Ông bà nội không chịu trông cháu phải làm sao đây

Thế đẻ 2 đứa làm gì , tôi dk dư thừa mà hồi 2 năm trước chưa đẻ thằng thứ 2 bà nội nó bảo đẻ ra tao nuôi thì tôi mới đẻ đó chứ ko tôi ko đẻ đâu

À vụ này, tôi nhắc mấy ông, đừng bao giờ nên tin tưởng hoàn toàn ong bà già nói nhé.... Hứng lên okie .... xong mất hứng thì ai trông ? Cứ xác định tinh thần cho kĩ vào.

Tôi đã từng bị ông bà già lừa đây =]]]]] https://voz.vn/t/ong-ba-noi-khong-chiu-trong-chau-phai-lam-sao-day.281425/post-8666167 , thấy cháu dễ thương, chơi vui vẻ ... đến khi trông được vài ngày , mới hiểu dc nó quậy phá, ăn uống khó thế nào. Xong dẹp luôn, tuyên bố già rồi ko trông nổi =]]]]]

Nói chung con ai dễ nuôi, nghe lời, thì tỉ lệ nhờ được ông bà trông sẽ cao. Còn vừa quậy, vừa ko nghe lời, vừa ko chịu ăn uống thì ... đcm quên mẹ nó chuyện nhờ ông bà trông đi. Tôi nói thiệt.
 
Thừa nhận điều đó, nhưng cũng nên xem lại thím ạ. Nếu công việc hiện tại không mang lại thu nhập đủ thì nên xem xét đổi việc hoặc kiếm thêm job mà cày thôi
bác chỉ dựa trên lý thuyết, chứ chưa áp dụng thực tiển, chuyển job đâu phải muốn chuyển là chuyển, 1 người có nhiều công ty săn đuổi thì là chuyện, còn người năng lực có hạn đâu pải muốn nhảy đâu là nhảy, có nhảy được thì chắc gì đã lương cao hơn. nói đến thời gian, công việc có khi full cả ngày như làm tín dụng (đây là 1 ví dụ) đi làm từ sáng đến tối có khi tuần không có ngày nghỉ thì làm sao mà kiếm thêm công việc khác.
khó lắm bác ạ
 
Trường hợp này thì gửi nhà trẻ thôi fen. Mình có thằng bạn con 6 tháng, còn đang bò cũng phải đi gửi nhà trẻ đấy, giờ nó cũng 3-4 tuổi cmnr.
 
tôi là người chưa có con cũng chưa có gia đình nhưng tôi hiểu nổi khỗ của thớt, cũng không trách được ông ba bô nhưng nếu ông bà bô còn khoẻ có thời gian mà không chăm sóc con dùm thớt thì đúng là vô tâm quá, thời hiện đại bây giờ nuôi 1 đứa nhỏ ăn học phát triễn bằng bạn bằng bè là điều rất khó, thu nhập ở tỉnh bình quân của 2 vợ chồng cũng 10tr trở lên mới nuôi đc 1 đứa con nhỏ có thể phát triển tương đối tốt. thôi thì cố gắng thôi bác, mấy bác trên thì có thể có cuộc sống tốt hơn và không hiểu được hoàn cảnh của bác.
 
Không ai trông con cho mà đẻ phát 2 đứa, xong bắt ông bà phải trông, coi đó là nghĩa vụ của ông bà :oops:

Thể loại này con mình mình cũng đếch trông con cho nó :oops:

Tự đẻ được thì tự kiếm tiền mà nuôi nó, thuê người trông nó nhé, ông bà giúp được gì thì giúp, đó ko phải là nghĩa vụ của họ :rolleyes:

Gia đình mình 2 bên nội ngoại đều dụ đẻ thêm đứa nữa mà nhất quyết không là không, vì nhắm ko đủ điều kiện lo cho đứa thứ hai như đứa thứ nhất, mà cũng ko muốn vì đứa thứ hai mà đứa thứ nhất phải giảm điều kiện hiện tại.
 
