Vãi cả trình voz, chả chịu đọc hiểu cái gì cả
Hiệp định giảm phát thải chúng nó màu mè gì thì cũng là cả thế giới chung tay giảm lượng CO2. Mục đích chính của nó là:
- Lượng CO2 thải ra trên toàn cầu < lượng phát ra, cứ làm như vậy thì 30-50 năm tới trái đất sẽ giảm biến đổi khí hậu.
- Tăng diện tích rừng trên toàn cầu, lợi ích của việc trồng rừng > lợi ích phá rừng => người ta sẽ trồng rừng nhiều hơn.
- Giảm các hoạt động sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt có phát thải nhiều CO2. Hoạt động kinh doanh nào thải ra nhiều CO2 phải bỏ ra thêm chi phí để hút CO2 vào.
Về nguyên tắc, Công ty nào không đáp ứng yêu cầu thải CO2 ra mà không được thu vào thì sẽ không được nhập khẩu vào các nước thành viên. Hoặc nếu cho vào thì bị đánh thuế phát thải CO2 (cái này EU đang xem xét).
=====
P/s: Khi anh em đang được nghe và đang được nhồi nhét rất nhiều cái không tốt về TQ nhưng khi nhìn khách quan, bọn nó đéo phải cái gì cũng xấu đâu.
Theo NASA, diện tích rừng trên Trái Đất đã tăng thêm 5%, tức hơn 5 triệu km2 kể từ năm 2000. Diện tích này tương đương với tổng diện tích rừng nhiệt đới Amazon.
Chen Chi, trưởng nhóm nghiên cứu đồng thời đang làm việc tại Khoa Trái Đất và Môi trường tại Đại học Boston, Mỹ khẳng định:
"Trung Quốc và Ấn Độ chiếm 1/3 số rừng phủ xanh nhưng số rừng đó chỉ chiếm 9% diện tích đất trên hành tinh này".
Thành quả trên có được nhờ chương trình trồng cây đầy tham vọng của Trung Quốc và nền nông nghiệp thâm canh phát triển tại Ấn Độ.
Hồi năm ngoái, chính phủ Trung Quốc đặt mục tiêu trồng một cánh rừng khổng lồ, tương đương diện tích của Ireland trong năm 2018. Trong hơn 2 thập kỷ qua, Trung Quốc đã chi khoảng 47 tỷ USD để trồng rừng trên khoảng 28 triệu ha đất bỏ hoang.
Trung Quốc chiếm tới 1/4 diện tích rừng trồng mới của Trái Đất, mặc dù nước này chỉ chiếm 6,6% diện tích thảm thực vật của thế giới. Tính đến cuối năm 2017, tỷ lệ che phủ rừng trong dự án trồng rừng cấp quốc gia của Trung Quốc đã đạt 13,57%, tăng cao so với mức 5,05% cách đây hơn 40 năm trước. Nước này đang tham vọng có thể nâng tỷ lệ che phủ rừng lên 23,04% vào năm 2020 và đạt 26% vào năm 2050.
Nhìn vào báo cáo của NASA thì chúng ta thấy hiệp định Paris có hiệu lực chưa chắc Trung Quốc và Ấn Độ nó bất lợi đâu, 50 năm qua bọn nó trồng rừng nhiều lắm.
Số liệu nghiên cứu được lấy từ dữ liệu ảnh chụp độ phân giải cao do hệ thống trạm thu ảnh viễn thám từ vệ tinh Moderate Resolution Imaging Spectroradiometer (MODIS) và hai vệ tinh của NASA từ năm 2000-2017.
View attachment 371567