nước nhưng với PC thì có ích còn với điện thoại thì ngớ ngẩn đến mức nào - Ảnh 3.
Ống dẫn tản nhiệt nước này nằm gọn trong một lớp ngăn nằm sát mặt lưng điện thoại OnePlus

Còn với smartphone, điều này lại là bất khả thi. Chất lỏng trong ống dẫn có thể hấp thu nhiệt từ điện thoại tỏa ra nhưng cuối cùng lại chẳng có hệ thống quạt gió hay lá tản nhiệt nào khác để đưa chỗ nhiệt này ra môi trường. Cuối cùng nhiệt lượng mà ống chất lỏng đó hấp thu được chỉ thoát được một chút ra môi trường khi di chuyển ra mặt sau điện thoại và do vậy không tác động nhiều đến hiệu năng thiết bị.

Bên cạnh đó, OnePlus cũng không nói rõ rằng, hệ thống làm mát bằng chất lỏng này kết nối với bộ xử lý SoC trên điện thoại hay không, do vậy, cũng không rõ nó được dùng để làm mát cho thành phần nào trên điện thoại.

Sẽ không quá khi nói trang bị hệ thống tản nhiệt chất lỏng trên điện thoại là một quyết định ngớ ngẩn. Quá nhiều linh kiện kích thước nhỏ và phức tạp mà không mang lại cải tiến hiệu quả nào cho thiết bị. Với thiết kế như trên, có lẽ đây lại là một concept điện thoại yểu mệnh khác của OnePlus.

Tham khảo Arstechnica, Gizmodo
 
Back
Top