Khổ quá các thím ơi, giờ ông bà không chịu trông cháu cho 02 vợ chồng đi làm, ông bà nói không phải nghĩa vụ của ông bà nên không muốn giúp, giờ vợ em không đi làm được, còn mình em gồng ghánh lo tiền nhà, tiền ăn học, tiền thuốc thang cho 02 đứa nhỏ và vợ, giờ bế tắc quá mà không biết phải làm sao, nhà ngoại thì quá xa để giúp đỡ,. một mình em làm không có cái dư nổi, ai cho em 01 lời khuyên là phải làm sao đây ? =((=((=((=((
dm gia môn bất hạnh.
Con thì tự đi mà trông, muốn đi làm thì thuê giúp việc mà trông.
Bố mẹ đã nuôi dạy fen rồi giờ còn bắt nuôi thêm con của fen sao ?
Khôn gì mà khôn vãi vậy
 
thím hay quá, thím có con chưa ? thời buổi bây giờ 01 người làm sao nuôi nổi cả gia đình
Bất tài vô dụng ko trách bản thân lại đi trách người khác.
Con tôi tôi nuôi nhé phen, vợ ở nhà trông con đã 2 năm nay, 1 mình tôi làm lo tất.
Cố làm nhiều $ hơn, làm ko được thì cố mà ăn tiêu ít lại, còn ko gửi con đi, tôi thấy mấy người con 6 tháng họ đã gửi rồi.
 
Ngoài bắc có thể thấy lạ, nhưng trong Sg đa phần là thế. Ông bà nội, ngoại già đều có nhiều hoạt động vui chơi, bạn bè nên chơi với cháu thì đc, chứ ít khi chịu giữ, chăm cháu như ngoài bắc. Ngoài bắc tôi thấy ông bà chăm cháu rất hay, có thể do tập tính làm nông, giúp đỡ lẫn nhau, còn trong Sg đa số tư tưởng là tự lập tự lo.

Còn chuyện ông thớt, tôi thấy cái chính là ông bà đang dỗi ông. Có thể do ông nói điều gì đó làm ông bà phật lòng, ng già họ hay khó tính nhiều khi là vô lý. Theo tôi nên tổ chức 1 bữa tiệc nhỏ, ăn uống trong gia đình, rồi chủ động làm hòa, kiểu con ko biết ba má giận con điều gì, có gì sai thì cho con xin lỗi....ect, chân thành lắng nghe và xin lỗi, mọi chuyện có thể đc giải quyết.

Sent from samsung SM-N975F via nextVOZ
 
thím hay quá, thím có con chưa ? thời buổi bây giờ 01 người làm sao nuôi nổi cả gia đình
Em có 2 con sát nhau, vợ ở nhà chăm con còn 1 mình em gánh vác kinh tế gia đình 5 năm nay đây. Thậm chí bây giờ thì phần lớn (>80%) kinh tế trong nhà vẫn là em lo.

Vợ chồng thím đẻ thì vợ chồng thím phải nuôi. Ông bà chả có trách nhiệm hay nghĩa vụ gì phải lo cả. Chẳng qua ông bà nghỉ hưu, nhàn hạ rồi thì trông cháu giúp cho vui của vui nhà. Chứ ông bà mà vẫn còn đang phải lo kiếm cơm hay ông bà không muốn giúp thì bác phải chịu, kêu ca gì.

Ông bà nuôi thím mấy chục năm, thím đã báo đáp được gì chưa mà giờ còn đòi ông bà phải giúp tiếp?

Nói chung là thím phải cầy cuốc, 1 ngày làm 14, 16 tiếng vào. Vợ có thể làm ít hơn, dành thời gian chủ yếu chăm con. Chứ còn đừng ỉ lại vào người khác, sau này rồi còn dạy được con.
 
bác chỉ dựa trên lý thuyết, chứ chưa áp dụng thực tiển, chuyển job đâu phải muốn chuyển là chuyển, 1 người có nhiều công ty săn đuổi thì là chuyện, còn người năng lực có hạn đâu pải muốn nhảy đâu là nhảy, có nhảy được thì chắc gì đã lương cao hơn. nói đến thời gian, công việc có khi full cả ngày như làm tín dụng (đây là 1 ví dụ) đi làm từ sáng đến tối có khi tuần không có ngày nghỉ thì làm sao mà kiếm thêm công việc khác.
khó lắm bác ạ
Nói anh không tin, nhưng hiện tại tôi đang làm 3 job.
Nếu nhận thấy mình chưa đủ năng lực thì học tập và trau dồi, chứ đã biết mình hiện trạng chưa giỏi mà không cải thiện thì không thể đổ lỗi là do công việc yêu cầu cao được.
Với lại, cũng do sự lựa chọn của mỗi người. Nếu chọn làm văn phòng thì đúng là không thể kiếm thêm job mà làm.
Tôi bỏ làm văn phòng là như thế, hiện tôi vẫn làm thuê thôi nhé.
Thị trường lao động, đa dạng lắm bạn. Hãy tìm hiểu thêm, có nhiều công việc, môi trường mà bạn không nghĩ là nó có tồn tại đâu.
 
Nói anh không tin, nhưng hiện tại tôi đang làm 3 job.
Nếu nhận thấy mình chưa đủ năng lực thì học tập và trau dồi, chứ đã biết mình hiện trạng chưa giỏi mà không cải thiện thì không thể đổ lỗi là do công việc yêu cầu cao được.
Với lại, cũng do sự lựa chọn của mỗi người. Nếu chọn làm văn phòng thì đúng là không thể kiếm thêm job mà làm.
Tôi bỏ làm văn phòng là như thế, hiện tôi vẫn làm thuê thôi nhé.
Thị trường lao động, đa dạng lắm bạn. Hãy tìm hiểu thêm, có nhiều công việc, môi trường mà bạn không nghĩ là nó có tồn tại đâu.
fen có thể chia sẻ nội dung 3 job đang làm không.
tổng thu nhập bao nhiêu một tháng.
Và một ngày fen làm việc bao nhiêu tiếng mà cày trâu vậy.
 
Nói ko phải chứ ông bà ngoài Bắc chịu trông cháu hơn, họ có niềm vui trong trong lúc trông cháu. Ông bà trong nam thì từ nhỏ xác định con của con thì con phải chăm sóc không phải nghĩa vụ của ba mẹ.
 
nhờ ông bà nội không được thì nhờ ông bà ngoại, nhờ ông bà ngoại không được thì thuê người chăm rồi cho đi nhà trẻ sớm, bản thân với vợ thì cố gắng cày quốc và cân đối chi tiêu, lo lắng cũng ko đc gì thì đừng lo cho khỏi mệt đầu thím ạ, chúc thím sớm có giải pháp 😁
 
Khổ quá các thím ơi, giờ ông bà không chịu trông cháu cho 02 vợ chồng đi làm, ông bà nói không phải nghĩa vụ của ông bà nên không muốn giúp, giờ vợ em không đi làm được, còn mình em gồng ghánh lo tiền nhà, tiền ăn học, tiền thuốc thang cho 02 đứa nhỏ và vợ, giờ bế tắc quá mà không biết phải làm sao, nhà ngoại thì quá xa để giúp đỡ,. một mình em làm không có cái dư nổi, ai cho em 01 lời khuyên là phải làm sao đây ? =((=((=((=((
bố mẹ bạn nuôi bạn rồi nên ko có nghĩa vụ nuôi con bạn nữa. Làm 1 job ko đủ thì 2 job, 3 job. Làm bố của 2 đứa con rồi. Trưởng thành đi bạn.
 
https://vnexpress.net/nhung-ong-ba-bi-bien-thanh-osin-cham-chau-3617499.html

Những ông bà bị biến thành ôsin chăm cháu​


Dắt 3 cháu lít nhít về quê ăn giỗ, nghe hỏi "sao bà gầy thế", bà Thanh cười méo xẹo: "chạy theo cho lũ tiểu yêu này béo sao nổi".

Phải về đám giỗ ở quê cách 60 km, vợ chồng bà Thanh, hơn 60 tuổi ở Vĩnh Phúc định phân công chỉ một người đi, người còn lại ở nhà trông cháu nhưng không ai muốn một mình phụ trách lũ trẻ nên cuối cùng đành dẫn cả các cháu về.

"Ngày thường đã mệt, dịp hè thì càng khổ. Hai ông bà còn hơn có con mọn, không lúc nào được ngơi chân ngơi tay", bà Thanh phân bua.

Bà Thanh cho biết, vợ chồng bà đang ở chung với con trai út. Các con bận rộn nên việc chăm sóc và đưa đón hai cháu, một 2 tuổi, một 5 tuổi, đều do ông bà đảm nhiệm. Dịp hè, con trai cả đang sống ở Hà Nội cũng gửi cậu nhóc 6 tuổi về cho ông bà trông.

Lịch hằng ngày là sáng bà đi chợ, về cho các cháu ăn, sau đó ông dẫn 2 đứa lớn đi bơi, bà ở nhà chăm em bé nhất, đợi ông về trông hộ là chuẩn bị đồ ăn trưa. Trưa ăn uống xong lại lùa bọn trẻ đi ngủ. Khâu mệt nhất là suốt ngày ông bà phải quan tòa phân xử cháu đánh, cãi nhau.


"Trông cháu mấy năm nay mà sức khỏe đuối luôn, lưng đau, tay đau... Từ năm ngoái ông ấy nghỉ hưu, ở nhà hỗ trợ còn đỡ, chứ trước đây mình tôi phải lo hết", bà Thanh kể. Bà nói rằng, vì muốn các con yên tâm làm ăn nên không than vãn gì nhưng thực sự cảm thấy quá mệt mỏi. "Nhiều khi cảm cúm mệt không muốn đụng tay đụng chân nhưng không dám bảo con dâu nghỉ ở nhà trông con, lại cố. Giờ thằng bé 2 tuổi còn đỡ, lúc trước cứ suốt ngày bế trên tay, rồi cho ăn, cho uống... Tối chỉ mong được ngồi xem TV yên tĩnh nhưng nhiều lúc cũng không được vì bố mẹ chúng nó hôm thì đi có việc, lúc bận làm thêm máy tính...", bà Thanh nói.

Được con gái tặng cho hai voucher đi biển nghỉ dưỡng nhưng vợ chồng ông Quyết (Ninh Bình) dù thích cũng đành từ chối vì con trai và con dâu không thu xếp tự trông con được một tuần.

"Vợ chồng chúng nó đều ở Hà Nội, kinh tế còn khó khăn nên cứ sinh xong là để con ở nhà ông bà chăm cho. Cháu lớn 4 tuổi giờ bố mẹ đã đón ra thủ đô cho đi học, đứa nhỏ gần 2 tuổi thì vẫn chúng tôi lo", ông Quyết kể.

Năm ngoái, khi sửa lại nhà, có lúc ông phải một bên xách gạch trộn vữa, một tay ôm cháu để bà lo cơm nước. Năm nay, cũng mệt mỏi và muốn được nghỉ ngơi một thời gian, thì anh con trai đưa cả 2 đứa về cho ông bà chăm. Ông bà định nhận vé du lịch của con gái cho nhưng anh con trai đã rào trước: "Ông bà cứ đi chơi cho thoải mái, đưa luôn con lớn theo cùng cho vui".

"Đi du lịch mà dẫn theo đứa bé thì khổ hơn ở nhà nên chúng tôi quyết định không đi nữa", vợ ông Quyết bày tỏ.

Có hai con, một bé 6 tuổi, một bé 2 tuổi nhưng vợ chồng chị Xuân (Tây Hồ, Hà Nội) lúc nào cũng thảnh thơi và khởi xướng mọi cuộc đi chơi riêng với đám bạn. "Ăn, ngủ, vệ sinh... tất cả do ông nội. Bà nội thì lo nội trợ, nấu nướng, đi chợ hằng ngày... Hai vợ chồng mình chỉ cần kiếm tiền, cuộc sống như đôi son rỗi", chị Xuân khoe. Khi một số bạn bè góp ý rằng như vậy giống như "bóc lột" ông bà thì chị vặc lại "Đó là niềm vui và tình yêu thương vô điều kiện của ông bà chứ ai bắt đâu. Giờ mình dọn ra riêng xem, ông bà chả lăn ra ốm vì buồn và nhớ cháu".

Nhà tâm lý Trần Thị Hồng Hà, Trung tâm tư vấn tình yêu - hôn nhân - gia đình, Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam, cho biết, vì nhiều lý do, hiện nay không ít cặp vợ chồng giao phó con hoàn toàn cho ông bà chăm. Có nhiều người trẻ vì thích hưởng thụ, không muốn vướng bận nên "khoán" mọi việc nuôi con cho bố mẹ mình. Có người còn biện hộ: "Chúng tôi đã muốn đẻ đâu. Ông bà cứ giục sinh thì giờ cho ông bà nuôi. Ông bà vui vẻ làm như vậy mà".

Một số trường hợp con cái lên thành phố làm ăn, cuộc sống khó khăn, phải thuê nhà, không có tiền để thuê người giúp việc nên đành để con ở lại với ông bà. Đây cũng là một lựa chọn hợp lý nhưng chỉ nên coi là cách giải quyết tình thế và trong một thời gian ngắn bởi việc chăm cháu hoàn toàn rất cực nhọc và là một gánh nặng với người già.

Thực tế, thế hệ ông bà đã cả đời vất vả mưu sinh và chăm lo cho con cái mình. Đến tuổi già, ông bà cần được nghỉ ngơi, chăm sóc sức khỏe. Không những thế, phần lớn các ông bà thường chăm và dạy trẻ theo kinh nghiệm của thế hệ mình, nhiều điều không còn phù hợp với hiện tại. Đặc biệt, trẻ không được ở với bố mẹ lúc nhỏ là một thiệt thòi lớn và sẽ ít gắn bó với bố mẹ hơn.

Một bác sĩ tâm lý nhi cho biết, nếu phải xa mẹ quá nhiều, trẻ dưới 3 tuổi có thể có các rối loạn về tâm lý, thậm chí còn có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. Biểu hiện của bệnh này có nhiều nét tương tự với tự kỷ như trẻ khó ngủ, hay khóc, không nhìn mẹ, phớt lờ nỗ lực giao tiếp của mẹ... Tình trạng bệnh có thể bám theo bé cho đến tuổi trưởng thành.

Theo bà Trần Hồng Hà, không chỉ có ý nghĩa với trẻ, việc trực tiếp nuôi con cũng giúp chính bố mẹ trưởng thành và hoàn thiện bản thân hơn. Câu nói "sinh con mới biết lòng cha mẹ" là vậy. Khi thức khuya dậy sớm chăm bẵm con, vất vả lo lắng khi con ốm đau, người cha mẹ mới hiểu thấu tấm lòng đấng sinh thành ra mình và biết nỗ lực hơn trong cuộc sống. Sinh con rồi phó thác con cho ông bà nuôi chứng tỏ người đó chưa trưởng thành, thậm chí còn thể hiện sự ích kỷ khi dồn hết vất vả cho người khác vì lợi ích của bản thân.

Theo nhà tâm lý, nếu ở chung, các cặp vợ chồng có thể nhờ ông bà hỗ trợ chăm trẻ nhưng trách nhiệm chính vẫn là bố mẹ. Một số trường hợp có thể ở riêng, sáng mang gửi ông bà, tối bố mẹ đón về hoặc sáng bố mẹ đưa con đến trường gửi, chiều nhờ ông bà đón sớm. Như vậy, người lớn tuổi có khoảng thời gian riêng được nghỉ ngơi, trong khi vẫn hỗ trợ được con cái và gần gũi cháu.

https://viettimes.vn/loi-dung-ong-ba-de-cham-chau-la-mot-su-boc-lot-tra-hinh-post27463.html

"Lợi dụng ông bà để chăm cháu là một sự bóc lột trá hình"​


Ở phương Tây, phần lớn những người con khi nhờ bố mẹ ruột của mình đến chăm sóc các cháu thì đều trả tiền - có thể số tiền trả sẽ ít hơn khi trả cho những người ngoài. Bố mẹ vui vẻ nhận số tiền đó như là một sự đương nhiên - cả hai phía: cha mẹ và con cái đều không lấy làm áy náy.


Tôi đã từng đi khá nhiều nơi trên thế giới và nhận thấy điều này:

Ở Việt Nam trong công viên, vườn hoa, hoặc các điểm vui chơi của trẻ em thì thấy khá nhiều các ông bà cụ bế cháu hoặc đẩy xe đưa các bé đi dạo hay thậm chí đút ăn cho cháu giữa chốn công cộng. Bức tranh tương tự cũng thường hay bắt gặp tại Nga nhưng ở Mỹ thì những hình ảnh đó cực kỳ hiếm.

Ở Việt Nam việc ông bà chăm sóc cháu được mặc định là chuyện đương nhiên. Thậm chí, rất nhiều người Việt tuy đã có quốc tịch nước ngoài, đang sống ở châu Âu hoặc Mỹ, quen với văn hóa bên đó rồi nhưng vẫn mang nặng tư tưởng “ông bà phải (hoặc nên) chăm sóc các cháu để bố mẹ tụi nhỏ có thời gian làm việc, kiếm sống.

Trong những người bà con của tôi có trường hợp tương tự có thể nói là điển hình trong việc “ông bà phải chăm sóc cháu” nói trên.

Hai vợ chồng sinh sống và làm việc tại Mỹ, con đẻ ra thì gửi về Việt Nam nhờ ông bà ngoại nuôi. Khi đứa bé được khoảng 3-4 tuổi thì đón lại sang Mỹ rồi vợ chồng lại ... sinh tiếp đứa khác và lại điệp khúc gửi bé về Việt Nam cho ông bà nuôi.

Thế rồi bé thứ 2 lớn lên lại đem sang Mỹ để kịp cho bé đi học. Khi cả 2 bé sang lại Mỹ rồi 2 vợ chồng bận công việc quá nên mời bà ngoại sang giữ 2 cháu dùm. Bà ngoại lúc đầu sang Mỹ theo visa du lịch, sau con làm bảo lãnh luôn - giờ bà có thẻ xanh, sắp vô quốc tịch Mỹ rồi.

Bà cũng chẳng thích thú gì ở Mỹ khi suốt ngày chỉ lẩn quẩn ở nhà nấu ăn, chăm cháu, tiếng Anh không biết, các mối quan hệ xã hội cũng không... Bà rất muốn về lại Việt Nam nhưng mỗi khi bà về phép thì bên Mỹ lại giục: "Bà ơi, nhanh sang lại Mỹ, các cháu không có ai chăm...". Sau này người chồng trong gia đình đã "dũng cảm" cương quyết hơn khi quyết định cho bà ngoại về Việt Nam bao nhiêu tùy ý bà, bà còn trẻ, còn nhớ ông ngoại, không thể bắt bà hy sinh héo mòn bên Mỹ vì mấy đứa cháu được...

Một trường hợp khác xảy ra với gia đình người quen của tôi. Con gái sang Mỹ lấy chồng, sanh con. Lại điệp khúc bận bịu quá nên rước người mẹ từ Việt Nam qua chăm cháu ngoại. Bà sang theo diện visa du lịch, khi hết hạn ở Mỹ 6 tháng thì con rể muốn bà ở lại thêm để trông cháu nên đã làm thủ tục xin gia hạn cư trú cho bà ngoại.

Nhưng vì trục trặc giấy tờ gì đó nên không kịp (hoặc không được) Sở Di trú Mỹ chấp thuận, bà phải bỏ vé chiều về và cũng không dám về Việt Nam nữa bởi biết nếu về sẽ có rất nhiều khả năng không xin được visa sang lại. Hiện tại đã sang năm thứ 3 bà sống bất hợp pháp ở Mỹ. Bà sống với sự mỏi mòn trông ngóng về Việt Nam bởi ở đó bà còn công việc dang dở, còn mấy người con, đứa cháu... Vẫn là bức tranh chung: không biết tiếng Anh, không có mối giao tiếp với xã hội, suốt ngày quanh quẩn trong nhà trông cháu ...

Trào lưu đưa ông bà (nhất là bà) từ Việt Nam sang Mỹ để trông cháu đã phổ biến đến nỗi nhân viên Lãnh sự quán Mỹ hay đưa ra những câu hỏi "Bà (cô, chị) có ý định làm nghề giữ trẻ (Babysitter) khi đến Mỹ không?" khi phỏng vấn những người phụ nữ luống tuổi xin visa đi Mỹ du lịch hoặc thăm thân nhân.

Vậy các bậc ông bà châu Âu hoặc Mỹ hay Úc thì sao? Họ có hay nhận "nhiệm vụ" chăm sóc cháu dùm con cái của họ không? Tất nhiên là có chứ nhưng không phổ biến như ở Việt Nam. Không thể nói rằng ông bà ở phương Tây không thương yêu con cháu bằng ở Việt Nam. Chẳng qua vì sự khác biệt về văn hóa và lối sống khác nhau.

Ở phương Tây đề cao sự tự lập và tự do cá nhân - thường thường thì con cái đến 18 tuổi sẽ rời khỏi cha mẹ ra ở riêng, ngay cả tiền học Đại học cũng phần lớn là vay mượn của Nhà nước, khi nào ra trường, đi làm rồi trả nợ dần. Con cái đã ra ở riêng, thi thoảng mới trở về nhà thăm bố mẹ như những người khách thì khó mà hy vọng ông bà sẽ đến nhà mà chăm cháu cho bố mẹ đi làm, đi chơi.

Ở phương Tây cuộc sống rất tất bật, cả đời người lo đi làm để trả cho hết nợ tiền nhà, tiền xe... nên chỉ có thể hưởng thụ cuộc sống khi đã về hưu. Vì vậy thay vì phải ngồi nhà chăm cháu thì các bậc ông bà dắt nhau đi đánh golf, đi du lịch hoặc tham gia các khóa khiêu vũ, các hội làm vườn...

Phần lớn những người con khi nhờ bố mẹ ruột của mình đến chăm sóc các cháu thì đều trả tiền - có thể số tiền trả sẽ ít hơn khi trả cho những người ngoài. Bố mẹ vui vẻ nhận số tiền đó như là một sự đương nhiên - cả hai phía: cha mẹ và con cái đều không lấy làm áy náy. Một số bậc ông bà khi chăm sóc các cháu ruột có thể không có ý định lấy tiền trực tiếp nhưng vẫn hy vọng con cái mình sẽ trả bằng một cách khác (ví dụ bố trí, trả tiền chi phí mọi thứ cho một chuyến đi du lịch chẳng hạn).

Theo số liệu của Hội người cao tuổi Úc thì hiện có khoảng 300 ngàn người Úc từ khoảng tuổi 50 đến 74 đang chăm sóc các cháu của mình và 1/3 trong số đó còn phải làm những việc khác để kiếm tiền. Vì vậy theo logic ngoài việc ông bà chăm sóc các cháu ngoài vì tình thương thì ông bà còn có quyền được trả công về việc đó. Xã hội phương Tây "rạch ròi" đôi khi đến mức độ "lạnh lùng" theo cách đánh giá của người Việt.

Trên báo chí phương Tây không ít những bài với tựa đề phẫn nộ đại loại "Chúng tôi là ông bà chứ không phải là vú em!" ("We are Nannas not Nannies!" , "I'm a Grandmother, Not a Babysitter!"...). Thậm chí Robin Barker, tác giả của những cuốn sách bán chạy nhất về trẻ em như "Baby Love", "The Mighty Toddler"... đã viết rằng việc thường xuyên lợi dụng ông bà để chăm sóc các cháu là một sự bóc lột trá hình và trắng trợn.

Bắt ông bà trông cháu, đã già yếu rồi, nay còn phải trông cháu, sức khoẻ giảm sút, rút ngắn tuổi thọ.

Ơ trông cháu thôi mà, cơ mà cháu giờ ăn uống đủ chất, nghịch như quỷ. Ngày trước đời con thì thả ra cho chạy lông nhông khắp xóm. Thời nay con được bố mẹ thì cưng chiều, bao bọc. Thả ra cái là đ*o biết tự chơi, phải trông. Hở tí là lại nghịch ngu, nói chung là ngu hơn bố mẹ nhiều. Càng ngày trẻ con càng phụ thuộc vào bố mẹ cả cường độ lẫn thời gian.

#1 là minh chứng cho việc nghèo lại thích đẻ, đẻ xong lại muốn dồn gánh nặng cho người khác. Đời bố thất bại thì đời con cũng chả khá khẩm đâu, cho đi nhà trẻ/giử trẻ tư đi, cho cháu nó còn có cơ hộ tiếp xúc với đời, sau này đỡ ăn hại hơn thằng bố nó :go:
 
Tôi có 2 đứa con 1.5 tuổi + 4.5 tuổi. Và 2 vc ở riêng từ lúc mới cưới, vợ nghỉ ở nhà chăm con từ lúc sinh bé đầu đến bây giờ lun. Bé đầu thì đi mẫu giáo lúc 2.5 tuổi. Bé sau giờ vẫn ở nhà. Ngoài thời gian đi học của bé, thì vợ tôi toàn 1 lúc chăm 2 đứa cả, vì tôi đi làm về rất muộn. Khoảng thời gian covid, các bé ko đi học, vợ tôi cũng toàn phải chăm 2 đứa 1 lúc. Và 2 đứa con của tôi, nói thẳng ra thì nó quậy vcl luôn... Tôi trông 2 đứa chỉ tầm 1 tiếng là đcm, muốn chửi thề ^$%@#$$^$%^&%$& . Ăn thì cả 2 đứa đều lười ăn, 1 bữa đút cho 2 đứa ăn, thì phải tầm 90p trở lên. Con bé đầu thì bú mẹ đến tận 2 tuổi, sau đó nó ko chịu bú bình, mà cũng ko chịu hút ống hút. Uống sữa phải là đút từng muỗng ... Nói chung là cực vcl ... may mà con vợ nó chịu nổi Y___Y. Vợ tôi nó cũng stress nặng, nhưng mỗi lúc nhìn 2 đứa nhóc vui vẻ, hài hài, lại quên hết cái mệt.

Ông bà nào cũng thương con , thương cháu. Nhưng mà thương và chịu trông cháu là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau ... So sánh dễ hiểu hơn thì con người ta ai cũng thích ăn, nhưng mà đéo ai thích ăn rửa chén cả Y_Y.

Bác giỏi nhỉ, đi làm nuôi 3 người được luôn :oops::oops:

Gửi từ Samsung SM-G998B bằng vozFApp
 
Back
Top